Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 35)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 35)

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường

- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

 

doc 72 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 35)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 	Ngày soạn:20- 08- 2010
TIẾT 1	Ngày dạy: 23- 08- 2010
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 “Lí Lan”
 Văn bản:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường 
- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ 
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm 
C. CHUẨN BỊ:
	-GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn
	- HS: sgk, bài soạn, tập ghi 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: ktss 
 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
 3. Bài mới: .
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu chung 
? Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? ( Nhật dụng)
? Giống văn bản nào chúng ta đã học ở lớp 6?
? Nhắc lại khái niêm về văn bản nhật dụng?
HS: Nhắc lại khái niệm 
HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu VB
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm 
GV: Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc
? Em hãy xác định một vài từ khó?
? VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1.
? Theo dõi vb , em hãy cho biết : người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con , hãy tìm những từ ngữ trong vb thể hiện điều đó
Hs :Trao đổi (2’) trình bày
Gv : Định hướng.
? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ( Tương phản)
Hs : Phát hiện trả lời.
 ? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ?
Hs : Thảo luận 3’.Trình bày
GV gợi mở : Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình ? Hay vì lí do nào khác ?
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ ?
Hs : Tìm , trả lời.
? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con , em thấy người mẹ là người ntn?
? Em nhận thấy ở nước ta , ngày khai trường có diễn ra như ngày lễ của toàn xh không ? ( có)
? Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
? Học qua vb này ,có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em ?
Hs : Bộc lộ.
*Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
Hs : Tự bạch.
? Nét nghệ thuật độc đáo của văn bản trên là gì?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
Gv : Hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ.
? Thông điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì ?
HS : Đọc ghi nhớ sgk/9.
*HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn HS tự học
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ cảu bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường 
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Thể loại :Cổng trường mở ra là một bài kí thuộc kiểu văn bản nhật dụng
2. Tóm tắt: 
II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- tìm hiểu từ khó:
a. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục : Chia làm 2 phần
- Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ
b. Phân tích
*Nội dung
 Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
- Những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp 1( Giúp mẹ thu dọn đồ chơi,háo hưc ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
+ Vỗ về để con ngủ ,xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
-Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự co ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm ,không thể nào quyên của bản thân về ngày đầu tiên đi học 
+ Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả
+ Mẹ lên giường trằn trọc  không ngủ được
+ Mẹ nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng
 ® Yêu thương con , tình cảm sâu nặng đối với con
 Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường
- Từ câu truyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai
“ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra”
 ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc 
* Nghệ thuật 
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
* Ý nghĩa của văn bản
- Văn bản thể hiện tấm lòng ,tình cảm của người mẹ đối với con ,đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người 
3. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk /9 
 4. Củng cố:
	- Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần?
 - Tâm trạng của nguòi mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con?
	5. Dặn dò: 
	 - Học phần ghi nhớ
 - Soạn bài “ Mẹ tôi”
TUẦN 1 	Ngày soạn:20- 08- 2010 
 TIẾT2 	Ngày dạy :23-8-2010 
Văn bản: 
MẸ TÔI
 ( E.- A- mi- xi)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô đơ A - mi - xi 
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi 
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư .
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
C. CHUẨN BỊ:
	-GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn
	- HS: sgk, bài soạn, tập ghi 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định 
 2. Bài cũ:
 ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?
 ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” . Dù xh có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu . Tuy nhiên lúc nào ta cũng ý thức được điều đó , có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm . VB “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm.
? Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thông tin về tác giả . 
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào ? 
? Những tấm lòng cao cả mang ý nghĩa giáo dục nào?
? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tôi ?
Hs : Bộc lộ.
Gv : Giảng 
Gv : Cho HS tóm tắt lại văn bản
HS : Thảo luận nhóm sau đo trình bày
HS: Phát biểu.
Gv: Định hướng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
 GV: Cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình)
Hs : Nêu , gv : Định hướng.
? Giải nghĩa của các từ khó?
? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong vb ?
? Em cảm nhận về người mẹ trong vb như thế nào chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết ?
Hs: Tự bộc lộ.
? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từng phần?
Gv : Gọi hs đọc đoạn 2 .
? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô?
? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn?
HS:Thả lời
? Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk?
Hs : Lựa chọn dấp án.
? Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố ?
? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày .
Gv : Định hướng.
Gv : Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi cho En-ri – cô em rút ra được bài học gì
Hs : Phát biểu.
HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ”
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học 
Sưu tầm những câu ca dao nói về t/c của cha mẹ dành cho con và ngược lại
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
 - Ét - môn - đô đơ A - mi - xi (1846-1908)là nhà văn I-ta-li-a
2.Tác phẩm:
- Những tấm lòng cao cả Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông
3. Thể loại : Vb nhật dụng 
4. Tóm tắt
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc tìm hiểu từ khó 
a. Đọc văn bản
b.Tìm hiểu từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: Chia 3 phần
- Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Tình yêu thưong của người mẹ đối với En- ri- cô 
- Tiếp theo đến yêu thương đó : Thái độ của người cha 
- Còn lại : Lời nhắn nhủ của người cha 
b. Phân tích 
*Nội dung 
Hoàn cảnh người bố viết thư
- En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà 
- Để giúp con suy nghĩ kĩ ,nhân ra và sửa lỗi lầm ,bố đã viết thư cho En-ri-cô
 Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô
- Dành hết tình yêu thương cho con , quên mình vì con
Thái độ của người cha đối với En- ri-cô
-Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô 
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
+ Bố không thể nén cơn tức giận
+Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã
- Gợi ai hình ảnh lớn lao và caocả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình 
® Vừa dứt khoát như ra lệnh,vừa mềm mại như khuyên nhủ . Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ
 Lời khuyên của bố :
- Yêu cầu con sủa lỗi lầm 
+ Không bao giờ thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ
+ Con phải xin lỗi mẹ
+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con
® Lời khuyên nhủ chân tình
sâu sắc
* Nghệ thuật :
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện :En-ri-cô mắc lỗi với mẹ 
- Lồng trong câu truyện một bưc thư có nhiêù
3. Tổng kết: Ghi nhớ sgk /12
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4. Củng cố: - Thái độ của nguời cha ntn khi En- ri-cô xúc phạm mẹ? Qua VB em học đuợc bài học gì?
5. Dặn dò: - Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ , làm hết bài tập
 - Soạn bài “ Cuộc  ...  hiện ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 2 Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1/107
? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ?
? Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các câu sau:
Hs : Lên bảng thực hiện.
* Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
? Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng.
Hs :Thực hiện theo nhóm, trình bày.
* Bài 3/108: Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh
Câu 1 bỏ từ đối với
Câu 2 bỏ từ với
Câu 3 bỏ từ qua
? Nêu yêu cầu bài tập 4 ? (HSTLN)
Thực hiên trên bảng.
* HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tự học
I. Tìm hiểu chung
A. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ 
1. Thiếu quan hệ từ 
- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác 
+ Chữa lại :
- Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác .
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa 
- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 
+ Chữa lại 
- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng .
3. Thừa quan hệ từ 
VD: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
Sửa : Bỏ từ “ đối với”
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết .
VD1: Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người. (Bỏ từ “cho”) ® Thừa QHT
VD2: Nam là một HS giỏi toàn diện, không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam
Sửa: Nam là .. không những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa .( Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó)
* Ghi nhớ Sgk/ 107
II. Luyện tập 
Bài 1/107 Thêm quan hệ từ thích hợp 
..Từ đầu đến cuối 
.( để) cho cha mẹ mừng 
Bài 2/107 Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ đúng 
Như 
Dù 
Về 
Bài 4/108 Cho biết quan hệ từ dùng trong câu đúng hay sai :
- a (+) ; b (+) ; c ( -) nên bỏ từ cho ; d (+) ; e(-) nên nói quyền lợi của bản thân mình ; g (-) Thừa từ của ; h(+) ; I(-) Từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết
III. Hướng dẫn tự học
4. Củng cố:
	Hs làm bt, gv sửa lỗi
5. Dặn dò:
	- Về nhà học ghi nhớ sgk
Làm hết bài tập còn lại 
Học bài cũ Bạn đến chơi nhà
Xem trước bài “ Từ đồng nghĩa”
TUẦN 9 
TIẾT 35
Ngày soạn: 16.10. 2010 
Ngày dạy: 20. 10. 2010 
Tiếng Việt:
TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa.
 - Nắm được các loại từ đồng nghĩa. 
 - Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức: 
 - Khái niệm từ đồng nghĩa.
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2.Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 - Phát hiện lỗi và chữa lỗi từ đồng nghĩa.
C. CHUẨN BỊ:
	-GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn
	- HS: sgk, bài soạn, tập ghi 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định toå chöùc: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Khi sử dụng quan hệ từ , ta thường mắc lỗi gì ? khắc phục như thế nào ? 
3.Bài mới:
 GV giới thiệu bài: Trong khi nói và viết có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau; Lại có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của chúng lại giống nhau hoặc gần giống nhau. Vậy các từ đó có tên gọi là gì? Sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong tiết học hôm nay và các tiết học sau
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu khái niệm 
Gv : Đọc bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như. ? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi ,trông.
Hs: Phân biệt.
+ Nghĩa giống nhau.
- Từ “Rọi” và “Soi” –Nghĩa giống nhau.
- Nghĩa của từ “Trông” với “Nhìn”? –Giống nhau.
+ Nghĩa của từ “Trông” với “Ngó, nhòm, liếc” gần giống nhau ( khác về sắc thái ý nghĩa).
? Vậy em có nhận xét gì về các từ trên
( xét mặt nghĩa)?
? Em thấy từ “Trông” có rất nhiều nghĩa. Em đã tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ “Trông” từ đó em có nhận xét gì không?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày.
Gv : Định hướng.
? Em hãy tìm thêm một số ví dụ về từ đồng nghĩa?
 + Từ “bố” –Ba,cha, thầy, tía.
 + Từ “Lợn” –Heo
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa 
Gv : Yêu cầu hs đọc ví dụ phần 2-sgk/114.
 Em hãy tìm từ đồng nghĩa ở ví dụ 1.
? Hãy so sánh nghĩa của từ “Qủa” “Trái”?
Hs : Phát biểu.
Gv : Giải thích.
 + Qủa và trái có ý nghĩa giống nhau.
(Qủa là tên gọi dùng của các tỉnh phía bắc, trái là tên gọi dùng của các tỉnh phía nam).
? Thử thay thế vị trí cho nhau của 2 từ này? Từ đó em rút ra kết luận gì?
Hs : Dựa vào ý 1 phần ghi nhớ trả lời.
Gv: Yêu cầu hs đọc ví dụ 2-sgk/114.
? Cho biết 2 từ “Bỏ mạng” “Hi sinh” có nghĩa giống nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở chỗ nào?
 Hs tự bộc lộ, GV nhận xét, ghi bảng.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa
* Thảo luận 3p: Quan sát những từ đồng nghĩa sau: 
a. Tàu hoả, xe lửa, xe hoả.
b. Ăn, xơi, chén.
GV : Yêu cầu hs thay thế những từ đồng nghĩa trên trong cùng một ngữ cảnh? 
HS : Nhận xét.
? Như vậy em rút ra được điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
Hs :Trả lời.
Gv : Phân tích.
-> Không thể thay thế cho nhau. Nếu thay thế thì sắc thái ý nghĩa sẽ thay đổi.
? Từ đó em thấy sử dụng từ đồng nghĩa cần phải ghi nhớ gì?
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ -sgk/115.
*HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
- Hs: Đọc bài 1/115. Nêu yêu cầu của đề bài.
GV: Gọi hs lên bảng làm, dưới nhận xét.
GV: Giao bài tập hs thực hiện ở nhà.
I. Tìm hiểu chung.
1. Thế nào là từ đồng nghĩa.
a.Vd:
* Rọi: Chiếu, soi.
* Trông:
- Nhìn, ngó, nhòm, liếc - Trông coi, chăm sóc, coi sóc 
- Mong, hy vọng, trông mong.
->Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
b. Ghi nhớ 1: sgk/114.
2.Các loại từ đồng nghĩa
 a. VD1: sgk / 114.
Qủa = Trái.
=> Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
VD2:sgk /114.
- Bỏ mạng(chết): chết vô ích, coi khinh.
- Hy sinh(chết): chết vì nghĩa vụ lý tưởng cao cả->sắc thái kính trọng, cao cả.
-> Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau
=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
b. Ghi nhớ 2
3. Sử dụng từ đồng nghĩa.
1. VD
a. Tàu hoả, xe lửa, xe hoả.
-> Có thể thay thế cho nhau.
b. Ăn, xơi, chén.
> Không thể thay thế cho nhau.
2. Ghi nhớ 3: Sgk/115.
II. Luyện tập:
Bài 1/115. Tìm từ đồng nghĩa với các từ đã cho
Gan dạ,Nhà thơ= Thi sĩ
Mổ xẻ= Phẫu thuật
Của cải= Tài sản
4. Củng cố:
	- Thế nào là từ đồng nghĩa? Các loại từ đồng nghĩa? Sử dụng từ đồng nghĩa ntn?
5. Dặn dò:
	- Tìm những văn bản đã học có những cặp từ đồng nghĩa.
	- Về nhà học bài, làm bài tập 8. 
 - Soạn bài “ Cách lập ý của bài văn biểu cảm”.
TUẦN 9 
TIẾT 36
Ngày soạn: 16.10. 2010 
Ngày dạy: 23 . 10. 2010 
Tập làm văn:
CÁCH LẬP DÀN Ý
CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
 - Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức: 
 -Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm
 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
2.Kĩ năng: 
 - Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đói với các đề văn cụ thể.
C. CHUẨN BỊ:
	-GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn
	- HS: sgk, bài soạn, tập ghi 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định toå chöùc: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
3.Bài mới: Giới thiêụ bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
- Giaó viên giới thiệu chung về cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm
- Học sinh chú ý lắng nghe.
*HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu những cách lập ý 
GV : Gọi hs đọc đoạn văn 1-sgk/117.
? Đoạn văn nói về chủ đề gì?Công dụng của cây tre trong đời sống con người, dân tộc Việt Nam.
 ? Câu văn đầu tiên tác giả trình bày ý gì?
Hs : Bộc lộ, GV nhận xét, ghi bảng
? Các câu văn tiếp theo tác giả trình bày ý gì? Bằng hình thức nào?
Hs : Lần lượt trả lời,
- Dựa vào đặc điểm nào của cây tre mà người viết đã liên tưởng, tưởng tượng như thế?
Hs: Gạch trong sgk từ câu “Tre xanh vẫn là”.
- Như vậy em thấy ở đoạn văn này tác giả đã lập ý bằng cách nào? –Rút ra ý 1.
Gv : Gọi hs đọc đoạn văn 2 –sgk/118.
? Ở đoạn văn đầu tác giả giới thiệu với chúng ta điều gì? Dựa vào ý nào mà em biết được điều đó?
Hs: Tự bộc lộ –Như sgk/118.
? Ở câu chuyển “Đến bây giờ tôi hiểu ra” cho ta biết thêm điều gì, về ý tác giả đã trình bày ở trên.
? Vậy đoạn văn 2 tác giả đã lập ý bằng cách nào?
Hs : Thảo luận , trình bày.
Gv : Giảng. + Hồi tưởng quá khứ, thể hiện cảm xúc của tác giả đối với con gà đất. Một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ và mở rộng ra là cảm nghĩ đến với con trẻ.
Hs đọc đoạn văn 3a/118.
? Đoạn văn này tác giả thể hiện tình cảm ->Cô giáo như thế nào?
 + Dùng những từ ngữ biểu cảm: Ôi cô giáo rất tốt em nhớ đến cô như một người mẹ.
? Xuất phát từ tình cảm thân yêu đối với cô giáo, tác giả đã tưởng tượng những gì?
HS :Trả lời. 
Gv : Yêu cầu -Hs đọc đoạn văn 4-sgk/119-120.
? Đối tượng của nhà văn là ai? 
? Hình ảnh người U hiện lên qua từ ngữ, chi tiết 
nào?
- Hs: Gạch sgk/120.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì đ diễn đạt ý “U già”? Miêu tả bằng cách quan sát kỹ.
? Từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc gì?
 + Lòng thương cảm, hối hận vì mình đã thờ ơ vô tình.
*Hoạt động 3: Ghi nhớ
? Tóm lại có những dạng lập ý nào cho bài văn biểu cảm?
 Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. (Hs đọc ghi nhớ: sgk/121)
*Hoạt động 4: Luyện tập
Hs đọc đề luyện tập-sgk/120.
 - Em hãy thao tác các ý:
 - Tìm hiểu đề-Tìm ý cho bài văn.
I. Tìm hiểu chung.
 Lập ý trong văn biểu cảm là khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh. Khi lập ý cần đặt đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp để tìm những biểu hiện tình cảm cụ thể.
1. Những cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm :
a.Liên hệ hiện tại với tương lai
 a. Đoạn 1: Sgk/117
- Hiện tại : Từ ý “quen dần với sắt , thép ”
- Tương lai : “Tre còn mãi ,toả bóng mát .”
- Liên tưởng đến con người ngay thẳng ,thuỷ
chung ,can đảm .
b. Đoạn 2: sgk/118
-Lòng say mê con gà đất (quá khứ)
-Đến bây giờ(hiện tại)
à lập ý bằng cách liên hệ hiện tại với tương lai .
b. Lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ để suy nghĩ về hiện tại 
Đoạn 3 a sgk/119 
- Kỷ niệm về cô giáo à tình cảm không bao giờ quên cô,nhớ mãi 
 à tưởng tượng tình huống về cô giáo 
c.Tưởng tượng tình huống,hứa hẹn , mong ước.(3b)
- Từ cực Bắc về cực Nam ở trên núi nhớ về vùng biển 
à tình huống tuởng tượng giả định 
à Niềm mong ước 
- Đoạn văn 4: sgk/119-120
- Hình dáng người U già 
d.Quan sát, suy ngẫm
Ghi nhớ: sgk/121
II. Luyện Tập :
Đề : Cảm xúc về vườn nhà
 4. Củng cố: Hs làm bt
	5. Dặn dò:
- Nhắc lại các cách lập ý của bài văn biểu cảm - Về nhà xem lại bài học , ghi nhớ ,làm các đề còn lại 
	- Soạn bài “Cảm nghĩ trong đên thanh tĩnh và ngẫu nhân viết nhân buổi mới về quê”.	

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7 CHUAN MOI TINH.doc