I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu giá trị văn bản nhật dụng, kỹ năng đọc, cảm thụ văn chương.
3. Thái độ tình cảm: Có thái độ, có ý thức đúng đắn, yêu thương cha, mẹ hơn.
II/ Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK; SGV; soạn giáo án.
HỌC KỲ I TUẦN I Tiết1: Văn học Văn bản CỔNG TRƯỜNG MỞ RA Lý Lan I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh 1. Kiến thức - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu giá trị văn bản nhật dụng, kỹ năng đọc, cảm thụ văn chương. 3. Thái độ tình cảm: Có thái độ, có ý thức đúng đắn, yêu thương cha, mẹ hơn. II/ Chuẩn bị - Giáo viên: SGK; SGV; soạn giáo án. - Học sinh: Đọc và soạn trước bài. III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là văn bản nhật dụng? ? Ở lớp 6 em đã học những bài văn nào về văn bản nhật dụng? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 Hướng dẫn cách đọc. Nhận xét – điều chỉnh. ? Qua phần vừa đọc em thấy có từ ngữ nào khó hiểu hoặc không hiểu? ? Từ văn bản đã dọc, cho biết bài văn viết về ai? Về cài gì? Việc gì? Hoạt động 2 GV tóm tắt ngắn gọn lại văn bản. ? Tìm những chi tiết nói lên tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con? ? Tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường như thế nào? Tìm những từ ngữ nói lên điều đó? ? Tâm trạng của người mẹ, người con có gì khác nhau? ? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? ? Tìm những chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? ? Trong bài văn có phải người mẹ đang nói với con không, vậy mẹ nói với ai? ? Vậy theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Nếu không hãy giải thích? ? Để cho mẹ tự nói với chính mình có tác dụng gì cho bài văn? ? Qua việc làm, tâm trạng trong đêm không ngủ được của người mẹ, em hãy cho biết đây là người mẹ như thế nào? GV diễn giảng, mở rộng liên hệ với thực tế. ? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan tọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ? Nhà trường có vai trò và vị trí như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người? ? Em hiểu thế giới kỳ diệu trong câu nói của người mẹ như thế nào? GV chốt lại nội dung Hoạt động 3 Học sinh đọc - HS thống kê những từ ngữ khó hiểu, tìm hiểu trong phần chú thích. - Viết về tâm trạng nôn nao, hồi hộp pha chút lo lắng trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. - “Mẹ không ngủ được”; “mẹ không tập trung được vào việc nào cả ngủ sớm”; “trằn trọc”; “mẹ không lo ngủ được ” - Giấc ngủ đến với con mút kẹo”; “trong lòng con cho kịp giờ”; “giúp mẹ”; “dọn dẹp đồ chơi”. - Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên/ con thanh thản nhẹ nhàng. - Vì: + Hồi hộp vì con mình bắt đầu được đi học. +Nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình. + Lo lắng cho việc học của con sau này + “Ngày mẹ còn nhỏ bạn mới”; “Mẹ còn nhớ mà mẹ vừa bước vào”. Þ Mẹ nhớ lại sự nôn nao, hồi hộp khi được bà ngoại đưa đến trường. - Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai. - Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. - Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp - Yêu thương, lo lắng hết lòng vì con. - “Ai cũng biết rằng mỗi hàng dặm sau này” - Giúp cho con người có thêm tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn - Kho tàng tri thức, những điều kỳ diệu tình cảm, đạo lý HS đọc ghi nhớ. HS thảo luận. I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích 3. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Tâm trạng của người mẹ. - Mẹ hồi hộp, thao thức, lo lắng. - Mẹ lo lắng cho việc học của con sau này. - Mẹ nhớ lại kỷ niệm sâu đậm. Þ Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con. 2. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. * Ghi nhớ: SGK tr.9 III. Luyện tập 4. Củng cố, dặn dò ? Nêu tâm trạng của người mẹ? ? Nêu tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. - Về nhà đọc, tóm tắt lại văn bản. - Học kỹ bài, thuộc phần ghi nhớ, soạn trước bài “Mẹ tôi”. Tiết 2: Văn học Văn bản MẸ TÔI Ét-môn-đôđơ A-mi-xi I/ Mục tiê bài học Giúp học sinh nắm được 1. Kiến thức: - Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tiêng liêng hơn cả. - Tình cảm thiêng cao cả của cha mẹ đối với con cái. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu văn bản nhật dụng. 3. Thái độ tình cảm: HS có thái độ tình cảm đúng đắn, kính trọng và yêu thương cha mẹ mình, biết nhận ra lỗi lầm và tự sửa chữa. II/ Chuẩn bị - Giáo viên: SGK; SGV; soạn giáo sán. - Học sinh: Học bài cũ; soạn trước bài mới. III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường? ? Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 ? Theo em cần đọc văn bản này bằng giọng điệu như thế nào? ? Từ Hán Việt nào xuất hiện trong phần chú thích? Cho HS đọc chú thích. Hoạt động 2 ? Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? GV diễn giảng ? Qua bức thư em thấy người bố có thái độ gì với En-ri-cô? ? Tìm những từ ngữ thể hiện bố của En-ri-cô buồn và tức giận? ? Qua lời lẽ mà người bố viết trong thư em cho biết đây là một người bố như thế nào? Nêu nhận xét? ? Qua bức thư em có nhận xét gì về mẹ của En-ri-cô? ? Tâm trạng của En-ri-cô khi đọc bức thư? ? Theo em điều gì khiến cho En-ri-cô xúc động?Hãy lựa chọn? ? Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại phải viết thư? Đây là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội. Hoạt động 3 Cho HS đọc và chọn đoạn có nội dung thể hiện vai trò của người mẹ là vô cùng lớn lao. Hướng dẫn học sinh đọc. Gọi 2 hS đọc bài đọc thêm. GV đặt câu hỏi. GV điều chỉnh Rút ra kết luận. - Buồn, chậm rãi. 2 học sinh đọc. - “trưởng thành; vong ân; bội nghĩa”. HS đọc - Nhan đề của văn bản là do chính tác giả đạt cho đoạn trích. Trong truyện tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng các nhân vật và chi tiết đều hướng về người mẹ Þ hiện lên hình tượng người mẹ. - Buồn, tức giận, cương quyết Þ nghiêm khắc - “Sự hỗn láo của con vậy”; “thôi trong con được”. - Có tính cách cương quyết nghiêm khắc đối với con, rất tôn trọng vợ mình và cũng rất thương yêu con. - Người mẹ đã chịu nhiều gian khổ hi sinh, giành những tốt đẹp cho con mình. Þ Phẩm chất cao đẹp của người mẹ. - Rất xúc động. HS thảo luận và chọn câu trả lời đúng nhất. Có thể chọn a, b, c. - Tình cảm sâu nặng thường tế nhị và kín đáo, có khi không nói trực tiếp đượcÞ giữ sự kín đáo, tế nhị, không mất lòng tự trọng. HS đọc ghi nhớ. - “Con hãy nhớ rằng chà đạp lên tình yêu thương đó”. HS tự làm 2 HS đọc HS thảo luận Trả lời câu hỏi. I. Đọc, chú thích 1. Đọc 2. Chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhan đề văn bản 2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô. Þ nghiêm khắc, cương quyết và rất thương yêu con. 3. Mẹ của En-ri-cô. Có phẩm chất tốt đẹp hết lòng vì con. 4. Nhân vật En-ri-cô. En-ri-cô vô cùng xúc dộng khi đọc thư bố. * Ghi nhớ: SGK tr.12 III. Luyện tập 1. Bài tập 1: 2. Bài tập 2 Đọc thêm 4. Củng cố. Nêu suy nghĩ của em về nhan đề của văn bản ? 5. Dặn dị. - Học kỹ bài, thuộc phần ghi nhớ. - Soạn trước bài: Từ ghép. Tiết 3: Tiếng Việt TỪ GHÉP I/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh 1. Kiến thức - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ, đặt câu. 3. Thái độ tình cảm: Dùng từ đúng nghĩa, trân trọng từ Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị - Giáo viên: SGK; SGV; Soạn giáo án; bảng phụ. - Học sinh: Soạn trước bài mới. III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Từ là gì? Từ được phân làm mấy loại, kể tên? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 Cho HS đọc câu hỏi và ví dụ. GV treo bảng phụ có từ ghép “bà ngoại, thơm phức” ? Trong 2 từ ghép trên tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung tiếng chính về ý nghĩa? ? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong ví dụ? HS đọc ví dụÞ ghi từ ghép “quần áo; trầm bổng” lên bảng. ? Trong 2 từ ghép trên có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? ? Vậy có mấy loại từ ghép? Kể tên? Giáo viên kết luận. Hoạt động 2 ? So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”? Hãy giải nghĩa? ? So sánh nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của tư “thơm”, giải nghĩa? ? So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần; áo”? ? So sánh nghĩa của từ “trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “trầm, bổng”? Hoạt động 3 Gọi HS lên bảng ? Tại sao có thể nói “một cuốn sách, một cuốn vở” mà không thể nói “một cuốn sách vở” ? Học sinh đọc - “Bà ngoại”; “bà” tiếng chính, “ngoại” tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. “thơm phức”: “thơm” là tiếng chính, “phức” là tiếng phụ. - Tiếng chính đứng trước tiếng phụ. - Không phân tiếng chính, tiếng phụ. HS đọc ghi nhớ - Bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha. - Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ. - Thơm: mùi hương của hoa dễ chịu, làm cho thích ngủ. - Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn, n ... được ví dụ cho mỗi loại. - Nắm vững hơn về đại từ, chức năng và nhiệm vụ của đại từ, lấy được ví dụ và đặt câu. - Nắm vững hơn về chức năng, nhiệm vụ của danh từ, động từ, và quan hệ từ, giải nghĩa được một số yếu tố Hán Việt. - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. II/ Chuẩn bị III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp ? Nêu các loại từ và từ loại đã học ? (Từ đơn, từ phức, đại từ.) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Cho học sinh lần lượt trình bày khái niệm, cho vẽ sơ đồ như SGK vào vở. Hướng dẫn học sinh lấy ví dụ cho từng laọi từ ghép. ? Có mấy loại từ ghép, lấy ví dụ cho mỗi loại? ? Thế nào là đại từ, có mấy loại đại từ? Cho học sinh vẽ sơ đồ vào vở và lấy ví dụ. Hướng dẫn cho học sinh lập bảng so sánh. Học sinh trình bày khái niệm. VD từ láy: nho nhỏ, xinh xắn VD từ ghép: rau muống - Có 2 loại từ ghép: ghép chính phụ và ghép đẳng lập. Học sinh vẽ sơ đồ vào vở và lấy ví dụ, điền vào các ô trống. Học sinh lập bảng so sánh. 1. Từ phức a. Từ láy b. Từ ghép 2. Đại từ - Đại từ để trỏ - Đại từ để hỏi 3. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng. BẢNG SO SÁNH TỪ LOẠI ÝN VÀ C.NĂNG DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ QUAN HỆ TỪ Ý NGHĨA Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất Biểu thị ý nghĩa quan hệ CHỨC NĂNG Có khả năng làm thành phần của câu, cụm từ Liên kết các thành phần câu, cụm từ 4. Củng cố, ? Nhắc lại các loại từ ghép? ? Thế nào là Đại từ? Có mấy loại đại từ? 5. Dặn dò - Về nhà học kỹ lại các phần lý thuyết đã ôn tập. - Xem, làm lại các bài tập ở từng bài đã học. - Tiếp tục ôn tập phần tiếng Việt đã học, chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I. TUẦN 18 Tiết 69: Tiếng Việt ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp) I/ Mục tiêu bài học - Củng cố và nắm vững hơn về từ phức, lấy được ví dụ cho mỗi loại. - Nắm vững hơn về đại từ, chức năng và nhiệm vụ của đại từ, lấy được ví dụ và đặt câu. - Nắm vững hơn về chức năng, nhiệm vụ của danh từ, động từ, và quan hệ từ, giải nghĩa được một số yếu tố Hán Việt. - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. II/ Chuẩn bị III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ? ? Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Giải nghĩa các yếu tố “bạch cầu; bức tượng bán thân”? Lần lượt cho học sinh giải nghĩa các từ: cô độc, cư trú, cửu chương. ? Giải nghĩa từ “đại” trong nghĩa “đại lộ, đại thắng”? ? Giải nghĩa từ “điền chủ, công điền”? Tương tự cho học sinh giải nghĩa các từ Hán Việt khác. ? Nghĩa của từ “hữu” trong “hữu ích”? ? Nghĩa của “lực” trong “nhân lực”? Tương tự giáo viên cho học sinh giải nghĩa các từ khác. ? Giải nghĩa các từ: thảo mộc, mộc nhĩ, nguyệt thực, nhật ký, quốc gia, tam giác, yên tâm, thảo nguyên, thiên niên kỷ, thiết giáp, thôn xã, thôn nữ? ? Giải nghĩa các từ: Thiếu niên, thiếu thời, thư viện, tiền đạo, tiểu đội, tiếu lâm, vấn đáp? ? Nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa, lấy ví dụ? ? Nêu khái niệm về từ trái nghĩa? Lấy ví dụ? ? Tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghiã với từ “bé” (về mặt kích thước, khối lượng) ? Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “thắng”; “chăm chỉ”? Cho học sinh nhắc lại khái niệm về từ đồng âm, thành ngữ, cho lấy ví dụ. ? Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt? ? Em hãy thay thế những từ ngữ in đậm bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương ứng? ? Thế nào là điệp ngữ, nêu tác dụng của điệp ngữ, có mấy dạng điệp ngữ? Thế nào là chơi chữ, nêu các lối chơi chữ? - Bạch cầu: huyết cầu không mầu, bào vệ cơ thể chống lại khuẩn bệnh. - Bức tượng bán thân: bức tượng nửa người. - Cô độc: chỉ có một mình. - Cư trú: nơi ở. - Cửu chương: bảng cửu chương: 9 - Dạ hương: chỉ một loài hoa nở tỏa hương vào đêm. - Dạ hội: cuộc vui tổ chức vào buổi tối. - Đại lộ, đại thắng: to - Điền chủ: người chiếm hữu nhiều ruộng đất, bóc lột địa tô hoắc công nhân. - Công điền: ruộng thuộc quyền sở hữu của nhà nước thời phong kiến. Học sinh giải nghĩa. - Hữu (hữu ích): có - Lực (nhân lực): sức người - Mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây - Nguyệt (nguyệt thực): trăng - Nhật (nhật ký): ngày - Quốc (quốc gia): nước - Tam (tam giác): ba - Tâm (yên tâm): lòng dạ - Thảo (thảo nguyên): cây - Thiên (thiên niên kỷ): nghìn - Thiết (thiết giáp): vỏ bọc bằng thép - Thôn (thôn xã, thôn nữ): khu vực dân cư ở nông thôn gồm nhiều xóm và một phần của làng hoặc xã - Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): ít - Thư (thư viện): sách - Tiền (tiền đạo): trước - Tiểu (tiểu đội): nhỏ - Tiếu (tiếu lâm): cười - Vấn (vấn đáp): hỏi Học sinh nhắc lại KN VD: tử = chết; heo = lợn Học sinh nêu khái niệm VD: dài > < ngắn; sống > < chết ĐN: nhỏ Bé: TN: to, lớn ĐN: được Thắng: TN: thua ĐN:s. năng Chăm chỉ: TN:lười biếng Học sinh làm - Bách chiến bách thắng = trăm trận trăm thắng; - Bán tín bán nghi = Nửa tin nửa ngờ; - Kim chi ngọc diệp = Cành vàng lá ngọc; - Khẩu phật tâm xà = Miệng nam mô bụng bồ dao găm; (1 )Đồng không mông quạnh (2) Phải cố gắng đến cùng – còn nước còn tát. (3) Con dại cái mang. (4) Giàu nứt đố đỏ vách. Học sinh nhắc lại KN và nêu tác dụng của điệp ngữ. - Có 3 dạng điệp ngữ: + ĐN cách quãng; + ĐN nối tiếp; + ĐN vòng Học sinh lấy ví dụ 4. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt - Bạch (bạch cầu): trắng - Bán (bức tượng bán thân): nửa - Cô (cô độc): chỉ có một mình. - Cư (cư trú): nơi ở. - Cửu (cửu chương): bảng cửu chương: 9 - Dạ (dạ hương, dạ hội): đêm. - Đại (đại lộ, đại thắng): to - Điền (điền chủ, công điền): đất - Hà (sơn hà): sông - Hậu (hậu vệ): sau - Hồi (hồi hương, thu hồi): trở lại, về. 5. Từ đồng nghĩa 6. Từ trái nghĩa 7. Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bé = nhỏ > < to = lớn. Thắng = được > < thua Chăm chỉ = siêng năng > < lười biếng. 8. từ đồng âm 9. Thành ngữ 10. Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa. 11. Thay thế những từ ngữ in đậm bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương ứng. 12. Điệp ngữ 13. Chơi chữ 4. Củng cố, ? Hãy lấy thêm 2 điến 3 ví dụ minh họa cho những nội dung mới ôn tập trên? 5.Dặn dò - Về nhà học kỹ lại các phần lý thuyết đã ôn tập. - Xem, làm lại các bài tập ở từng bài đã học. - Tiếp tục ôn tập phần tiếng Việt đã học, chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I. - Chuẩn bị trước bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt). Tiết 70 : Tiếng Việt CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh - Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng phát âm của địa phương. - Rèn luyện kỹ năng viết chính tả. II/ Chuẩn bị III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 ? Khi viết em thường mắc lỗi chính tả nào? Giáo viên chọn nội dung cho học sinh ôn tập ? Vì sao khi viết em thường vuiết sai chính tả với những lỗi nêu trên? Học sinh kể 1 số lỗi thường mắc phải khi viết chính tả. - Nguyên nhân: do ảnh hưởng phát âm của địa phương. Ví dụ: - Miền Bắc: r/d (rồi –dồi) n/l (làm – nàm) - Miền Nam: v/d (về – zề) r/g (rồi – gồi) 1. Nội dung *Yêu cầu khi viết: - Viết đúng các tiếng có các phụ âm cuối: c/t; n/ ng - Viết đúng tiếng có các dấu: hỏi/ ngã. - Viết đúng tiếng có các nguyên âm: i/ iê; o/ ô - Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu: v/d 4. Củng cố ?Nêu những lổi thường mắc phải? Nguyên nhân dẫn tới sự mắc lổi đó? ? Nêu những yêu cầu khi viết? 5. Dặn dò Chuẩn bị làm một số bài tập để tiếp tục học ở tiết 2. Tiết 71: Tiếng Việt CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ (Tiết 2) I/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh - Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng phát âm của địa phương. - Rèn luyện kỹ năng viết chính tả. II/ Chuẩn bị III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu những yêu cầu cần lưu ý khi viết? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 2 Giáo viên chọn một đoạn văn xuôi trong văn bản: Mùa xuân của tôi, giáo viên đọc cho học sinh viết, kiểm tra. ? Điền vào chỗ trống một chữ cái, 1 dấu thanh hoặc 1 vần vào chỗ trống? ? Điền 1 tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi? Giáo viên hướng dẫn theo yêu cầu ? Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn: giành/ dành; tắt/ tắc . Học sinh nghe - viết - Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử. - Tiểu sử, tiểy thuyết, tuần tiễu, tiêu trừ. - Chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại. - Mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng. Học sinh làm V D: - Đi ngang về tắt; - Tắc nghẽn giao thông. 2. Luyện tập Bài tập 1: Nghe-viết một đoạn văn xuôi. Bài tập 2: Làm các bài tập chính tả. a. Điền vào chỗ trống b. Tìm từ theo yêu cầu c. Đặt câu 4. Củng cố, dặn dò - Xem lại các bài tập làm văn, tìm những lỗi chính tả và sửa lại. - Lập sổ tay chính tả, mỗi ngày viết một đoạn văn khoảng 10 dòng đúng chính tả. - Tiếp tục ôn tập tiếng Việt. TIẾT 72 ÔN TẬP THI HỌC KÌ (Giáo án soạn đính kèm) Tuần 19: TUẦN THI (Đề đính kèm)
Tài liệu đính kèm: