Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 38)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 38)

 I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 - Cảm nhận và hiểu những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường, từ đó rút ra thái độ của con cái đối với cha mẹ phải như thế nào.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

 II. Chuẩn bị:

- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV

- Chuẩn bị bảng phụ.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 38)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 Lí Lan
NS: 20/8/2010
ND: 24/8/2010
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Cảm nhận và hiểu những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường, từ đó rút ra thái độ của con cái đối với cha mẹ phải như thế nào.
	- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
	II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV
- Chuẩn bị bảng phụ. 
	III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi bài...
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu toàn văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Gọi hs đọc đoạn từ ''vào đêm trước... thế giới mà mẹ hướng vào'' và đoạn ''Đêm nay mẹ không ngủ được... thế giới kì diệu sẽ mở ra''.
- Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau?
- Khi nhìn con ngủ, người mẹ đã nghĩ gì về giấc ngủ của đứa con? Qua đó em có nhận xét gì về tâm trạng của đứa con?
- Trái với con, tâm trạng của người mẹ được miêu tả như thế nào? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại dấu ấn thật sâu đậm trong lòng người mẹ?
- Vậy em có nhận xét gì về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con?
- Như vậy người mẹ còn mong muốn mang đến cho con điều gì nữa?
- Trong bài văn, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Cách viết này ta thường gặp trong loại văn bản nào? Nó có tác dụng như thế nào?
- Từ ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ nghĩ đến trách nhiệm của xã hội ở nước Nhật đối với ngày khai trường như thế nào?
- Em hãy nêu một số chi tiết miêu tả quang cảnh khai trường ở nước Nhật.
- Vì sao toàn xã hội lại quan tâm đến nhà trường như vậy?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Qua văn bản này tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Hoạt động 4 : Củng cố.
- Kết thúc bài văn, người mẹ nói: ''bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra''. Em đã qua lớp Một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu ấy là gì?
- HS chú ý nghe gv đọc; đọc lại bài văn theo chỉ định của giáo viên.
- Hs đọc.
- Đọc.
- HS phát hiện chi tiết:
 + ''Giấc ngủ đến với con thật dễ dàng... trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ''.
+ Mẹ: Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
- HS có thể lí giải khác nhau:
 + Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con.
 + Vì bâng khuâng nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình...
- Mẹ nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
- TL
- Người mẹ còn mong muốn bồi dưỡng cho con có được một tâm hồn, tình cảm, cảm xúc tinh tế sâu sắc đối với trường học ngay từ buổi đầu tiên đến trường.
- HS trao đổi nhóm và có thể trả lời:
 Người mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai cả - Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thật ra đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm riêng của mình.
- Cách viết này thường gặp trong văn biểu cảm. Nó có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
+ Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
 + Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên cho giáo dục.
 - Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ đến trường. Đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả các quan chức nhà nước đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn, nhỏ...
- Vì nhà trường giữ một vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người: cho ta tri thức, dạy ta biết đạo lý làm người, bồi dưỡng tình cảm cho mỗi chúng ta...
- HS trao đổi nhóm và đại diện đọc trước lớp: ''Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục... chệch cả hàng dặm sau này''
- Đọc ghi nhớ.
HS trao đổi ý kiến và lí giải vì sao ngày khai trường để vào lớp 
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Tâm trạng của hai mẹ con.
- Con: háo hức, vô tư, thanh thản.
- Mẹ: bâng khuâng, xao xuyến nhớ về ngày đầu tiên mẹ đi học.
- Người mẹ mong muốn bồi dưỡng cho con có được một tâm hồn, tình cảm, cảm xúc tinh tế sâu sắc đối với trường học ngay từ buổi đầu tiên đến trường.
2. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
- Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK trang 9
	4. Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học bài, học thuộc ghi nhớ.
	 - Soạn bài Mẹ tôi.
	5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1
Tiết 2
 MẸ TÔI
	 A-mi-xi
NS: 20/8/2010
ND: 24/8/2010
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
	- Hiểu và cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
	II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, STK.
	- Trò: Đọc văn bản, suy nghĩ theo câu hỏi hướng dẫn trong mục ''đọc và hiểu văn bản'' sgk/11,12.
	III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định:
	 2. Kiểm tra bài cũ: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua bài ''Cổng trường mở ra'' là gì?
	 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu toàn văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Cho hs đọc lại đoạn đầu bài văn.
- Bài văn là một bức thư. Hãy xác định bức thư của ai gởi cho ai? Vì lí do gì?
- GV cho hs đọc đoạn 2, 3 và 4.
 - Em hãy tìm trong bài văn những chi tiết thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô?
- Qua những lời lẽ trong bài văn, em thấy bố En-ri-cô có thái độ như thế nào?
- Em có nhận xét gì về giọng điệu của người bố? Giọng điệu đó còn cho chúng ta cảm nhận được tình cảm và thái độ nào khác của người bố đối với En-ri-cô và về người mẹ?
- Trong truyện có những chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô?
- Qua các chi tiết trên, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ trong bài văn?
- GV cho hs trao đổi nhóm vấn đề sau:
 Qua những điều đã tìm hiểu trên, ta thấy thái độ buồn bã và tức giận của người cha có chính đáng không? Vì sao?
- Theo em En-ri-cô xúc động vì lí do nào? Giải thích vì sao em chọn lí do đó?
- Vì sao người bố không trực tiếp nói với con lại nói gián tiếp qua bức thư?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Qua văn bản này tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Hoạt động 4: Củng cố.
- Bài văn là bức thư của người bố gởi cho con, tại sao tác giả lại đặt tiêu đề là "mẹ tôi" ?
- HS chú ý nghe gv đọc; đọc lại theo chỉ định của giáo viên.
- 1 hs đọc chú thích về tác giả.
- 1 hs đọc chú thích về từ khó - có thể nêu những từ chưa hiểu nghĩa.
-Hs đọc đoạn đầu
- Nêu được bức thư do bố viết gởi cho con khi thấy con lỡ thốt ra một lời vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo.
- Đọc theo yêu cầu của gv.
- HS tìm, liệt kê ghi vào bảng phụ.
- Buồn bã, tức giận.
- Giọng điệu lúc nghiêm khắc, lúc nhỏ nhẹ thiết tha. Thái độ và tình cảm quý trọng của người bố dành cho mẹ.
- HS thảo luận, liệt kê:
- TL
HS trao đổi thống nhất.
- TL
- Đối tượng nghe trực tiếp dễ tự ái.
- Thời gian tiếp thu bằng lời và đọc thư khác nhau.
- Đọc ghi nhớ.
- TL
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Thái độ và tình cảm người bố:
- Buồn bã, tức giận.
- Khuyên con bằng thái độ nghiêm khắc nhưng tha thiết, chân tình.
- Bức thư thể hiện lòng quý trọng của người bố dành cho mẹ.
 2. Hình ảnh người mẹ.
- Người mẹ giàu đức hy sinh, hết lòng lo lắng cho con.
 3. Tâm trạng của En-ri-cô.
- Xúc động vô cùng.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: Trang 12 SGK
	4. Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học bài, học thuộc ghi nhớ.
	 - Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê.
	5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1
Tiết 3
TỪ GHÉP
NS: 22/8/2010
ND: 25/8/2010
	I. Mục đích: Giúp học sinh
	- Nắm được cấu tạo của hai loại từ gh ép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
	- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
	II. Chuẩn bị:
	- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV.
	 - Bảng phụ.
	III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: SGK,...
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của các loại từ ghép.
- GV trình bày bảng phụ ghi các mẫu câu ở mục (1) trang 13.
- Trong các từ ghép (có gạch chân) ở những ví dụ trên, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
- Bài tập nhanh: Gọi 2 học sinh lên bảng điền thêm các tiếng vào sau các tiếng đã cho để tạo thành từ ghép chính phụ. Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ trên.
- Em hãy tự tìm một số từ ghép chính phụ tương tự.
- GV trình bày bảng phụ ghi các mẫu câu ở mục (2) SGK trang 14.
- Các tiếng trong các từ ghép quần áo, trầm bổng (có gạch chân) có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
- Vậy qua phân tích mẫu, em thấy có mấy loại từ ghép? Nêu cấu tạo của từ ghép chính phụ? Từ ghép đẳng lập?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
- So sánh nghĩa của từ ''bà ngoại'' với nghĩa của từ ''bà'' em thấy có gì khác nhau?
- GV đưa thêm một số từ ghép chính phụ để minh họa.
- So sánh nghĩa của ''quần áo'' với nghĩa của mỗi tiếng ''quần'' ''áo'' em thấy có gì khác nhau?
- Vậy nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có gì khác nhau?
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập 1, 4, 5 tùy theo thời gian còn lại.
Hoạt động 4: Củng cố.
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn văn: ''Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào''. Em hãy chỉ ra các từ ghép có trong đoạn văn và cho biết đó là loại từ ghép gì?
- HS quan sát các ví dụ trên bảng phụ, trả lời câu hỏi.
- HS tự làm.
- HS trả lời.
- Học sinh hoạt động độc lập: quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ (1) SGK trang 14.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- HS đọc phần ghi nhớ 2 SGK trang 14.
- BT 1: HS tự làm theo từng cá nhân.
- BT 4: HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời.
- BT 5: HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời.
I. Các loại từ ghép:
 1. Từ ghép chính phụ:
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
 2. Từ ghép đẳng lập:
- Bình đẳng về mặt ngữ pháp.
II. Nghĩa của từ ghép:
 1. Từ ghép chính phụ: 
- Có tính chất phân nghĩa.
2. Từ ghép đẳng lập: 
- Có tính chất hợp nghĩa.
III. Luyện tập:
- BT1: Xếp các từ ghép theo bảng phân loại.
- BT 4:
- Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là những danh từ chỉ sự tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
-Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở.
- BT5:
 a) Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.
 b) Em Nam nói: ''Cái áo dài của chị em ngắn quá'' nói như thế không có gì sai - vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo, trong đó từ “dài” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
 c) Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói ''quả cà này ngọt quá'' - vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, trong đó từ ''chua'' không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
 d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. 
 4. Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học bài, học thuộc ghi nhớ.
	 	- Soạn bài Từ láy.
	5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1
Tiết 4
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
NS: 22/8/2010
ND: 25/8/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần đượck thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, STK.
- Trò: Tự nghiên cứu bài mới và thực hiện các yêu cầu trong Sgk trang 17,18.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính liên kết trong văn bản.
- GV đưa ví dụ 1a/17 Sgk trên bảng phụ.
- Đoạn văn trích từ văn bản nào? Của ai gởi ai?
- Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như trên thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
- Thế đoạn văn có mấy câu và mỗi câu người viết đã viết đúng ngữ pháp chưa? Nội dung câu văn có rõ ràng không?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương tiện liên kết trong văn bản.
- Gv treo bảng phụ ghi những câu văn sgk
Sắp xếp ý giữa câu1 và câu 2 có gì bất hợp lí? Em hãy thêm từ để xoá bỏ sự bất hợp lý đó.
- Giữa câu 1,2 với câu 3 đã có sự liên kết với nhau chưa?
- Từ đoan văn trên rút ra khái niệm về phương tiện liên kết trong văn bản.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh làm Bt (sgk)
Hoạt động 4: Củng cố.
- HS nhắc lại ghi nhớ
- HS: Trích từ văn bản Mẹ tôi của người bố gởi cho con.
- HS: chưa hiểu rõ.
- Đoạn văn gồm 5 câu. Từng câu văn không sai ngữ pháp
+ Nội dung của các câu rất rõ ràng
 - Câu 1 nói về tình trạng không ngủ được của con, nhưng câu hai nói “giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng”. Có thể thêm “còn bây giờ”
- HS Giữa câu 1,2 và 3 chưa có sự liên kết vì đối tượng nói đến ở câu 1,2 là đứa con, còn đối tượng nói đến ở câu 3 lại là đứa trẻ.
HS làm BT
I. Tính liên kết của văn bản
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản
II. Phương tiện liên kết trong văn bản
- Muốn làm cho văn bản có tính liên kết người nói người viết phải biết sử dụng những phương tiện liên kết của ngôn ngữ để nối các câu các đoạn và lam cho chúng gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm biểu hiện nội dung văn bản.
III. Luyện tập
 4. Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học bài, học thuộc ghi nhớ.
	 	- Soạn bài Bố cục trong văn bản.
	5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan1.doc