Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (tiếp)

A- Mục tiêu cần đạt

- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa

- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa

B- Chuẩn bị

- GV: Giáo án + SGK + Bảng phụ

- HS: Đọc trước bài + làm bài tập

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

*HĐ1- Khởi động

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/10/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 10 - Tiết: 39
từ trái nghĩa
A- Mục tiêu cần đạt
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án + SGK + Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài + làm bài tập
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Nhóm từ nào cả 3 từ đều là từ đồng nghĩa?
	A. Cho; Biếu; Xin.	C. Máy bay; Tàu bay; Phi cơ.
	B. Tàu hỏa; Xe lửa; Tàu thuỷ	D. Xinh; Đẹp; Trắng.
Câu 2: Từ nào đồng nghĩa với từ "vọng"(nhìn) trong bài thơ "xa ngẵm thác Núi Lư"?
	A. Trông	B. Xem	C. Ngắm	D. Cả 3 từ trên
Câu 3: Chọn từ nào điền vào dấu 3 chấm trong câu sau là thich hợp nhất?
	"Chúng ta đã thu được nhiều ... trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam"
	A. Thành tích	 B. Thành tựu	C. Kết qủa	D. Thành quả
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): ở cấp I các em đã được học về từ trái nghĩa . Vậy từ trái nghĩa là gì ? Ta nên sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta điều đó 
 * HĐ2- Hướng dẫn Hình thành kiến thức 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
ừ NL 
- Đọc thuộc lòng bản dịch thơ : “Cảm nghĩ” ( Tương Như dịch ) và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết ” của Trần Trọng San
- Dựa vào kiến thức đã học ở C1 về từ trái nghĩa ? Em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ ấy:
- Ngẩng- cúi ( hoạt động của đầu theo hướng lên xuống )
- Trẻ –già: ( mức độ về tuổi tác )
- Đi – trở lại ( sự tự di chuyển )
- Căn cứ vào cơ sở nào để xác định đó là những cặp từ trái nghĩa ?
- Qua phân tích NL, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
- Lấy thêm nhiều ví dụ khác 
- Giải thích nghĩa của từ “già ” trong câu thơ “Trẻ đi, già trở lại nhà” ?
- Ngoài ý nghĩa vừa tìm trong “cau già” “rau già”, từ “già”còn có ý nghĩa gì?
– Trái nghĩa với “già” ở nghĩa T2 là gì ? (già -non ) 
- Qua phân tích NL, em rút thêm được kết luận gì về nghĩa của từ trái nghĩa?
- Việc sử dụng từ trái nghĩa trong những câu thơ ở bài thơ dịch trên có tác dụng gì ?
( ngẩng- cúi đ 2 hành động trái ngược, độc lập nhau cho thấy trong khoảnh khắc tác giả đã động làng nhớ quê đ tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực )
- Già - trẻ; đi- trở lại đ độc lập, khách quan 1 cách ngắn gọn quãng thời gian xa quê của tác giả, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác, bước đầu hé lộ t/c quê hương của tác giả )
- Tìm thêm các thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa ? Cho biết tác dụng của các cặp từ trái nghĩa ấy ?
(đ Độc lập tương phản đ lời ăn tiếng nói của người PN VN có hình ảnh sinh động, dễ hiểu )
* HĐ3 : Hướng dẫn luyện tập
- Tìm các cặp từ trái nghĩa ?
- Tìm từ trái nghĩa?
- Điền từ trái nghĩa vào các từ ngữ?
- Viết đoạn văn về t/c quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa .
- Đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa 
I- Bài học 
1, Thế nào từ trái nghĩa:
- Những từ có nghĩa trái ngược nhau ( dựa trên 1 cơ sở chung nào đó )
Già -Người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời bài thơ
- Sản phẩm trồng trọt ở gia đình đã phát triển đầy đủ, sau đó chỉ chín và tàn lụi di.
đ Một số từ có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau 
* Ghi nhớ 1 ( 128 )
2, Sử dụng từ trái nghĩa
- Sử dụng trong đối đ ý tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm lời nói sinh động, có hình ảnh
* Ghi nhớ 2 (128)
II-Luyện tập
Bài tập 1: Làm miệng
- Lành –rách Ngắn – dài
- Giàu – nghèo Sáng – tối
- Đêm – ngày 
* Chú ý: Quần áo không phải cặp từ trái nghĩa 
Bài tập 2:
- Cá tươi – cá ươn
- Hoa tươi – Hoa héo
- An yếu - ăn khoẻ
- Học lực yếu – HL giỏi
- Chữ xấu –chữ đẹp 
- Đất tốt - đất xấu
Bài tập 3( HS tự làm vào vở )
Bài tập 4
HS viết , Gv sửa chữa , nhận xét.
GV chọn 1 vài bài hay đọc trước lớp 
Bài tập 5( thêm )
- Dòng sông quê em vẫn bên lở bên bồi
- Chúng ta phải làm cho trắng – dên rõ ràng
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Khổ thơ sau có mấy cặp từ trái nghĩa?
 	 “ Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí 
 Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
 Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”
 	 ( Tố Hữu)
A. 3 cặp	B. 4 cặp	C. 2 cặp	D*. 5 cặp 
2- HDVN
- Học bài + làm bài tập
- Chuẩn bị đề 1 ( 129 ) để luyện nói về văn BC. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT39.doc