Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 – Tiết 41 : Văn bản : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 – Tiết 41 : Văn bản : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (tiết 1)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tấm lòng nhân hậu vị tha của Đỗ Phủ nhà thơ hiện thực vĩ đại –Nhà thơ của dân đen.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình

- Thấy được bút pháp hiện thực , giọng thơ trầm uất của đại thi hào Đỗ Phủ.

- Tích hợp với Tiếng việt và Tập làm văn.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm trữ tình tự sự.

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 – Tiết 41 : Văn bản : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 7A: 7B:
 Tuần 11 – Tiết 41 :
 Văn bản :
 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
 (Đỗ Phủ)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Cảm nhận được tấm lòng nhân hậu vị tha của Đỗ Phủ nhà thơ hiện thực vĩ đại –Nhà thơ của dân đen.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình 
- Thấy được bút pháp hiện thực , giọng thơ trầm uất của đại thi hào Đỗ Phủ. 
- Tích hợp với Tiếng việt và Tập làm văn.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm trữ tình tự sự.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc thuộc VB ; trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” ? Qua bài thơ em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Hạ Tri Chương đối với quê hương ?
3. Bài mới: 
	Giới thiệu bài: Lí Bạch , Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất Trung Hoa đời đường .Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại .Thi sử thi thánh .Cuộc đời long đong khốn khổ , chết vì nghèo và bệnh tật .Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất , buồn đau nuốt tiếng khóc nhưng lại ngời sáng lên tinh thần nhân ái bao la. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ”là một bài thơ như thế .
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Hs theo dõi chú thích SGK.
? Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Đỗ Phủ?
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Em hãy nhận xét về đặc điểm của thể thơ này?
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.
- 3 HS lần lượt đọc.
- GV nhận xét cách đọc.
- GV cho HS giải thích các từ khó sgk.
? Xác định bố cục của bài thơ?
 HS đọc khổ 1.
? Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh nào
Tìm những hình ảnh thơ miêu tả cảnh bị
 phá?
? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ này?
? Hình ảnh các mảnh tranh đó gợi lên cảnh tượng gì?
? Qua lời kể, tả đó em thấy chủ nhân của căn nhà có hoàn cảnh ra sao ?
? Thử hình dung tâm trạng Đỗ Phủ trong hoàn cảnh này?
- GV :đã bao năm bôn ba xuôi ngược chạy loạn mưu sinh, mãi gần đó , nhờ sự giúp đỡ của những người thân, Đỗ Phủ mới dựng được ngôi nhà tranh nho nhỏ. Vậy mà giờ đây thiên nhiên vô tình lại cướp đi của ông ngôi nhà “tình nghĩa ấy’’
? Khổ thơ sử dụng phương thức biểu đạt gì? 
 HS đọc đoạn 2. 
? Không những khổ vì cảnh nhà bị tốc mái, Đỗ Phủ còn phải chịu thêm nỗi khổ gì ?
? Ta có lên trách lũ trẻ không? vì sao?
 GV: Lũ trẻ nghịch ngợm thừa gió bẻ măng xô vào cướp giật. Qua đó cho chúng ta hình dung được cảnh tượng cuộc sống XH thời Đỗ Phủ, trẻ em đói nghèo thất học tràn lan.
? Chứng kiến cảnh tượng đó, tâm trạng Đõ Phủ như thế nào?
? Thử lí giải tâm trạng ấm ức của Đỗ Phủ? 
? ở đoạn này phương thức biểu đạt chủ yếu là gì ?
 HS đọc đoạn 3.
? Đoạn thơ thứ ba sử dụng phương thức biểu đạt gì ?
? Đoạn thơ thứ ba kể về nỗi khổ gì?
? Qua lời thơ em đọc em hình dung ra một cảnh đêm trong căn nhà đã bị tốc mái như thế nào ? 
? Đoạn thơ thứ ba gợi liên tưởng đến thực trạng của xã hội thời Đỗ Phủ. Em thử hình dung thực trạng xã hội đó như thế nào? Đây có phải là nỗi khổ của riêng gia đình Đỗ Phủ không?
 HS đọc khổ cuối 
? Nếu theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì khổ cuối có thể kết thúc ntn? (Có thể kết thúc bằng 1 lời buông xuôi bằng 1 lời oán thán) 
?Vậy mà thơ có kết thúc như thế nào? Có gì bất ngờ ?(Kết thúc bằng một ước mơ )
? Vì sao ông lại ước cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ?
? Từ ước vọng tha thiết ấy cho em hiểu điều gì về con người Đỗ Phủ?
- GV: Thấu hiểu và thông cảm với cuộc đời và số phận của những người nghèo khổ trong xã hội... có thể quên đi lỗi cơ cực của bản thân để hướng tới nỗi cơ cực của đồng loại.
?Tại sao ước vọng đẹp đẽ đó lại được bắt đầu bằng cụm từ “than ôi”?
=>Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thực cụ thể, ước mơ ấy còn thể hiện tinh thần vị tha , tới mức xả thân vì người khác. 
? Nêu những nét đắc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Đọc diễn cảm 2 phần cuối.
Dùng 2 câu nêu ý cính đoạn văn bàn về bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” trong SGK/134.
I/ Giới thiệu chung
1.Tác giả
- Đỗ Phủ : (712-770)
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường - Trung Quốc.
- Cuộc sống nghèo khổ cơ cực.
- Để lại hơn 1500 bài thơ thấm đẫm tinh thần nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. 
- Được mệnh danh là thi sử .
2. Tác phẩm
- Thể cổ thể, tự do, dài 23 câu. 
- Vần, nhịp, câu, chữ tự do, phóng khoáng. 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc
 Đọc giọng vừa phải , vừa kể vừa tả, vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã , bất lực, cay đắng của nhà thơ trong 3 khổ thơ đầu. Giọng tươi sáng, phấn trấn hơn ở khổ cuối. 
2. Chú thích
 SGK.
3. Bố cục
+18 câu đầu =>Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn. 
+5 câu cuối => ước vọng của nhà thơ 
4. Phân tích 
a) Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn
* Cảnh nhà bị gió thu phá 
- Gió thét già Ú thế gió dữ dội
- Nhà tranh bị cuộn ... bay... rải... treo... quay lộn... 
- Nghệ thuật kể, tả, sử dụng nhiều động từ mạnh.
à Cảnh tượng tan tác, tiêu điều và sự bất ngờ, nuối tiếc, lo âu, bất lực của ông già Đỗ. 
à Phương thức miêu tả và tự sự.
*Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá
- Trẻ con: khinh, nhè... xô... cướp giật 
à Cuộc sống đói nghèo, thất học tràn lan.
à Hình ảnh nhà thơ già yếu, đáng thương tâm trạng đầy uất ức (cay đắng xót xa cho thân phận của mình và cho những cảnh đời nghèo khổ, bất lực trong thiên hạ)
à Tự sự và biểu cảm trực tiếp.
* Cảnh đêm trong nhà đã bị phá tốc mái 
- Miêu tả, có kết hợp với biểu cảm.
- Đêm mưa, nhà dột, rét mướt 
à Không gian bị bóng tối giầy đặc bao phủ và lạnh lẽo 
à Gợi liên tưởng về một thực trạng XH đen tối , bế tắc đói khổ.
à Đây chính là nỗi khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho trí thức đời Đường vì chiến tranh, loạn lạc triền miên. 
b)Ước vọng của nhà thơ 
- ước nhà rộng muôn ngàn gian vững chắc, che khắp thiên hạè cho kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
à Đỗ Phủ là một nhà hiện thực vĩ đại và nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn 
– Than ôi!bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt 
à Không tin ước vọng ấy sẽ trở thành hiện thực.
à Đây chính là ước vọng cao cả nhưng chua xót. 
III.Tổng kết 
 *Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
 Nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo Đỗ Phủ khi nhà tranh bị gió thu phá. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.
4. Củng cố kiến thức : 
? Tại sao nói Đỗ Phủ là nhà hiện thực và nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn?
 ? Theo em yếu tố tự sự và miêu tả trong VB này có giá trị gì ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Học thuộc lòng bài thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật của bài. 
 - Tự ôn tập các tác phẩm văn học đã học - giờ sau kiểm tra Văn (45’) 
 Ngày dạy : 7A: 7B:
 Tuần 11 – Tiết 42 :
Kiểm tra văn
A/ Mục tiêu bài học
- Kiểm tra, đánh giá năng lực lĩnh hội kiến thức HS qua các tác phẩm văn học. 
- Giúp HS rèn kĩ năng tái hiện, khái quát, tổng hợp vấn đề, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài, kĩ năng diễn đạt. 
B/ Chuẩn bị 
- GV : Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- HS : Ôn tập các tác phẩm văn học đã học.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới: 
Đề bài
 	I. Phần Trắc nghiệm (2,25 đ) 
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng.
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?
 A.Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
 B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
 C. Kể về tâm trạng của 1 chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
 D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai 
 trường vào lớp một của con.
2. Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả nào?
A. Lí Lan B. Khánh Hoài C. Hồ Xuân Hương D. Tô Hoài
3. Văn bản “Phò giá về kinh” sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
B. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguuyên
C. Trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
4. Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau ” là gì ?
 A. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. C. Thương người mẹ đã mất.
 B. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. D. Nhớ về thời con gái đã qua.
5. Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì ?
 A. Hồi kèn xung trận C. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. 
 B. Khúc ca khải hoàn. D. áng thiên cổ hùng văn.
6. Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn trong văn bản “Bài ca Côn Sơn” là vẻ đẹp gì ?
 A. Tươi tắn và đầy sức sống. C. Kì ảo và lộng lẫy.
 B. Ngàn xưa và yên tĩnh. D. Hùng vĩ và náo nhiệt.
7.Điền cụm từ phù hợp vào dấu 3 chấm sau :
Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là : 
Văn bản “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ 
8. Nhận xét sau đúng hay sai? (đúng khoanh Đ, sai khoanh S)
 Cụm từ “ta và ta” trong văn bản “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến cùng để chỉ về một người. Đ S
	II. Phần Tự luận (7,5đ)
Câu 1 (4 đ) : Chép theo trí nhớ hai câu thực của bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. Phân tích nghệ thuật và nội dung của 2 câu thơ đó.
Câu 2 (4 đ) : Qua bài thơ “ Bánh trôi nước”, hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa? Qua bài thơ, tác giả bày tỏ tình cảm gì của mình với người phụ nữ?
 Đáp án - Biểu điểm
 I. Phần Trắc nghiệm (2,5đ) . Mỗi câu đúng o,25 đ. Riêng câu 7 :0,5đ
 1.D 2.B 3.A 4.A 5.C 6.B 
7. a) Bà chúa thơ Nôm.
 c) Thất ngôn bát cú.
8.S 
II. Phần Tự luận (7,75đ)	
Câu 1: (3,75 đ)
Chép đúng 2 câu thực văn bản, không sai chính tả, trình bày đúng hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú : 1đ.
- Chỉ ra được những nét chính về nội dung và nghệ thuật: 1,75 đ
+ Đối “ dưới núi- bên sông”-> Gợi bức tranh sơn thủy hùng vĩ
+ Từ láy: lác đác, lom khom-> gợi dáng vẻ bé nhỏ tội nghiệp của con người
+ Từ chỉ lượng: mấy, vài-> gợi sự thưa thớt, vắng vẻ
Tất cả làm hiện lên viễn cảnh Đèo Ngang đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng sự sống mờ nhạt tiêu điều . Vì thế mà cảnh Đèo Ngang mang nét buồn hiu hắt.
Hình thức: 1 đ
Trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả
Câu 2: (4đ) * Nội dung:
- Nêu được những nét đẹp và thân người phụ nữ: 3 đ
+ Mang vẻ đẹp cả về hình thể lẫn tâm hồn
Hình thể tròn trịa
Phẩm chất cao đẹp: thủy chung son sắt
+ Thân phận: Chìm nổi, cuộc đời vất vả long đong. Họ không được làm chủ cuộc đời mình. Cuộc đời họ do kẻ khác định đoạt
- Tình cảm nhà thơ : 1đ
+ Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
+ Đồng cảm và xót thương cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Lên án chế độ xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ.
* Hình thức:
HS biết trình bày thành đoạn văn,diễn đạt lưu loát, không sai chính tả
Tùy mức độ bài làm mà G cho điểm sao cho phù hợp
- Hết giờ, GV thu bài.
Hướng dẫn về nhà
	- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
	- Soạn bài : “Cảnh khuya, rằm tháng riêng” : 
 + Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK.
*********************
Ngày dạy : 
 Tuần 11 – Tiết 43 :
 Tiếng việt :
Từ đồng âm
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác dịnh nghĩa của từ đồng âm .
- Có thái độ cẩn trọng , tráng gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm gây lên. 
- Tích hợp với phần Văn và tập làm văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm trong nói và viết.
B .Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; tham khảo tư liệu ; bảng phụ.
- HS : Đọc kĩ VD ; trả lời câu hỏi SGK
C / tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho VD? 
? Đọc đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ ghi VD.
- HS đọc VD.
? Tìm các từ thay thế cho từ “lồng” trong ví dụ 1? Từ “lồng” có nghĩa như thế nào? 
? Tương tự hãy tìm từ thay thế cho từ “lồng” ở VD 2 và xét nghĩa của nó? 
? Nhận xét về âm và nghĩa của hai từ “lồng” trong ví dụ? (nghĩa của 2 từ lồng có liên quan đến nhau không?)
? Xét về mặt âm thanh chúng như thế nào với nhau? 
à GV chốt: Những từ như vậy người ta gọi là từ đồng âm.
? Vậy từ đồng âm là gì ?
- HS rút ra ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh
? Tìm từ đồng âm và giải thích nghĩa của chúng?
*Con ngựa đá đá con ngựa đá .
- GV treo bảng phụ ghi VD.
- HS đọc VD.
? Dựa vào đâu em phân biệt được nghĩa của các từ “lồng” trong 2 VD trên?
? Câu “đem cá về kho ”nếu tách khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu thành mấy nghĩa?
? Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp ?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Bài tập nhanh
? Từ chân trong các ví dụ sau đây có phải là từ đồng âm hay không? vì sao?
a. Bạn An bị đau chân 
b. Quả bóng lăn đến chân tủ 
c. Mấy nếp nhà thấp thoáng dưới chân núi. 
à Chân 1: nghĩa gốc. 
 Chân 2, 3: nghĩa chuyển.
(có nét nghĩa chung chỉ bộ phận dưới cùng) 
GV chia nhóm cho hs thảo luận 
-Nhóm cử đại diện lên bảng làm bài 
-Cho hs nhận xét – sửa chữa 
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn cách làm, HS làm vào vở bài tập.
- HS trình bày miệng, GV nhận xét.
- Lần lượt các HS đặt câu với từ đồng âm:
+ Bàn
+ Sâu
+ Năm
- HS đọc bài tập 4.
- HS phát hiện ra cách sử dụng từ đồng âm để tạo ra tiếng cười.
I. Thế nào là từ đồng âm
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét
 Lồng = tế, vọt, phi, nhảy 
à Nhảy vọt lên (động từ)
 Lồng = chuồng, rọ
à Vật bằng tre , gỗ, sắt, dùng để nhốt 
gia súc , gia cầm (danh từ)
à Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. 
èTừ đồng âm.
3.Kết luân.(Ghi nhớ SGK)
Bài tập nhanh
- Đá1: hành động tác động vào vật gì đó bằng chân 
- Đá2: một chất rắn dùng làm nguyên liệu của nhiều ngành xản suất
II. Sử dụng từ đồng âm 
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét
- Dựa vào ngữ cảnh và nội dung cụ thể của câu văn để hiểu nghĩa của từ.
- Đem cá về kho à Kho chứa hàng
- Đem cá về kho à Kho món ănđem cá chế biến thành món ăn.
3.Ghi nhớ (SGK)
Bài tập nhanh
- Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa. 
- Từ nhiều nghĩa: phát âm giống nhau nghĩa có mối liên hệ nhất định.
- Từ đồng âm :phát âm giống nhau nghĩa khác xa nhau không có sự liên quan.
III. Luyện tập 
1.Bài 1
Thu
Cao
Ba
Tranh
Sang
Sức
 ...
- Mùa thu; thu tiền...
- Chiều cao; giá cao 
- Ba mẹ; ngã ba...
- Tranh ảnh; tranh cướp
- Giàu sang; sang sông
- Sức lực, thử sức(thử tài)
 ...
2.Bài 2 
- Cổ : bộ phận của cơ thể nối đầu vào thân (cổ người)
- Cổ : bộ phận của đồ vật (cổ áo, cổ giày )
à Mối quan hệ : nhỏ, thắt lại so với phần dưới hoặc trên.
à Đồng âm : 
- Cổ : lâu năm (cổ đại)
- Cổ : cũ (cổ hủ)
3. Bài 3 
- Chúng ta cùng ngồi vào bàn để bàn công việc 
- Lũ sâu hại đã chui sâu xuống đất 
- Năm nay em tôi đã lên năm tuổi 
4. Bài 4
- Vạc : con vạc
 cái vạc
- Đồng : kim loại
 ngoài đồng
4. Củng cố kiến thức :? Thế nào là từ đồng âm ?
? Sử dụng từ đồng âm cần lưu ý điều gì ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc ghi nhớ bài .
 - Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
 - Tự ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng việt.	
 Ngày dạy : 
 Tuần 11 – Tiết 44 :
 Tập làm văn :
Các yếu tố tự sự, miêu tả
trong văn biểu cảm
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu vai trò của yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm , có ý thức vận dụng chúng trong viết văn biểu cảm.
- Tích hợp với phần Tiếng việt và Tập làm văn.
- Luyện tập vận dụng 2 yếu tố đó trong làm văn.
- Rèn kĩ năng viết các bài văn biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.
B .Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; các đoạn văn mẫu.
- HS : Đọc kĩ VD ; trả lời câu hỏi SGK
C / tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc ví dụ 1.
? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ?
- HS thảo luận, phát hiện phương thức biểu đạt trong từng đoạn.
? Các yếu tố tự sự, miêu tả ấy có ý nghĩa gì ?
?Vậy theo em các yếu tố tự sự và miêu tả đan cài trong VB biểu cảm nhằm mục đích gì? 
?Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm 
có gì khác yếu tố tự sự và miêu tả trong văn tự sự ?
- HS đọc VD 2 .
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn 1 ?
- HS phát hiện – trả lời.
? Qua các chi tiết đó tác giả đã biểu hiện tình cảm gì ?
? ở đoạn 2 tác giả kể việc đi làm nghề của bố với các chi tiết nào? 
? Theo em cái gì đã gắn kết các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn?
? Vậy muốn phát biểu suy nghĩ , cảm xúc với đời sống xung quanh em làm thế nào?
? Từ phân tích trên, em rút ra được bài học gì khi sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
- GV nêu yêu cầu đề bài : Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” bằng bài văn xuôi biểu cảm.
- GV cho HS làm theo nhóm. 
- Nhóm cử đại diện lên trình bày.
- GV cho hs nhận xét – chữa. 
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
1. Ví dụ
2. Nhận xét
*VD 1: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
Đoạn 1: Tự sự kết hợp với miêu tả.
- 2 dòng đầu : Kểchuyện nhà bị gió thu phá
- 3 dòng sau :tả cảnh tranh bay
Đoạn 2 
- Tự sự :Trẻ em cướp tranh
- Biểu cảm :Tâm trạng uất ức
Đoạn 3
- Miêu tả :cảnh gia đình trong đêm mưa 
Biểu cảm :nỗi buồn xót xa căm phẫn 
Đoạn 4
- Biểu cảm trực tiếp tình cảm vị tha, ước vọng ... 
à Yếu tố tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi 
cảm xúc, là phương tiện để bộc lộ cảm xúc, do cảm xúc chi phối 
+ Trong VB tự sự : yếu tố tự sự để xây dựng cốt truyện,tình tiết sự việc. 
+ Trong VB miêu tả : yếu tố miêu tả giúp hình dung toàn bộ sự sật, sự việc.
à Yếu tố tự sự và miêu tả trong VB biểu cảm không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ phong cảnh, sự việc mà có tính chất khêu gợi cảm xúc, thể hiện cảm xúc (Vai trò tạo bối cảnh chung, làm nền cho tâm trạng)
* VD 2: SGK
Đoạn 1:
-Yếu tố tự sự : Bố tất bật đi khi sương còn 
ướt...khi bố về ...
-Yếu tố miêu tả :những ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân.
à Sự thông cảm sâu sắc và tình thương bố bao la
 Đoạn 2:
+ Đoạn văn miêu tả, tự sự trong niềm hồi
tưởng về quãng đời vất vả, lam lũ của người cha.
àTình cảm là chất keo dính kết các yếu 
 Tự sự và miêu tả thành 1 mạch văn nhất quán
àDùng phương thức tự sự và miêu tả gợi
ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm
xúc.
àKhi kể, tả chỉ cần lựa chọn những sự việc ,hiện tượng có liên quan trực tiếp đến cảm xúc để viết. 
c) Ghi nhớ (SGK)
III.Luyện tập
4. Củng cố kiến thức :? Nêu tác dụng của tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc ghi nhớ bài. 
 - Hoàn thành các bài tập. 
 - Soạn bài : cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
Ngày 16 tháng 11 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc