Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người

B. CHUẨN BỊ:

 - Gv: Soạn giáo án- Tranh ngày khai trường

 - Hs: Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 

doc 216 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH LONG
TRƯỜNG THCS 
GIÁO ÁN
NGỮ VĂN 7
 GIÁO VIÊN : 
NĂM HỌC: 2008- 2009
 Tuần 1. Tiết 1. Văn Bản
 NS : 15/8/2008. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 ND : /8/2008 ˜ Lí Lan ™
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người
B. CHUẨN BỊ:
 - Gv: Soạn giáo án- Tranh ngày khai trường
 - Hs: Soạn bài. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 I. Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sách, vở và vở bài tập của học sinh.
 III.Giới thiệu bài mới.
 Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩa gì không?
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Văn bản Cổng trường mở ra của tác giả nào? được viết trong thời kỳ nào? Và được đăng trên báo nào?
- Đây là văn bản thuộc thể loại nào? Có chủ đề gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc bài
Giáo viên hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng nhân vật.
HS đọc bài sau khi GV đọc một đoạn.
HS đọc chú thích.
* Thảo luận:
- Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng vài câu ngắn gọn?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HD tìm hiểu văn bản
- Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết nào ?
HS nêu những biểu hiện cụ thể, GV cho các em trao đổi để khái quát lại tâm trạng khác nhau như thế nào? Cụ thể:
- Con: Háo hức, nhưng hồn nhiên.
- Mẹ: Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
- Tại sao người mẹ không ngủ được ?
- Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay người mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì lý do nào khác nữa ?
 Tin con, không lo lắng gì, mọi sự chuẩn bị đã chu đáo , nhưng mẹ vẫn suy nghĩ triền miên: Mẹ nghĩ đến tuổi thơ, đến thời cắp sách đến trường, đến ngày khai giảng mà mẹ đã từng trải qua.
- Câu văn nào thể hiện nỗi nhớ của người mẹ về ngày khai trường ?
 Câu văn “ Hằng năm, ...” trích từ bài văn nổi tiếng của Thanh Tịnh “ Tôi đi học” , cứ ngân nga, ngọt ngào, thấm đẫm hồi ức tuổi thơ của bao thế hệ người VN từ nửa cuối TK 20 đến nay và vẫn còn rạo rực trong lòng mẹ. Mẹ lại muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến ấy cho con, cho con niềm sung sướng, xốn xang, hkắc đậm trí trẻ thơ niềm vui ngày khai trường để trở thành ấn tượng sâu sắc suốt đời.
- Trong bài văn, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
 Người mẹ đang nói với chính mình ® nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ?
- Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp...
- Từ đó , điều mà mẹ mong ước cho con ở đây là gì?
- Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ, em thấy mẹ là người thế nào?
- Tình cảm của người mẹ dành cho con như thế nào ?
- Ngoài sự quan tâm lo lắng của người mẹ thì còn ai quan tâm đến ngày khai trường ?
- Vai trò của nhà trường như thế nào ?
 - Câu văn nào nêu lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Có thể chọn câu: Ai cũng biết...sau này.
- Thế giới kỳ diệu đó là gì?
- Nhà trường đã mang lai cho em những điều gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, tình bạn, tình thầy trò?
- Nêu nhận xét của em về cách thể hiện giọng điệu và ngôn ngữ của bài văn ?
- Bài văn nêu bật vấn đề gì? 
Hs trả lời, GV ø tổng kết
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
GV hướng dẫn HS làm phần luyện: 
Câu 2: GV hướng dẫn và HS làm trong vòng 4 ® 5 phút và trình bày tại lớp. 
- Tâm trạng của người mẹ như thế nào ?
- Vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người?
I. Giới thiệu chung:
 - Theo Lí Lan, báo Yêu Trẻ – TP HCM	
 - Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề : “Gia đình và nhà trường”
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1: Đọc .
 2:Chú thích :
 Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
III . Tìm hiểu văn bản :
 1: Tâm trạng của người mẹ:
 - Không tập trung được việc gì cả.
 - Mẹ lên giường và trằn trọc.
- Không ngủ được.
® Mẹ thao thức không ngủ thể hiện tình cảm đẹp đẽ,tấm lòng thương yêu con sâu nặng.
2 : Vai trò của nhà trường:
	Bước vào cổng trường là một thế giới kỳ diệu mở ra. Nhà trường có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống mối người.
IV: Tổng kết:
	Như những dòng nhật ký tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm về tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người. 
V: Luyện tập:
 Bài tập 1,2.
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
- Học bài, đọc bài đọc thêm.
- Làm bài luyện tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Mẹ tôi
 Tuần 1. Tiết 2.	Văn Bản NS : 15/8/2008. MẸ TÔI
ND: /8/ 2008. 	 ˜ Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ™
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giáo dục tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.
- Nghệ thuật biểu hiện thái độ, tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư.
B. CHUẨN BỊ:
 -Gv: Soạn giáo án + ĐDDH.
 - Hs: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1: Ổn định.
 2 :Kiểm tra bài cũ.
 - Qua bài Cổng trường mở ra em thấy tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào?
 Trả lời : 
 - Bài văn giúp ta hiểu thêm được tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng người mẹ dành cho con cái  
 3: Giới thiệu bài mới. 
 Trong cuộc đời chúng ta, người mẹ có ví trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn sẽ cho ta một bài học như thế. 
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
HS đọc chú thích *.
- Em hãy cho biết một vài nét về tiểu sử của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ?
- Ông có những tác phẩm nổi tiếng nào?
- Bài văn này được trích trong tập truyện nào? 
Hoạt động 2 :
 Hướng dẫn HS đọc văn bản 
Giáo viên : Chú ý thể hiện được những tâm tư , tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con.
HS đọc bài sau khi GV đọc một đoạn.
- Trong bài có những từ nào em không hiểu?
GV thống kê trên bảng và hướng dẫn HS đọc kĩ phần chú thích
- Nội dung chính của bài viết này là gì?
Hoạt động 3:
 Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
HS thảo luận câu hỏi sau: Bài văn là bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
-> Hình ảnh người mẹ là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới. Qua cái nhìn của bố, thấy hình ảnh và phẩm chất của mẹ.
- Điểm nhìn này có tác dụng gì?
- Tăng tính khách quan, thể hiện được tình cảm, thái độ của người kể.
- Qua bài văn này em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào? 
- Dựa vào đâu em biết được điều đó? 
HS tìm chi tiết thể hiện thái độ buồn bã và tức giận của người bố: Sự hỗn láo ... như một nhát dao đâm vào tim bố ...
- Lý do gì khiến ông có thái độ ấy?
 - Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
- Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét đó?
- Trước tấm lòng của mẹ, người bố khuyên con điều gì? 
- Em có nhận xét gì về lời lẽ trong thư bố gửi En-ri-cô?
-> Chân thành, thương con nhưng nghiêm klhắc
- Người bố bắt con phải lập tức làm gì để được nhận lỗi, để được mẹ tha thứ?
- Đây là chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tha thứ.
GV: Có ý kiến cho rằng, người bố thà rằng không có con... là thái độ cứng rắn, cực đoan, thiên lệch. Ý kiến của em?
 HS bàn luận trong nhóm và cử đại diện phát biểu.
® Cực đoan, cứng rắn quá nếu chỉ căn cứ vào khuyết điểm hiện tại. Nhưng đó là cách giáo dục con kiên quyết, đòi hỏi con phải suy nghĩ tới hậu quả nghiêm trọng của khuyết điểm nếu cứ tái phạm.
GV: Đến đây, ta có thể giải thích vì sao đọc thư bố, tôi xúc động vô cùng . Tôi đã được một bài học thấm thía và kịp thời từ người cha thân yêu của mình.
- Nhưng tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà chọn hình thức viết thư? 
( Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều lúc không trực tiếp nói được. Hơn nữa viết thư chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, không đụng đến lòng tự trọng. Đây chính là cách cư xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội). 
 * Bài học rút ra ?
 Thật đáng xấu hổ cho những ai không trân trọng tình yêu thương của cha mẹ.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tổng kết
HS thảo luận câu hỏi sau: Điều gì đã được rút ra qua bức thư của người bố?
- Theo em, chủ đề của đoạn văn là gì ? Tập trung ở câu nào? Vì sao?
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm phần luyện tập : 
Câu 2: GV hướng dẫn và HS làm trong vòng 4 ® 5 phút và trình bày tại lớp.
I/ Giới thiệu:
 1.Tác giả: Ét-môn-đô đo A-mi-xi (1846-1908), nhà văn I-ta-li-a.
 2.Tác phẩm:
Trích trong tập truyện “Những tấm lòmg cao cả”û.
III/ Đọc- hiểu văn bản:
 Bài văn thể hiện tâm tư tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ..
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Thái độ của người cha đối với En- ri- cô:
 Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố.
* Thái độ buồn bã, tức giận
2. Tình của của mẹ dành cho con: 
 - Thức suốt đêm...
 - Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc.. 
 * Với những lời lẽ hết sức chân thành nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, qua cách nhìn của người cha, tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng, vô hạn, hết lòng thương yêu và âm thầm  ... h thần đổi mới
 Bài 5: Xác định và chỉ ra các kiểu liệt kê trong các câu sau đây:
a. Bác ngồi đó lớn mênh mông
 Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non.
b. Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y khinh y.
 II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
1. Những nội dung cơ bản cần chú ý:
 - Đánh giá kiến thức và kĩ năng của môn học theo tinh thần tích hợp; Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn trong cùng một bài làm.
 - Có liên hệ những kiến thức ở học kỳ I.
 a. Về phần Văn:
 - Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã được học trong học kỳ II. Trọng tâm là các văn bản nghị luận, ngoài ra có 2 văn bản tự sự:Những trò lố ... PBC; Sống chết mặc bay
 - Nắm được nội dung ý nghĩa văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương
 b. Về phần Tiếng Việt:
 Ôn tập theo đề cương.
 3. Về phần Tập Làm Văn:
 - Nắm vững cách làm bài văn nghị luận:
 + Giải thích, chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội.
 + Giải thích, chứng minh một vấn đề văn học.
 - Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính.
2. Về cách ôn tập và kiểm tra, đánh giá:
 - Trắc nghiệm( Kiến thức Văn và Tiếng Việt ): Từ 3 đến 4 điểm
 - Tự luận ( Khả năng tạo lập văn bản ) : Từ 6 đến 7 điểm
 4. Củng cố: Tham khảo đề thi học kỳ I. SGK tập 1
 5. Dặn dò: Học bài chuẩn bị thi học kỳ I.
Tuần 33 Tiết 131-132
 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
 - Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần ( Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ) trong SGK ngữ văn 7, tập hai.
 - Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn đề thi + Đáp án + Biểu điểm.
 - HS: Học bài
III. TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định
 2. Phát đề
 3. Thu bài
 4. Nhận xét
Tuần 34 Tiết 133-134
Bài 33 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN ( tiếp )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 - Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tuc ngữ ( Tiếp theo tiết 74 )
 - Giúp các em hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Soạn giáo án
 - HS: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định
 2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của trò
Gv giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ. 
GV phân công cho một số HS khá giỏi trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập ( loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu ) Và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
Tổ chức cho HS nhận xét về phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm: Chọn câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được, đặc biệt là các câu về địa phương mình.
Biểu dương hoặc trao tặng phẩm cho tổ và cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy 
I. NỘI DUNG THỰC HIỆN
 Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Hoạt động 1:
 Mỗi tổ thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên
 Hoạt đông 2:
 Tổ trưởng phụ trách biên tập
Hoạt động 3:
 HS nhận xét
Hoạt động 4:
 Nhận thưởng
3. Củng cố: Đọc những bài hay.
4. Dặn dò: Chuẩn bị cho Hoạt động ngữ văn ở tiết sau.
Tuần 34 Tiết 135-136
Bài 33 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS: Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Soạn giáo án
 - HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định
 2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà. HS chọn văn bản, Gạch dưới những vế cần đọc nhấn mạnh và cần biểu cảm. Đến lớp GV có thể kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
 GV nêu yêu cầu của tiết học:
 - Đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng.
 - Đọc nhấn mạnh đúng chỗ cần nhấn mạnh và biểu hiện tình cảm.
 GV chia tổ cho HS đọc với nhau trong tổ và các em tự chọn một HS đại diện tổ đọc trước lớp.
 Cho đại diện của tổ đọc trước lớp, HS nhận xét từng bạn, cuối cùng GV uốn nắn và đọc một số câu, đoạn; sau đó GV tổng kết
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Hoạt động 2: Đọc trước tổ
Hoạt động 3: Đọc trước lớp
3. Củng cố: Biểu dương người đọc hay.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Tuần 35 Tiết 137-138
Bài 34 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 PHẦN TIẾNG VIỆT	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Soạn giáo án
 HS: Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định	
 2. Bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
 Tiếp tục làm những bài tập khắc phục lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kỳ I
GV ra bài tập cho HS ( đọc bài tập cho HS chép ), gọi hai HS làm trên bảng, các HS khác làm vào vở.
GV chuẩn bị sẵn các bài tập vào bảng phụ , gọi HS lên bảng gắn theo yêu cầu.
 Phần b ( tìm từ theo yêu cầu ) có thể tổ chức hình thức thi giải bài tập nhanh giữa các nhóm học tập.
Dặn dò HS lập sổ tay chính tả bằng cách ghi các từ khó vào sổ, sau đó tham khảo ý kiến các bạn hoặc giáo viên để rèn luyện chính tả.
I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
 Rèn luyện chính tả
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP
 1. Viết chính tả:
 2. Bài tập chính tả:
 a. Điền vào chỗ trống: 	 
 - Điền tr hoặc ch: Chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
 - Điền dấu hỏi, ngã: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
 - Điền âm, vần dễ mắc lỗi:
 + Dành dụm, để dành, tranh giành , giành độc lập 
 + Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
 b. Tìm từ theo yêu cầu:
 - Chỉ sự vật, đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái:
 + Chạy, chơi, chúc, chỉ, trèo, , trang trí, trả treo...
 + Khoẻ, xui xẻo, ngủ, ngã, rõ, rảnh rỗi...
 - Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa cho sẵn:
 + Trái nghĩa với chân thật: giả dối
 + Đồng nghĩa với từ biệt: giã từ
 + giã ( gạo ...)
 c. Đặt câu:
 + Lên / nên
 + Vội, dội
 3. Lập sổ tay chính tả 
 3. Củng cố: 
 Kiểm tra bài viết chính tả
 4. Dặn dò:
 Về nhà luyện viết chính tả.
Tuần 35 Tiết 139-140
Bài 34 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS: 
 - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần ( Văn, Tiếng việt, Tập làm văn ) trong SGK ngữ văn 7, chủ yếu là tập hai.
 - Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
II. CHUẨN BỊ
 - Gv: Soạn giáo án + Đáp án
 - HS: Sửa bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định
 2. Bài sửa:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gọi HS nhắc lại yêu cầu của đề
? Nêu luận điểm của đề?
 GV nên tạo điều kiện cho HS tự nhận ra lỗi của mình bằng cách gợi các em nhớ lại bài thi đã làm.
 Sau đó GV nêu những ưu khuyết điểm chung của lớp.
 Gv chiếu phần đáp án, giảng giải cho HS hiểu sâu hơn cách làm bài văn giải thích
I. YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
 1. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ
 2. Tự luận: 
 - Thể loại: Văn giải thích
 - Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Lòng biết ơn đối với người tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân những người kế tiếp được hưởng..
 - Phạm vi: Thực tế cuộc sống.
II. NHẬN XÉT
 1. Ưu điểm:
 - Đa số HS hiểu đề, giải thích tốt vấn đề đề bài đặt ra.
 - Một số bài làm có bố cục tương đối hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 2. Nhược điểm:
 - Một số bài làm không giải thích rõ nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
 - Một số bài khác lại chỉ giải thích chung chung, không trả lời được câu hỏi: Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? Nhớ kẻ trồng cây ta phải làm gì? ...
 - Lỗi chính tả phổ biến ở lớp 7/1: Sấm, Tuấn, Long, Hậu, Sang, Thuận..., ở lớp 7/5: Giang, Thương, Thiên, Trung ...
III. ĐÁP ÁN:
I/ Phần trắc nghiệm: ( Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm )
1b 2.b 3.a 4.d 5.c 6.c 7.d 8.c 9.b 10.Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ 11.a 12.b
II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
a. Mở bài: ( 1 điểm )
 - Giới thiệu được hoàn cảnh xuất hiện câu tục ngữ và ý kiến của bạn.
 - Lời khuyện dạy từ câu tục ngữ: Phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên.
 - Dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài: ( 4 điểm )
 b1/ Giải thích: ( 1 điểm )
 - Nghĩa đen: Khi ăn những trái cây chín mọng, ta phải nhớ công lao vun xới của người trồng cây
 - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
 b2/ Tại sao “ Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”? ( 1,5 điểm )
 Bởi tất cả của cải không phải tự nhiên mà có. Đó là thành quả của mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao lớp người đi trước.Cụ thể:
 + Bát cơm
 + Áo quần, cây viết.....
 + Những thành tựu văn hoá
 + Sự tự do hôm nay
 b3/ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ta phải làm gì? ( 1,5 điểm )
 - Lòng biết ơn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể : Nhà nước xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng ...
 - Phát huy: Ta vừa là người ăn quả, đồng thời vừa là người trồng cây.
c. Kết bài: ( 1 điểm )
 - Phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó.
 - Ngày nay, câu tục ngữ vẫn nguyên giá trị to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
3. Củng cố: Đọc bài mẫu.
4. Dặn dò: Cần rèn luyện kiến thức trong hè, chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 CN.doc