Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 – Tiết 45 : Văn bản : Cảnh khuya; Rằm tháng giêng (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 – Tiết 45 : Văn bản : Cảnh khuya; Rằm tháng giêng (tiếp theo)

Giúp học sinh :

-Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước , phong thái ung dung của Hồ Chí Minh được biểu hiện trong 2 bài thơ

-Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc NT của 2 bài thơ

- Rèn kĩ năng phân tích các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật.

B.CHUẨN BỊ

- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.

- HS : Đọc thuộc VB ; trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 – Tiết 45 : Văn bản : Cảnh khuya; Rằm tháng giêng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Ngày dạy : 7A: 7B: 
 Tuần 12 – Tiết 45 :
 Văn bản :
 Cảnh khuya; Rằm tháng giêng
 (Hồ Chí Minh)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
-Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước , phong thái ung dung của Hồ Chí Minh được biểu hiện trong 2 bài thơ 
-Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc NT của 2 bài thơ 
- Rèn kĩ năng phân tích các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc thuộc VB ; trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc bài thơ đã học có hình ảnh trăng và nêu cảm nhận của em về hình ảnh trăng trong bài thơ đó? (Tĩnh dạ tứ)
3. Bài mới: 
	Giới thiệu bài: Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc, người đã để lại cho con cháu nhiều bài thơ đặc sắc. Để thấy được tình cảm của Bác với quê hương, với thiên nhiên, đất nước, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài hai bài thơ của Người.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Xác định thể loại của hai bài thơ? 
- GV: Trong một bài thơ tuyệt cú: Hai câu đầu thường là miêu tả cảnh thiên nhiên, hai câu sau chuyển ý bộc lộ tâm trạng... Cả hai bài thơ “cảnh khuya”, “rằm tháng giêng” đều tuân thủ theo đúng luật thơ Đường như vậy.
- GV hướng dẫn, đọc mẫu.
- GV cho HS giải nghĩa các từ HV.
? Đọc 2 câu đầu và cho biết 2 câu đó tả cảnh gì, ở đâu?
? Hai câu đầu xuất hiện hình ảnh gì?
? Tiếng suối và ánh trăng được tác giả cảm nhận như thế nào?
 ? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ 1?
? Từ lồng trong câu thơ thứ hai có nghĩa là gì? 
? Sự xuất hiện của âm thanh tiếng suối có phá vỡ cái im lặng của cảnh khuya không?
 GV: Cũng giống như tiếng gõ cửa ban đêm trong thơ cổ điển, tiếng ngỗng đêm thu trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng suối trong đêm khuya lại càng làm tăng thêm cái tĩnh mịch sâu lắng của cảnh khuya. Thơ lấy cái động để tả tĩnh là như vậy.
 GV : điệp từ “lồng” thật hay, thật đắt bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có từng bậc cao, sáng tối hoà hợp, quấn quýt mà còn tạo vẻ lung linh ... chỉ có 2 mầu trắng đen mà người đọc có thể hình dung có đủ trăm màu, nghìn sắc.
? Nhận xét về bức tranh cảnh khuya qua hai câu thơ mở dầu?
- HS đọc 2 câu tiếp theo.
? Lặng ngắm bức tranh cảnh vật, nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng như thế nào?
? Con người ở đây phải là người có tâm hồn như thế nào?
- GV: câu3 nói về tâm trạng vui sướng, xúc động của Bác trước cảnh đêm khuya đẹp nơi rừng Pác Bó. Câu thơ thứ tư bất ngờ mở ra một vẻ đẹp mới trong chiều sâu tâm hồn con người. Đó là vẻ đẹp của con người như thế nào?
? Phân tích tác dụng của điệp từ chưa ngủ ở cuối câu ba được lặp lại ở đầu câu 4?
? Bài thơ giúp em hiểu gì về con người, tâm hồn Bác?
- HS đọc bản phiên âm hai câu đầu.
? “Nguyên tiêu” là gì? 
? Nguyệt chính viên gợi tả đêm trăng như thế nào ?
? Bản dịch chưa sát với nguyên tác ở chỗ nào? 
 GV: Câu 1: Kim dạ dịch là rằm xuân làm mất đi thời gian cụ thể, đồng thời đưa thêm từ “lồng lộng” không gợi được vẻ sáng tròn nhất của trăng. 
? ở vào thời điểm vầng trăng viên mãn, tròn đầy nhất ấy, dòng sông, mặt nước và bầu trời đêm xuân được miêu tả như thế nào? 
? Nhận xét và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ này? 
? So sánh với bản dịch và rút ra nhận xét?
- Bản dịch mất đi một chữ “xuân’’nên chưa gợi hết được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên.
? Em có nhận xét gì về cảnh đêm rằm tháng giêng trên sông nước?
 GV: Giữa cảnh đất trời sông nước đầy trăng như thế xuất hiện hình ảnh con người. Hình ảnh con người như là tâm điểm của bức tranh đẹp đêm rằm tháng giêng.
? “Yên ba thâm xứ” dịch nghĩa là gì?
 GV: Câu thơ thứ ba mang âm hưởng của những bài đường thi cổ điển: Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường ở nơi khói sóng mà chạnh lòng nhớ quê: Yên ba giang thượng sử nhân sầu(trên sông khói sóng cho buồn lòng ai); Cao Bá Quát ở nơi khói sóng mà bày tỏ nỗi tuyệt vọng, bế tắc trước cuộc đời: “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn Yêu ba thâm sứ hữu ngư châu”(Cuộc đời lên xuống anh đừng hỏi - Trong khói sóng có một con thuyền). Vẫn là nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng ấy, nhưng trong bài thơ này lại xuất hiện hình ảnh con người với những hoạt động tích cực: Yên ba thâm sứ đàm quân sự.
? em hiểu “đàm quân sự” có nghĩa là gì?
 GV: Thì ra đây không phải là cuộc du ngoạn ngắm trăng thông thường. Mà đây diễn ra những cuộc họp bàn quan trọng, bí mất, khẩn trương về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước.
? Câu thơ cho thấy tình cảm của Bác dành cho đất nước, cách mạng là như thế nào?
GV: Câu thơ cuối miêu tả hình ảnh con thuyền cánh mạng quay trở về .
? Cảnh con thuyền quay trở về đẹp như thế nào?
GV: Hình ảnh nguyệt mãn thuyền còn là hình ảnh ẩn dụ gợi ra sự viên mãn tròn đầy của công việc kháng chiến - của cách mạng.
? Qua đây em hiểu thêm được gì về tâm hồn Bác?
? Khái quát lại nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ ?
- HS trả lời.
? Khái quát những nét đặc sắc về nội dung của hai bài thơ ?
HS trả lời.
HS khái quát rút ra ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 4 : 3’
? Cả hai bài đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy chỉ rõ cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
I. Giới thiệu chung
1Tác giả
- HCM: (1980-1969) vị lãnh tụ vĩ đại, nhà CM, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới.
2.Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác 1947 - 1948 tại chiến khu Việt Bắc (những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp)
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Bài: Cảnh khuya viết bằng chữ Việt
- Bài: Rằm tháng giêng nguyên bản viết bằng chữ Hán.
II .Đọc hiểu văn bản
1.Đọc, chú thích
- Giọng chậm rãi, thanh thản, sâu lắng. 
- Bài 1: Ngắt nhịp 3/4, câu cuối nhịp 2/5.
- Bài 2: Bản phiên âm nhịp 4/3, 2/2/3.
2.Phân tích
Văn bản 1: Cảnh khuya
a, Cảnh đêm khuya.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
- NT so sánh à tiếng suối trong trẻo, thiết tha, gợi cảm. 
- Điệp từ “lồng” : đan cài, hoà quyện vào nhau. ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng, bóng cây lồng vào các khóm hoa ...
à Bóng trăng, bóng hoa lồng vào nhau tạo thành một bức tranh đẹp, thiên nhiên quấn quýt, giao hoà.
=> Bức tranh cảnh khuya yên tĩnh, có hồn. Cảnh vật vận động đầy sức sống. Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi gợi niềm vui cho con người. 
b) Hình ảnh con người 
- Cảnh khuya như vẽ/ người chưa ngủ.
- NT so sánh àtâm trạng vui sướng, xúc động
 à là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhạy cảm, đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên
- Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà.
à Điệp vắt dòng (Chưa ngủ1: mở ra thế giới của con người thi sĩ; chưa ngủ 2: mở ra thế giớ của con người chiến sĩ.)
à Nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước luôn canh cánh thường trực trong tâm hồn bác à Yêu đất nước thiết tha.
* Tiểu kết:
- Với Bác, tình yêu thiên nhiên hoà quyện trong tình yêu đất nước.
Văn bản 2: Rằm tháng giêng
a)Cảnh đêm rằm tháng giêng trên sông
- Nguyên tiêu: Đêm trăng rằm tháng giêng. 
- Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất)
àKhông gian bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng.
- Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên 
(Sông xuân, nước xuân tiếp liền với trời xuân một màu)
à Điệp từ “xuân”(sông nước, bầu trời hoà lẫn vào nhau trong mùa xuân bát ngát)
à Sức xuân trỗi dậy mạnh mẽ.
à Cảnh đêm rằm tháng giêng có không gian bao la bát ngát, cảnh vật tràn đầy sức sống; trăng, sông nước, mây trời hoà hợp gắn bó vào nhau.
b) Hình ảnh con người 
- Yên ba thâm sứ đàm quân sự.
 (Nơi sâu thẳm mịt mù khói sòng bàn việc quân)
- Bàn việc quân à bàn việc sinh tử của đất nước. 
à con người chiến sĩ, cánh mạng- yêu nước
- Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Nửa đêm quay về, trăng đầy thuyền) 
- nguyệt mãn thuyền: trăng đầy thuyền- con thuyền trở đầy trăng- thuyền trăng lướt di dòng sông trăng.
- con thuyền cách mạng trở thành con thuyền thơ; người cánh mạng trở thành nhà thơ.
à Chất thi sĩ hoà hợp làm một trong con người chiến sĩ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa mang phong cách cổ điển , vừa hiện đại với câu chuyển , câu kết sáng tạo. 
- Trong thơ Bác vừa có nhạc vừa có hoạ. 
2. Nội dung:
- Vẻ đẹp của đêm trăng rừng, đêm trăng trên sông nước. 
- Tâm hồn thi sĩ , yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương, chất thép và chất tình hài hoà cao đẹp.
 *Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
4. Củng cố kiến thức : 
 ? Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi học xong hai bài thơ ? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc lòng 2 bài thơ 
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ này.
- Soạn bài : Tiếng gà trưa.
 Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tuần 12 – Tiết 46 :
Kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu bài học
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng nhận thức của hs về các kiền thứcTV đã học trong chương trình TV lớp 7
- HS kiểm tra được nhận thức của mình .
- Thấy được những lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng của các em để hướng dẫn, bồi dưỡng 
- Rèn kĩ năng độc lập suy nghĩ, tổng hợp vần đề cho hs
B/ Chuẩn bị 
- GV : Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- HS : Ôn tập các bài tiếng Việt đã học từ đầu năm.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới: 
Đề bài
Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ.
a. Liệt kê các đại từ
b. Liệt kê các quan hệ từ
c. Liệt kê các từ láy
d. Liệt kê các từ ghép
e. Liệt kê các từ Hán Việt
Câu 2: Viết một đoạn văn biểu cảm với chủ đề tự chọn có sử dụng ít nhất hai cặp từ trái nghĩa.( Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa đó).
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: 5 đ, mỗi phần đúng: 1đ
a.: Đại từ: chúng tôi, tôi, nó, em
b. QHT: của, cho, và, nhưng, từ
c. Từ láy: thỉnh thoảng, khe khẽ, tru tréo
d. Từ ghép: con ốc biển, bộ chỉ màu, bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, đồ chơi, chúng tôi, quan tâm, ráo hoảnh, khoảng không.
e. Từ Hán Việt: Thủy, quan tâm
Câu 2: 5 đ
- Về thể lọai: Văn biểu cảm
- Về hình thức: viết thành đoạn văn có bố cục hoàn chỉnh: mở, thân, kết.
Câu đúng ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, có sử dụng hợp lí 2 cặp từ trái nghĩa và gạch chân dưới 2 cặp từ trái nghĩa đó.
- Về nội dung: HS tự chọn nộ ... 
Điểm 1,2: Nội dung sơ sài, trình bày cẩu thả, việc dùng từ trái nghĩa còn mang tính hình thức.
Tuy vậy, trong khi chấm, tùy từng trường hợp mà GV linh hoạt cho điểm
Cuối giờ, G thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS
Hướng dẫn:
 Về nhà xem lại bài
 Chuẩn bị bài: “ thành ngữ”
I. Phần Trắc nghiệm (3đ) 
Câu 1(1,5đ) : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng.
1. Từ nào sau đây là từ láy :
 A. Ngọt ngào C. Mặt mũi
 B. Lầy lội D. Ngu ngốc
2. Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập :
 A. Bút chì C. Bàn ghế
 B. Xe đạp D. Rau muống
3. Đại từ “nó” trong câu “Mọi người rất quý nó” giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu ?
 A. Chủ ngữ C. Bổ ngữ
 B. Vị ngữ D. Định ngữ
4. Đại từ “họ” là đại từ :
 A. Ngôi 1 số nhiều C. Ngôi 2 số nhiều
 B. Ngôi 3 số ít D. Ngôi 3 số nhiều
5. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây có nghĩa là trời ?
 A. Thiên vị C. Thiên niên kỉ
 B. Thiên đô chiếu D. Thiên tử
6. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân” ?
 A. Nhà văn C. Nhà báo
 B. Nhà thơ D. Nghệ sĩ
7. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhi đồng” ?
 A. Trẻ con C. Trẻ em
 B. Trẻ tuổi D. Con trẻ
8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ? 
 A. Anh – em C. Yêu – ghét 
 B. Tiểu – đại D. Ngắn – dài 
9. Gạch chân dưới những từ trái nghĩa trong các câu sau :
 a) Non cao non thấp mây thuộc
 Cây cứng cây mềm gió hay
 (Nguyễn Trãi)
 b) Một vũng nước trong, mười dòng nước đục
 Một trăm người gian, chưa được một người ngay. 
 II. Phần Tự luận (7đ)
Câu 1: Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau: 
Chiến - Hùng
Mẫu - Nhàn
Câu 1: Giải thích hiện tượng đồng âm trong câu sau :
	 Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 - 10 câu có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. Gạch chân các quan hệ từ có trong đoạn văn đó.	
Đáp án – biểu điểm
	I. Phần Trắc nghiệm (3đ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
C
C
D
D
B
B
A
Cao – thấp; cứng – mềm
Trong - đục; gian - ngay
Điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1 đ
 II. Phần Tự luận (7đ)
Câu1: (2đ)
Chiến : chiến tranh, chiến binh .
Mẫu : mẫu hậu, mẫu nhi .
Hùng : hùng mạnh; hùng cường 
Nhàn : nhàn hạ, an nhàn 
Câu 2 :(2đ)
 Đồng âm : đậu
Đậu 1 : hoạt động của con vật bám vào mâm xôi (động từ)
Đậu 2 : chỉ 1 loại thực phẩm dùng để nấu với gạo thành xôi (danh từ)
Câu 3:(3đ). Yêu cầu: 
- Viết đúng hình thức đoạn văn
- Đoạn văn có tính thống nhất về đề tài, chủ đề, có mạch lạc, có liên kết.
- Sử dụng các quan hệ từ thể hiện đúng quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn.
4. Củng cố kiến thức : (2’ )
- Hết giờ, GV thu bài.
 - Nhận xét tinh thần thái độ trong giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’ )
	- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
	- Soạn bài : “Điệp ngữ” : 
 + Đọc kĩ ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK.
 Ngày soạn :
 Ngày dạy : 
Tuần 12 – Tiết 47 :
Ngày dạy: Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tập làm văn :
Trả bài tập làm văn số 2
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm (về cây cối )của mình.
- HS tự sửa được lỗi sai trong bài viết. 
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết văn bản và cách tạo mạch cảm xúc trong văn biểu cảm. 
B. Chuẩn bị 
- GV :Soạn bài ; sổ chấm bài; bảng phụ.
 - HS : Chữa lỗi sai trong bài viết.
C. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - GV kiểm tra việc chữa lỗi ở nhà của HS
3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung cần đạt
GV chép đề lên bảng
1HS đọc lại đề bài.
? Xác định yêu cầu đề bài về :
- Phương thức biểu đạt.
Đối tượng biểu cảm.
Tình cảm.
Hoạt động 3 : (10’)
* HS lên bảng trình bày phần dàn ý đã chuẩn bị ở nhà :
Mở bài
Thân bài
Kết bài
? Bài viết cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
HS trả lời : đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng
- GV nhận xét ưu điểm bài viết của HS.
- GV chỉ ra những ưu điểm cụ thể của từng bài viết và lấy VD minh họa để HS học tập.
 + Lớp 7 A
 + Lớp 7 B
- GV chỉ ra những nhược điểm của bài viết của HS
- GV lấy cụ thể bài viết HS để minh họa những nhược điểm để HS rút kinh nghiệm.
 + Lớp 7A
 + Lớp 7B
 (GV dùng bảng phụ ghi các lỗi)
 I.Đề bài:
 Cảm nghĩ cây em về cây phượng vĩ
II. Yêu cầu
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm (kết hợp với miêu tả và tự sự).
- Đối tượng biểu cảm : cây cối
- Tình cảm : yêu thích, gắn bó, trân trọng, giữ gìn
III. Dàn bài
1. Mở bài
- Giới thiệu cây phượng vĩ
- Lí do vì sao em yêu thích.
2. Thân bài
- Miêu tả vẻ đẹp đặc sắc của cây phượng vĩ
--> bộc lộ cảm xúc.
- Kể về những kỉ niệm của em đối với cây phượng --> bộc lộ cảm xúc.
- Biểu cảm về ý nghĩa của cây phượng với tuổi học trò.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em đối với cây phượng
IV. Nhận xét chung
 1. Ưu điểm:
 - Phần lớn bài viết đã xác định đúng được đối tượng biểu cảm và trình bày được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Một số bài viết đã biểu đạt tình cảm rất chân thành, sâu sắc : Hạ, Nam, Nhàn(7A), Oanh (7B)
- Đã biết đan xen yếu tố miêu tả và tự sự vào bài viết.
- Một số bài viết lưu loát, xúc động.
 2. Nhược điểm 
- Nhiều bài viết còn sơ sài : Thế Anh, Phong, Chiến (7A), Đức, Cường (7B).
- Chưa biết bộc lộ cảm xúc, còn thiên về kể chuyện dài dòng.
- Trình tự sắp xếp còn chưa lô gíc; viết còn lan man chưa tập trung vào làm nổi bật chủ đề.
- Một số em chưa phân biệt bố cục 3 phần một cách rõ ràng : 7A: Ninh, Tuấn; 7B: Kiên, Sơn.
- Chữ cẩu thả khó đọc; sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt lủng củng; viết tắt tùy tiện, viết hoa không đúng quy định 
V. Chữa lỗi
Lỗi sai
Nguyên nhân
Cách sửa
kỉ liệm
nưu luyến
lông nổi 
Lo nắng
 - ...
 - Tôi bàng quang
 - Lòng bổi hổi xao động
 - Lòng xôn xao
 - Xa nó mà tôi cứ tiếc mãi, ngẩn người quên ăn, quên ngủ mà tôi không biết làm gì nữa để có được nó
Chính tả
Dùng từ
Diễn đạt
kỉ niệm
lưu luyến
nông nổi
Lo lắng
- Tôi bàng hoàng
- Lòng bồi hồi xao động.
- Xốn xang
- Xa nó mà tôi cứ tiếc mãi, ngẩn người quên ăn, quên ngủ. Thê nhưng tôi không biết làm gì nữa để có được nó
 - GV cho HS đọc lại những từ ngữ gợi cảm, những hình ảnh gây ấn tượng.
 - HS trao đổi bài chéo cho nhau, cùng đọc, cùng rút kinh nghiệm.
VI. Kết quả cụ thể:
 Điểm
Lớp
Giỏi
(8,0 – 10)
Khá
(6,5 – 7,9)
Trung bình
(5,0 – 6,5)
Yếu
(3,5 – 4,9)
Kém
(0 – 3,5)
7A
7B
VII. Đọc bài làm tốt: Bài của Hạ
4. Củng cố kiến thức: 
 G nhắc lại những lỗi HS hay mắc phải trong bài làm.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tự sửa bài của mình.
- Đọc tham khảo 1 số bài văn mẫu.
- Làm đề số 2 sgk.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo : Cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 + Đọc Ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
 Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tuần 12 – Tiết 48:
 	 Tiếng Việt :
Thành ngữ
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu được đặc điểm , cấu tạo của thành ngữ và ý nghĩa của nó .
- Tăng thêm vốn thành ngữ , có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp , trong các hoạt động ngôn ngữ khác.
- Tích hợp với phần văn và tập làm văn. 
B/ Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; tham khảo tư liệu; bảng phụ.
 - HS : Đọc kĩ VB và trả lời câu hỏi SGK. 
C / tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	? Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách nào? 
3.Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ ghi VD.
- HS đọc VD.
? Có thể thay một vài từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh” bằng những từ ngữ khác được không?
? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?
? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? 
? Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh”?
- “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói “nhanh như chớp”?
 GV:(Trong thành ngữ so sánh; thường có hai bộ phận. Một bộ phận mang ý nghĩa khái quát của cả tổ hợp, bộ phận còn lại bổ sung nét nghĩa cụ thể cho tổ hợp đó. )
Bài tập nhanh
? Những thành ngữ sau được hiểu theo cách nào?
- Núi rộng sông dài.
- Nước đổ đầu vịt.
- Da mồi tóc sương.
- GV treo bảng phụ ghi VD.
- HS đọc VD.
? Phân tích vai trò ngữ pháp cuả các thành
 ngữ được sử dụng trong câu? 
? Vậy thành ngữ có thể giữ những vai trò ngữ pháp gì trong câu? 
- HS trả lời.
? So sánh hai cách diễn đạt sau đây; cho biết cách diễn đạt trên cách nào hay hơn? vì sao? 
? Vậy sử dụng thành ngữ có ý nghĩa gì?
HS trả lời.
- GV chia nhóm cho hs thảo luận.
- Nhóm cử đại diện lên bảng làm bài. 
- Cho hs nhận xét – chữa. 
- GV hướng dẫn.
- HS về nhà tập kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng.
- HS làm vào vở học tập.
- GV gọi lên trình bày.
à nhận xét, sửa chữa.
I. Thế nào là thành ngữ
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- “Lên thác xuống ghềnh” 
-Số lượng từ ngữ khó thêm bớt; 
-Vị trí các từ khó thay đổi.
=>Cụm từ có cấu tạo cố định.
 -“Lên thác xuống ghềnh”-> chỉ sự lăn lộn,vất vả trong cuộc mưu sinh.
à Chuyển nghĩa theo lối ẩn dụ (nghĩa bóng).
- “Nhanh như chớp”: rất nhanh (tốc độ xảy rất nhanh và thời gian diễn ra rất ngắn.)
à Thành ngữ so sánh
Bài tập nhanh
- Núi rộng sông dài (trực tiếp)
- Nước đổ đầu vịt (ẩn dụ)
- Da mồi tóc sương (hoán dụ)
*Lưu ý: tính cố định của thành ngữ không phải cứng nhắc mà vẫn có thể thay đổi qua sáng tạo của người sử dụng.
 VD : Đứng núi này trông núi nọ
 Đứng núi này trông núi khác.
II. Sử dụng thành ngữ
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- bảy nổi ba chìm => làm VN
- tắt lửa tối đèn => phụ ngữ của DT khi
àThành ngữ có thể làm thành phần phụ của cụm DT,ĐT,TT, làm thành phần chính CN - VN trong câu
VD
...phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào ...
...phòng khi khó khăn hoạn nạn có đứa nào ...
à cách diễn đạt dùng thành ngữ hay hơn vì ngắn gọn mà ý lại hàm súc, có tình hình tượng , biểu cảm .
3. Ghi nhớ
(SGK)
III.Luyện tập 
1.Bài 1
-Sơn hào hải vị : Món ăn quý hiếm (những vị ngon, lạ của rừng núi, biển cả)
- Nem công chả phượng : món ăn quý hiếm đẹp mắt.
- Tứ cố vô thân: không có ai thân thích, ruột thịt.
- Khoẻ như voi: rất khoẻ.
2.Bài 2
- Chúng ta đều là dòng dõi con Rồng cháu Tiên cả đấy. 
- Đừng đánh bạn bè theo kiểu thầy bói xem voi ấy.
- Nó toàn khuếch khoác theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”
3.Bài 3
- Lời ăn tiếng nói
- No cơm ấm áo 
- Một nắng hai sương 
- Bách chiến bách thắng
- Ngày lành tháng tốt 
- Sinh cơ lập nghiệp
4. Củng cố kiến thức : 
- GV cho hs nhắc lại ND bài học.
- GV kiểm tra độ hiểu kiến thức của HS. 
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Hoàn thành các bài tập SGK.
- Học thuộc 2 ghi nhớ bài học. 
- Sưu tầm thêm những thành ngữ vào sổ tay văn học.
- Soạn bài : Điệp ngữ. 
Ngày 23 tháng 11 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc