Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản : Cổng trường mở ra (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản : Cổng trường mở ra (tiết 1)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

- Giáo dục lòng yêu cha mẹ, ý thức tự giác học tập.

- Hình thành kĩ năng nhận biết các dấu hiệu biểu cảm.

B/ CHUẨN BỊ:

HS: SGK, vở ghi, vở soạn.

GV: Đọc tư liệu tham khảo, soạn bài.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

*Tổ chức lớp.

 

doc 256 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản : Cổng trường mở ra (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Văn bản : Cổng trường mở ra
 (Lí Lan)
A/ Mục tiêu bài học
- Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
- Giáo dục lòng yêu cha mẹ, ý thức tự giác học tập.
- Hình thành kĩ năng nhận biết các dấu hiệu biểu cảm.
B/ Chuẩn bị:
HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
GV: Đọc tư liệu tham khảo, soạn bài.
c/ Hoạt động dạy và học:
*Tổ chức lớp.
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
*Kiểm tra bài cũ. 
- KT sự chuẩn bị của HS.
*Bài mới.
- GV: cho HS nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng.
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản.
I- Giới thiệu chung:
- Bài kí được trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, TPHCM, ngày 1/9/2000.
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng đọc trong sáng, thể hiện được tình cảm của người mẹ đối với con.
- Cho HS tìm hiểu các chú thích 1,4,9 và các từ khó.
II- Đọc hiểu văn bản:
Đọc - chú thích:
- khai trường, thiết giáp, mẫu giáo
? Vb có thể chia làm mấy phần. Nêu nội dung chính của từng phần. 
Bố cục:
- Phần I: Từ đầu đến “thế giới mà mẹ vừa bước vào” – Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
- Phần II: Còn lại – Vai trò của xã hội và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
? Kể tóm tắt văn bản.
Gợi ý: Chú diễn biến tâm trạng của người mẹ.
? Tóm tắt đại ý của vb trong một câu ngắn gọn.
Phân tích:
- Đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
- Mẹ ngắm con và suy nghĩ triền miên: mẹ nghĩ về ngày khai trường của con, nghĩ lại tuổi thơ của mẹ, nghĩ về ngành giáo dục ở Nhật. 
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
? Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của mẹ và con khác nhau ntn. Tìm những câu văn diễn tả tâm trạng đó. 
Con: Hai câu cuối, đoạn 1.
Mẹ: Câu 2, đoạn 5. 
? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được.
? Mẹ nhìn con ngủ với tình cảm ntn.
? Mẹ nhớ lại ntn về cái ngày đầu tiên mẹ đi học. 
? Hãy nhận xét về cách dùng từ ngữ khi nói về những kỉ niệm của mẹ.
? Tất cả đã cho em hình dung về một người mẹ ntn.
a/ Tâm trạng của người mẹ:
- Mẹ: thao thức triền miên.
- Con: thanh thản, nhẹ nhàng ngủ.
- Không phải vì lo lắng cho con:
+ Mẹ nghĩ về con.
+ Mẹ nghĩ về ngày đầu tiên mẹ đi học.
+ Mẹ nghĩ về nền giáo dục ở Nhật.
- Yêu thương, trìu mến.
- ấn tượng sâu đậm, hồi hộp trước cổng trường.
- Dùng từ láy liên tiếp: rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến. 
* Đó là một người mẹ tuyệt vời: thương yêu và tin tưởng ở tương lai con cái.
? Tìm những câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường và trách nhiệm của xã hội đối với ngày khai trường.
? ở nước ta, ngày khai giảng có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không.
Thảo luận nhóm: 4 nhóm.
Câu nói của người mẹ: Bước qua cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra.
? Em hiểu câu nói đó ntn.
b/ Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người, ở đó các em sẽ được học tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình thầy trò, bạn bè.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến trường học tập. 
? Bài văn nói lên tâm trạng nào của người mẹ.
? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai.
4/ Tổng kết
- Xao xuyến, bâng khuâng trước ngày khai trường của con.
- Những dòng nhật kí, mẹ trò chuyện với chính mình, nói thầm với con: khắc hoạ được những điều khó nói.
* Ghi nhớ: SGK trang 9.
III- Bài tập:
Câu 1: Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì ?
Miêu tả quang cảng ngày khai trường.
Bàn vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
Câu 2: Hãy kể về ngày khai giảng năm học mới để lại trong em nhiều kỉ niệm nhất.
Đáp án: 1C.
 * Củng cố:
? Hãy tìm câu văn thể hiện rõ nhất tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
*Hướng dẫn:
Học bài, nắm được nội dung bài học: Tình cảm của mẹ, vai trò của nhà trường.
Ghi ra vở soạn những suy nghĩ của em sau khi học xong vb “ Cổng trường mở ra.”
Soạn bài: Mẹ tôi. ( Đọc bài, trả lời 5 câu hỏi hướng dẫn trong SGK trang 11, 12. )
*********************************
Tiết 2
Văn bản: mẹ tôi
 (ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
Mục tiêu bài học.
- HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
- Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học.
b/ Chuẩn bị:
HS: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
GV: Tham khảo SGV, tài liệu, soạn bài.
Hoạt động dạy và học:
* Tổ chức
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ:
? Em cho biết nỗi lòng và cảm nghĩ của mẹ trong vb Cổng trường mở ra. 
? Qua vb này, em có suy nghĩ gì đối với bản thân.
* Bài mới:
- HS đọc chú thích (*) SGK trang 11.
 ? Em hãy nêu đôi nét về tác giả.
I- Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
- ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 - 1908) là nhà văn I-ta-li-a. 
GV: giới thiệu về tác phẩm. 
2. Tác phẩm.
- Văn bản là một câu chuyện nhỏ, trích trong “Những tấm lòng cao cả ” (1886).
- GV: giọng đọc to, bộc lộ rõ tâm trạng buồn khổ của người cha.
Tìm hiểu chú thích: 2, 5, 7, 9.
? Em hãy nêu nội dung chính của văn bản.
? Vậy nhân vật chính trong tác phẩm là ai. Vì sao có thể xác định như thế.
II- Đọc - hiểu văn bản:
Đọc – chú thích:
- Biểu hiện tâm trạng của người cha.
- Người cha. Vì hầu hết lời nói trong văn bản này là tâm tình của người cha. 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần.
? Em xúc động nhất khi đọc đoạn văn nào. Vì sao ?
- Hs tự bộc lộ
2/ Bố cục: 
 Gồm 3 phần:
- Phần I: Từ đầu đến sẽ là ngày con mất mẹ – Hình ảnh người mẹ.
- Phần II: Tiếp đến chà đạp lên tình thương yêu đó – Những lời nhắn nhủ dành cho con.
- Phần III: Còn lại – Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con. 
? VB viết dưới hình thức nào.
? Tại sao bố lại dùng hình thức viết thư mà lại không nói trực tiếp với con. 
? Mục đích của bức thư.
? Tại sao vb là một bức thư mà có nhan đề là “Mẹ tôi”.
3/ Phân tích.
- Bức thư người cha gửi cho đứa con phạm lỗi với mẹ.
- Tạo ra sự linh hoạt khi thể hiện diễn biến tâm trạng của người cha một cách chân thành, tha thiết.
- Khuyên nhủ con hãy kính yêu mẹ.
- Mẹ là tiêu điểm, các chi tiết đều hướng tới. rất kín đáo, tế nhị.
- Đây cũng chính là nhan đề do tác giả đặt. 
? Mẹ của En-ri-cô hiện qua những chi tiết nào. 
? Qua đó, em thấy người mẹ có phẩm chất gì.
Liên hệ thực tế:
? Mẹ em đã lo lắng cho em ntn.
TL nhóm:
? Câu văn nào thể hiện rõ nỗi đau của En-ri-cô khi mất mẹ. Vì sao em xác định như vậy. 
? Tại sao người mẹ không xuất hiện trực tiếp mà qua điểm nhìn của người cha (có tác dụng gì). 
a/ Hình ảnh người mẹ.
- Thức suốt đêmcó thể mất consẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con.
- Lo lắng, dành hết tình thương cho con, quên mình vì con.
- Trong đời con, con có. buồn thảm nhất tất sẽ là ngày con mà con mất mẹ. 
+ Mất đi người sinh ra ta, mất tình yêu thương, mất chỗ dựa.
+ Khắc sâu sự hi sinh thầm lặng.
*Qua bức thư người bố gửi con, người mẹ hiện lên cao cả và lớn lao. 
- Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. 
? Khi phát hiện ra En-ri-cô phạm lỗi với mẹ, tâm trạng của ông ntn.
? Câu hỏi: Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ? thể hiện điều gì. 
? Nếu là bạn của En-ri-cô, em nói gì với bạn.
? Bố đã cảnh tỉnh En-ri-cô ntn.
? Vì sao bị khổ hình. 
? Vậy tại sao chà đạp lên tình yêu cha mẹ là nhục nhã.
? Người cha đã khuyên con ntn. 
? Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này.
TL nhóm:
? Theo em vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố.
b/ Tâm trạng của người cha.
- Buồn bã, tức giận, đau đớn.
- Trách móc, thất vọng.
- Con sẽ: tội nghiệp, yếu đuối  khổ hình.
- Ân hận, càng buồn thảm vì mẹ đã mất.
- Cha mẹ sinh ra ta, dành tình thương cho ta.
- Xin lỗi mẹ thành khẩn.
- Yêu con, trân trọng vợ, ghét sự bội bạc, yêu thành thật.
- Thư bố gợi nhớ người mẹ hiền.
- Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng.
- En-ri-cô thấy xấu hổ, nhục nhã.
? Bố dặn En-ri-cô điều gì.
? Giọng điệu người cha ntn.
2/ Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK trang 12.
- Nghiêm khắc, dứt khoát, gần gũi, yêu thương.
III- Bài tập.
Câu 1: Theo có gì độc đáo trong cách thể hiện bài văn này ? Tác dụng?
Câu 2: Đọc thêm Thư gửi mẹ (SGK trang 12).
* Củng cố:
Em hãy hát một bài hát về mẹ mà em thích nhất.
* Hướng dẫn:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Sưu tầm những bài ca dao viết về mẹ.
Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê, chú ý:
+ Ngôi kể.
+ Nhân vật chính là ai ?
+ Thông điệp của văn bản là gì ? 
**************************************
Tiết 3
Tiếng việt: từ ghép
A/ Mục tiêu bài học
- HS hiểu thêm về các loại từ ghép, nắm được cấu tạo từ ghép, hiểu nghĩa từ ghép.
- Biết phân tích từ ghép.
- Rèn kĩ năng dùng từ ghép.
B/ Chuẩn bị.
- HS đọc trước khái niệm.
- GV nắm chắc kiến thức, chuẩn bị tình huống.
c/ Hoạt động dạy và học.
* Tổ chức lớp:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ: 
- Từ được chia làm mấy loại? Cho ví dụ?
* Bài mới:
? Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
? Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong những từ ấy.
? Tương tự như từ bà ngoại, thơm phức ta có từ nào tương đương.
? Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ được không.
Qua phân tích VD:
? Em hãy cho biệt từ ghép được phân làm mấy loại? Cho VD.
? Thế nào là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. Cho VD.
I- Các loại từ ghép
1/ Ví dụ. 
SGK trang 13
2/ Phân tích.
VD1:
- bà ngoại: bà - chính, ngoại- phụ bổ sung cho tiếng chính.
- thơm phức: thơm - chính, phức- phụ.
+ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Đây là từ ghép chính phụ thuần Việt.
+ bà ngoại, bà nội.
+ thơm phức, thơm ngát
+ Từ ghép chính phụ Hán Việt, trật tự các tiếng phức tạp hơn. 
VD2:
- quần áo, trầm bổng không phân ra được tiếng chính, tiếng phụ.
- Từ ghép đẳng lập.
* Ghi nhớ: 
- Hs đọc – Gv nhấn mạnh
? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa thơm, em thấy có gì khác nhau. 
? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau
II- Nghĩa của từ ghép
1/ Ví dụ.
2/ Phân tích.
- bà: là nghĩa chính, có tính chất khái ... bản nhằm tái hiện trạng thái, đặc điểm, sự vật, con người.
Câu 3: Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt ? 
A. Mẹ đã về rồi, trên tay cầm một chiếc cặp sách màu hồng.
B. Một tiếng kêu.
C. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
D. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
Câu 4: Yếu tố “phi” trong từ nào không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại.
A. Phi điệp C. Phi hành đoàn
B. Phi công D. Thị phi
 Câu 5: Ai là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” ?
A. Người làm quan Hạ Tri Chương C. Một người bạn già của tác giả
B. Lũ trẻ D. Cả A, B, C
Câu 6: Trong các câu sau câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đi chợ về. C. Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
B. Em được mọi người khen. 
Phần II: Tự luận
Câu 1: Chép lại theo trí nhớ hai câu thơ miêu tả tiếng suối.
Câu 2: Nêu cảm nhận của về hai câu thơ sau: 
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan.”
Câu 3: Hình ảnh quê hương trong ca dao Việt Nam.
Đáp án: 
Phần I: 1D, 2C, 3B, 4D, 5A, 6B.
Phần II: Câu1
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 Nguyễn Trãi
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Hồ Chí Minh
 4- Củng cố:
Hãy chỉ ra câu chốt trong đoạn văn sau:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước ”.
Câu: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước là câu chốt của đoạn văn..
 5- Hướng dẫn:
Ôn tập toàn bộ nội dung đã học.
Chú ý bổ sung phần kiến thức chưa vững.
Chuẩn bị giấy, bút chu đáo cho giờ kiểm tra.
Tiết 133 Tuần 34 – Bài 33
 chương trình địa phương phần văn và tập làm văn (tiếp)
Mục tiêu:
Tổng kết công việc sưu tầm ca dao, tục ngữ tại địa phương Hải Dương và khu vực Bắc Bộ.
Giáo dục ý thức sưu tầm, nghiên cứu.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích các thể loại.
Chuẩn bị:
 Các tổ thu thập kết quả, sắp xếp thành bản tổng hợp của tổ.
Hoạt động dạy và học:
Tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
I- Các tổ trình bày các bài ca dao, tục ngữ đã sưu tầm.
Trình bày theo nhóm, nhận xét, bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày.
Khi đại diện nhóm trình bày, yêu cầu HS trong lớp ghi chép lại về nhà nghiên cứu để giờ sau nhận xét.
II- Viết về quê hương
Cho HS là bài biểu cảm về quê hương.
HS viết vào vở.
Đọc bài văn.
? Thân bài yêu cầu những gì.
? Có mấy các bộc lộ cảm xúc
Đề bài: Cảm nghĩ về quê hương.
* Yêu cầu:
A. Mở bài:
- Khái quát cảm xúc.
- Dẫn vào nd, đối tượng cần biểu cảm.
B. Thân bài:
- Trình bày cảm xúc:
+ Yêu mến
+ Tự hào
+ Găn bó
- So sánh, liên hệ, bộc lộ suy nghĩ riêng tư.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của mình.
- Liên hệ bản thân. 
4- Củng cố:
GV: nhận xét về cách trình bày của HS.
Hướng dẫn các em cách trình bày lần sau tốt hơn.
 5- Hướng dẫn:
Tiếp tục sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao khác.
Tập giải thích câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm.
Chuẩn bị nhận xét của cá nhân, nhóm, chú ý các nội dung sau:
+ Nội dung của câu tục ngữ, ca dao.
+ Nghệ thuật.
+ Vùng, miền. 
Tiết 134 Tuần 34 – Bài 33
chương trình địa phương phần văn và tập làm văn (tiếp)
Mục tiêu:
Tổng kết công việc sưu tầm ca dao, tục ngữ tại địa phương Hải Dương và khu vực Bắc Bộ. Tập nhận xét, phân tích các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm.
Giáo dục ý thức sưu tầm, nghiên cứu.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích các thể loại.
Chuẩn bị:
 Các tổ thu thập kết quả, sắp xếp thành bản tổng hợp của tổ.
Hoạt động dạy và học:
Tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
II- Nhận xét phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm
Cho HS trong lớp nhận xét trước.
GV tổng hợp, khái quát:
+ Chọn câu đúng yêu cầu, hay.
+ Tìm được số lượng câu, đa dạng về nội dung.
+ Còn sai chủ đề, sai khu vực, địa phương.
III- Biểu dương tổ và cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay.
IV- Giải thích một trong những câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét.
 4- Củng cố:
GV nhận xét, khái quát bài học.
 5- Hướng dẫn:
Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ.
Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn:
+ Chú ý tập đọc diễn cảm các bài văn nghị lụân. 
+ Học thuộc ít nhất 03 đoạn văn nghị luận hay trong ba văn bản khác nhau. 
Tiết 135 
hoạt động ngữ văn
 (Đọc diễn cảm văn nghị luận)
Mục tiêu:
Giúp HS: tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, nhấn giọng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu cái đẹp.
Rèn luyện kĩ năng đọc.
Chuẩn bị:
GV: cho HS tập đọc từ nhà trước các văn bản nghị luận trong SGK, chọn một văn bản nghị luận mà em thích.
Hoạt động dạy và học:
Tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
1- Thi đọc diễn cảm
- GV cho HS chọn hình thức bốc bài.
- HS hoạt động nhóm(5 phút)
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV cử môt BGK chấm điểm độc lập, sau đó cộng kết quả, nhận xét.
Bài thơ:
1. Côn sơn ca.
2. Tiến gà trưa.
3. Bạn đến chơ nhà.
4. Qua đèo Ngang.
2- Thi đọc thuộc lòng các bài thơ đã học
- GV cho HS đọc thuộc lòng các bài thơ.
- HS trình bày.
3- Thi giải thích nghĩa các bài thơ được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- HS lựa chọn theo phiếu.
- Hoạt động nhóm(5 phút).
- Đại diện nhóm trình bày.
GV đánh giá giờ học, xếp loại theo nhóm, có tuyên dương khen thưởng.
1. Vọng Lư Sơn bộc bố.
2. Tĩnh dạ tứ.
3. Hồi hương ngẫu thư.
* Tổng kết chung
 4- Củng cố:
HS lựa chọn một đoạn văn nghị luận để học thuộc.
Ai nhanh có thể trình bày trước lớp.
 5- Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Thống kê những lỗi sai trong chính tả của các bài viết của mình: l/n, ch/tr, s/x, r/d/gi
Tiết 136 
hoạt động ngữ văn
 (Đọc diễn cảm văn nghị luận)
 ( Tiếp)
Mục tiêu:
Giúp HS: tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, nhấn giọng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu cái đẹp.
Rèn luyện kĩ năng làm thơ và tập diễn xướng.
Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
HS: Xem và chuẩn bị các yêu cầu của tiết trước.
Hoạt động dạy và học:
Tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
I- Thi làm thơ bảy chữ
- GV: tổ chức cho HS làm thơ bảy chữ theo đề tài tự chọn: 10 phút.
- H: tập làm thơ và trình bày.
- GV: nhận xét, sửa chữa và bổ sung.
II- Diễn xướng, tổ chức diễn kịch
- GV cho HS thể hiện kịch bản.
Nhóm 1: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Nhóm 2: Sống chết mặc bay.
Nhóm 3: Quan Âm Thị Kính.
- GV: nhậ xét, cho điểm khen thướng các nhóm.
- Yêu cầu: 
+ Phân vai, nhân vật có ngữ điệu thể hiện cá tính.
+ Diễn đạt ngắn gọn, tránh rườm rà.
+ Khuyến khích những tiết mục có sáng tạo, có sự đầu tư trsng phục, phụ hoạ đạo cụ tự tạo.
Củng cố:
? Theo em, chéo Việt Nam có nguồn gốc ở đâu.
? Kể tên một số làn điệu dân ca mà em biết.
? Trình bày một làn điệu chèo mà em thuộc.
Hướng dẫn:
Xem lại các đơn vị kiến thức đã học.
Chuẩn bị ôn tập để hoàn thiện các nội dung kiểm tra cuối năm.
+ Các phép tu từ.
+ Các phép biến đổ câu.
+ Văn nghị luận.
+ Văn biểu cảm.
+ Thuộc những bài ca dao về quê hương đất nước 
Tiết 137 
 Tuần 35
Chương trình địa phương phần tiếng việt
Mục tiêu:
Thông qua các bài về rèn luyện chính tả khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I.
Rèn kĩ năng viết đúng, nói đúng, viết hay.
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
HS: Sưu tầm những đoạn thơ, đoạn văn có những phụ âm đầu r/d/gi, s/x, l/n, tr/ch. 
Hoạt động dạy và học:
Tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
I- Viết đúng các từ có phụ âm đầu dễ lẫn chuẩn
GV: đọc cho HS viết rèn luyện chính tả. 
GV: kiểm tra phần nghe, viết của HS; chấm điểm, nhận xét và sửa chữa. 
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay là rập rờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
II- Rèn luyện chính tả qua bài tập điền vào chỗ trống
GV: cho HS làm bài tập điền phụ âm đầu vào chỗ trống.
- Điền n hay l: - Điền ch hay tr:
ơi nói ồng cây
ũng ụi ả bài
a á ắt iu
của ả ùng ục
àm ..ụng giò ả
ấp ánh úng quả
ành ạnh thi ượt
Củng cố:
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các phụ âm n/l, s/x, r/d/gi.
Hướng dẫn:
Xem lại các tác phẩm văn học, ghi nhớ cách viết từ khó.
Luyện đọc chinch tả, ngữ điệu, có sự diễn cảm.
Sưu tầm và chép lại những đoạn thơ văn có từ khó.
Tiết 138 
Chương trình địa phương phần tiếng việt
 (tiếp) 
Mục tiêu:
Như tiết 137.
Rèn kĩ năng làm bài tập chính tả, kĩ năng viết đúng.
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
HS: Sưu tầm những những nội dung đã yêu cầu ở tiết 137.
Hoạt động dạy và học:
Tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
I- Nhớ viết
- GV: cho HS làm bài tập với nội dung nhớ viết gồm các bài thơ đã học trong chương trình để rèn luyện chính tả.
- Các nhóm HS kiểm tra và nhận xét kết qủa. 
* lưu ý các từ khó trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: xóm nhỏ, xao động nắng trưa, hoa đống trắng, màu nắng, lang mặt, dại thơ lo lắng, sột soạt, xóm làng.
II- Điền từ thích hợp vào chỗ trống
? Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các ví dụ sau.
 dụm
để 
tranh 
liêm
dũng 
II- Tìm từ theo yêu cầu
? Tìm các từ chỉ hoạt động của con người bắt đầu bằng chữ ch, có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
+ chạy, chơi, chen, cho, chồn
+ khoẻ, hỏi, giỏi, đổ
+ rõ, vỗ, đỗ
III- Đặt câu với các tiếng có n/l
? Đặt câu với các tiếng có n/l.
+ Một cây làm chẳng nên non.
+ Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
+ Thế giặc mạnh mà quân ta không hề nao núng.
Củng cố:
 Tại sao phải viết chuẩn chính tả.
Hướng dẫn:
- Viết thu hoạch bộ môn Ngữ văn, chuẩn bị chu đáo cho kiểm tra học kì.
 Tiết 139-14 trả bài kiểm ta tổng hợp cuối năm
Mục tiêu:
Giúp HS kiểm tra lại kiến thức đã làm bài và củng cố kiến thức.
Giáo dục ý thức tích cực trong học tập.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét.
Chuẩn bị:
GV: chấm bài, chuẩn bị giáo án nhận xét.
HS xem lại bài kiểm tra.
C – Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
I- Đề bài và yêu cầu
- GV cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu như tiết 131và 132.
II- Nhận xét
Ưu điểm:
Đa số các em nắm được yêu cầu của đề bài.
Phần trắc nghiệm xác định đúng hầu hết các nội dung.
Trình bày sạch đẹp, khoa học.
Phần tự luận viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, bài viết giàu cảm xúc như: 
Tồn tại:
4- Củng cố:
- GV: khái quát lại bài học.
- HS: sửa sai vào vở.
5- Hướng dẫn:
- Xem lại những kiến thức chưa chắc chắn, những nội dung còn yếu.
- Trong quá trình nghỉ hè thường xuyên đọc sách báo để bổ sung kiến thức, học tập cách viết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu Van 7(1).doc