Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 30)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 30)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .

B. Chuẩn bị:

Gv : SGK + SGV

HS: Bài soạn + SGK

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra (5p) Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 136 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình học kì I
 Ngày soạn: 20/08/2010 ; Ngày dạy: 23/08/2010
Tuần 1
Tiết 1 Văn bản Cổng trường mở ra
 (Lí Lan)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .
B. Chuẩn bị:
Gv : SGK + SGV 
HS: Bài soạn + SGK 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra (5p) Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới (34p)
 Như thường lệ, mỗi năm một lần cứ vào dịp 5/9 là tất cả HS trong cả nước nô nức phấn khởi đón chào ngày khai trường, chào 1 năm học mới . Nhưng có lẽ ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 là ngày đáng nhớ không của riêng ai. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì nhé?
Họat động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Hdẫn tìm hiểu mục I.
- Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Cổng trường mở ra ?
GV : Hướng dẫn đọc : Giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
GV đọc văn bản - HS đọc- GV nhận xét.
- Trong 10 chú thích, có từ nào là từ HV ?Từ đó được giải nghĩa như thế nào ? 
( can đảm: có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ, nguy hiểm, khó khăn ) 
GV: Hướng dẫn tóm tắt văn bản : Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng 1 vài câu ngắn gọn ? 
- Truyện có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? ( người mẹ và đứa con - người mẹ là nhân vật chính ) -Vì sao ?
- Em có thể chia văn bản này thành mấy phần ? ý của từng phần ?
HĐ2: Hdẫn tìm hiểu mục II.
- HS đọc đoạn 1. Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì ?
- Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
- Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Điều đó được biểu hiện bằng những chi tiết nào trong bài ? (Con thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư : Đêm nay con cũng có niềm vui háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo.- Mẹ thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên : ... )
- Em có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mẹ con ?
(Đây là tâm trạng khác thường không giống nhau)
- Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
- Theo em vì sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được ? ( Vừa trăn trở suy nghĩ về con , vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình .
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? ( Dấu ấn sâu đậm : Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : ‘‘Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ” )
- Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con ?
- Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ ? 
GV: Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam.
- Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
(ngày đầu tiên bà ngoại đưa mẹ đến trường)
- Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá khứ đó ? 
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Tác dụng của cách dùng từ đó ?
- Những tình cảm quá khứ ấy đã nói lên được tình cảm sâu nặng nào của lòng mẹ? (Nhớ thương bà ngoại và nhớ mái trường xưa)
- Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỷ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa. Tất cả những điều đó đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào ?
 Thảo luận :
- Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? hay người mẹ đang tâm sự với ai ? ( Đang nói với chính mình ) - Cách viết này có tác dụng gì ?
Gv : Qua tâm trạng của người mẹ trong bài văn chúng ta hiểu rằng người mẹ ấy nhớ những kỷ niệm xưa, không chỉ để sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn ghi vào lòng con những kỷ niệm đẹp ấy. Để rồi bất cứ 1 ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của ngày đầu tiên cắp sách tới trường .
- Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì ?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? ( ‘‘Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” )
 - Câu văn này có ý nghĩa gì ? Vì sao ? ( Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước )
 Thảo luận:
- Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : ‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? ( Tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò )
- Câu nói này có ý nghĩa gì ?
GV: Một thế giới kì diệu mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều mới mẻ rộng lớn về tri thức văn hoá, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta những tư tưởng, Tình cảm đẹp về đạo lí làm người, về tình bạn, tình thầy trò, về tấm lòng yêu thương con người để không ngừng vươn lên, để phát triển thể lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp.
- Văn bản Cổng trường mở ra được biểu đạt bằng những phương thức nào? - Phương thức nào là chính ? - Sự kết hợp này có tác dụng gì ? 
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật có gì đáng chú ý ?
HĐ2: Hdẫn tổng kết.
- Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường ? ( ghi nhớ- sgk-9 )
- Văn bản này đã cho em bài học gì ?
- Quan sát tranh ( SGK ) - Bức tranh minh họa cảnh gì ? Em hãy miêu tả lại cảnh đó ?
- Hãy nhớ và viết thành đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình ?
I. Giới thiệu chung:
- Là văn bản nhật dụng viết về nhà trường.
- Đây là bài kí của tg Lý Lan trích từ báo “Yêu trẻ số 166 Thành phố Hồ Chí Minh" 1. 9. 2000
* Đọc 
* Chú thích
- Tóm tắt : Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
- Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu -> bước vào : Nỗi lòng của mẹ 
+Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về Giáo dục.
II. tìm hiểu văn bản:
1. Nỗi lòng của mẹ:
- Đêm trước ngày con vào lớp 1.
* Tâm trạng của mẹ :
 - Mẹ không ngủ được
- Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
->Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm - làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ.
* Những việc làm của mẹ :
- Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, Lượm đồ chơi, nhìn con ngủ,xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
->Yêu thương con, hết lòng vì con
.
* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại.
-> Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ .
=> Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con .
-> Dùng ngôn ngữ độc thoại.
Làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
2. Cảm nghĩ của mẹ:
- Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
=>Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
 - Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ .
- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau : miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình.
III. Tổng kết
- Chúng ta phải có trách nhiệm với gia đình và nhà trường .
IV. Luyện tập
4. Củng cố: 
	- Gọi học sinh nhắc lại kiến thức của văn bản
5. Hướng dẫn học bài:
- Tóm tắt văn bản, nắm được ND, NT của văn bản, học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Mẹ tôi và trả lời câu hỏi ỏ trong sgk.
	ab
 Ngày soạn: 22/08/2010 ; Ngày dạy: 25/08/2010
 Tiết 2 Văn bản Mẹ Tôi 
 ( Et- môn-đô-đơ A-mi-xi )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó .
- Giáo dục tình cảm yêu thương và kính trọng cha mẹ .
B. Chuẩn bị:
- GV: Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường , Giáo án.
- HS : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. 
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản Cổng trường mở ra là gì ?
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả . Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
Họat động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Hdẫn tìm hiểu mục I.
- Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả ?
- Tác giả thường viết về đề tài gì ?
- Em hãy nêu xuất xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ?
GV: Hướng dẫn đọc : Nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình. Khi đọc lời khuyên: Dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ nghiêm khắc .
GV đọc - HS đọc - Nhận xét .
GV gọi hs đọc chú thích.
- Trong 10 điều chú thích, từ nào là từ láy, từ nào là từ Hán Việt ? ( Từ láy:3,4-Từ HV: những từ còn lại ) .
- Ta có thể chia văn bản làm mấy phần? nội dung của từng phần ?
HĐ2: Hdẫn tìm hiểu mục II.
- Tại sao NDVB là bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lấy tên “Mẹ tôi”đ nhân vật tôi là người kể lại nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa bố - con hay
 mẹ - con? mục đích bức thư nhằm nói về bản thân bố hay mẹ của En ri cô? Bức thư nhấn mạnh đến vai trò cuả người nào trong gia đình?
- Vì sao bố En ri lại viết thư
Nghiã của cụm từ “ thiếu lễ độ” En ri cô kể lại tâm trạng của mình khi đọc thư bố như thấ nào? 
- Tại sao En ri cô lại có tâm trạng “xúc động” đến vậy ( Thái độ dạy bảo nghiêm khắc của bố và En ri cô nhận rõ tình yêu, sự hy sinh thiêng liêng cao cả của mẹ đ thấy lỗi lầm của mình) 
- Nhận xét gì về cách xưng hô của bố với con trong thư ? Thấy đựơc điều gì ?Có tác dụng như thế nào trong việc giáo dục con ?
- Tuy rất yêu thương con nhưng trước sai lầm của con, bố En ri đã có thái độ như thế nào?( buồn bã, tức giận) Tìm chi tiết?
-Cảnh cáo gay gắt sự hỗn láo của con
- Tìm những chi tiết trong bài nói về hình ảnh người mẹ? ( Cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm” Đứa con là hạt máu cắn đội của mẹ,
đ Tìm những câu thơ văn nói về tình cảm mẹ con? 
(GV đọc và bình đoạn văn về nỗi bất hạnhcủa co khi không còn mẹ)
- Qua bức ... p câu văn lên bảng.
- Hs đọc câu văn và chỉ ra chỗ mắc lỗi, rồi nêu cách sửa chữa.
I. Giới thiệu chung: 
II. Đọc - Hiểu văn bản:
A. Cảnh khuya:
B. Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu):
a. Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm rằm tháng giêng.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
 Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
-> Sử dụng điệp từ - nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
=> Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng.
-> Gợi cảm xúc nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp của TN.
b. Hai câu kết: Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng.
 Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
 Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền.
 Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
- Bác cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn việc nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.
2. Nội dung: - Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng với tinh thần lạc quan của Bác.
* Luyện tập:
 Đi thuyền trên sông Đáy.
 Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, th. chờ trăng theo
 Bốn bề phong cảnh vắng teo
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan
 Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng
 Thuyền về trời đã rạng đông
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.
 (Hồ Chí Minh )
C. Trả bài tập làm văn số 2:
*Đề bài: Loài cây em yêu.
I. Nhận xét và đánh giá chung:
1. Ưu điểm:
- Về nội dung: Nhìn chung các em đã nắm được cách viết 1 bài văn biểu cảm, đã xác định được đúng kiểu bài, đúng đối tượng; trong bài viết đã biết kết hợp kể và tả để biểu cảm; bố cục rõ ràng và giữa các phần đã có sự liên kết với nhau.
- Về hình thức: Trình bày tương đối rõ ràng, sạch sẽ, câu văn lưu loát, không mắc lỗi về ngữ pháp, chính tả, về cách dùng từ.
2. Nhược điểm:
- Về nội dung: Còn 1 số em chưa đọc kĩ đề bài nên còn nhầm lẫn giữa biểu cảm về 1 loài cây với miêu tả một loài cây: Bài viết còn nặng về tả các đặc điểm của cây mà chưa chú trọng tới yếu tố biểu cảm qua 1 vài đặc điểm nổi bật của cây. Bài viết còn lan man chưa có sự chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc.
- Về hình thức: Một số bài trình bày còn bẩn, chữ viết xấu, cẩu thả, còn mắc nhiều lỗi chính tả; diễn đạt chưa lưu loát, câu văn còn sai ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác.
3. Kết quả:
- Điểm 1-2: - Điểm 5-6:
- Điểm 3-4: - Điểm 7-8:
4. Đọc 2 bài khá và 2 bài kém:
II. Trả bài và chữa bài:
1. Chữa lỗi về dùng từ: Lọi -> gãy; Thuần kiết -> Thuần khiết.
2. Chữa lỗi về chính tả:
Giỏi dang -> Giỏi giang, căn gác -> Canh gác; bạn thanh -> bạn thân....
4. Củng cố: 
	- Gv gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ.
	- Vì sao trong văn biểu cảm cần có yếu tố tự sự và miêu tả.
5. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
 - Ôn tập kĩ để kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.
ac
 Ngày soạn: 22/ 11/2010 ; Ngày dạy: 24/ 11/2010
 Tiết 48 kiểm tra 1 tiết tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nội dung kiểm tra: Tìm các từ loại trên có trong đoạn văn, đoạn thơ trích trong văn bản đã học.
- Phạm vi kiểm tra: Từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. 
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng các loại từ trên.
B. Chuẩn bị:
- GV : Đề ra, đáp án
 	- HS : Ôn tập phần tiếng Vịêt. 
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức.(1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (0') 
 3. Bài mới:(44') 
 I. Đề bài Đề A
Câu 1(3 điểm) 
 Thế nào là đại từ? Có mấy loại đại từ, đó là những loại nào? Cho ví dụ?
Câu 2 (3 điểm) 
 Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:
- Cậu làm như thế, nhất định người ta sẽ phàn nàn.
- Dù gia đình tận tình cứu chữa,các bác sĩ hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh tình quá nặng ông đã tạ thế vào ngày chủ nhật 26-10
- Trong phòng triển lãm trưng bày rất nhiều tranh của các hoạ sĩ cổ điển.
Câu 3 (4 điểm)
 Viết đoạn văn ngắn về các mùa trong năm, trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa (từ hai đến ba cặp từ)
Đề B
Câu 1(3 điểm) 
 Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép, đó là những loại nào? Cho ví dụ?
Câu 2 (3 điểm) 
 Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:
- Cậu làm như thế, nhất định người ta sẽ phàn nàn.
- Dù gia đình tận tình cứu chữa,các bác sĩ hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh tình quá nặng ông đã tạ thế vào ngày chủ nhật 26-10
- Trong phòng triển lãm trưng bày rất nhiều tranh của các hoạ sĩ cổ điển.
Câu 3 (4 điểm)
 Viết đoạn văn ngắn về các mùa trong năm, trong đó có sử dụng các cặp từ đồng âm (từ hai đến ba cặp từ)
II. Đáp án và biểu điểm.
Đề A
Câu 1(3 điểm) 
 - Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.Vai trò ngữ pháp: Chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ (1điểm)
 - Có 2 loại đại từ: + Đại từ để trỏ (Hỏi về người, sự vật; số lượng, hoạt động , tính chất) 
 + Đại từ để hỏi (Trỏ người, sự vật; số lượng, hoạt động , tính chất) (2đ)
 - Học sinh tự cho ví dụ đúng (1điểm) 
Câu 2 (3 điểm) 
 Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:
- Phê bình.
- Mất
- Treo.
Câu 3 (4 điểm)
 - Yêu cầu về hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch sẻ, có bố cục đầy đủ.
 - Yêu cầu về nội dung: Nội dung đúng chủ đề, sử dụng các cặp từ trái nghĩa (từ hai đến ba cặp từ) thích hợp.
Đề B
Câu 1(3 điểm) 
 - từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên. (1 điểm)
 - Có 2 loại từ ghép: + Từ ghép đẳng lập.
 + Từ ghép chính phụ. (1điểm)
 - Học sinh tự cho ví dụ đúng (1điểm) 
Câu 2 (3 điểm) 
 Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:
- Phê bình.
- Mất
- Treo.
Câu 3 (4 điểm)
 - Yêu cầu về hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch sẻ, có bố cục đầy đủ.
 - Yêu cầu về nội dung: Nội dung đúng chủ đề, sử dụng các cặp từ đồng âm (từ hai đến ba cặp từ) thích hợp.
4. Củng cố: 
	- Gv nhận xét ý thức làm bài của hs.
5. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thành bài văn vào vở bài tập.
 - Soạn bài: Thành ngữ và trả lời câu hỏi ở sgk.
ac
 Ngày soạn: 22/ 11/2010 ; Ngày dạy: 24/ 11/2010
 Tiết 49 thành ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
- Tăng thêm vốn từ ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
 	- GV : - Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ và bài tập.
 - Những điều cần lưu ý: Gv nên khuyến khích và giúp đỡ hs tăng thêm vốn thành ngữ, luyện tập sử dụng thành ngữ với nhiều hình thức.
 	- HS : Học bài cũ, soạn bài mới. 
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức.(1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5') Đặt câu có từ đồng âm ? Vì sao em biết đó là từ đồng âm ?
 3. Bài mới:(44') Trong tiếng Việt có 1 khối lượng khá lớn thành ngữ. Có 1 số thành ngữ được hình thành trên n câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử (điển tích) rất thú vị. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu về thành ngữ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Hdẫn tìm hiểu mục I.
-Hs đọc câu ca dao - Chú ý cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
-Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” trong câu ca dao?
+Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không: Có thể thay bằng “Vượt thác qua ghềnh” được không? 
Vì sao ? (Không thể thay đổi từ được - Vì nếu thay ý nghĩa của thành ngữ sẽ trở nên lỏng lẻo).
+Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không: Có thể thay bằng “Xuống ghềnh, lên thác” được không? Vì sao? (Không thay đổi vị trí được - Vì đây là 1 cụm từ có tính cố định) 
-Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh ?
- Gv giải thích: Thác là chỗ dòng nước chảy vượt qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, dòng suối. Ghềnh là chỗ dòng sông, dòng suối bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm nằm chắn ngang dòng nước chảy xiết.
- Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” có nghĩa là gì ? (Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm).
- Tại sao lại nói lên thác, xuống ghềnh ?
- Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại nói nhanh như chớp ?
-Chớp có tốc độ rất cao như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s.
-Gv: Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh”, “nhanh như chớp” là thành ngữ. 
-Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?
- Hs đọc ví dụ.
- Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn ?
- Em hãy phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong 2 câu trên: So sánh bảy nổi ba chìm với long đong, phiêu bạt; tắt lửa tối đèn với khó khăn, hoạn nạn ?
-Thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu ?- Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì ? Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc các đoạn văn, đoạn thơ.
- Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong n câu trên ?
-Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi ?
I. Thế nào là thành ngữ:
1. Cấu tạo của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”:
->Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa.
2. Giải nghĩa cụm từ “lên thác, xuống ghềnh”: 
Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm.
->Nghiã bóng (hàm ẩn, hình tượng, ẩn dụ).
- Nhanh như chớp: Chỉ hành động diễn ra mau lẹ, rất nhanh. ->Nghĩa so sánh.
*Ghi nhớ 1: sgk (144 ).
II. Sử dụng thành ngữ:
1. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ:
-Thân em / vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.->là VN
-Anh / đã nghĩ thg em như thế thì hay là anh / đào giúp em 1 cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang...
->Phụ ngữ của cụm DT (khi )
2-Tác dụng: 
Có tính hình tượng, biểu cảm.
*Ghi nhớ 2: sgk (144 ).
III. Luyện tập:
1. Bài 1 (145 ):
a. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: Món ăn ở trên núi, dưới biển, quí hiếm sang trọng.
b. Khoẻ như voi: rất khoẻ ->cách nói phóng đại - nói quá.
- Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
c. Da mồi tóc sương: chỉ ng già da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương.
2. Bài 2 (145 ):
- Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí.
- ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
- Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
4. Củng cố: 
	- Gv gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ.
	- Vì sao trong văn biểu cảm cần có yếu tố tự sự và miêu tả.
5. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
 - Bài mới: Trả bài kiểm tra văn, tiếng Việt.
ac

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra Van TV 7.doc