- Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là tuổi thiếu niên , nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
- Đọc –hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 01 Ngày dạy: Văn bản : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là tuổi thiếu niên , nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. - Đọc –hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. B. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, sách GV, giáo án, tranh SGK - HS:SGK, soạn bài mới C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.. HĐ1 : KHỞI ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ. - KT việc soạn bài của HS 2. Giới thiệu bài mới: Vào bài: - GV gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi học sinh bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học” - HS hát bài “ Ngày đầu tiên đi học” - Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát đó -HS bộc lộ cảm xúc của bản thân GVDG: Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài “Cổng trường mở ra” mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ2. TÌM HIỂU CHUNG -GV: Yêu cầu HS đọc phần chú thích. -HS: đọc chú thích ? Em hãy giải nghĩa các từ: Nhạy cảm? Háo hức? Bận tâm? Can đảm? -Hs giải thích dựa vào chú thích Sgk. -Gv nhận xét và chốt lại GV giới thiệu những nét chính về tác giả Lý Lan : HS nghe - HS nêu xuất xứ văn bản. -GV giới thiệu thêm một số tác phẩm: bộ truyện Harry Potter, Ngôi nhà trong cỏ -GV diễn giảng và chốt ý cơ bản để HS ghi. - GV hướng dẫn cách đọc giọng điệu nhỏ nhẹ, tha thiết, tình cảm,chậm rãi . - HS đọc văn bản - GV nhận xét. -GV: Bài “Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? - Văn bản Nhật dụng - GV:Em hiểu thế nào về văn bản “Nhật dụng”? Kể tên những văn bản Nhật dụng đã học ở lớp 6? -HS: Nhắc lại nội dung kiến đã học GV: Giới thiệu nội dung VBND lớp 7 là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, GD. GV: Văn bản chia làm mấy phần? HS nêu bố cục: Gồm 2 phần - P1: Từ đầu “ngày đầu năm học” à Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con. P2: tiếp theo đến hết à Ấn tượng tuổi thơ, những liên tưởng của mẹ và vai trò của giáo dục trong nhà trường. -GV:Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài. - HS nêu đại ý: Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con và vai trò quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ. HĐ3. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. ? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho con. (Quan sát những việc làm của con, vỗ con đi ngủ). - GV chốt lại ý chính cho HS ghi. ? Trong đêm không ngủ , người mẹ đã làm gì cho con? - Đắp mền, buông mùng, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con, âu yếm nhìn ngắm con... ? Em cảm nhận được gì về tình mẫu tử qua những cử chỉ đó? - Thể hiện tình yêu sâu sắc và đức hy sinh thầm lặng, hết lòng vì con. ? Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Tìm chi tiết minh họa ? Con Mẹ Ngủ dễ dàng, gương mặt thanh thoát của con nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở. - Không ngủ được. - Không tập trung vào được việc gì. - Mẹ trằn trọc - Mẹ nhớ nôn nao, hồi hộp khi cùng .... GV chốt: Trước một sự việc, mỗi người sẽ có một tâm trạng khác nhau -GV chuyển ý sang phần 2: ? Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con , người mẹ có tâm trạng như thế nào? - Thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên. ? Theo em vì sao người mẹ lại không ngủ được. - HS tự do đưa ra nhiều ý kiến: lo cho con, mừng vì con đã lớn, nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình... ? Trong đêm đó người mẹ nghĩ về những gì. + Nhớ những kỉ niệm xưa + Nghĩ về nền giáo dục trong nhà trường ? Khi nhớ về những kỉ niệm xưa người mẹ nhớ về những gì . + thương nhớ bà ngoại. + nhớ mái trường xưa ? Qua phân tích em hiểu đây là một bà mẹ như thế nào . -> yêu quý người thân, biết ơn trường học, tin tưởng vào tương lai con cái. ? Người mẹ nghĩ gì về vai trò của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ . Nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và tri thức cho thế hệ trẻ. ? Đọc những câu thơ, văn nói về mẹ đối với con cái mà em biết. - Miếng ngon thì để phần chồng Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần con - Ra đi mẹ có dặn dò Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ sang - Chỗ ráo con nằm, chỗ ướt mẹ lăn * HS thảo luận 3 phút: Trong bài văn, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Cách viết này có tác dụng gì? -HS trình bày đáp án: * Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại những kỉ niệm của riêng mình. * Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng , khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp. Câu hỏi liên hệ: ? Qua tình cảm, tâm trạng của người mẹ trong bài học giúp em hiểu thêm được điều gì về người mẹ của mình. -HS phát biểu theo cảm nhận riêng của cá nhân: mẹ rất thương con, chăm lo cho con Câu hỏi liên hệ: Tình cảm của em dành cho mẹ như thế nào? Em sẽ làm gì để đền đáp những tình cảm và công ơn của cha mẹ dành cho mình. -HS nêu ý kiến cá nhân GVDG: Bài văn trên đã bồi đắp cho chúng ta tình cảm yêu thương, kính trọng , lòng biết ơn , sự thảo hiếu đối với cha mẹ . ? Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. “ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm... đi chệch cả hàng dặm sau này.” ? Em hiểu như thế nào về câu văn này. Không được sai lầm trong giáo dục, vì nó quyết định tương lai của đất nước. ? Em hãy tìm 1 câu thành ngữ để minh họa cho ý này . -Thành ngữ: Sai một li, đi một dặm GV chốt: những cảm nghĩ, tâm tư của người mẹ vừa là điều khích lệ con đến trường, vừa khẳng định vai trò to lớn của nhà trường và sự nghiệp giáo dục con người. Kết thúc bài văn : Người mẹ nói “ bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cổng trường bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì ? Gợi ý: Nhà trường đã đem lại cho em những gì về tri thức, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò? * Thế giới kỳ diệu: Là ngôi trường của tuổi thơ, của những tháng năm đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy đem đến cho con người những tri thức khoa học của nhân loại cùng tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước và cao hơn cả là đạo lí làm người. * Nhờ nhà trường con người đã trở thành những công dân có đức có tài. -Gv diễn giảng về vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ -Hs nhắc lại vai trò của nhà trường và tự ghi nội dung. HĐ4: TỔNG KẾT ? Nhận xét về nghệ thuật của văn bản? - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí cửa người mẹ nói với con - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. ? Nội dung ý nghĩa rút ra từ văn bản này ? Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người HĐ5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Củng cố: - Hát bài: “ Ngày đầu tiên đi học” GV: Nêu tâm trạng của người mẹ và người con trong đêm trước ngày khai trường ? -HS nhắc lại nội dung - Đọc bài đọc thêm “ Trường học” SGK - tr 9 2. Hướng dẫn về nhà: *Bài cũ: -Viết đoạn văn ghi lại những suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Hiểu được tình cảm, tâm trạng của người mẹ và vai trò của giáo dục mà văn bản muốn thể hiện. - Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường. *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: “Mẹ tôi”. +Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần Đọc -hiểu văn bản. +Tìm hiểu về thái độ và tâm trạng của bố khi En-ri-cô mắc lỗi. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả. - Nhà văn Lý Lan quê ở tỉnh Bình Dương sinh ngày 16.07.1957, trước là Giáo viên dạy tiếng Anh. - Là nhà văn nổi tiếng của VH Việt Nam hiện đại. - Dịch giả bộ truyện Harry Potter sang tiếng Việt và được nhiều người yêu thích. - Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. 2.Tác phẩm. - Văn bản trích trong báo Yêu trẻ số 166 TP Hồ Chí Minh ngày 1 - 9 - 2000 -Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em. 3. Đại ý. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con và vai trò quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Tình cảm của người mẹ dành cho con trong đêm trước ngày khai trường của con: - Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ) - Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường Từ ánh mắt, cử chỉ và những việc làm của người mẹ cho ta thấy người mẹ rất mực yêu thương con, chăm lo cho con rất chu đáo. 2. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được - Mẹ thao thức trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ về những việc làm cho con để ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa. - Mẹ hồi tưởng lại những kỉ niệm sâu đậm của bản thân về ngày đầu tiên đi học . - Suy nghĩ về vai trò to lớn của nền giáo dục đối với thế hệ tương lai. Qua tâm trạng của người mẹ cho ta hiểu được sâu sắc về sự hi sinh, tấm lòng yêu thương con sâu sắc của người mẹ và vai trò quan trọng của nhà trường . 3.Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: - Nhà trường có vai trò, vị trí rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Vì nhờ có nhà trường mà chúng ta có được một hành trang kiến thức cho tương lai và hiểu được đạo lí làm người. - Người mẹ mong muốn con trai của mình cảm nhận được ý nghĩa quan trọng của giáo dục và ngày khai giảng. Từ đó người con ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong học tập. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật. - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. 2. Ý nghĩa văn bản. - Văn bản “Cổng trường mở ra” thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Viết đoạn văn nói về ngày khai trường đầu tiên của mình. - Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 02 Ngày dạy: Văn bản : MẸ TÔI (Trích “Những tấm lòng cao cả”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ ,hiểu tình yêu thương ,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. - Sơ giản về tác giả Et-môn –đô đơ A –mi –xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. - Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết có liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư ) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. B. CHUẨN BỊ. - GV: SGK,sách GV, giáo án, ca dao, tục ngữ về mẹ. - HS:SGK, soạn bài C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HĐ1 : KHỞI ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ. (?) Tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con - Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ) - Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường * Hết lòng yêu thương con, chăm lo cho con chu đáo. (?) Nội dung ý nghĩa rút ra từ văn bản này ? Văn bản “ Cổng trường mở ra” thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc 2. Giới thiệu bài mới: Vào bài: Trong cuộc sống mỗi chúng ta , người mẹ có vị trí hết sức lớn lao , thiêng liêng và cao cả . Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết điều đó . Chỉ đến khi mắc lỗi lầm , ta mới nhận ra tất cả . Văn bản : “Mẹ tôi” sẽ cho ta hiểu được một bài học như thế . HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ2. TÌM HIỂU CHUNG - GV cho HS đọc phần giới thiệu tác giả , tác phẩm trong phần chú thích SGK. - HS dựa vào chú thích SGK.11 để trả lời - GV nhận xét và chốt ý -GV : Hướng dẫn HS giải thích từ khó. - HS giải thích dựa vào chú thích SGK/11 - GV hướng dẫn đọc: thể hiện tâm tư buồn khổ của cha trước lỗi lầm của con . - HS đọc văn bản. -GV nhận xét. ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần. *Chia làm 2 phần: - Phần 1 (Đoạn văn đầu): lời kể của En-ri-cô. - Phần 2 (còn lại): Toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. (?) Văn bản được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào? - Thể loại: Viết thư. - PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự (?) Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi”? HS trả lời: Tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết hướng vào để làm sáng tỏ. -GV diễn giảng bổ sung thêm. HĐ3. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. ? Người bố viết bức thư trong hoàn cảnh nào. ? Mục đích bức thư là gì. ?Trình bày trình tự nội dung bức thư bố đã gửi cho En-ri-cô. ? Tìm những câu văn thể hiện thái độ của người bố? -Hs liệt kê chi tiết trong văn bản. + Sự hỗn láonhư nhát dao đâm vào tim bố. + Bố không nén được cơn tức giận đối với con. + Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư ? + Thật là xấu hổ và nhục nhã + Bố không đáp lại nụ hôn của con. ? Qua những chi tiết đó, em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào. - Người bố buồn bã, tức giận ?Tìm trong văn bản những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con mình . -Gv tóm tắt bảng phụ các ý chính. -GV: Lẽ ra hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con ấm áp nhưng vì sao người cha lại nói “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”? *Hs suy nghĩ và trả lời: - Vì những đứa con hư đốn không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng hiền hậu của mẹ. - Người cha muốn cảnh tỉnh những đứa con bội bạc với mẹ cha ? Em hiểu thế nào về lời nhắn nhủ sau đây của người cha: “con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả” * Hs trả lời: Ý nghĩa của lời nhắn: - Tình cảm gia đình là tình cảm tốt đẹp đáng tôn thờ và rất thiêng liêng - Trong nhiều tình cảm cao quý thì tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. - Em hiểu gì về người cha qua những lời khuyên này? *Hs phát biểu tự do. - Người cha hết lòng yêu thương con, yêu sự tử tế, ghét sự bội bạc. - Là người cha có tình cảm yêu ghét rõ ràng. -Gv nhận xét và bổ sung - Em hiểu gì về người cha từ câu nói “con là niềm hy vọng thiết tha bội bạc với mẹ”? GV:Lời lẽ của cha thật chí tình , thật sâu sắc , những gì đã mất đi thì vĩnh viễn không thể nào lấy lại được. Đặc biệt đó là người mẹ rất mực thương yêu của chúng ta. Mất mẹ tâm hồn ta trống vắng , lạnh giá mất đi điểm tựa ? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua chi tiết nào trong văn bản. *Hs tìm các chi tiết: - Mẹ phải thức suốt đêm trông chừng quằn quại vì nỗi lo có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ? Em cảm nhận phẩm chất cao quý nào sáng lên từ những chi tiết đó . -HS suy nghĩ trả lời ? Tình cảm của người mẹ dành cho con như thế nào. Người mẹ dành hết tình thương cho con, hi sinh quên mình vì con ? Từ hình ảnh người mẹ của En-ri-cô , em có cảm nhận gì về tấm lòng của các bà mẹ nói chung . (Liên hệ với người mẹ ở bài “cổng trường mở ra” và các người mẹ khác, mẹ của em) ?Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố . Trong 5 lý do đã nêu SGK em chọn lý do nào ? Hs thảo luận 2 phút * En-ri-cô xúc động vô cùng vì: -Bố đã gợi lại những kỉ niệm, sự hi sinh của người mẹ hiền, gợi ra một cuộc sống khi thiếu mẹ. - Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố, - Vì lời nói chân thành sâu sắc của bố và En-ri-cô đã nhận thấy lỗi lầm của mình Chọn:a,c,d. ? Tại sao bố không trực tiếp nói với En-ri-cô mà lại viết thư? * Hs trả lời: - Bố viết thư là để mình En-ri-cô biết, có thể em sẽ đọc nhiều lần để suy nghĩ về lời lẽ của bố đây là cách dạy con rất kín đáo và tế nhị và đây cũng là cách ứng xử khôn khéo của người cha. - Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo không thể nói trực tiếp được. - Viết thư vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không mất lòng tự trọng của người mắc lỗi - Đây là bài học về cách ứng xử . ?Trước tấm lòng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho En-ri-cô người bố khuyên con điều gì . + Không nói nặng lời với mẹ. +Phải xin lỗi mẹ. + Hãy cầu xin mẹ hôn con ?Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của người bố . - Đối với mẹ đừng làm gì khiến người đau lòng. Khi lỡ sai, phải biết thành khẩn nhận lỗi, bởi mẹ là người bao dung , độ lượng sẵn sàng tha thứ cho ta. HĐ3: TỔNG KẾT ? Em có nhận xét gì về hình tượng nghệ thuật của bài? - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người me tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con. - Lưa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. (?) Qua bức thư này em đã rút ra bài học gì ? -> Hiểu được công lao to lớn không gì so sánh được của người mẹ và luôn cố gắng làm việc tốt, học tập tốt để đền đáp công ơn của mẹ . HĐ4 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Củng cố : ?Theo em điều gì khiến En- ri –cô xúc động khi đọc thư bố. - HS : En -ri -cô sợ bố, bố nghiêm khắc , gợi lại kỉ niệm giữa mẹ với En- ri –cô ?Mẹ En -ri -cô là người như thế nào. HS : rất thương con , dịu dàng , hi sinh vì con 2. Hướng dẫn về nhà. * Bài cũ: - Sưu tầm ca dao thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. - Tóm tắt văn bản, nắm nội dung bài vừa học, làm bài tập 2/12/SGK * Bài mới: Soạn bài: Từ ghép - Tìm hiểu các loại từ ghép, lấy ví dụ về từng loại từ ghép. - Nghĩa của từ ghép I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1864 - 1908) là nhà văn I-ta-lia (Ý) -Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn lỗi lạc, giàu lòng nhân ái. - Ông có một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều thể loại. 2. Tác phẩm. -Bài văn “Mẹ tôi” được trích trong cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” xuất bản năm 1886. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. 3. Bố cục. Văn bản gồm 2 phần, phần 1 là lời kể của En-ri-cô, phần 2 là toàn bộ bức thư người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1.Hoàn cảnh người bố viết thư. - Do En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà thăm. - Để giúp con suy nghĩ, nhận ra được lỗi lầm và kịp thời sửa lỗi, bố đã viết thư cho En-ri-cô. 2. Nội dung bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô. Phần lớn nhất của câu chuyện là bức thư khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”. Mỗi dòng thư đều là những lời răn dạy, khuyên nhủ chân tình của người cha: - Bố cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô. - Bố gợi lại hình ảnh lớn lao, sự hi sinh cao cả của người mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong gia đình khiến En-ri-cô vô cùng xúc động. - Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm với mẹ. Cách giáo dục của người cha vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí, có tình. 3. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô: - Hết lòng thương yêu con. - Thức suốt đêm chăm sóc bệnh tình cho con, lo sợ mất con. - Có thể đi ăn xin để nuôi con. - Hi sinh tính mạng cứu sống con, Qua đức hi sinh của người mẹ cho ta hiểu được giá trị của tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và cao quý. III. TỔNG KẾT. 1. Nghệ thuật. - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người me tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con - Lưa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con 2. Ý nghĩa văn bản - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình - Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Sưu tầm ca dao thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. - Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: