Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 42)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 42)

Mục tiêu

 + Kiến thức :- Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người

 + Kĩ năng : Đọc hiểu ,phân tích .

 + Thái độ :Yêu trường ,yêu mẹ .

B. Chuẩn bị

 - GV: + Tài liệu tham khảo + Tranh ảnh ngày khai trường SGK,SGV,bảng phụ

 - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dấn

 

doc 153 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 42)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn :	 Tuần 1
Giảng : 	Tiết 1
	Văn bản
cổng trường mở ra
A. Mục tiêu 
 + Kiến thức :- Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người
 + Kĩ năng : Đọc hiểu ,phân tích .
 + Thái độ :Yêu trường ,yêu mẹ .
B. Chuẩn bị
 - GV: + Tài liệu tham khảo + Tranh ảnh ngày khai trường SGK,SGV,bảng phụ 
 - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dấn 
C. Phương pháp :
 - Phát vấn câu hỏi, giảng bình hợp tác 
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ(5’)
	Kiểm tra SGK, bài soạn của học sinh
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Cứ mỗi độ thu sang, ngày khai trường lại đến và các em lại xao xuyến, bồi hồi, háo hức vì được gặp bạn, gặp thầy vì biết bao điều mới lạ...Nhưng có lẽ ngày khai trường để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là ngày khai trường đầu tiên. Vậy trước ngày khai trường đáng nhớ ấy, người mẹ yêu quý của các em đã làm gì? Nghĩ gì? Có tâm trạng như thế nào? Văn bản "Cổng trường mở ra" mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó
Hoạt động 1
?) Hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
- 2 HS: bài viết có nội dung gần gũi, cần thiết trong cuộc sống
?) ở lớp 6, em đã học những văn bản nhật dụng nào?
- Cầu Long Biên - 1 nhân chứng lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
?) Tại sao có thể nói văn bản cổng trường mở ra là một văn bản nhật dụng?
- Vì nó giống như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng
?) Văn bản cần đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp?
- Chậm rãi, tha thiết, bộc lộ tình cảm, sâu lắng của người mẹ
* GV đọc mẫu 1 đoạn -> 2 HS đọc tiếp -> GV nhận xét cách đọc của học sinh
* GV nêu 1 số từ cần giải thích: ghi bảng phụ -> HS trả lời (SGK)
 ? Văn bản thuộc thể loại nào ?
 ? Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
 Văn bản có 2 nội dung
 1. Từ đầu đến mẹ bước vào - Nỗi lòng của người mẹ
 2. Còn lại - Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
?) Hãy nhắc lại đặc điểm của phương thức tự sự em đã học?
- Kể người, kể việc
*GV: Còn phương thức biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người
?) Văn bản này có thuộc phương thức biểu cảm không?
- Có là văn bản thuộc phương thức biểu cảm 
-> Dòng chảy cảm xúc trong lòng mẹ 
?) Hãy nêu đại ý của văn bản?
- Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
?) Trong đêm trước ngày khai trường, đứa con có tâm trạng như thế nào?
- Thanh thản,nhẹ nhàng, vô tư
-> là đặc điểm tất yếu của trẻ nhỏ
?) Hãy nhớ và nêu lại cảm xúc của chính em khi khai trường vào lớp 1?
- 3 -> 4 HS trả lời
?) Để diễn tả cuộc sống của đứa con, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Qua các chi tiết nào?
- Giấc ngủ đến với con giống như 1 li sữa
- Gương mặt thanh thoát...
=> nghệ thuật so sánh
-> Hình ảnh đứa con "ngày mai vào lớp 1" như khẳng định: Cậu bé đã lớn lên về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền
* GV: Cậu bé trước đêm khai giảng thật thanh thản, vô tư, và biết đâu, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp về gia đình hạnh phúc, về tương lai tươi sáng...
?) Tâm trạng của người mẹ khác đứa con như thế nào? Biểu hiện qua những chi tiết nào?
- Không ngủ được
- Không tập trung được vào việc gì
- Không biết làm gì nữa
- Trằn trọc
=> suy nghĩ triền miên
?) Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con?
- Đắp chăn mền, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
-> Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử
?) Vậy sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? Em hiểu trằn trọc nghĩa là gì?
- Trằn trọc: là trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì phải có nhiều diều cần lo nghĩ
- Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng: điệp ngữ "mẹ tin" được nhắc lại 3 lần -> mẹ đã yên lòng
- Trằn trọc vì nôn nao nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình
?) Những kỉ niệm xa xưa, ngày đầu tiên cắp sách đến trường của mẹ là kỉ niệm gì? Cách diễn tả?
- Tiếng đọc bài trầm bổng
- Bà ngoại dắt mẹ đi khai giảng
-> 2 từ ghép đẳng lập
+ Trầm bổng: diễn tả âm thanh đọc bài khi thấp khi cao, nhẹ nhàng, vang xa, mãi không dứt
+ Âu yếm: sự yêu thương, trìu mến và chăm sóc nhẹ nhàng của mẹ với con
?) Khi nhớ lại những kỉ niệm ấy lòng mẹ như thế nào? Nhận xét về cách dùng từ? Tác dụng?
- Mẹ nhớ mãi sự nôn nao, hồi hộp hay chơi vơi, hốt hoảng, những cảm xúc mãnh liệt ấy
+ rạo rực
+ bâng khuâng
+ xao xuyến
=> Từ láy diễn tả tâm trạng đẹp 1 cách nhẹ nhàng, tinh tế, thấm thía
=> còn gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ
*GV: Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xưa không chỉ đẻ sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn truyền cho con những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, của bất cứ ai khi bước vào lớp 1,,,
?) Qua đoạn văn, em hiểu và đánh giá như thế nào về người mẹ?
- Người mẹ yêu thương con tha thiết. Đứa con là tình yêu , nguồn sống, niềm tự hào của mẹ nên mẹ đã hết lòng vì con, tin tưởng ở con. Đồng thời người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xưa...
* GV chuyển ý
?) Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ mở rộng suy nghĩ về điều gì?
- Về xã hội, về nhà trường qua nét đẹp văn hoá của người Nhật
?) Theo em ngày khai trường ở nước ta có phải là ngày lễ của toàn dân không? Hãy thử miêu tả lại về không khí của ngày khai giảng mà em vừa trải qua?
?) Câu nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Thể hiện ước mơ của người mẹ?
- "Ai cũng biết ....1 dặm sau này"
- Muốn con được hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất với tất cả tình thương của xã hội và đất nước
?) Kết thúc bài văn, người mẹ nói: "...bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Theo em "thế giới kỳ diệu đó là gì? - HS thảo luận
- Trường học là bao điều mới mẻ, rộng lớn về tri thứuc, văn hoá, tình cảm, đạo lý, tình thầy trò....
*GV: Thế giới kỳ diệu mà nhà trường đem đến là tri thức văn hoá và cuộc sống, là tinh thần tình cảm, là đạo lý làm người, ý chí, nghị lực...để phát triển thể lực và phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Trường học chắp cánh cho mọi ước mơ, giúp mỗi con người từng bước lớn lên xứng đáng là con ngoan trò giỏi và công dân tốt
?) Người mẹ dặn con "Hãy can đảm lên". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Là lời khích lệ con đi lên phía trước như 1 người lính can đảm lên đường ra trận
?) Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ không nói với con mà đang tâm sự với chính mình, tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình -> Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật -> là kiểu văn trữ tình có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ
* GV: Tác giả đã hoá thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng thấm thía, lay động suy nghĩ và tình cảm của người đọc
I.Tìm hiểu tác giả -tác phẩm :
 1. Tác giả : Lí Lan 
 2.Tác phẩm :
 in trong tập báo yêu trẻ -số 166- ngày1-9-2009
 3 .Đọc -Giải nghĩa từ khó : (SGK)
a. Đọc văn bản:
 b .Giải nghĩa từ : 
II. Phân tích văn bản
 1.Kết cấu -Bố cục :
 + Thể loại : Văn bản nhật dụng ( Viết kết hợp phương thức tự sự + biểu cảm )
 2 Phân tích :
 a. Nỗi lòng của người mẹ
- Với tâm trạng hồi hộp và niềm tin ở con, với bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu người mẹ nhớ lại những kỷ niệm xưa về mái trường, người mẹ thân thương của mình
2. Vai trò của nhà trường
- Nhà trường mang lại cho con trẻ tri thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lí làm người trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ, chắp cánh ước mơ cho cuộc đời mỗi con người
Hoạt động 3
?) Hãy nêu suy nghĩ của em về văn bản "Cổng trường mở ra"?
- 2 HS trả lời
*GV: Cổng trường rộng mở, tình mẹ dạt dào sâu lặng, thầy cô, mẹ cha đưa chúng ta vào một thế giới kì diệu vô cùng đẹp đẽ, cao cả không ít gian truân bởi "Sách vở là vũ khí, lớp học là đơn vị, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại"
- 1 HS đọc ghi nhớ
*GV chuyển ý
?) Ngày khai trường để vào lớp 1 có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- 2 HS lên bảng làm BT 2
III. Tổng kết
 1.Nội dung :
 2.Nghêl thuật :
 3. Ghi nhớ: SGK (9)
IV.Luyện tập :
4. Củng cố : Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập trong SGK
- Soạn: "Mẹ tôi" theo câu hỏi SGK. Đọc thêm "Trường học"
D. Rút kinh nghiệm
...............
...............Soạn :	 Tuần 1 
 Giảng :	Tiết 2
 Văn bản:
mẹ tôi
A. Mục tiêu 
 +Kiến thức :- Qua bức thư của người bố gửi cho con, học sinh thấy được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ dành cho con cái. Từ đó, học sinh tự kiểm điểm thái độ và tình cảm của bản thân đối với cha mẹ mình
 + Kĩ năng : Đọc hiểu, phân tích 
 + Tư tưởng :- Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ
B. Chuẩn bị
 - GV: Tài liệu tham khảo,SGK,SGV,tranh ảnh ,bảng phụ 
 - HS : Chuẩn bị bài, sưu tầm những mẩu chuyện về tình cha con, mẹ con
C. Phương pháp :
 - Phát vấn câu hỏi, giảng bình,Hợp tác 
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ(5’)
? Cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản "Cổng trường mở ra" và đọc đoạn văn nói về cảm xúc của em trước ngày khai trường lớp 1?
 HS:dựa vào phần ghi nhớ sách giáo khoa .
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản "Mẹ tôi" sẽ cho ta một bài học như thế
Hoạt động 1
*GV: Ông đã từng là sĩ quan quân đội, là Đảng viên Đảng xã hội 
- Đấu tranh thống nhất Tổ quốc, tình thương và hạnh phúc con người là lý tưởng và cảm hứng văn chương của ông
- ông thành công ở nhiều thể loại văn biểu cảm -> Amixi trở thành bất tử qua "Những tấm lòng cao cả"
?) Cho biết đôi nét về văn bản?
- Tác giả đặt tên truyện là "Tấm lòng" (1886) nhưng tác giả quen gọi là "Những tấm lòng cao cả"
- Là cuốn nhật ký của cậu bé Enricô có 6 bức thư của bố, 3 bức thư của mẹ, những kỉ niệm sâu sắc, truyện đọc
- "Mẹ tôi" là trang nhật ký ghi vào thứ 5/10.11 khi cậu bé học lớp 3
I. Giới thiệu tác giả - văn bản
1. Tác giả: (1846 - 1908)
- Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của nước ý
2. Tác phẩm :
- Trích trong "Những tấm lòng cao cả"
Hoạt động 2
*GV nêu yêu cầu đọc: nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện được cảm xúc của nhân vật
-> GV đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc tiếp
- HS nêu cách đọc của bạn -> GV chữa
- Giải thích những từ học sinh chưa hiểu 
? Văn bản viết theo thể loại nào ?
?) Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung?
- 2 phần
+  ... HS hiểu thế nào là chơi chữ, hiểu được một số lối chơi chữ thường gặp
 + Kĩ năng : Bước đầu cảm thụ cái hay, cái đẹp của phép chơi ch
 +Thỏi độ :
B.Chuẩn bị
 + GV : SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ
 + HS :Nghiên cứu câu hỏi phần hướng dẫn. 
C. Phương pháp :
 -Phát vấn câu hỏi, phiếu học tập, thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy
 	1- ổn định tổ chức (1’)
	2- Kiểm tra bài cũ (5’)
	 ? Thế nào là điệp ngữ? Các loại điệp ngữ thường dùng? Ví dụ? (BT 4) 
	3- Bài mới
 * GV đưa ra một ví dụ về chơi chữ -> vào bài
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc VD trên bảng phụ
?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao?
- Lời 1(Tính từ): lợi ích, lợi lộc, thuận lợi.
- Lợi 2, 3(Danh từ): nướu lợi mọc răng (chân răng)
?) Việc sử dụng từ “lợi 2, 3” là dựa vào hiện tượng gì của TN?
- Hiện tượng đồng âm
?) Tác dụng: Gây cảm giác bất ngờ, thú vị kích thích tình cảm và trí tuệ của con người
* GV: Chơi chữ còn dùng để châm biếm, kích thích tình cảm và trí tuệ của con người, đả kích, đùa vui..
GV: Hiện tượng trên gọi là Chơi chữ
?) Thế nào là chơi chữ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ 1
I. Thế nào là chơi chữ
 1 . VD :
 2. Nhận xét
3. Ghi nhớ 1: sgk(164)
Hoạt động 2
GV treo bảng phụ -> Gọi 1 HS đọc
?) Hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các VD?
a) Ranh tướng: gần âm với “danh tướng” => Trại âm
b) Lặp âm “m”: Điệp âm
c) Cối đá - đá cối Nói lái
 mèo cái – mài kéo
d) Sầu riêng	Trái nghĩa (Mĩ mà xấu)
 Vui chung
* HS xét thêm VD: “Đi tu phật bắt ăn chay.
 Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không”
=> Từ cùng nghĩa
?) Qua việc phân tích các VD trên. Có những lối chơi chữ nào?
- 2 HS => GV chốt bằng ghi nhớ 2
* Ngoài các lối chơi chữ ở trên ta vẫn có thể gặp một số cách khác như dùng các từ cùng trường nghĩa (Khóc tổng Cóc Hồ Xuân Hương) các yếu tố Hán Việt và từ tiếng việt có nghĩa tương đương (Da trắng vỗ bì bạch)
II. Các lối chơi chữ:
 1 .Ví dụ :
2 .Nhận xét :
3 . Ghi nhớ 2: sgk(165)
Hoạt động 3 
- HS làm miệng
- Gọi HS lên bảng làm
- HS trả lời miệng 
a) Xác định lối chơi chữ trong trường hợp
- Mộc tồn -> cây còn -> con cầy
- Quản gia -> giả quan
- Mau co -> Mo cau
- Cưa ngọn -> Con ngựa
b) Suốt đời đi với học sinh
Nhờ nó ta biết đầu, mình, chân, tay -> Môn sinh học
III. Luyện tập
Bài 1 (165)
a) Từ đồng âm : Rắn đầu (các loại rắn)
b) Từ có nghĩa gần nhau: Liu diu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bài 2( 165)
- Thịt – mỡ – dò – nem – chả 	Từ gần nghĩa
- Nứa – tre – trúc 
Bài 3( 166)
- “Khổ tận cam lai” -> Hết khổ sở đến lúc sung sướng 
-> Chơi chữ đồng âm
 Bài 5( 166)
a) Trại âm (nói lái)
b) Từ đồng âm
 4. Củng cố 
 - Hiểu như thế nào về chơi chữ? Các lối chơi chữ?
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài và hòan thành bài tập
 - Nghiên cứu và tập làm thơ lục bát
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
...............
Soạn :	 Tuần 17 
Giảng :	 Tiết 68
	Chuẩn mực sử dụng từ
A. Mục tiêu
 + Kiến thức : Giúp HS nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ. Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra để thấy được những nhược đỉêm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.
 + Kĩ năng :Sử dụng từ chuẩn mự 
 + Thái độ : Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị
 + SGK, SGV , TLTK, bảng phụ 
 + HS : Chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn 
 C. Phương pháp :
 - Phát vấn câu hỏi, phiếu học tập, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
	1- ổn định tổ chức (1’)
	2- Kiểm tra bài cũ (5’)
	 ? Thế nào là chơi chữ? Tác dụng và các lỗi chơi chữ? 
	* Đáp án: như ghi nhớ 1, 2(164, 165)
	3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng từ ngũa có một ý nghĩa rất quan trọng. Muốn sử dụng có hiệu quả thì phải dùng từ ngữ đúng và chuẩn mực
Hoạt động 1(18’)
GV treo bảng phụ. 1 HS đọc
?) Các từ gạch chân sai ở chỗ nào? Tại sao?
?) Em hãy sửa lại
- Sai: Dùi -> Dùng lẫn từ địa phương -> Vùi
 Tập tẹ -> Từ gần âm -> Tập đọc
 Khoảng khắc -> liên tưởng sai ->Khoảnh khắc
?) Em rút ra bài học gì từ những trường hợp trên?
- Phải chú ý dùng từ đúng âm, đúng chính tả
* HS đọc tiếp VD (II)
?) Các từ gạch chân dùng sai như thế nào? Hãy thay bằng những từ thích hợp?
- Sáng sủa (Thị giác) – tươi đẹp (tư duy)
- Cao cả (nhận xét không sai về TN) -> sâu sắc
- Biết -> có (chỉ sự tồn tại)
-> Các từ trên dùng sai nghĩa, không phù hợp với văn cảnh
?) Để tránh cái sai trên ta làm như thế nào?
- Phải nắm vững khái niệm từ, sử dụng phù hợp với ngữ cảnh
* Yêu cầu HS đọc VD (III)
?) Những từ gạch chân trong những câu trên dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại?
?) Hãy nhận xét từ loại và chức năng ngữ pháp của những từ đó?
- Hào quang: DT -> không thể làm VN như TT (hào nhoáng)
- Ăn mặc: ĐT
- Thảm hại: TT
=> không thể dùng như DT -> Thêm “Sự” vào trước “ăn mặc”
- Giả tạo phồn vinh -> Trái quy tắc trật tự từ TV -> Sự phồn vinh giả tạo
Câu 3: Bỏ “với nhiều” thêm “rất”
*Yêu cầu HS đọc VD (IV)
?) Những từ trên dùng sai như thế nào? Hãy sửa?
- Lãnh đạo	không đúng giá trị biểu cảm
- Chú hổ
-> Sửa: lãnh đạo = (cầm đầu; Chú hổ = Con hổ (nó)
 trân trọng – coi thường
?) Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?
- Trong giao tiếp hàng ngày, không có dụng ý nghệ thuật
Tranh gây khó hiểu cho người đọc, nghe
?) Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
- Lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh.
?) Hậu quả của việc dùng sai các chuẩn mực?
?) Hãy nêu các chuẩn mực sử dụng từ?
- 2 HS -> GV gọi nhận xét và chốt bằng ghi nhớ (167)
I. Sử dụng đúng từ, đúng âm, đúng chính tả
 1 .Ví dụ :
 2 . Nhận xét : 
 3. Ghi nhớ : ( SGK)
II. Sử dụng từ đúng nghĩa
 1. Ví dụ :
 2. Nhận xét :
 3.Ghi Nhớ :
III. Sử dụng từ đúng tính chất, ngữ pháp của từ
 1. Ví dụ :
 2. Nhận xét :
 3 .Ghi nhớ :
IV. Không lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt
 1. Ví dụ :
 2 . Nhận xét :
 3 . Ghi nhớ :
* Chú ý: Nếu không dùng đúng các chuẩn mực trên thì người đọc, người nghe sẽ hiểu sai mục đích giao tiếp
Hoạt động 2(10’)
?) Chỉ ra cái sai trong các câu sau rồi sửa
a) Hành động đó của bạn tuy nhỏ nhen nhưng rất đáng trân trọng
b) Đây là bức tranh thủy mạc
c) Con gái VN anh hùng bất khuất
 V. Luyện tập
Bài 1
a) Nhỏ nhen -> nhỏ bé(nhỏ) => Sai về nghĩa
b) Thủy mạc -> thủy mặc -> sai chính tả
c) Con gái -> PNVN (sắc thái biểu cảm)
d) Các bạn ấy không chịu khuất phục trước khó khăn
	4. Củng cố 
	 - Em hiểu thế nào về chuẩn mực sử dụng từ?
	5. Hướng dẫn về nhà
	 - Học bài, tập viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt, từ địa phương
 - Ôn tập các bài về văn bản biểu cảm. Tìm các tác phẩm minh họa, trả lời câu hỏi trong bài ôn tập
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
...............
Soạn :	 Tuần 18 
Giảng	 Tiết 69
	luyện tập sử dụng từ
A. Mục tiêu
 + Hiến thức : Củng cố, khắc sâu kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ
 + Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng từ có chọn lọc cho phù hợp với mục đích giao tiếp 
 + Giáo dục ý thức trau dồi vốn từ vựng
B.Chuẩn bị
 GV : SGK, SGV, bài soạn, TLTK, bài viết số 2, 3 của HS
	 HS : Thống kê lại các lỗi sai ở bài 2, 3 và tập chữa
 Ôn lại bài Từ Tiếng Việt
C.Phương phỏp :
 GV đưa câu sai, HS trình bày cách chữa của mình
D. Tiến trình giờ dạy
	1- ổn định tổ chức (1’)
	2- Kiểm tra bài cũ (5’)
	 ? Nêu các quy định về chuẩn mực sử dụng từ? Lấy VD minh họa?
	3- Bài mới
Hoạt động 1(18’)
Hoạt động 2(10’)
- Gọi HS lên bảng
Hoạt động 3(7’)
- 1 HS lên bảng
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, nghĩa, tính chất ngữ pháp và sắc thái biểu cảm của từ
1) Câu sai:
a. Cứ mỗi ngày trôi qua bàn tay mẹ khô giáp hơn, bàn tay xương thì con càng hiểu sâu hơn nỗi thấm khổ của mẹ.
b. Mẹ đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào hiện lên trên môi, bằng những nâng niu, chiều chuộng, bằng những hi sinh, nhẫn nhục ở đời để con khôn lớn nên người
c. Giọng cô giảng bài rất hay và ngân vang...
d. Sống mũi mẹ gồ cao, trán mẹ đã xếp lại nhiều nếp nhăn
g. Bàn tay mẹ lam lũ để nuôi con và trai xạn lạn
h. Da bàn tay bà nhăn nheo, nhiều vết chấm đen đồi mồi, chứng tỏ tuổi bà đã cao...
i. Con cứ tưởng không giám nhìn ai nữa... 
II. Đặt câu với các từ : khôi phục, hồi phục, lan man, miên man
- Sau bao năm chiến tranh chúng ta phải dồn sức khôi phục lại nền kinh tế
- Bà em đã hồi phục sức khỏe sau trận ốm liệt giường 
- Bài viết lan man, thiếu tập trung
- Bạn ấy miên man suy nghĩ về lỗi lầm của mình
III. Sử dụng từ Hán Việt
Đặt câu với các từ: Đất nước, giang sơn rồi giải thích khi nào dùng từ Hán Việt
+ Đất nước ta ngày càng tươi đẹp
+ Vua Trần đang quyết tâm thu Giang sơn về một mối
=> trang trọng, cổ xưa
	4. Củng cố 
	5. Hướng dẫn về nhà
	- Kẻ bảng ôn tập tác phẩm trữ tình, ôn lại Nội dung – Nghệ thuật từng tác phẩm
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
...............
Soạn :	 Tuần 18
Giảng 	 Tiết 70+71
Làm thơ lục bát
A. Mục tiêu
 + Kiến thức :- Giúp HS hiểu luật thơ lục bát
 + Kĩ năng : - Có cơ hội tập làm thơ lục bát
 + Thái độ :Thích làm thơ lục bát 
B.Chuẩn bị
 + GV : Một số bài thơ lục bát mẫu, luật thơ lục bát
 + HS : Tập làm thơ ở nhà 
C. Phương pháp :
	- HS trình bày, GV cung cấp kiến thức
D. Tiến trình giờ dạy
	1- ổn định tổ chức (1’)
	2- Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	3- Bài mới
Tiết 70
Hoạt động 1(10’)
Yêu cầu 2 HS đọc bài ca dao
?) Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?
- Câu trên 6 (lục)
- Câu dưới 8 (bát)
* GV treo sơ đồ, HS lên điều kí hiệu
* GV chốt ghi nhớ (156)
I. Luật thơ lục bát
- Lục: 6 – Trên
- Bát: 8 – Dưới
- Thanh B Thanh huyền
 Thanh ngang
- Thanh T Thanh sắc
 Thanh hỏi
	 Ngã
 Nặng
- Vần:
+ Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8
+ Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 tiếp theo
Tiết 71
Hoạt động 2(76’)
- Học sinh làm miệng
- Học sinh lên bảng
- Mỗi tổ một nhóm -> Sáng tác 4 câu -> chấm chéo
- Mỗi nhóm làm 1 câu -> nối tiếp thành bài, 1 HS đọc
II. Luyện tập
Bài 1: Mẫu
a) ...Kẻo mà
b) ...mới nên con người
c) Cúc vàng rực rỡ ong tìm chốn nao
Bài2: (157)
a) Vườn em cây trái đủ loài có cam, có quýt, có xoài, có na.
b) ...chúng em phấn đấu trở thàng trò ngoan.
Bài 3: (157) 
*Chủ đề: Quê hương mái trường tình bạn 
*Mỗi nhóm làm một câu
*Giáo viên chấm một số bài hay.
Đọc tham khảo (157)
	4. Củng cố 
	 - Em hiểu như thế nào về luật thơ lục bát?
	5. Hướng dẫn về nhà
	 - Hòan thành bài tập 
	 - Tập sáng tác thơ lục bát chủ đề: Anh bộ đội 
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
...............

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 HK I 2009-210.doc