Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, thơ HCM.

- Chân dung Hồ Chí Minh

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 45
CẢNH KHUYA 
 RẰM THÁNG GIÊNG
 Hồ Chí Minh
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, thơ HCM.
- Chân dung Hồ Chí Minh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của hs
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thể loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Gv hướng dẫn hs đi vào phân tích bài “ cảnh khuya” .
- Gọi hs đọc 2 câu thơ đầu 
- Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì? ở đâu? 
- Câu thơ đầu dùng nghệ thuật gì? Tác giả so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát” có ý nghĩa gì?
- Đọc câu thơ thứ 2 gợi lên trong em hình ảnh gì?
- Hai câu thơ cuối có lặp lại cụm từ nào?
- Hãy phân tích tác dụng của việc lặp lại của 2 cụm từ ấy?
- Vậy, tâm trạng của bác thể hiện trong 2 câu cuối ntn?
- Gọi 1 hs đọc lại bài “Nguyên Tiêu” cả phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
- Bài thơ miêu tả cảnh gì - ở đâu- vì sao em biết?
- Không gian của đêm trăng rằm tháng giêng được miêu tả ở 2 câu thơ đầu ntn ?
- Từ nào trong phần dịch thơ đã miêu tả được không gian rộng lớn đó?
- Đối chiếu 2 câu thơ đầu ở phần phiên âm và dịch thơ, em thấy có gì khác?
- Trong phần phiên âm ở câu thứ 2 có từ nào lặp lại - ý nghĩa của việc lặp lại đó?
- Giữa cảnh đẹp của đêm trăng rằm, Bác Hồ chúng ta đang làm gì? 
- Một Hs đọc 2 câu thơ cuối phần phiên âm - Đọc 2 câu thơ cuối, em thấy có từ ngữ nào khó hiểu? 
- Hãy đối chiếu 2 câu cuối ở phần phiên âm và dịch thơ, chỉ ra những điểm khác?
- Như vậy, sau khi bàn việc nước, nửa khuya quay về, Bác đã nhìn thấy cảnh gì - Đấy có phải là cảnh thực không?
- Hai câu thơ cuối thể hiện tâm hồn của Bác ntn? 
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Nội dung của hai bài thơ?
- Đặc sắc về nghệ thuật?
Hoạt động 4: Củng cố.
- Phần luyện tập.
- Học sinh đọc 2 bài thơ.
- Học sinh đọc phần chú thích.
- Tìm.
- Hs đọc 2 câu thơ đầu. 
- Cảnh đẹp của trăng ở núi rừng - vì có “trăng“ có “suối” .
- Nghệ thuật so sánh. Làm cho cảnh thiên nhiên gần với con người.
- Vẻ đẹp của một bức tranh có một tầng lớp, đường nét, hình khối, có bóng, có trăng, có cây in vào khóm hoa... Bức tranh chỉ với 2 màu trắng- đen, sáng- tối tạo nên vẻ đep lung linh, chập chờn.....
- “Chưa ngủ”
- Cụm từ “Chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba gợi lên dáng vẻ của nghệ sĩ trong tâm hồn nhà thơ. Đó là sự rung động, say mê cảnh đẹp. Nhưng ở câu thơ thứ tư gợi lên chiều sâu tâm hồn của một người yêu nước, thao thức vì lo việc nước nhà.
- Vừa say mê cảnh đẹp của trăng vừa lo nghĩ đến việc nước, việc dân.
- HS đọc bài thơ theo chỉ định của GV.
- Tả cảnh rằm tháng giêng trên sông nước - vì có các từ “nguyên tiêu, xuân giang, xuân thủy...”
- Không gian cao rộng, bát ngát không giới hạn giữa dòng sông, sông xuân, nước xuân và trời xuân.
- Từ “lồng lộng”
- TL
- Từ “xuân” được lặp lại 3 lần ở câu thơ thứ 2. Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
- Họp bàn việc nước với các đ/c lãnh đạo
- HS đọc bài theo chỉ định.
- Yên ba thâm xứ.
- Dạ bán quy lai: (lúc nửa đêm quay về)
- Tl
- Trăng đầy thuyền. Đấy là một cảm nhận, một hình ảnh lãng mạn.
- Tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của trăng.
- HS đọc phần ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3.Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Bài “Cảnh khuya”.
- Nghệ thuật: so sánh
- Ndung:
+ Cảnh đẹp của trăng ở núi rừng như một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối.
+ Niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi lo việc nước của Bác Hồ.
2. Bài “Nguyên Tiêu”:
- NT: sử dụng chất liệu cổ thi có sáng tạo (mang màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên).
- ND: Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước lan tỏa cả 1 không gian rộng lớn và tràn đầy sức sống.
- Bác chiêm ngưỡng cảnh đẹp của trăng với 1 phong thái ung dung, lạc quan.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ: trang 143 Sgk.
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Trả bài kiểm tra văn, kiểm tra TV.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 12
Tiết 46
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kiểm tra lại việc nắm kiến thức của Hs: Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức đó vào thực hành viết một đoạn văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
A. Đề:
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (5 điểm).
1. Từ ghép chính phụ là từ?
a. có 2 tiếng có nghĩa. 	 c. Có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
b. Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. d. Được cấu tạo từ 1 tiếng có nghĩa.
2. Những từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?
a. Đu đưa b. Loắt choắt c. Rì rào	d. Thoăn thoắt
3. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
a. nhà văn b. nhà thơ c. nhà báo	d. nghệ sĩ
4. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian.
a. Ở đâu b. Khi nào	 c. Nơi nào	 d. Chỗ nào
5. Ghép các cột ở phần A và B cho phù hợp: 
A
B
1. Bao giờ 
a. Hỏi về người.
2. Bao nhiêu 
b. Hỏi về hoạt động tính chất, sự việc.
3. Thế nào 
c. Hỏi về số lượng.
4. Ai 
d. Hỏi về thời gian.
6. Từ Hán Việt là:
a. Yếu tố Hán Việt tạo nên từ Hán Việt. 	b. Yếu tố Hán Việt tạo nên từ ghép Hán Việt.
c. Yếu tố Hán Việt tạo nên từ ghép tiếng Việt. 	d. Yếu tố thuần Việt tạo nên.
7. Quan hệ từ “hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
“Lời chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
a. Sở hữu. b. So sánh. c. Nhân quả.	d. Điều kiện.
8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “chêt” trong câu “ông ấy chết rồi”
a. Mất. b. Hỏng . c. Lủi.	d. Tắt
9. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non cao ..... nước, nước mà ..... non
a. Xa - gần 	b. Đi - về c. Nhớ - quên	d. Cao - thấp
10. Các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt:
a. Bỏ mạng b. Hi sinh	c. Trẻ em	d. Người già
II. Tự luận (5 điểm):
1. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng có dùng đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt (chủ đề học tập) - Gạch dưới các từ loại trên (3 đ)
2. Chép thuộc lòng phần ghi nhớ bài “Từ láy” (2 đ)
B. Đáp án:
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
b
a
b
b
1d, 2c, 3b, 4a
b
b
a
c
b
II. Tự luận:
1. Viết đúng, đầy đủ yêu cầu.
2. Chép phần ghi nhớ.
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Thành ngữ .
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 12
Tiết 47
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm.
- Tự đánh giá được đúng ưu - khuyết của bài tập làm văn đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt: kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ ... với sự hướng dẫn, phân tích của giáo viên.
II. Chuẩn bị:
- Bài của học sinh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Chép đề lên bảng (yêu cầu hs đọc lại đề).
Hoạt động 2: Xác định yêu cầu đề bài.
	1. Thể loại:
	2. Nội dung:
Hoạt động 3: Lập dàn ý đại cương.
	1. Mở bài:
	2. Thân bài:
	3. kết bài:
Hoạt động 4: Nhận xét bài viết.
	1. Ưu điểm:
	2. Khuyết điểm
Hoạt động 5: Phần sửa lỗi.
	1. Lỗi dùng từ
	2. lỗi về câu
Hoạt động 6: Phát bài + đọc bài văn hay + kết quả điểm.
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 12
Tiết 48
THÀNH NGỮ
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
- Tăng thêm vốn thành ngữ , có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Tìm một số thành ngữ .
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm ?Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo thành ngữ. 
- GV cho HS đọc phần (1) trong SGK và ghi cụm từ in đậm trên bảng Lên thác xuống ghềnh.
+ Cụm từ này có thể thay đổi trật tự hoặc thêm bớt một vài từ được không?
- GV ghi thêm ví dụ khác: Bảy nổi ba chìm
+ Cụm từ này có thể thay đổi trật tự các từ được không? 
 + Em hiểu nghĩa của các cụm từ “Lên thác xuống ghềnh “ và “ Bảy nổi ba chìm “ như thế nào? 
+ Nghĩa được diễn đạt ở từng cụm từ nào như thế nào? 
+ Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về cấu tạo và ý nghĩa của các cụm từ trên? 
+ Gọi đó là những thành ngữ - Vậy em hiểu thành ngữ là gì? 
- GV gọi hs đọc phần (2) trong Sgk và ghi lên bảng 2 thành ngữ trong sách.
- Kết hợp với các thành ngữ Hs tìm được - gv hỏi
+ Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào hiểu trực tiếp từ nghĩa của các từ cấu tạo nên, thành ngữ nào phải hiểu qua nghĩa ẩn chứa bên trong? .
1. Tham sống sợ chết
2. Mẹ tròn con vuông
3. Nhanh như chớp
4. Mẹ góa con côi
5. Khẩu phật tâm xà
- Vậy nghĩa của thành ngữ có thể được hiểu như thế nào? 
- Trong trường hợp hểu theo nghĩa bóng, là thành ngữ dùng lối nói gì? 
-Vậy em hãy cho biết cấu tạo và nghĩa của thành ngữ? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ.
- gv gọi hs đọc phần (1) trang 144 Sgk
Hãy xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong 2 ví dụ trên? 
- Gv đưa thêm ví dụ 
VD: Năm châu bốn bể đều khâm phục tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
 + Tìm thành ngữ và cho biết chức năng ngữ pháp của nó trong câu văn trên? .
 + Vậy, thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? 
 + Hãy tìm một cụm từ có ý nghĩa tương tự với thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” hoặc “tắt lửa tối đèn” để thay thế vào 2 thành ngữ trong ví dụ Sgk? 
 + Hãy cho biết cách diễn đạt nào có giá trị biểu cảm cao hơn, giàu tính hình tượng hơn? 
+ Hãy cho bết vai trò ngữ pháp và tác dụng của việc dùng thành ngữ trong câu văn? 
Hoạt động 3: Luyện tập. 
1/145 Hs đọc bài tập 1 tìm và giải thích các thành ngữ
3/145 Điền thêm từ để thành ngữ diễn đạt ý trọn vẹn
Hoạt động 4: Củng cố.
- Sưu tầm thêm thành ngữ.
- HS đọc theo chỉ định 
- Không thể thay đổi trật tự các từ, không thể thêm bớt từ nào được. 
- Được 
- Lên thác xuống ghềnh: khó nhọc, vật vả.
- Bay nổi ba chìm: lênh đênh, trôi nổi, long đong, phiêu bạt.
- Có tính chất hoàn chỉnh, trọn vẹn một ý.
- Các cụm từ trên có cấu tạo cố định (vài trường hợp có thể thay đổi ) và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ là cụm từ cố định, biểu thị một ý hoàn chỉnh.
Nghĩa trực tiếp (nghĩa)
Nghĩa hàm ẩn
(nghĩa bóng)
Nhanh như chớp, tham sống sợ chết, mẹ góa con côi
Lên thác xuống ghềnh, mẹ tròn con vuông, khẩu phật tâm xà
- TL
- Ẩn dụ, so sánh
- HS đọc phần ghi nhớ 1.
- Bảy nổi ba chìm: VN
- tắt lửa tối đèn : phụ ngữ của danh từ “khi”
- Năm châu bốn bể: CN
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong câu.
- Bảy nổi ba chìm = long đong phiêu bạt
- tắt đèn tối lửa = khó khăn hoạn nạn.
- Dùng thành ngữ sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn, giàu tính hình tượng hơn
- Hs đọc phần ghi nhớ 2 trang 144 sgk
- Hs thảo luận nhóm.
- Hs lên bảng điền
I. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ:
1. Thế nào là thành ngữ: 
- Thành ngữ là cụm từ cố định
- Biểu thị ý hoàn chỉnh.
2. Nghĩa của thành ngữ
- có thể hiểu trực tiếp từ nghĩa đen nhưng thường hay hiểu qua nghĩa bóng
3. Bài học:
* Ghi nhớ SGK/ 144
II. Sử dụng thành ngữ:
1. Vai trò ngữ pháp:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Phụ ngữ
2. Tác dụng của việc dùng thành ngữ:
- Dùng thành ngữ sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn, giàu tính hình tượng hơn.
3. Bài học:
Ghi nhớ 2 /144 Sgk
III. Luyện tập:
1/145
a. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: những món ăn ngon, quí hiếm.
b. Khỏe như voi: rất khỏe
- Tứ cố vô thân: một thân một mình không nơi nương tựa
c. Da mồi tóc sương: dung nhan tàn tạ
3/145
- ăn - sương
- tốt - áo
- chiến - cơ
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Điệp ngữ.
 5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan12.doc