Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 39: Từ trái nghĩa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 39: Từ trái nghĩa

A . Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

-Củng cố, nâng cao kiến thức từ trái nghĩa.

-Thấy được tác dụng của việc sử dụng cáccặp từ trái nghĩa

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ.

* Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 * Ổn định : Kiểm diện, trật tự.

 * Kiểm tra :

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 39: Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 39. 	TỪ TRÁI NGHĨA
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Củng cố, nâng cao kiến thức từ trái nghĩa.
-Thấy được tác dụng của việc sử dụng cáccặp từ trái nghĩa
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ.
* Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước. 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 * Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
 * Kiểm tra :
(?) Thế nào là từ đồng nghĩa?
(?) Từ đồng nghĩa có mấy loại? Cho VD. Sửa BT6,9.
* Giới thiệu bài: 
 Trong cuộc sống,khi giao tiếp đôi khi chúng ta vô tình sử dụng 1 loại từ mà không ngờ tớivì nó quá quen thuộc lại tiện dụng. Các em có biết đó là loại từ nào không? Đó là từ trái nghĩa. Vậy, thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng nó ntn? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ1: Khái niệm từ trái nghĩa
- Cho HS đọc mục 1.
(?) Tìm các cặp từ tráinghĩa trong 2 văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Trần Trọng San) ?
(?) Tìm từ trái nghĩa với từ :già trong trường hợp: cau già, rau già?
(?) Từ phân tích trên, em hãy rút ra khái niệm thế nào là từ trái nghĩa?
Bài tập nhanh:
(?) Tìm từ trái nghĩa với từ: Xấu, lành ?
HĐ 2: tác dụng của từ trái nghĩa
(?) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản trên ?
(?) Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy?
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh:
(?) Xác định các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:
“ tất cả, ta rất  dũng khí,
 chảng cúi đầu; vẫn ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng Sức mạnh hơn .”
HĐ 3 Luyện tập 
-Cho HS đọc BT.
-Đánh giá.
-Cho HS đọc BT.
-Đánh giá.
-Nêu yêu cầu.
-Đánh giá.
-Nêu yêu cầu, gọi HS đọc.
-Đánh giá, cho điểm.
-Đọc.
+ Ngẩng >< cúi® Hành động.
+ Già >< trẻ ® Tuổi tác.
+ Đi >< trở lại® di chuyển.
Già >< non.
- Ghi nhớ.
- Cơ sở chung:
+ Hình dáng: Xấu >< xinh
+ Hình thức-nội dung:xấu ><đẹp
+ Phẩm chất : xấu >< tốt
+ Lành >< độc,dữ.
+ Lành >< rách, mẻ, vỡ.
+ Tạo các cặp tiểu đối
+ Tạo hiện tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời văn sinh động.
- Thành ngữ:
+ Ba chìm bảy nổi.
+ Lên bổng xuống trầm.
+ Bước thấp bước cao.
® Tạo lời ăn, tiếng nói sinh động hơn.
-Đọc to ghi nhớ và tự ghi.
+ Thiếu >< giàu.
+ Sống >< chết.
+ Nhân nghĩa >< cường bạo
-Đọc, thảo luận, trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc, thảo luận trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân : mỗi em 1 câu.
-Cá nhân.
I/Thế nào là từ trái nghĩa
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
II/Sử dụng từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
III/ Luyện tập 
1)Từ trái nghĩa:
 Lành >< rách.
 Giàu >< nghèo.
 Ngắn >< dài.
 Sáng >< tối.
2)Cá tươi >< cá ươn.
 Hoa tươi >< hoa héo, tàn
 Aên yếu >< ăn khoẻ.
 Học yếu >< học khá, giỏi.
 Chữ xấu >< chữ đẹp.
 Đất xấu >< đất tốt.
3)Chân cứng đá mềm.
Có đi có lại.
Gần nhà xa ngõ.
Mắt nhắm mắt mở.
Chạy sắp chạy ngửa. 
Vô thưởng vô phạt.
Bên trọng bên khinh.
Buổi đực buổi cái.
Bước thấp bước cao.
Chân ướt chân ráo.
4)Tôi đi lính, lâu không về 
 quê ngoại. 
Dòng sông xưa vẫn bên lỡ, bên bồi.
 Khi tôi biết thương bà thì đã muộn. 
Bà chỉ còn là 1 nắm cỏ thôi! (Nguyễn Duy)
*Củng cố: Thế nào là từ trái nghĩa?
Tác dụng của từ trái nghĩa?
*Dặn dò: -Học ghi nhớ.
-Làm hoàn chỉnh BT4 .
Soạn bài : Luyện nói văn biểu cảm. ( Mỗi tổ 1 đề: Chuẩn bị ra giấy để nói trước lớp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 39.doc