Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54 : Tiếng gà trưa (tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54 : Tiếng gà trưa (tiết 4)

* Mục tiêu :- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng ,đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và

 tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ .

 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm ,cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị .

* Chuẩn bị : - GV: nghiên cứu soạn bài -đọc tư liệu về Xuân Quỳnh .

 - HS: Học bài cũ ,soạn bài

* Nội dung :

A. Kiểm tra : (10p) Đọc thuộc lòng 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng .

 Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị của 2 bài thơ .

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54 : Tiếng gà trưa (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
tiết 53 + 54 : Tiếng gà trưa 
 ( Xuân Quỳnh )
 * Mục tiêu :- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng ,đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và 
 tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ .
 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm ,cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị .
* Chuẩn bị : - GV: nghiên cứu soạn bài -đọc tư liệu về Xuân Quỳnh .
 - HS: Học bài cũ ,soạn bài 
* Nội dung : 
A. Kiểm tra : (10p) Đọc thuộc lòng 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng .
 Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị của 2 bài thơ .
B. Bài mới : (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 HS đọc chú thích 
? Những chi tiết cần ghi nhớ về t/giả ?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
 GV giới thiệu thể thơ 
 GV hướng dẫn cách đọc-đọc một lần 
 HS đọc phần 1
? Tiếng gà vọng vào tâm trí người cháu trong thời điểm nào ?
? Tại sao trong vô vàn âm thanh ,tâm trí người cháu lại bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
? Với người ra trận ,tiếng gà trưa gợi lại những cảm giác nào ?
? Tại sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi lại cho người cháu cảm giác đó ?
? Từ “ nghe” được nhắc lại mấy lần ?
? Có gì độc đáo trong hành động “nghe”của người cháu?
? Trên đường hành quân,nghe tiếng gà ,thấy được âm thanh làng quê.Ta hiểu được tình cảm nào của con người dành cho quê?
 Tiết 54 
* Mục tiêu :- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng,đằm thắm của những k/ niệm về t/ thơ và 
 tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ 
 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm ,cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị .
*ổn định : (1p)
* Bài mới : (40p)
 Gọi HS đọc khổ 2,3
? Tiếng gà trưa đã khơi dậy h/ảnh thân thương nào trong cuộc sống?
? H/ ảnh con gà mái ,quả trứng hiện lên qua chi tiết nào?
? Những sắc màu của gà của trứng đã gợi tả vẻ đẹp nào?
? Lời thơ: Này con gà biểu hiện t/cảm nào của con người với làng quê ? 
 Đọc khổ 3
? Tiếng gà trưa còn gợi lại những kỉ niệm nào về người bà ?
? Hình ảnh người bà hiện lên qua những chi tiết nào?
? Đọc những câu thơ ghi lại lời mắng của bà?
? Em hiểu gì về lời mắng này?
? Vì sao bà lại mắng như vậy ?
? Lời mắng ấy thể hiện t/cảm nào của bà?
? Hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng trên tay cho em hiểu gì về người bà ấy?
 GV đọc 
? Vì sao bà lo đàn gà toi?
? Có đánh giá gì về nỗi lo này?
? Nỗi lo ấy thể hiện nét đẹp nào của người bà?
 GV đọc : Ôi cái quần 
 Đây là niềm vui của đứa cháu
? Có đánh giá gì về niềm vui này?
 GV : manh quần tấm áo
? Miêu tả niềm vui của cháu ,t/giả muốn ca
ngợi điều gì ?
? Cảm nhận chung nhất của em về người bà?
? Tình bà cháu hết sức bình thường, nhưng tại sao t/cảm ấy lại trở thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?
? Hình ảnh người bà gợi em nhớ đến h/ảnh người bà trong thơ ai?
 Đọc khổ 4
? Tiếng gà trưa còn gợi cả suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay n/t/n? 
? Từ “vì” được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ có ý nghĩa gì?
? Khi c/đấu vì Tổ Quốc , vì xóm làng thì con người đó là người n/t/n?
? Bài thơ thuộc kiểu văn bản nào?
? Những t/ cảm nào được thể hiện trong v/bản
? Nét nghệ thuật đặc sắc?
I.Tìm hiểu khái quát :
1.Tác giả :
--Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại VN.
-- Hồn thơ trẻ trung ,sôi nổi tha thiết mạnh bạo giàu nữ tính.
-- Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều bình dị ,gần gũi trong đời sống.
2.Tác phẩm:
Viết trong những năm đầu của cuộc k/c chống Mỹ.
II.Tìm hiểu văn bản :
( buổi trưa nắng , trong xóm nhỏ , trên đường h/quân )
( tiếng gà là âm thanh của làng quê )
- Tiếng gà trưa 
Cảm giác : Nắng xao động 
 Chân đỡ mỏi 
 Tuổi thơ 
( buổi trưa là thời diểm yên tĩnhtiếng gà có thể khua động cả không gian , gợi về những k/niệm )
( không chỉ nghe = tai mà nghe = cảm giác ,= sự nhớ lại , = hồi ức )
 Yêu làng quê tha thiết sâu nặng 
- H/ảnh cuộc sống : con gà mái 
 quả trứng hồng 
( vẻ đẹp tươi sáng , đầm ấm bình dị  )
 Gần gũi thân thương gắn bó 
- Người bà : Lời bà mắng 
	Bà chăm từng quả trứng 
	Nỗi lo của bà 
( lời mắng yêu  )
( muốn cháu mình xinh đẹp  )
 Tình yêu thương cháu giản dị mà sâu sắc 
( người bà thôn quê chịu thương chịu khó cần mẫn chắt chiu )
( gà toi không có tiền mua quần áo cho cháu )
( nỗi lo chân thật khi c/sống còn nhiều kk)
 Tình yêu giản dị thầm lặng của người bà 
( niềm vui nhỏ bé nhưng hết sức thiêng liêng )
 Tình yêu , sự h/sinh của người bà 
( người bà nghèo , giàu tình yêu thương , đức hi sinh )
( tình cảm chân thật ấm áp , tình g/đình , t/cảm cội nguồn không thể thiếu )
Thơ Bằng Việt 
Cuộc chiến đấu : vì Tổ Quốc , xóm làng 
 Vì bà 
 Vì tuổi thơ 
( khẳng định m/đích cuộc chiến đấu )
 Có tình yêu g/đình , yêu đất nước 
III.ý nghĩa :
- Nội dung :Tình bà cháu ấm áp thân thương .
 T/yêu g/đình , yêu q/ hương,đ/nước
- Nghệ thuật : Điệp nghữ 
C.Củng cố ( 3p ) : GV : Giới thiệu bức tranh 
	Nhận xét ý nghĩa bức tranh m/họa trong SGK 
 	Suy nhgĩ của em về h/ảnh người bà trong bài thơ 
D.Hướng dẫn ( 1p ) : Về học thuộc bài thơ ; nắm ý nghĩa văn bản .
 Đọc và soạn : Một thứ quà của lúa non .
	******************************************************
tiết 55: điệp ngữ 
28/11/ 07
*Mục tiêu : - HS hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ 
	- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết .
*Chuẩn bị : GV : Nghiên cứu soạn bài ; bảng phụ ghi VD 
	HS : Học bài cũ , đọc SGK
*Nội dung :
A.Kiểm tra ( 5p ) : - Thế nào là thành ngữ ? Cách sử dụng thành ngữ 
	 - Tìm 5 câu thành ngữ .
B.Bài mới ( 38p ) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 VD 1 : Đọc v/ b SGK 
? Có gì đặc biệt trong việc sử dụng từ ngữ ở 2 đoạn thơ trên ?
? Đó là những từ ngữ nào ? được lặp mấy lần?
 VD 2 : Bảng phụ - Đọc 
? Tìm những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn ?
? Chúng được lặp lại mấy lần ?
? Thế nào là điệp ngữ ?
GV : Trở về các VD 
? Trong VD 1 các từ “ nghe” , “ vì” được lặp lại nhiều lần diễn tả điều gì ?
? Còn ở VD 2 , việc nhắc lại những từ ngữ nhằm làm mục đích gì ?
 VD 3 : Bảng phụ 
? Chỉ ra điểm giống nhau về việc sử dụng từ ngữ trong VD 2 , 3 .
? Cảm xúc của em khi đọc 2 đoạn văn ?
? Qua VD trên , điệp ngữ có t/dụng gì ?
Xét VD1,2 
Có nhận xét gì về cấu tạo của điệp ngữ trong VD1,2 
? Chúng được sắp xếp thế nào ?
 VD 4,5 : Bảng phụ 
? Xác định điệp ngữ trong 2 VD 
? Cho biết cấu tạo của những điệp ngữ ?
? Nhận xét cách sắp xếp các điệp ngữ ?
? Qua các VD trên có n/xét gì về cấu tạo của điệp ngữ ?
GV : Có khi còn lặp cả một đoạn gọi là điệp khúc .
? Em học bài thơ nào có sử dụng điệp khúc ?
? Có mấy dạng điệp ngữ ? Là dạng nào ? 
? Em hiểu thế nào là điệp nối tiếp ? Điệp cách quãng ? Điệp chuyển tiếp ? 
? Đọc 1 bài thơ có sử dụng điệp cách quãng .
Gọi HS lên bảng làm 
GV chữa 
Bài tập 2 : Cách làm tương tự .
I.Bài học :
1.Điệp ngữ :
Lặp lại các từ : nghe , vì 
- Nghe – lặp lại 3 lần 
- Vì - lặp lại 4 lần 
- Ham muốn – lặp 2 lần 
- Hoàn toàn – lặp 2 lần 
- Ai cũng – lặp 2 lần 
a.Khái niệm : Là những từ ngữ được dùng lặp lại nhiều lần 
b.Tác dụng :
( nhấn mạnh cảm giác  )
( khẳng định nguyên nhân , mục đích cuộc chiến dấu của người chiến sĩ )
( làm nổi bật khát vọng cao cả của Bác Hồ )
( đều có những từ ngữ lặp lại )
VD 2 : Hay , hấp dẫn 
VD 3 : Nặng nề , rườm rà .
 Làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh 
2.Các dạng điệp ngữ :
- VD 1 : Một từ – cách quãng 
- VD 2 : Một từ – nối tiếp 
 Một cụm từ ( ngữ ) – cách quãng 
- VD 4 : Hồ Chí Minh muôn năm !
Một câu – nối tiếp 
- VD 5 : Thấy 
 Một từ Chuyển tiếp 
 Ngàn dâu 
 Một từ 
- Cấu tạo : Một từ , một cụm từ , một câu , một đoạn .
Lượm 
- Các dạng : Điệp ngữ nối tiếp 
 Điệp ngữ cách quãng 
	Điệp ngữ chuyển tiếp 
II.Luyện tập :
1.Bài tập 1 :
a. – Một dân tộc đã gan góc 
 - Dân tộc đó phải được 
Tác dụng : làm nổi bật sự có mặt phẩm chất của dân tộc VN ; khẳng định quyền lợi chính đáng 
b.Trông 
Tác dụng : Nhấn mạnh lòng mong đợi 
2.Bài tập 2 :
Điệp ngữ : Xa nhau – cách quãng 
 Một giấc mơ - chuyển tiếp
C.Củng cố ( 1p ) : - Thế nào là điệp ngữ ? Tác dụng của điệp ngữ ?
 - Nêu các dạng điệp ngữ .
D.Hướng dẫn ( 1p ) : Học thuộc ghi nhớ ; Làm bài tập 3, 4 . Bài tập 3 là lỗi lặp từ . sửa lại bằng
	 Cách bỏ bớt các từ ngữ trùng lặp không cần thiết .
	********************************************
tiết 56 : luyện nói 
29/11/ 07 phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học 
*Mục tiêu :- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về t/p văn học .
 - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về t/phẩm v/học
*Chuẩn bị : GV : Chọn đề , hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà .
 HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV .
*Nội dung :
A.Kiểm tra ( 2p ) : Việc chuẩn bị bài của HS 
B.Bài mới ( 41p ) :
 Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Thể loại ?
? Đối tượng? 
? Bài gồm mấy phần?
? Mở bài làm việc gì? 
? Thân bài gồm những ý nào?
Học sinh tập nói
Hai bàn thành 1 nhóm 
Một HS nói --- những HS khác nghe sau đó nhận xét bổ sung cho bạn .
Gọi học sinh nói từng phần của bài .
HS trong lớp nghe ; nhận xét bài của bạn .
GV bổ sung --- cho điểm những em có bài nói tố GV hướng dẫn cách nói : Nói rõ ràng , mạch lạc , tự nhiên 
I.Yêu cầu :
- Thể loại : Biểu cảm .
- Đối tượng : Bài thơ cảnh khuya .
II.Dàn ý:
1.Mở bài : -Giới thiệu tác giả , tác phẩm 
 - ấn tượng đầu tiên về tác phẩm
2.Thân bài: - Cảm nghĩ chung về bài thơ
 - Cảm nghĩ về từng câu thơ ,từng chi tiết , từng hình ảnh 
( Sử dụng y/tố tưởng tượng ,m/tả ,liên tưởng..)
3.Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân đối với bài thơ 
III Thực hành:
1.Chia nhóm:
2.Nói theo đơn vị lớp:
Một học sinh nói mở bài 
Một học sinh nói ý một 
Hai học sinh nói phần cụ thể
Một học sinh nói phần kết bài 
C.Củng cố ( 1p ) : Nhắc lại cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về t/phẩm văn học .
D.Hướng dẫn ( 1p ) : Về nhà dựa vào dàn ý , phần đã được bổ sung , viết lại bài vào vở bài tập .
 	 *******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc