Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 48: Thành ngữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 48: Thành ngữ

A- Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh :

- Hiểu được thành ngữ là gì . Những ý nghĩa mà thành ngữ mang lại .

- Nắm được cách sử dụng thành ngữ trong giao tiếp , hiểu tác dụng của thành ngữ .

B-Chuẩn bị :

 Giáo viên: Bảng phụ

 Học sinh : Xem bài trước

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 48: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :12 Ngày soạn : 22/10/2009 
Tiết : 48 Ngày dạy : 26-31/10/2009 
 THÀNH NGỮ
 A- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
Hiểu được thành ngữ là gì . Những ý nghĩa mà thành ngữ mang lại .
Nắm được cách sử dụng thành ngữ trong giao tiếp , hiểu tác dụng của thành ngữ .
B-Chuẩn bị :
 Giáo viên: Bảng phụ
 Học sinh : Xem bài trước 
C-Tiến trình dạy và học 
 *Ổn định :Kiểm diện , trật tự 
 *Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 * Giới thiệu bài : Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày , nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên không cố ý nhưng ngược lại nó đã tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt . D0ể hiểu rõ về thành ngữ với những đặc điểm của nó , chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ 1:Tìm hiểu khái niệm thành ngữ
 GV treo bảng phụ :
 “Lên thác xuống ghềnh’’
(?) Em hiểu lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì? 
(?) Có thể thay thế 1 vài từ trong cụm này được không ? Chẳng hạn như: Lên núi xuống ghềnh,Lên thác xuống suối? Tại sao?
(?) Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không ? vì sao?
(?) Từ nhận xét trên , ta rút ra đặc điểm gì về cấu tạo của thành ngữ ?
(?) Nghĩa cụm từ thể hiện ra sao? 
(?) Cụm từ ấy gọi là thành ngữ . Vậy thành ngữ là gì ? 
 GV chốt ghi bảng 
 *Lưu ý:Tuy nhiên cũng có một số trường hợptrong sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít về kết cấu của thành ngữ 
 VD : Sống để dạ chết mang theo 
Sống để dạ chết chôn theo
HĐ 2:Tìm hiểu Nghĩa của thành ngữ 
GV treo bảng phụ 
 * Nhóm 1: 
 + Tham sống sợ chết 
 + Bùn lầy nước động 
+Mưa to gió lớn 
+Mẹ góa con coi 
+Năm châu bốn bể 
* Nhóm 2
+ Lên thác xuống ghềnh ( ẩn dụ)
+ Lòng lang dạ thú (hoán dụ )
+Rán sành ra mở (nói quá )
+Nhanh như chớp (so sánh )
+Khẩu phật tâm xà (hoán dụ )
(?) Em hiểu gì vế ý nghĩa của thành ngữ trong hai nhóm trên?
(?) Cách hiểu nghĩa của hai nhóm này có giống hay khác nhau ? 
Phần lớn thành ngữ manng nghĩa hàm ẩn 
(?) Em hãy nói theo hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ? 
GV gọi hs đọc to ghi nhớ 
HĐ 3:Tìm hiểu sử dụng thành ngữ
* GV gọihs đọc vd SGK 
(?) Xác định vai trò ngữ pháp của hai thành ngữ : 
+ Bảy nổi ba chìm.
+Tắt lửa tối đèn.
(?) Hãy phân tích cái hay của những thành ngữ trên? 
Gv gợi ý
(?) Hãy thay thành ngữ bằng cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh ?
- Hs đọc ví dụ 143
 - Cá nhân : gian nan , vất vả , cực khổ 
- không được . Bởi nghĩa có thể thay đổi ( lỏng lẻo, nhạt nhẽo)
- Không oán đổi được vì đây là trật tự cố định .
-Cấu tạo cố định chặt chẽ 
-Cụm từ thể hiện một ý nghĩa trọn vẹn 
- HS rút ra kết luận.
 Nghe 
Nghe 
 * Nhóm 1: Hiểu trực tiếp (nghĩa đen )
* Nhóm 2: Hiểu theo nghĩa hàm ngôn ( nghĩa bóng )
HS 
HS đọc ghi nhớ 
HS đọc 
+ Bảy nổi ba chìm ->vị ngữ
+Tắt lửa tối đèn -> phụ ngữ cho danh từ khi
* thay :+ Ba chìm bảy nổi-> long đong ,phiêu bạc
+ Tắt lửa tối đèn-> khó khăn , hoạn nạn .
I- Thế nào là thành ngữ 
1- Khái niệm:
 Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
VD : Mưa to gió lớn .
2- Nghĩa của thành ngữ :
 - Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen 
- Nhưng thường thông qua phép chuyển nghĩa như : ẩn dụ , so sánh , 
 VD : Lòng lang dạ thú 
II- Sử dụng thành ngữ
-Làm chủ ngữ ,vị ngữ trong câu.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc , có tính hình tượng , tính biểu càm cao
HĐ 4:Luyện tập
BaØi tập 1 GV hướng dẫn hs cách làm
Bài tập 2: GV hướng dẫn 
Bài tập 3 : gọi HS đọc 
HS nghe gv hướng dẫn 
Hs đọc 
III Luyện tập 
 + Bài tập 1/145 Giải thích thành ngữ
a- sơn hào hải vị:thức ăn quí lấy ở núi , ở biển
b-khỏe như voi :rất khỏe
c- Da mồi tóc sương : màu da đốm màn đồi mồi,tóc bạc-> chỉ người già
d-tứ cố vô thân : không có họ hàng gần gũi
+ Bài tập 2/145 HS tự làm
 -Lời ăn tiếng nói 
-Một nắng hai sương 
-Ngày lành tháng tốt 
-No cơm ấm áo 
-Bách chiến bách thắng 
-Sinh cơ lập nghiệp	
*Củng cố:
(?) Thành ngữ và tục ngữ khác nhau ntn?
*Dặn dò :
 Soạn bài : Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
 + Đọc văn bản SGK 
 +Trả lời câu a,b trang 147
 + Nghiên cứu và chọn văn bản thực hiện theo luyện tập 1,2SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 48.doc