Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 52)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 52)

I-MỤC TIÊU:

Giúp HS:

1/ Kiến thức: Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trừơng; Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ em.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm.

3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình, ý thức học tập.

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 52)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/08/2010
Ngày dạy: 	16/8/2010	 Tuần 1
Tiết:1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 ( Lí Lan )
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1/ Kiến thức: Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trừơng; Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ em.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm.
3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình, ý thức học tập.
II- CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK,SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học,Soạn giáo án, 
 -Đọc các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
 - Tranh
2/Chuẩn bị của HS:
 - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
 -Xem lại khái niệm về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1’)
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ : ( 2’)
 Kiểm tra sách vở của HS.
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động 1- Giới thiệu bài:( 4’)
 	Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.
 	Phương pháp: thuyết trình.
 Em đã học nhiều bài hát về trừơng lớp, hãy hát một bài nói về ngày đầu tiên đi học. HS hát “Ngày đầu tiên đi học”. Tâm trạng của em bé trong ngày đầu đi học là vậy đó. Thế còn em bé và người mẹ trong văn bản này có những suy nghĩ và tình cảm gì trong ngày khai giảng đầu tiên? Ta cùng tìm hiểu.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.
Phương pháp: thuyết trình. vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề
I-Tìm hiểu chung: 
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
s Văn bản này thuộc loại văn bản gì?
4 Văn bản nhật dụng.
s Thế nào là văn bản nhật dụng?
4 Có nội dung đề cập đến những vấn đề có tính chất bức thiết của đời sống xã hội.
GV:Hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu- Đọc giọng trầm lắng, tập trung diễn đạt tâm trạng của người mẹ.
Gọi HS đọc ,GV uốn nắn, sữa chữa.
sEm nhận thấy từ Hán - Việt nào xuất hiện trong phần chú thích?
 Từ đó được giải thích như thế nào ?
sTheo dõi nội dung văn bản em hãy cho biết văn bản này nhằm:
 - Kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường.
 - Hay biểu hiện tâm tư người mẹ?
s Nếu thế nhân vật chính là ai ?
sTự sự là kể người ,kể việc.Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ con người. Vậy CTMR thuộc kiểu văn bản nào?
 s Tâm tư của mẹ được biểu hiện trong 2 phần nội dung văn bản:
 -Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
 -Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
 Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản?
HS đọc: 3HS đọc mỗi em 1 đoạn.
4 Từ “ can đảm” nghĩa là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ hay nguy hiểm.
4 Biểu hiện tâm tư người mẹ.
4Người mẹ.
4Kiểu văn bản biểu cảm.
4 Bố cục: 2 phần:
-Phần1: Từ đầu đến “Thế giới mà mẹ vừa bước vào”.
 -Phần 2:Phần còn lại của văn bản.
s Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng vài câu ngắn gọn
( Trả lời câu hỏi:Tác giả viết về cái gì, việc gì? )
4Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
3/ Đại ý: Tâm trạng
của người mẹ trong
đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
17’
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
Mục tiêu: Thấy diễn biến tâm trạng người mẹ lo cho con
Phương pháp: Vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề
II-Tìm hiểu chi tiết:
 1/Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
s Tìm nhöõng chi tieát theå hieän taâm traïng cuûa hai meï con?
 4Mẹ : không tập trung được vào việc gì; trằn trọc, không ngủ được; nhớ về buổi khai trừơng đầu tiên; nôn nao, hồi hộp, chơi vơi,hốt hoảng.
 Con: hăng hái thu dọn đồ đạc, ngủ ngon.
s Em nhận thấy tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau?
4 -Mẹ: thao thức không ngủ ,suy nghĩ triền miên.
-Con: thanh thản, vô tư.
 Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
s Vì sao mẹ không ngủ được? Gợi: lo lắng, nghĩ về ngày khai trừơng của mình, hay nhiều lí do khác
4Lo lắng cho ngày khai trừơng của con, nghĩ về ngày khai trừơng năm xưa.
s Ngày khai trừơng đã đê lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ , chi tiết nào nói lên điều đó?
4 Cứ nhắm mắt lạidài và hẹp; Cho nên ấn tượng  bước vào.
s Vì sao ngày khai trừơng lớp một để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
4 Ngày đầu tiên đến trừơng, bước vào một môi trừơng hoàn toàn mới mẻ, một thế giới kì diệu.
s Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trừơng, điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì?
4 Mong cho những kỉ niệm đẹp về ngày khai trừơng đầu tiên sẽ theo con suốt đời.
s Với những trăn trở, suy nghĩ, mong muốn của mẹ, em cảm nhận đây là ngừơi mẹ như thế nào?
 HS suy nghĩ phát biểu
->Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp sâu nặng đối với con.
s Trong văn bản có phải mẹ đang nói với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
4Không nói với ai cả. Nhìn con gái đang ngủ mẹ tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình Làm nổi bật tâm trạng tâm tư tình cảm sâu kín khó nói bằng lời trực tiếp như: vui , nhớ, thương.
s Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trừơng đối với thế hệ trẻ? Hãy đọc.Em hiểu câu văn này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
4“Ai cũng biết hàng dặm sau này”.
 Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
*Chuyển: Không chỉ có lo lắng, hồi tửơng mà mẹ còn không biết bao là suy nghĩ khi cổng trừơng mở ra.
2/.Suy nghĩ của mẹ khi “Cổng trừơng mở ra”:
s Kết thúc bài văn ngừơi mẹ nói:”Bước qua  mở ra”, em hiểu cái thế giới kì diệu đó là gì? suy nghĩ (câu nói) của người mẹ một lần nữa nói lên điều gì?
HS tuỳ ý trả lời(có thể : tri thức, tình cảm bạn bè thầy cô) 
“Đi đi con  bước qua cánh cổng trừơng là một thế giới kì diệu sẽ được mở ra ”. 
->Vai trò to lớn cùa nhà trường đối với cuộc sống con người.
5’
Hoạt động 4:Tổng kết.
Mục tiêu: Thấy Tình cảm yêu thương của mẹ đối với con và vai trò của nhà trừơng đối với cuộc sống. 
Phương pháp: Vấn đáp.
III- Tổng kết:
s Với tất cả suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ em hiểu tác giả muốn nói về vấn đề gì qua tác phẩm này?
4Tình cảm yêu thương của mẹ đối với con và vai trò của nhà trừơng đối với cuộc sống. 
Ghi nhớ (sgk.-tr.9)
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
-HS đọc.
6’
Hoạt động 5: Luyện tập.
Mục tiêu:Rèn luyện kỹ năng nói trên lớp.
Phương pháp: Vấn đáp
IV- Luyện tập.
s Hãy nói về kỉ niệm của em trong ngày khai trừơng đầu tiên?
-Cho HS đọc thêm.
- HS tùy ý trả lời.
-Đọc bài Trường học.
 4:Củng cố.
 s - Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan?
HS trình bày nội dung ghi nhớ.
 5: Hướng dẫn học bài ở nhà:
 *Bài cũ: -Viết đoạn văn kể về những kỉ niệm trong ngày khai trừơng đầu tiên.
 -Nắm chắc suy nghĩ, tâm trạng của người mẹ và vấn đề mà văn bản muốn nói đến.
 *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: “Mẹ tôi”.
 +Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi.
 +Tìm hiểu về thái độ và tâm trạng của bố.
V- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.....
Ngày soạn:15/08/2010 Tuần:1 Tiết: 2 
Ngày dạy: 7A 17/8/2010	MẸ TÔI ( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi )
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 1/ Kiến thức: Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của mẹ đối với con cái.
 2/ Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
 3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm gia đình.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK,SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học,Soạn giáo án, 
 - Đọc các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
2/Chuẩn bị của HS:
 Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
 - kiểm tra sĩ số,tác phong HS
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 2/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
 Câu hỏi: Văn bản “cổng trừơng mở ra” để lại trong em suy nghĩ gì?
 Trả lời: Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp sâu nặng đối với con; Vai trò to lớn cùa nhà trường đối với cuộc sống con người.
3/ Bài mới:
 HĐ 1- Giới thiệu bài:( 1’)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.
 	Phương pháp: thuyết trình.
 Trong cuộc đời mỗi chúng ta,người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng.Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó.Thường thìcó những lúc ta mắc lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả.Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
	* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động2: Tìm hiểu chung
-Mục tiêu: Học sinh nắm được sơ lược tác giả , biết đọc diễn cảm.
Phương pháp: thuyết trình. vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề
I.Tìm hiểu chung:
 1-Tác giả:
(sgk-tr11)
Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk.để nắm hiểu về tác giả
HS đọc.
GV: Hướng dẫn HS đọc -giọng đọc phải bộc lộ rõ tâm tư tình cảm của người cha với con..
GV: Đọc mẫu,gọi HS đọc
GV: Nhận xét,uốn nắn, sửa chữa
* Lệnh: Em hãy dựa vào chú thích SGK để giải nghĩa các từ : lễ độ , cảnh cáo, quằn quại, trưởng thành, hối hận.Phân biệt đâu là từ ghép, đâu là từ láy ?
 *Chuyển ý: Muốn biết rõ hơn về các từ ghép, từ láy này, ta sẽ học ở tiết sau.Còn bây giờ chúng ta tìm hiểu chúng trong việc biểu đạt ý nhgiã của văn bản Mẹ tôi.
s Em hãy nêu đại ý của văn bản Mẹ tôi?
HS đọc theo yêu cầu của GV.
HS dựa vào SGK, giải thích từng từ.
-Từ ghép: lễ độ,cảnh cáo, trưởng thành, hối hận.
-Từ láy: quằn quại
4Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con để giáo dục con lòng yêu thương mẹ.
 2.-Đọc và tìm hiểu chú thích :
 3.Đại ý:
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con để giáo dục con lòng yêu thương mẹ.
17’
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Thấy được thái độ của người cha, lời khuyên nhủ của cha đối với en-ri cô.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề
II.Tìm hiểu chi tiết:
 s Nguyên nhân bố viết thư cho En-ri-cô?
4En-ri-cô đã phạm lỗi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm, bố đã viết thư để bộc lộ thái độ cũa mình.
Thảo luận: Vì sao văn bản lại có tên là “Mẹ tôi”?
4Mượn hình thức bức thư để hình ảnh người mẹ hiện lên một cách tự nhiên; người viết thư dễ dàng bày tỏ tình cảm của mình với mẹ En-ri-cô.
 1.Thái độ của ngừơi cha đối với En-ri-cô:
s Qua bức thư em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào? 
4Thái độ tức giận, buồn bã, nghiêm khắc , chân tình
- Buồn bã, tức giận,nghiêm khắc, chân tình
s Dựa vào đâu em biết được điều đó? (chi tiết nào).
4 Sự hỗn láo  một nhát dao đâm vào tim bố; bố không thể nào nén được cơn giận; con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?; thật đáng xấu hổ và nhục nhã  
s Vì đâu ông có thái độ đó khi En-ri-cô có thái độ không đúng với mẹ?
4 Ông không ngờ En-ri-cô có thái độ đó với mẹ.
s Cảm nhận của em về mẹEn-ri-cô?
4 Yêu thương con rất mực.
s Chi tiết nào nói lên điều đó?
4 Thức suốt đêm vì con; bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
s Suy nghĩ của riêng em trước thái độ của En-ri-cô với mẹ?
4HS tự do trả lời (đáng trách, không nên có thái độ như vậy ... minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 11p
I-Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1/ Tính liên kết của văn bản:
a.Bài tập tìm hiểu:
Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
s Theo em, En-ri-cô có hiểu được ý bố nói qua những câu như vậy không?
HS đọc.
4 Không thể hiểu được.
s En-ri-cô không thể hiểu được ý bố vì lí do nào? (theo 3 lí do sgk).
4 Vì giữa các câu chưacó tính liên kết. (chọn câu3)
s Văn bản cần có tính chất gì?
4 Liên kết.
s Vì sao văn bản cần có tính liên kết?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
4Dựa vào ghi nhớ trả lời .
Đọc ghi nhớ1-SGK/18
 b.Ghi nhớ:
Liên kết là một tính chất quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
12’
Hoạt động3 : Tìm hiểu về phương tiện liên kết trong văn bản.
-Mục tiêu:HS nắm được Phương tiện liên kết trong văn bản.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 12p
2/ Phương tiện liên kết trong văn bản:
a.Bài tập tìm hiểu:
-Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ
s Trở lại đoạn văn trên, do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu?
4Đoạn văn thiếu ý “Việc như thế.vào tim bố vậy”.
s Vậy để cho văn bản có tính liên kết yêu cầu trước tiên là gì?
4 Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
s Yêu cầu HS đọc đoạn văn (trang 18). Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết và sửa lại?
4 Câu 1 nói về việc con không ngủ được, câu 2 lại nói giấc ngủ đến với con dễ dàng, câu 3 thì nói đến một đứa trẻ khác.
Sửa lại: Thêm vào đầu câu 2: còn bây giờ ; thay “ đứa trẻ” bằng “ con.”
-Thiếu phương tiện ngôn ngữ nối kết.
s Như vậy ngoài nội dung ra, văn bản còn liên kết với nhau bằng phương tiện nào?
4 Phương tiện ngôn ngữ để kết nối các câu, các đoạn 
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ 2, SGK/18
b. Ghi nhớ2:sgk/18
12’
Hoạt động 4: Luyện tập.
-Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
-Phương pháp: Hỏi đáp
-Thời gian: 3p
II- Luyện tập.
1/ Sắp xếp các câu văn:
Thứ tự: 1-4-2-5-3.
-Yêu cầu HS đọc BT1 và thực hiện.
HS thảo nhóm,đại diện nhóm trả lời.
-Yêu cầu HS đọc BT2 và thực hiện.
Gọi HS trả lời,bổ sung,GV sửa chữa
HS làm việc cá nhân dánh số thứ tự cho các câu và trả lời:
-Về hình thức:các câu có vẻ liên kết:Câu(1)và(2)có ngữ liệu “ Mẹ tôi” lặp lại;Câu(3)và(4)có 2 ngữ liệu“sáng nay” và “Còn chiều nay” chỉ trình tự thời gian.
-Về nội dung:Các câu không cùng nói về một nội dung
2/ Các câu chưa có tính liên kết, vì chúng không nói về cùng một nội dung.
-Yêu cầu HS đọc BT3 và thực hiện.
-Yêu cầu HS đọc BT4 và thực hiện.
HS làm việc cá nhân ghi vào giấy nháp,trả lời theo yêu cầu của GV.
HS thảo luận nhóm BT4.
Hai câu văn này có vẻ rời rạc.Câu(1)nói về mẹ; câu(2)nói về con.Chúng ta lưu ý câu(3) tiếp theo “ Mẹ sẽ đưa con đến trường”đã liên kết mẹ và con trong 2câu trên thành một thể thống nhất.Do đó 2 câu trên không cần sửa chữa.
3/ Điền vào chỗ trống các từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
4/Giải thích:
3’
4/ Hoạt động 5: Củng cố.
 -Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
-Phương pháp: Hỏi đáp
-Thời gian: 3p
s-Nhắc lại tầm quan trọng của liên kết trong văn bản?
 s-Một văn bản có tính liên kết cần có điều kiện gì?
 4HS trình bày theo nội dung ghi nhớ.
 4HS trình bày theo nội dung ghi nhớ.
 5 / Hướng dẫn về nhà: (2’)
*Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
 -Nắm được tính liên kết và các phương tiện liên kết trong văn bản. 
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: ”Cuộc chia tay của những con búp bê”
+Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi.
 	+Tình cảm của các nhân vật trong cuộc chia tay.
	+Vấn đề được đề cập đến trong văn bản
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.	
Ngày soạn:21 /8/2010
Ngày dạy: 23/8/2010	 Tuần:2 	 
Tiết:5 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài
I-MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
1/ Kiến thức: -Thấy được những tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện
2/ Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
3/ Thái độ: -Giáo dục lòng cảm thông, chia sẻ.
II- CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án. 
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
 -Tranh minh hoạ.
2/Chuẩn bị của HS: 
-Đọc văn bản,trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:( 1’)
- Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
 2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
-Câu hỏi: Học xong văn bản” Mẹ tôi” em có suy nghĩ gì?
-Trả lời: Phải kính trọng, yêu thương cha mẹ vì đó là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổvà nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
3/ Giảng bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: thuyết trình
- Thời gian : 1p
 Trẻ em thì được nâng niu “như búp trên cành”. Thế nhưng vẫn có không ít các bạn nhỏ rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Nhưng điều đáng quí ở đây là giữa nỗi đau đó họ vẫn biết chia xẻ, yêu thương nhau và giành cho nhau những tình cảm tốt đẹp. Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” sẽ cho ta thấm thía hơn về điều đó.
 	3/ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung :
-Mục tiêu: Học sinh nắm được sơ lược tác giả , bố cục, đại ý, biết đọc diễn cảm, tìm hiểu chú thích
- Phương pháp: thuyết trình. vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề
I.Tìm hiểu chung:
- Giới thiệu sơ lược về TG Khánh Hoài
-Tên thật: Đỗ Văn Xuyền (1937)
- Quê: Đông Kinh-Đông Hưng- Thái Bình (nay là Việt Trì)
- Là hội viên hội nhà văn (1981)
- Nhận giải A, giải văn nghệ Vĩnh Phú (1975- 1985), giải chính thức giải Hùng Vương.
1.Tác giả
- Hướng dẫn HS đọc: Phân biệt rõ giữa các lời kể các đối thoại,diễn biến tâm lý nhân vật người anh,em qua cácchặng chính:ở nhà,ở lớp, lại ở nhà.
- Nghe GV hướng dẫn đọc.
-Yêu cầu HS đọc một vài đoạn hay và xúc động.
Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó theo mục chú thích(SGK/26).
s Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện ? Vì sao em xác định như vậy ?
s Văn bản CCTCNCBB được viết theo phương thức biểu đạt nào mà em đã học ?
s Có ba sự việc được lần lượt kể trong cuộc chia tay này :
 -Chia búp bê.
 -Chia tay lớp học.
 -Chia tay anh em.
 Hãy xác định các đoạn văn bản tương ứng.
s Hai bức tranh trong SGK minh hoạ cho các sự việc nào của truyện?
-Đoạn anh em chia đồ chơi “Đồ chơi  nước mắt đã ứa ra” – HS1.
-Đoạn Thủy đến trường chia tay “Gần trưa  cảnh vật”- HS2
-Đoạn hai anh em chia tay “Cuộc chia tay” đến hết HS 3
Tìm hiểu các từ khó trong chú thích.
4Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em Thành -Thuỷ khi bố mẹ li hôn.
-Nhân vật chính: Thành và Thuỷ,vì mọi sự việc của câu chuyện đều có sự tham gia của cả hai.
4Tự sự xen miêu tả và biẻu cảm(Kể chuyện là chủ yếu).
-Tù đầu đến “hiếu thảo như vậy”.
-Tiép đến “trùm lên cảnh vật”.
-Đoạn còn lại
4 Minh họa cho sự việc chia búp bê và chia tay anh em.
1.Đọc và tìm hiểu chú thích:
2.Đại ý:
Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em Thành -Thuỷ khi bố mẹ li hôn.
18’
Hoạt động 3:Tìm hiểu chi tiết 
 Mục tiêu: Thấy được tình cảm gần gũi, thương yêu nhau giữa Thủy và Thành
Phương pháp: Vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề
II.Tìm hiểu chi tiết:
s Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
4Kể theo ngôi thứ nhất, người xưng tôi là Thành. Ngôi kể này giúp tác giả thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật; Làm tăng tính chân thật,sức thuyết phục 
Thảo luận: Tại sao tên truyện lại là” Cuộc chia tay của những con búp bê”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa truyện? 
Gợi:Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? Trong truyện chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay?
s Đọc qua văn bản,em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em Thành ,Thuỷ?
4Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như 2 anh em Thủy và Thành không có tội lỗi gì thế mà phải chia tay vì cha mẹ chúng li hôn.
Như vậy tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý đồ tư tưởng mà người viết muốn thể hiện.
4Họ rất mực gần gũi thương yêu,chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.
1.Ý nghĩa nhan đề:
-Cuộc chia tay của những con búp bê hay đó cũng là cuộc chia tay của Thành và Thuỷ.
Nhan đề gợi lên tình huống và nội dung ý nghĩa của truyện.
2.Cuộc chia tay của hai anh em:
Hai anh em Thành,
Thuỷ rất mực gần gũi,thương yêu,
Chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.
s Hãy tìm những chi tiết để thấy hai anh em Thủy, Thành rất mực gần gũi, thương yêu,chia sẻ và quan tâm lẫn nhau?
s Hai anh em rất thương nhau nhưng không được ở gần nhau, vì sao?
s Khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên, Thuỷ đã nói và hành động như thế nào?
s Khi Thành đặt con Vệ Sĩ cạnh Em Nhỏ, Thuỷ nói như thế nào?
s Em thấy lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn?
s Theo em có cách nào để giải quyêt cho mâu thuẫn này?
s Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nào ?
s Hình ảnh hai con búp bê của anh em Thành ,Thuỷ luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng gì?
s Chi tiết này gợi cho em suy nghĩ và tình cảm gì ?
4Thủy vá áo cho anh ; Chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện ; Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau khi chia tay.
 4Vì bố mẹ li hôn.
4 Thuỷ tru tréo giận dữ: “Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế?”
4 Thuỷ nói: “Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?”
4 Vừa giận dữ vừa thương anh nên bối rối sau khi tru tréo.
4Gia đình Thành, Thủy phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau.
4 Để con Em Nhỏ lại bên Vệ Sĩ.
4 Tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ.
4 Ước muốn gia đình đoàn tụ
-Bố mẹ li hôn Thành và thuỷ phải chia tay.
-Khi thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ Thuỷ giận dữ.Mặt khác Thuỷ bối rối sau khi tru tréo.
Lòi nói và hành động mâu thuẫn nhau.
-Cách giải quyết mâu thuẫn:Gia 
đình đoàn tụ.
- Kết thúc truyện: Thuỷ để con Em 
Nhỏ lại bên Vệ Sĩ.
 Ước muốn gia đình đoàn tụ
Chuyển ý:Cha mẹ li hôn,gia đinh tan vỡ,những đứa con của họ phải chịu thiệt thòi gì, mất mát gì? Tiết tới chúng ta tìm hiểu tiếp
4’
4/ : Củng cố.
- Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Khái quát hóa
s Tóm tắt và nêu đại ý của truyện? Nhan đề của truyện?
Tóm tắt theo bố cục,nêu đại ý,ý nghĩa nhan đề
5/ Hướng dẫn về nhà:( 1’ )
*Bài cũ: -Hiểu nhan đề của truyện?
- Kể tóm tắt cuộc chia tay của anh em Thành ,Thuỷ.
*Bài mới: Chuẩn bị bài học tiếp văn bản CCTCNCBB
	+ Đọc lại văn bản, trả lời các câu hỏi 5,6,7 phần Đọc-hiểu văn bảnCCTCNCBB.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tiet 15.doc