Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm, bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
Tuần: 11 Ngày soạn: 20/10/2012 Tiết: 41 Ngày giảng: 22/10/2012 Đọc thêm: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh. - Vai trò ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm, bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng vị tha, nhân ái. II. Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi III. Phương pháp. Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng. IV. Các bước lên lớp 1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2 . Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài “ Ngẫu nhiên viết....Quê” và nêu nội dung bài thơ 3 . Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm H: Nêu vài nét chính về tác giả? H: Nêu hoàn cảnh ra đời, vị trí của bài thơ? H: Nhân xét số tiếng trong các bài thơ HĐ2: Đọc và tìm hiểu chú thích GV: Hướng dẫn, đọc, gọi HS đọc H: Thể thơ? H: Bài thơ gồm mấy phần? Ranh giới và nội dung từng phần? HS trình bày, nhận xét, bổ sung, H: Bốn phần này có thể hợp thành mấy nội dung lớn? H: Đoạn 1 đã lột tả những nỗi thống khổ nào của gia đình Đỗ Phủ? Gọi HS đọc khổ1 H: Khổ 1 diễn tả bằng phương thức nào? H: Hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến ở đây? H: Hậu quả của trận gió? H: Qua khổ thơ 1 em hình dung ra cảnh gì? Và tâm trạng của tác giả lúc này sẽ như thế nào? H: Vì sao tác giả lại có tâm trạng như vậy? GV: Liên hệ gia đình Đỗ Phủ mới được gia đình, người thân giúp dựng ngôi nhà tranh. GV: Gọi học sinh đọc khổ 2: H: Phương thức biểu đạt ở khổ 2? H: Đã khổ vì nhà bị tốc mái, Đỗ Phủ còn nỗi khổ nào nữa? H: Em hãy hình dung tâm trạng của tác giả lúc này? H: Bọn trẻ có đáng trách không? (Không) H: Vì sao? Trách XHTQ lúc này bị mục nát- trẻ đói khát, chết rét, thất học tràn lan. Gọi HS đọc khổ 3 H: Phương thức biểu đạt có gì độc đáo? H: Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên ở đây? H: Cảnh trong nhà của Đỗ Phủ? H; Trước cảnh đó, tâm trạng của Đỗ Phủ như thế nào? H: Khổ vì gia đình nghèo còn có nỗi khổ nào nữa không? GV: Như vậy cùng một lúc Đỗ phủ phải chịu hai nỗ khổ chung và riêng – Nỗ khổ của toàn nhân dân, tầng lớp nho sĩ, trí thức Trung Quốc lúc bấy giờ. HS đọc khổ cuối H: Phương thức biểu đạt? H: Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? Cách thể hiện? H: Qua đó, em cảm nhận được điều gì ở Đỗ Phủ? H: Có người cho rằng ước mơ ảo tưởng? GV: Ước mơ màu sắc ảo tưởng. Vì trong hoàn cảnh XH... nhưng đó là ước mơ rất đẹp bắt nguồn từ cuộc sống – Qua đó thấy được Đỗ Phủ là con người của dân. H: Câu cuối nói lên tình cảm của Đỗ Phủ như thế nào? H: Nếu không có 5 câu thơ cuối bài thơ đã phải là bài thơ hay chưa ? (đã phải có giá trị biểu cảm cao, phản ánh chân thực nỗi khổ của người nghèo -> hiện thực xã hội). H: Vậy khổ thơ cuối có ý nghĩa gì ? HĐ3: Tổng kết H: Nêu NT chính của toàn bài ? H: Nêu ý nghĩa của văn bản ? Họi HS đọc ghi nhớ I. Tác giả - tác phẩm: 1. Tác giả: Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc. Tác phẩm của Đỗ Phủ được viết theo bút pháp hiện thực, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. 2. Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô (Tứ Xuyên) II. Đọc, tìm hiểu chú thích: 1. Đọc - từ khó 2. Thể thơ: Thơ cổ Trung Quốc 3. Bố cục: - Bài thơ chia 4 phần + Đoạn1: Cảnh nhà bị phá + Đoạn2: Cảnh bị cướp tranh + Đoạn3: Cảnh trong đêm mưa + Ước muốn của tác giả ( đoạn 4 ) II.Tìm hiểu văn bản 1. Nỗi thống khổ của gia đình Đỗ Phủ khi gặp hoạn nạn. a. Cảnh gió thu phá nhà - Miêu tả kết hợp với tự sự (Biểu cảm) - Gió thu thổi rất mạnh. - Cuộn mất ba lớp tranh, tranh bay thấp xa, rãi khắp,... -> Tiêu điều, xác xơ => Tiếc nuối xót xa. b. Cảnh lũ trẻ cướp tranh. - Tự sự kết hợp với biểu cảm. - Nhè thời cơ nhà bị gió thu phá lũ trẻ con nhào vào cướp tranh mặc cho lão gào thét hết lời. -> Giận dữ, cay đắng, bất lực. c. Cảnh trong đêm mưa - Miêu tả kết hợp với biểu cảm. - Mưa càng ngày càng to, trời tối. - Nhà dột, mưa ướt lạnh -> Khổ sở, đói khát, nghèo khổ vì loạn lạc 2. Nỗi lòng của tác giả - Biểu cảm trực tiếp Thể hiện bất ngờ “ Ước được nhà rộng muôn ngàn gian...ha” -> Ước mơ cao cả, nhân đạo, vị tha. “Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được” - > Lòng vị tha đạt tới đỉnh cao, đặt nỗi khổ của người nghèo lên trên hết – tấm lòng của bậc thánh nhân. => Xả thân vì hạnh phúc chung, cảm thông, đặt nỗi khổ của người khác lên trên. III. Tổng kết: Nghệ thuật. - Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện những chi tiết, các sự việc nối tiếp, từ đó khắc họa nên bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ. - Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2. Ý nghĩa văn bản. Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực. 4 . Củng cố : - Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?Học xong bài em có cảm nghĩ gì ? - Giáo dục lòng nhân đạo 5 . Hướng dẫn tự học : - Học thuộc lòng bài thơ. - Trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ. - Tiết sau kiểm tra 1 tiết V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung : Tuần 11 Ngày soạn: 20/10/2012 Ngày dạy: 22/10/2012 KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Kiểm tra đồng bộ, toàn diện kiến thức về văn bản đã học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức nghiêm túc, cẩn thận II. Chuẩn bị: - Thầy: Ra đề, đáp án khoa học, vừa sức. Ghi đề vào bảng phụ - Trò: Học bài III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung kiểm tra. ĐỀ 1 Câu 1. (3điểm) Chép thuộc lòng bài ca dao số 1 về tình cảm gia đình. Bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Muốn diễn tả tình cảm gì? Câu 2. (3 điểm) Nêu nghĩa tượng trưng của bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Câu 3. (4 điểm) Hãy tóm tắt vài nét nổi bật về nghệ thuật và nêu ý nghĩa của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 7 ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 1 - HS chep đúng bài ca dao - Lời của người mẹ nói với con khi ru con. - Bài ca diễn tả công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở con về bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công lao ấy. 1 1 1 2 Nghĩa tượng trưng của bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Bài làm của HS đảm bảo các ý sau: Nói về phẩm chất, thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: - Hình thức: xinh đẹp, duyên dáng. - Thân phận: phụ thuộc, chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời. - Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được son sắt, thủy chung, tình nghĩa. 1 1 1 3 Bài làm của HS đảm bảo các ý sau: - Nghệ thuật: + Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, thể hiện cảm giác kì dịu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạng của Lí Bạch. + Sử dụng biện pháp so sánh phóng đại. + Liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo. + Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. - Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch. 0.5 0.5 0.5 0.5 2 3. Quan sát - bao quát 4. Thu bài - nhận xét 5. Hướng dẫn tự học: Học ôn lại bài Chuẩn bị bài: từ đồng âm IV. Rút kinh nghiệm- bổ sung: Tuần: 11 Ngày soạn: 20/10/2012 Tiết: 43 Ngày giảng: 24/10/2012 TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Kĩ năng: - Nhận diện từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. * Tích hợp kĩ năng sống: - Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân. 3. Giáo dục: ý thức cẩn trọng khi dùng từ II . Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + bảng phụ - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi III. Phương pháp. Nêu vấn đề, thảo luận. IV. Các bước lên lớp 1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2 . Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là từ trái nghĩa ? cho ví du. Tác dụng của sử dụng từ trái nghĩa ? cho 1 ví dụ 3 . Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu khái niệm từ đồng âm GV đưa bảng phụ ghi ví dụ, gọi HS đọc H: Xác định từ lồng ở a,b thuộc từ loại gì? H: Lồng ở a chỉ hoạt động gì? H: Lồng ở b chỉ gì? VD3: Mẹ em đang lồng chăn H: Cách phát âm của 3 từ lồng này? H: Nhận xét về nghĩa của 3 từ vừa tìm hiểu ? H: Những từ “Lồng” trên là từ đồng âm, vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm ? Gọi HS đọc ghi nhớ H: Cho thêm ví dụ về từ đồng âm ? H: Từ “Chân” trong chân mèo, chân bàn, chân núi có phải từ đồng âm không ? (không -> chuyển) HĐ2: Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm H: Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong ví dụ (I) ? Gọi HS đọc và trả lời câu 2 H: Nếu chỉ nói như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra ? (kiếm tình huống: chở cá kho đến, chỉ huy bảo đem cá về kho, người lính sẽ...) H: Làm thế nào để câu này trở thành đơn nghĩa ? H: Qua đó cho thấy khi sử dụng từ - ta cần phải làm gì ? GV giáo dục 1 lần nữa cách sử dụng từ đồng âm: thận trọng, đầy đủ, rõ ràng. (Rèn kĩ năng sống cho học sinh) HĐ3: Luyện tập Gọi HS đọc BT1 Cho học sinh thảo luận đưa ra ý kiến về từ cao, ba, tranh, sang. (Rèn kĩ năng sống) Cho HS thảo luận bài tập 3 rồi gọi HS tra lời bài thảo luận. I. Thế nào là từ đồng âm: 1. Tìm hiểu ví dụ: - Lồng 1: (ĐT)-> hành động nhảy dựng lên - Lồng 2: (DT) -> dụng cụ nhốt con vật - Lồng 3: (ĐT) Cho ruột chăn vào trong vỏ chăn. + Âm thanh giống nhau Từ đồng + Nghĩa khác xa nhau âm 2. Ghi nhớ. VD: Đường (ăn) đường (đi) *Lưu ý: phân biệt với từ nhiều nghĩa II.Sử dụng từ đồng âm 1.Ví dụ: - Dựa vào từng ngữ cảnh (các từ ngữ khác trong câu) để phân biệt được nghĩa từ “lồng” - Đem cá về kho VD: Kho 1: Chỗ cất giữ + Kho 2: Nấu chín để ăn -Đem cá về mà kho đi Đem cá về nhập (cất) ở kho -> Khi nói, viết cần sử dụng từ chính xác, đầy đủ theo yêu cầu của văn cảnh – để tránh hiểu nhầm. Ghi nhớ: III. Luyện tập: 1.Tìm từ đồng âm - Cao: núi cao, lạng cao (khỉ), cao dán - Ba: số ba, ba má - Tranh: tranh công, bức tranh, tranh giành - Sang: sang sông, giàu sang 3. Đặt câu. - Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn công việc. - Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. - Con sâu đang ăn sâu vào thân cây. 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? 5 . Hướng dẫn tự học : - Tìm một bài ca dao (hoặc thơ, tục ngữ, câu đối,...) trong đó có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản. - Học bài - Làm bài tập - Chuận bị bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. IV . Rút kinh nghiệm - Bổ sung : Tuần: 11 Ngày soạn: 20/10/2012 Tiết: 44 Ngày giảng: 24/10/2012 Tiết 44: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong các văn bản biểu cảm. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm. 3. Giáo dục: Có ý thức vận dụng 2 yếu tố trên trong làm bài văn biểu cảm II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Sgk, sgv, kế hoạch bài học, bảng phụ. - HS: Học bài xem bài trước ơ nhà. III. Phương pháp. Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những cách lập ý thường gặp trong văn biểu cảm 3. Bài mới: Hoạt động thầy - trò Nội dung Hoạt động 1 H: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? H: Bài thơ chia làm mấy phần? H: Các phương thức biểu đạt ở 4 khổ thơ? H: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong phần 1? H: Ở phần 2 tự sự điều gì và để bộc lộ cảm xúc gì? H: Phần 3 miêu tả sự việc gì và bộc lộ điều gì? H: Phần 4 biểu cảm điều gì? H: Qua đó nhận xét về vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm? - Học sinh đọc đoạn văn H: Tìm yếu tố tự sự và miêu tả trong phần của đoạn văn? H: Tự sự và miêu tả thể hiện qua cách nào? (Qua hồi tưởng) H: Tình cảm được bộc lộ ở đâu? H: Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì có bộc lộ tình cảm được không? H: Q ua 2 văn bản trên, em có nhận xét gì về yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm? Hoạt động 2: HD luyện tập H: Kể lại ND bài thơ “Bài ca nhà tranh...” bằng bài văn xuôi biểu cảm? Viết lại thành bài văn biểu cảm I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm 1.Ví dụ 1: Bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” + Phần 1: Tự sự (2 câu đầu) miêu tả (3 Câu sau) có ý nghĩa dựng lại bức tranh toàn cảnh của sự vật, sự việc để làm nền cho tâm trạng. + Đoạn 2: Tự sự 4 câu tái hiện sự việc để bộc lộ tâm trạng buồn, bất lực, giận dữ. + Đoạn 3: Miêu tả thiên nhiên và sự tàn phá gia đình để bộc lộ tâm trạng ít ngủ (Vì nghèo vì loạn lạc). + Đoạn 4: Chủ yếu là biểu cảm: bộc lộ ước mơ cao đẹp, tấm lòng vị tha cao cả sáng người (bộc lộ trực tiếp) -> Các yếu tố tự sự và miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ gửi gắm cảm xúc (nỗi khổ của bản thân, gia đình) và khát vọng lớn lao, cao quý (ước có ngôi nhà chung còn mình rét cũng được) 2. Ví dụ 2: Đọc và tìm hiểu đoạn văn. - Miêu tả bàn chân bố (ngón chân khum khum) gan bàn chân xám xịt, lỗ rỗ, lõm, mu mốc trắng... -Tự sự: Khi ngủ bố rên. Đêm nào bố cũng ngâm chân nước hòa muối,...con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước. - Cảm nghĩ: Sự cảm thông sâu sắc và tình thương của con đối với bố (biểu cảm) -> Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, không kể, không tả đầy đủ. => Tình cảm là chất keo gắn yếu tố tự sự và miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết. 3. Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài tập 1: Yêu cầu kể và tả theo các trình tự sau: - Kể cảnh gió thu to, dữ dội, thổi mạnh làm cuốn mất 3 lớp tranh trên mái nhà, cảnh tranh bay tứ tung - Kể lại hành động của bọn trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả. - Tả cảnh ma, dột của ngôi nhà, và cảnh khổ của gia đình Đỗ Phủ. - Kể lại ước mơ của Đỗ Phủ Bài tập 2: - Yêu cầu kết hợp giữa tự sự và miêu tả để biểu cảm theo các ý sau: + Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mấu ngày trước + Miêu tả: Cách chải tóc của mẹ, hình ảnh người mẹ + Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết 4. Củng cố. - Nắm được vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm - Viết lại bài tập 1 (phần luyện tập) 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm. - Chuẩn bị bài:cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học V. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: