A-Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên, gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh.
+ Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích thể thơ tứ tuyệt.
- Thái độ: GDHS tính yêu thiên nhiên, gắn liền với lòng yêu nước, kính yêu vị lãnh tụ.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
Tuần: 12; Tiết: 45. NS: 30/10/2010. ND: . VĂN BẢN: CẢNH KHUYA – RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh A-Mục tiêu: - Kiến thức: + Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên, gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh. + Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích thể thơ tứ tuyệt. - Thái độ: GDHS tính yêu thiên nhiên, gắn liền với lòng yêu nước, kính yêu vị lãnh tụ. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn.; - Trò: SGK, vở bài tập. C-Tổ chức dạy và học: Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đỗ Phủ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. - Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ? Phân tích nội dung ? 3) Bài mới * Vào bài: Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất, Bác còn là nhà thơ lớn của nước ta, được tổ chức UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Thơ Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc. Tình cảm đó được hiện rõ ở 2 bài thơ HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu chú thích + Gọi HS đọc chú thích */141. - Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ? àGV tổng hợp ý – bổ sung. - Nêu thể thơ của 2 bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vẽ đẹp của cảnh trắng rừng, và tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh Khuya + GV hướng dẫn cách đọc 2 bài thơ: Chậm rãi, thanh thản, sâu lắng. + GV đọc mẫu à gọi HS đọc lại. * Hoạt động 3: - Nêu bố cục của bài thơ. - Ở câu thơ 1: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát có tác dụng gì? - Có câu thơ nào đã tả tiếng suối bằng biện pháp so sánh? - Câu thơ thứ 2 có điệp từ “lồng” có tác dụng gì? Vẽ lên bức tranh đẹp như thế nào ? - Nội dung của 2 cầu thơ đầu là gì? + Đọc 2 câu thơ cuối.và hỏi trong 2 câu thơ có từ nào được lặp lại. Nó cáo tác dụng gì? - Nội dung cảu 2 câu thơ nói về điều gì? + Gọi HS giải nghĩa từ bài 2 à Dịch nghĩa cả bài. - Hai câu thơ gợi cho em hình dung cảnh đẹp gì? Đó là cảnh như thế nào? - Cảnh trăng tiếp tục được tả như thế nào ở 2 hai câu thơ cuối . (không khí huyền ảo của trăng rừng, không khí thời đại, hội họp) * Hoạt động 3: tổng kết - Bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” được viết trong những năm rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ đó biểu hiện tâm hồn và phong thái của bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy? - Hãy nêu giá trị nghệ thuật của 2 bài thơ? + HS đọc ghi nhớ: - HS đọc. - Dựa vào sgk để nêu. . -Nghe hiểu - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - nêu: 2 phần - so sánh. - Gợi cảnh đầy sức sống, gần gủi, - “ Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn càm bên tai”. - Đẹp : lung linh, huyền ảo, có bóng cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng hoa - Kết luận và nêu - Đọc. - Chưa ngủ: diễn tả tâm trạng của Bác - Tâm hô Bác - Đọc. - Cảnh dẹp trong đêm trăng rằm tháng giêng. - Cảnh bàn bạc việc quân tràn đầy ánh trăng. - Nêu điểm chung - Nêu giá trịn nghệ thuật. - Đọc ghi nhớ I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Hồ Chí Minh( 1980-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của daan tộc và cách mạng Việt Nam. 2.Tác phẩm: Bài thơ: Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng được trong những năm đầu cảu cuộc kháng chiến chóng thức dân Pháp. 3.Thể thơ: Tứ tuyệt - Cảnh Khuya: tứ tuyệt -Rằm tháng giêng: phiên âm là tứ tuyệt, bản dịch thơ là lục bát 3. Từ khó:sgk. III/ Tìm hiểu văn bản : A- CẢNH KHUYA: 1) Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng Việt Bắc (2 câu thơ đầu). Bằng biện pháp so sánh và cách sử dụng điệp từ “lồng” tác giả đã vẽ lên một bức tranh rừng khuya đầy ánh trăng lung linh, huyền ảo với âm thanh đầy sức sống, gần gũi với con người. 2) Tâm trạng của tác giả: (2 câu thơ cuối) Là niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước trong tâm hồn của tác giả . B- RẰM THÁNG RIÊNG: 1. - Hai câu thơ đầu: Khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng. 2- Hai câu thơ cuối: Con thuyền đưa Bác đi “bàn bạc việc quân” về trở đầy ánh trăng. IV/ Tổng kết: 1. Nội dung: Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ: tuyệt cú. - Hai bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, có màu sắc cổ ddienr mà bình dị , tự nhiên. 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?Em có cảm nghĩ gì ? Giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu kính Bác. 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập ; Chuẩn bị tiết sau kiểm tra Tiếng Việt. .. Tuần 12;Tiết: 46. NS: 30/10/2010. ND: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A-Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học ở phần tiếng Việt, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu, tìm từ, điền từ thích hợp, các loại từ đã học. - Thái độ: GDHS tính thật thà, trung thực khi làm bài. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: Đề bài. - Trò: Giấy làm bài. C-Tổ chức dạy và học: Ổn định: 2) Kiểm tra bài: Không 3) Bài mới: - GV phát đề. - Nhắc nhở HS trật tự làm bài. - Cuối giờ thu bài. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT Mức đ ộ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Từ ghép, từ láy 2 2 Từ trái nghĩa 1 1/2 1 Từ Hán Việt 1 1 1 3 1/2 Quan hệ từ 1 1/2 1 1/2 Từ đồng nghĩa 1 1 2 Tổng số câu : 10 Tổng số điểm : 10 6 1,5 2 0,5 1 3 1 5 6 2 2 8 Đáp án: : I. Trắc Nghiệm: (2 điểm ) Ghi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng vào ô dưới đây. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ án D D B C B B D A II. Tự luận: Câu 1. (3 điểm). Đặt câu đúng với các từ sau: Phu nhân, Tử thi, Phụ nữ mỗi câu đatk 1 điểm. Câu 2. (5 điểm). Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về mái trường em đang học có ý nghĩa biểu cảm., trong đó : + Sử dụng hợp lý một cặp từ trái nghĩa được 3 điểm + Sử dụng đúng 2 quan hệ từ dược 3 điểm. (Gạch chân , Ghi lại các cặp từ và quan hệ từ đó). Phần I: Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 2 điểm). Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án trả lời đúng nhất vào ô bên dưới: Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? A. Từ có 2 tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp. D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Câu 2: Từ láy là gì? A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần. D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa. Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ"thi nhân"? A. Nhà văn. B. Nhà thơ. C. Nhà báo. D. Nghệ sĩ. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu : Công việc đã được hoàn thành một cách. A. nhanh nhảu. B. nhanh nhẹn. C. nhanh chóng. D. nhanh nhanh. Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. trẻ- già. B. chạy - nhảy. C. sáng- tối. D. giàu- nghèo. Câu 6: Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ " nhỏ nhặt". Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 7: Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ? A. trẻ thời đi vắng B. mướp đương hoa C. chợ thời xa D. ta với ta Câu 8: Yếu tố " thiên" nào trong các từ ghép Hán Việt sau có nghĩa là "trời"? A. Thiên tử. B. Thiên lý mã. C. Thiên vị. D. Thiên đô. II. Tự luận( 8 điểm): Câu 1. (3 điểm). Đặt câu với các từ sau: Phu nhân, Tử thi, Phụ nữ Câu 2. (5 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 10- 12 câu) phát biểu cảm nghĩ về mái trường em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và 2 quan hệ từ (Gạch chân , Ghi lại các cặp từ và quan hệ từ đó). 4. Dặn dò: - Trả bài viết số 2 văn biểu cảm . - Thành ngữ. .. Tuần12; Tiết: 47. NS: 30/10/2010. ND: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A-Mục tiêu: - Kiến thức: HS tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình, sửa lỗi. - Kĩ năng: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm , kĩ năng liên kết văn bản . - Thái độ: Có ý thức, làm bài tốt hơn. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: Bài sai của HS có sửa chữa. - Trò: Bài làm của mình. C-Tổ chức dạy và học: Ổn định: 2) Kiểm tra bài: - Nêu các bước làm bài văn biểu cảm ? 3) -Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Hướng dẫn chữa bài xây dựng đáp án. + GV ghi đề bài, gọi HS đọc đề bài. - Đề văn này thuộc thể loại gì? - Nội dung của đề bài - HS đọc. - Ý kiến cá nhân. I. Hướng dẫn chữa đề, xây dựng đáp án. * Đề bài: 1.Cảm nghĩ về một loài cây em yêu. 2. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. I/ Định hướng: 1) Thể loại: Văn biểu cảm . 2) Nội dung : a. Về loài cây em yêu. b. Nụ cười của mẹ. a. Đề1: Cảm nghĩ về loài cây em yêu. Đề 2: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ b. Dàn ý: Đề a: a- MB(2 đ) Nêu tên loài cây em yêu Lí do em thích cây . b- TB: (6 đ) - Các đặc điểm gợi cảm của cây.( bóng mát, hoa đẹp, hương thơm.) - Cây trong cuộc sống của con người.( giá trị kinh tế, thình thần) - Cây trong cuộc sống của em.( sự gắn bó, gần gủi) ( Trình bày tình cảm, cảm xúc qua mỗi ý văn) c- KB: (2 đ) Tình cảm của em đối với cây : Rất yêu quý, Xao xuyến, bâng khuâng khi xa quê. Đề b. a- MB(2 đ) : Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ b- TB: (6 đ) : Trình bày cụ thể các biểu hiện , sắc thái về nụ cười của mẹ + Nụ cười yêu thương làm ấm lòng + Nụ cười khuyến khích, động viên, an ủi giúp mạnh mẽ , vững vang, như được tiếp thêm sức lực + Khi vắng nụ cười của mẹ -.> buồn , trống vắng . + Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ( nghe lời, học giỏi làm mẹ nở lòng, tự hào về con) c- KB: (2 đ): Khẳng định lại một lần nữa cảm nghĩ về nụ cười của mẹ , lòng yêu thương biết ơn mẹ *Hoạt động 2: Nhận xét - GV nhận xét bài làm của HS. - HS nghe xem bài của mình đẻ sửa lổi III/ Nhận xét: 1) Ưu điểm: - Viết đúng thể loại văn biểu cảm . - Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc. - Ý phong phú, dồi dào, ít trùng lặp. - Một số bài có ý sáng tạo đặc biệt, biết liên hệ nhiều với thực tế. 2) Hạn chế: - Còn một số em viết bài còn thiên về miêu tả và tự sự , chưa nêu nên cảm xúc, chưa nhắc đến kỷ niệm hay lợi ích của cây, mẹ . - Sai lỗi chính tả, diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc Tuyên dương, nhắc nhỡ HS Tuyên dương: A1= Duyên, M Đức , Lượng, Nam, Sim, tâm, Tiến, Trang A3= Q Hương, Thùy Linh - A4= Na, Tín. - A5= Diễm, Hạnh , Trang. - A6=Hùng, Minh Nhắc nhỡ: A1= Viết Đức, Huy, Danh A3= Vinh, Nguyên Hiệp - A4=Anh, Duy, Phong Tâm - A5=Thuận, Huy - A6 = Châu, Phượng 4. Dặn dò: - Viết lại bài văn sau khi đã sửa. - Ôn lại cách làm bài văn biểu cảm . - Thành ngữ. - Tìm hiểu: + Khái niệm, cách sử dụng thành ngữ. + Sưu tầm những thành ngữ mà em biết. Tuần 12; Tiết: 48. NS: 30/10/2010. ND: . THÀNH NGỮ A-Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ, giúp tăng thêm vốn thành ngữ. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng thành ngữ vào sự diễn đạt. - Thái độ: GDHS vận dụng thành ngữ vào giao tiếp. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập. 1. Ổn dịnh tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm ? Sử dụng từ đồng âm như thế nào ? - Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? Đặt 1 câu có từ đồng âm ? 3.Bài mới: * Vào bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày thường sử dụng thành ngữ để lời nói của mình sinh động hơn, gây ấn tượng mạnh đối với người nghe. Vậy thành ngữ là gì? Nó có đặc điểm như thế nào ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Hình thành khái niệm + Gọi HS đọc câu ca dao. - Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”. - Ta có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? - Có thể chen thêm một vài từ vào cụm từ được không? - Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm được không ? ==>Từ những nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm , cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? - Giải nghĩa cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh? - Nhanh như chớp nghĩa là gì? ==>Cho biết thế nào là thành ngữ ? - Gọi HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ - Gọi HS đọc 2 câu thơ SGK T 144. - Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ . Bảy nổi ba chìm. Tắt lửa tối đèn. - Nếu ta thay 2 thành ngữ trên bằng cụm từ đồng nghĩa : Long đong, phiêu dạt – Khó khăn hoạn nạn àThì cách diễn đạt nào sẽ hay hơn, có tính hình tượng và biểu cảm hơn? - Hãy so sánh 2 cách diễn đạt trên và phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ . + HS đọc ghi nhớ: * Hoạt động 3: Luyện tập + Đọc bài tập 1. - Xác định thành ngữ . - Giải thích nghĩa. + Đọc bài tập 2 : điền thêm từ để tạo thành ngữ . - HS đọc. - Thảo luận nhóm à Đại diện trình bày - Ý kiến cá nhân. - Giải nghĩa - Nêu khái niệm - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc - Thảo luận nhóm à Đại diện trình bày - Nêu nhận xét . - Nêu tác dụng - Đọc ghi nhớ - HS thảo luận tìm thành ngữ và giải nghĩa àCử đại diện trả lời. - Ý kiến cá nhân. I/ Thế nào là thành ngữ ? * Ví dụ : - Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” àcuộc đời lận đận, vất vả, hoàn cảnh khó khăn, ngang trái - Nhanh như chớp: rất nhanh. *Nhận xét : Ghi nhớ: SGK/144 II/ Sử dụng thành ngữ : * Ví dụ : - “bảy nổi ba chìm”: VN - Khi “tắt lửa tối đèn” làm phụ ngữ của DT “khi”. * Nhận xét: Ghi nhớ: SGK/ 144. III/ Luyện tập: 1) Xác định và giải thích nghĩa của thành ngữ : a- Sơn hào hải vị: Món ăn ngon lạ, quý hiếm lấy ở rừng và biển. - Nem công chả phượng: Món ăn ngon, quý hiếm. b- Khỏe như voi: Rất khỏe. - Tứ cố vô thân: Không có ai thân thuộc. c- Đặc điểm mồi tóc sương: Già, tuổi cao. 2) Điền thêm: - Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương. - Ngày lành tháng tốt. 4. Cũng cố- dặn dò: - Nêu khái niệm thành ngữ và tác dụng của nó. - Thuộc 2 ghi nhớ: - Làm bài tập 3, 4/145. - Trả bài kiểm tra văn, tiếng Việt .
Tài liệu đính kèm: