Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Văn bản : Tiếng gà trưa (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Văn bản : Tiếng gà trưa (Tiết 1)

Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự.

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Văn bản : Tiếng gà trưa (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn: 18/11/2011
 Ngày dạy: 21/11/2011
TIẾT 53 
Văn bản :TIẾNG GÀ TRƯA
 - Xuân Quỳnh- 
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự..
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Yêu thiên nhiên, quê hương,đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
*. Trọng tâm: T1-Đọc – hiểu chú thích
 T2-Nội dung ,nghệ thuật của văn bản .
*. Tích hợp: 
 -TV: Điệp ngữ
 -TLV: thi luật thơ lục bát và thái độ tình cảm trong văn bản biểu cảm
II.Các kỹ năng sống cơ bản
1.Tự nhận thức và xác định giá trị tình yêu quê hương,đất nước của người chiến sỹ khi nghe tiếng gà nhảy ổ.
2.Giao tiếp phản hồi,lắng nghe tích cực,trình bày suy nghĩ ,cảm nhận của bản thaanveef cách ứng xử thể hiện tình cảm của mình với các nhân vật.
III, Các phương pháp kĩ thuật dạy học
- Đọc hợp tác,động não suy nghĩ,hỏi trả lời,trình bày 1 phút.
- Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ
IV.Chuẩn bị
GV:Soạn bài- máy chiếu
HS: đọc- soạn bài
 V: Tiến trình hoạt động
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng?Điểm chung của 2 bài thơ là gì?
 ? Nêu một vài nét về tác giả?Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
YC: đọc đúng, diễn cảm
- 2 bài thơ miêu tả trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nướ sâu sắc và phong thái ung dung lạc quan của Bác
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên ,có những người ,cảnh vật đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta ,trở thành kỷ niệm mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta .Bài thơ “Tiếng gà trưa “của Xuân Quỳnh với hình ảnh người bà ,âm thanh tiếng gà trưa đem đến cho ta cảm xúc & nỗi niềm bâng khuâng ấy .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn đọc-tìm hiểu tác giả ,tác phẩm
- Gv : Đọc văn bản một lần, gọi 1 hs đọc lại
- GV: Nêu yêu cầu đọc ,đọc mẫu ,gọi hs đọc nhận xét .Chú ý :đọc giọng biểu cảm ,chú ý hình ảnh thơ ,từ ngữ lặp lại .
- HS: Nêu một và từ khó SHK
- GV chiếu trên máy
? Hãy nêu những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh 
 - Hs: Trình bày theo sgk/150
? Em hãy nêu thể thơ? ? Em hãy Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Hs : Nêu dựa vào sgk.
GV bổ sung thêm :
 Thơ Xuân Quỳnh giản dị ,dễ hiểu ,tình cảm trầm lắng,trong sáng ,thường khai thác những điều bình dị,những kỷ niệm riêng của mình để từ đó nói lên những tình cảm cao đẹp hơn về đất nước ,về con người.
Thi sĩ mồ côi mẹ từ bé ,cha đi xa ,phải sống với bà ở làng quê nên gần gũivới cuộc sống bình dị nơi thôn dã nơi mà tiếng gà trưa luôn gây nhiều cảm xúc
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc -tìm hiểu văn bản
* Thảo luận nhóm
? Dựa vào mạch cảm xúc em hãy tìm bố cục cho bài thơ ?
- HS: Thảo luận, trình bày
- GV: Chốt chiếu trêm máy
*Cho HS đọc lại đoạn 1,2
? Ở bài thơ này tác giả đi theo mạch cảm xúc nào?
- Hiện tại, quá khứ, hiện tại
? Đọc khổ thơ 1?
? Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc nào?
	- Nghe tiếng gà nhảy ổ Cục cục tác cục ta
? Tác giả nghe thấy âm thanh đó trong hoàn cảnh nào?
	- Khi dừng chân trong xóm nhỏ trên đường hành quân vào mặt trận.
? Thông thường hoàn cảnh đó con người có tâm trạng như thế nào ? Người chiến sĩ trong bài thơ bộc lộ tâm trạng ra sao?
	- Trong hoàn cảnh đó con người có tâm trạng buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.
	- Tiếng gà nhảy ổ ban trưa đã làm xao động cái không gian tĩnh lặng ở một xóm làng. Người chiến sĩ cảm thấy bàn chân đỡ mỏi, những kỉ niệm của tuổi thơ ùa về
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng ở đoạn thơ? Có tác dụng gì?
	- Từ nghe lặp 3 lần: đó là cảm nhận bằng tâm hồn, tình cảm gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ vừa xa cách về không gian, thời gian.
	+ Nghe ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy thính giác thay cho thị giác
	- Dùng dấu chấm lửng mô phỏng chính xác âm thanh tiếng gà nhảy ổ à Âm thanh bình dị quen thuộc của làng quê, bộc lộ tâm trạng của người chiến sĩ à biểu cảm gián tiếp.
à Người chiến sĩ vô cùng xúc động bồi hồi, có tâm hồn nhạy cảm
GV chốt ý ,chiếu trên máy
GV: Tác giả lấy thính giác thay cho việc miêu tả trực tiếp tâm trạng. Âm thanh tiếng gà nhảy ổ làm xao động tâm hồn tác giả, nó tiếp thêm sức mạnh khiến cho người chiến sĩ quên đi nỗi vất vả trên đường hành quân và hướng lòng mình về những kỉ niệm thời thơ ấu.
* HĐ 3: HD luyện tập
- HS đọc diễn cảm lại bài thơ
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học bài thơ .
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại kỉ niệm về bà.
- Soạn bài :Điệp ngữ
20’
14
4’
2’
I. Đoc- hiểu chú thích:
1.Đọc
2. Chú thích
a.Tác giả:
- Nguyễn thị xuân Quỳnh: (1942 – 1988) Quê Hà Đông Hà Nội 2, là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ XQ giản dị tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, in trong tập thơ Hoa Dọc Chiến Hào( 1968).
- Thể thơ :Ngũ ngôn có biến cách.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục: 3 phần.
- P1: Khổ 1,2: Tiếng gà trưa gợi về kí ức tuổi thơ của anh chiến sĩ trẻ trên đường hành quân và kỉ niệm về con gà mái mơ mái vàng.
- P2: Khổ 3,4,5,6: Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ:
- P3: Còn lại: Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả trữ tình.
3. Phân tích :
C1.Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê
Tiếng gà trưa nghe :
+ Xao động nắng trưa
+ Bàn chân đở mỏi
+ Gọi về tuổi thơ
à Điệp từ + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
èTình làng quê gắn bó thân thiết .
* Luyện tập
 * PHẦN BỔ SUNG
................
******************************************************
Ngày soạn: 18/11/2011
 Ngày dạy: 22/11/2011
TIẾT 54 
Văn bản :TIẾNG GÀ TRƯA
 - Xuân Quỳnh- 
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự..
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Yêu thiên nhiên, quê hương,đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
*. Trọng tâm: T1-Đọc – hiểu chú thích
 T2-Nội dung ,nghệ thuật của văn bản .
*. Tích hợp: 
 -TV: Điệp ngữ
 -TLV: thi luật thơ lục bát và thái độ tình cảm trong văn bản biểu cảm
II.Các kỹ năng sống cơ bản
1.Tự nhận thức và xác định giá trị tình yêu quê hương,đất nước của người chiến sỹ khi nghe tiếng gà nhảy ổ.
2.Giao tiếp phản hồi,lắng nghe tích cực,trình bày suy nghĩ ,cảm nhận của bản thaanveef cách ứng xử thể hiện tình cảm của mình với các nhân vật.
III, Các phương pháp kĩ thuật dạy học
- Đọc hợp tác,động não suy nghĩ,hỏi trả lời,trình bày 1 phút.
- Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ
IV.Chuẩn bị
GV:Soạn bài- máy chiếu
HS: đọc- soạn bài
 V: Tiến trình hoạt động
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
? Đọc thuộc lòng bài thơ ? Mạch cảm xúc của bài thơ ?
- hs đọc thuộc lòng được bài thơ, nêu được mạch cảm xúc: hiện tại- quá khứ- hiện tại
3. Bài mới 
Họat động của thầy và trò
TG
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc -tìm hiểu văn bản
GV: Tóm tắt nội dung tiết 1: Trên đường đi hành quân ra trận lúc dừng chân ở xóm nhỏ bên đường, người chiến sĩ bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ vang lên cục cục tác cục ta. Tiếng gà đã làm xao động cả không gian và tâm hồn nhà thơ của các anh, các chị.
? Đọc diễn cảm khổ 2, 3, 4, 5, 6,7?
? Những kỉ niệm nào của thời thơ ấu đã được tiếng gà trưa đánh thức trong lòng người chiến sĩ?
- Những con gà mái và ổ trứng hồng
- Xem gà đẻ bị bà mắng
- Bà chắt chiu yêu thưương dành cho cháu quần áo mới từ việc bán gà
- Bộ quần áo mới và niềm vui của tuổi thơ
? Tiếng gà trưa đưa lại kỉ niệm đầu tiên như thế nào 
?Điều ấy chứng tỏ kỉ niệm tuổi thơ trong tâm hồn tác giảng tâm trí của người chiến sĩ ?
Kỉ nệm tuổi thơ rất sâu đậm
? Bức tranh gà có màu hồng của trứng trong ổ rươm có sắc đốm trắng của gà mái hoa mơ, có lông óng như màu nắng của gà mái vàng. Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh?
	- Tư ơi sáng, mát dịu lộng lẫy.
? Em hãy chỉ ra nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong khổ thơ?
	-Tả và kể đan xen nhau để làm nổi bật hình ảnh những con gà mái.
	- Điệp từ này được nhắc lại 2 lần à Liệt kê. Gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh người cháu đang giơ tay để đếm những chị gà trên sân
- So sánh: Màu lông của con gà để tạo lên bức tranh về đàn gà thật đẹp, gần gũi bình dị thân thương.
? Những kỉ niệm trên có liên quan đến ai?
- Đến bà.
? Hình ảnh người bà gợi lại trong kỉ niệm như thế nào ?
? Đọc khổ 3, 4, 5? - Kỉ niệm đầu tiên: Là tiếng bà mắng: Suồng sã thân thương
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Nghe tiếng gà đẻ kêu vang người chién sĩ ấy lại nhớ bà da diết
? Theo em vì sao bà lại mắng cháu?
	- Vì bà lo cho cháu, sợ cháu bị lang mặt. Đây là biểu hiện của sự quan tâm ân cần chu đáo của bà đối với cháu nhất là đây lại là cháu gái.
	- Sự việc nhỏ bé bình dị ấy nhưng nó đã trở thành một kỉ niệm sâu sắc vì người cháu cảm nhận được tình cảm yêu thương của bà. Trong hoàn cảnh thiếu tình cảm của cha mẹ người cháu càng thấy xúc động biết ơn trân trọng tình cảm mà bà dành cho mình
	+ Nhớ sâu sắc hình ảnh bà soi trứng với đôi bàn tay nhăn nheo già nua của mình.
? Dựa vào bức tranh trong SGK em hãy miêu tả lại hình ảnh người bà bằng ngôn ngữ của mình? 
- Đôi mắt của bà nheo lại vết nhăn như hằn sâu thêm trên khoé mắt tuổi già. Bàn tay gầy guộc xương xẩu che giữ quả trứng hồng soi thật kĩ càng để chọ ra những quả trứng không bị ung.
? Trong khổ thơ 4 có từ nào được dùng đặc sắc? Hãy tìm và phân tích ?
	- Từ láy chắt chiu à Gọi sự tần tảo hay làm để chắt lọc gom góp dành dụm từng tý để cho cháu. Đây cũng chính là nét đẹp của phụ nữ Việt Nam nói riêng và của người dân Việt Nam chung trong cuộc sống với chiến tranh còn gian nan khó khăn.
? Người cháu còn nhớ kỉ niệm gì về bà ? Giải thích từ sương muối?
	- Người cháu nhớ cả nỗi lo của bà cho đàn gà khi thời tiết khắc nghiệt
? Tất cả những việc làm trên của bà là để làm gì? Qua đó em thấy người bà được hiện lên trong kí ức của nhà thơ như thế nào ? 
GV: Tiếng gà trưa trong quá khứ của người chiến sĩ gắn liền với kỉ niệm đẹp về bà, tiếng ... g tâm:Bài học
*.Tích hợp:Tiếng gà trưa
II.Các kỹ năng sống cơ bản
1.Ra quyết định:Lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ chơi chữ,điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của cá nhân
2.Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ,ý tưởng,thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ chơi chữ,điệp ngữ.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra các phép tu từ chơi chữ,điệp ngữ và giá trị,tác dụng của việc sử dụng chúng;động não suy nghĩ,phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng phép tu từ chơi chữ,điệp ngữ.
IV.Chuẩn bị:
1.Gv:soạn bài -Đồ dùng: Máy chiếu hoặc Bảng phụ chép ví dụ.
2.HS:Xem trước bài
-Những điều cần lưu ý: Cần phân biệt điệp ngữ với sự lặp lại từ ngữ không cần thiết làm câu văn rườm rà, không có g.trị.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là thành ngữ ? Giải thích một số thành ngữ sau:
 Ếch ngồi đáy giếng;nồi da nấu thịt;ăn cháo đá bát
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
- Hồ Chí Minh muôn năm!
- Hồ Chí Minh muôn năm!
- Hồ Chí Minh muôn năm!
 - Phút giây thiêng liêng anh gọi bác ba lần. 
- Trong đoạn thơ trên cụm từ nào được lặp lại? Ở lớp 6 chúng ta đã học phép lặp từ như một biện pháp tu từ chúng ta hay gặp phải lỗi lặp do vốn từ nghèo nàn .Vì vậy phép điệp ngữ ra đời, để tìm hiểu thế nào là phép điệp ngữ, tác dụng và các loại của nó bài học hôm nay sẽ giả quyết vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Tg
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm điệp ngữ,các dạng điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ
? Đọc khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa “ cho biết ở các khổ thơ đó có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ?Tác dụng của sự lặp đi lặp lại đó ?
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần ?ý nghĩa ?
 HS: + Nghe (3 lần ) à nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà.
 + Vì (4 lần)à nhấn mạnh mục đích chiến đấu của chiến sĩ.
 + Tiếng gà trưa (4 lần )à gợi kỉ niệm ,điểm nhịp cho cảm xúc .
? Lấy các vd có các từ ngữ lặp đi lặp lại nhăm mục đích nhấn mạnh ý ,gây ấn tượng  
- HS: Tự bộc lộ 
? Từ ngữ được lặp lại gọi là gì?việc lặp lại có mục đích các từ ngữ gọi là phép gì ?
? Cho HS quan sát tiếp 2 VD sau :chỉ ra từ ngữ được lặp lại ?cho biết đâu là phép điệp ngữ?
VD a: 
 Tre giữ làng ,giữ nước ,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín .Tre hy sinh để bảo vệ con người .Tre anh hùng lao động !Tre anh hùng chiến đấu!
VDb: Thông báo !
Hôm nay không có gì để thông báo ,hôm nào có thông báo sẽ thông báo sau.
Vda: Phép ĐN à nhấn mạnh vai trò ,ý nghĩa to lớn của cây Tre trong cuộc sông lao động ,chiến đấu của người VN
VDb: Lỗi lặp từ .
GV chốt: ĐN không chỉ dùng trong thơ mà còn trong văn có tác dụng ntn?
HS: Đọc ghi nhớ 1
Cho HS đọc VD phần 2
 - GV cho hs quan sát 3 vd ở bảng phụ 
VDa: Cháu chiến đấu hôm nay 
 Vì lòng yêu tổ quốc
 .Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà tuổi thơ (xuân Quỳnh)
VDb: Anh đã tìm em rất lâu ,rất lâu
 khăn xanh ,khăn xanh phơi đầy..(PTD)
VDc: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
 Thấy xanh xanh ngàn dâu 
 Ngàn dâu xanh (ĐTĐ)
* Thảo luận 3p: Chỉ ra các điệp ngữ ở vd a,b,c. So sánh điệp ngữ ở 3 vd đó để tìm đặc điểm của mỗi dạng? 
 HS đọc ghi nhớ 2/sgk/152 
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- GV: Cho hs đọc yêu cầu của bài tập 1
- Hs : Thảo luận , trình bày.
- GV: Chốt sửa sai.
Bài tập 2:
- Nêu yêu cầu của btập 2?
- Tìm điệp ngữ trong câu ví dụ ?
- Nêu dạng điệp ngữ ?
Bài tập 3:
- Việc lặp lại từ ngữ có tác dụng biểu cảm không ?
- Nếu không em cần sửa lại như thế nào ?
Bài tập 4:
GV hướng dẫn HS viết một đoạn văn chủ đề tự chọn có SD điệp ngữ
HS viết trao đổi cùng bạn
* HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố-Hướng dẫn tự học 
-Hệ thống bài học
- Học bài ,làm bt 4 
- Soạn: Luyện nói văn biểu cảm 
20’
18’
5’
I. BÀI HỌC:
1. Điệp ngữ và tác dụng điệp ngữ:
a. Xét VD: Bài thơ “Tiếng gà trưa” sgk/148
- Nghe –lặp 3 lần 
- Vì –lặp 4 lần 
- Tiếng gà trưa –lặp 4 lần
à Nhấn mạnh ý nghĩa, gây ấn tượng sâu sắc,gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
è Điệp Ngữ
b. Kết luận: Ghi nhớ 1: sgk/152
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( Hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.giúp câu văn câu thơ thêm nhịp nhàng ,mạnh mẽ.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ.
 2. Các dạng điệp ngữ:
a. Phân tích ví dụ
* Xét VDa:
- Cháu chiến đấu hôm nay 
 Vì lòng yêu tổ quốc
.Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà tuổi thơ
à Điệp ngữ cách quãng
* XétVDb:
Anh đã tìm em rất lâu ,rất lâu
khăn xanh ,khăn xanh phơi đầy..(PTD)
à Điệp ngữ nối tiếp
* XétVDc:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
Thấy xanh xanh ngàn dâu
Ngàn dâu xanh (ĐTĐ) 
à Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)
b. Kết luận :Ghi nhớ 2: Sgk/15dụng
- Điệp ngữ có nhiều dạng : Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp , điệp ngữ cguyển tiếp ( điệp ngữ vòng)
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/153: Tìm điệp ngữ,ý nghĩa?
- Một dân tộc đã gai góc (2 lần )
- Dân tộc đó (2 lần )
è Nhấn mạnh :dân tộc việt Nam rất anh dũng đứng lên chống pháp xâm lược,từ đó khẳng định ĐNVN phải được độc lập chủ quyền
Bài 2 /153: Tìm điệp ngữ? Dạng ĐN? 
- Xa nhau ..xa nhau ..à ĐN cách quãng 
- Một giấc mơ một giấc mơ.-à ĐN nối tiếp
Bài 3/153
- Việc lặp lại tù ngữ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm 
- HS: Tự sửa lại 
- Phía sau vươn nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: Hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồngvà cả hoa lay ơn nữa. Ngày quốc tế phụ nữ, em hái chính bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.
Bài 4: viết một đoạn văn ngắn sử dụng điệp ngữ
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
PHẦN BỔ SUNG
................
 *****************************************************
Ngày soạn: 22/11/2011
 Ngày dạy:25/11/2011 
Tiết 56 LUYỆN NÓI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I-Mục tiêu bài học:
1.Gv giúp hs:
-Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tp văn học.
-Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tp vh.
-Biết biểu hiện những tình cảm tốt đẹp của mình trước một tác phẩm văn học
2.Trọng tâm:Luyện nói
3.Tích hợp:Cảnh khuya,rằm tháng giêng
II-Các kỹ năng sống cơ bản
1.Giao tiếp:Trình bày cảm nghĩ trước tập thể
2.Thể hiện sự tự tin
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học
- Phân tích tình huống cần trình bày cảm nghĩ,thực hành giao tiếp trong hoàn cảnh ;học nhóm cùng phân tích vấn đề
IV-Chuẩn bị:
1.GV:soạn bài -Đồ dùng:Máy chiếu-Bảng phụ
2.HS:Lập dàn ý trước.
-Những điều cần lưu ý: Khi theo dõi hs tập nói. gv đ.biệt lưu ý sửa chữa các câu cụt, sai ngữ pháp để hs phát biểu cho trọn câu, trọn ý. Chú ý khắc phục các biểu hiện nói ngọng, nói lắp.
D-Tiến trình tổ chức dạy-học:
1. ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi giảng bài mới
3. Bài mới (38’)
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
HĐ 2 Củng cố lý thuyết
? Nhắc lại thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ?
? Dàn ý của một bài văn biểu cảm bao gồm mấy phần?
- HS đứng tại chỗ trả lời à GV nhận xét 
? Khi đọc một tác phẩm văn học các em thường có thái độ gì ? Tại sao như thế ?
	- Thích hoặc không thích, say mê hoặc dửng dưng, phải suy nghĩ hoặc chẳng hề bận tâm nghĩ ngợi.
Vì: Có thể là tác phẩm hay, hấp dẫn khiến em cảm động day dứt trăn trở
GV kết luận:
	Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là nói lên cảm xúc của mình về một nhân vật, một chi tiết, một hình ảnh lời văn lời thơ hay ý nghĩa trong tác phẩm, trong bài văn 
Phát biểu cảm nghĩ có yếu tố miêu tả, tự sự à Làm nền để bộc lộ cảm xúc 
Phát biểu cảm nghĩ thiên về cảm tính có sử dụng nhiều yếu tố liên tưởng, so sánh quan sát và suy ngẫm
* HĐ 3 thực hành luyện nói
? Yêu cầu: HS tự chọn bài mà mình ưa thích
? Bài thơ nói về điều gì?
- Tả cảnh đêm trăng trong rừng khuya Việt Bắc và tâm trạng thao thức của Bác trong đêm trăng đó (đêm trăng trên sông nước mùa xuân vào rằm tháng giêng) ? Đọc bài thơ em hình dung tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của Bác Hồ như thế nào ?
- HS phát biểu ý kiến của mình theo hình dung tưởng tượng của mình.
VD: Cảnh đêm trăng trong rừng khuya có âm thanh, hình ảnh ? Hình ảnh Bác Hồ được hiện lên như thế nào ?
Cảnh đêm trăng trên sông nước mùa xuân vào đêm rằm tháng giêng có không gian như thế nào ? (cao rộng, bát ngát, tràn đầy sức sống như thế nào ? trong cảnh ấy hiện lên hình ảnh con người như thế nào ?)
? Chi tiết nào làm cho em chú ý và hứng thú? Vì sao? 
- Do HS tự cảm nhận
? Qua bài thơ em hiểu tác giả là người như thế nào ?
	- Yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết, có phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, Tất cả thống nhất hoà quyện trong con người Bác – người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một thi sĩ cách mạng Hồ Chí Minh’
- HS dựa vào dàn ý để viết (tham khảo đoạn văn trong SGK)
GV lưu ý HS
- Về nội dung: Phát biểu miệng cảm nghĩ về một tác phẩm văn học trong chưương trình không khác bài viết
- Về hình thức: Phát biểu miệng khác bài viết rất nhiều
	+ Cần phải thưa gửi trước khi nói
Gv:Nêu yêu cầu của một bài nói:
-Ngôn từ phải rõ ràng,t/c chân thành 
-Có lời mở bài -TB-KB
-Cho hs thảo luận trong tổ, nhóm -10 phút
-Các tổ, nhóm cử đại diện lên trình bày phần chuẩn bị của mình.
-Hs nhận xét, đánh giá - Gv sửa chữa, uốn nắn.
5’
38’
I. Củng cố lý thuyết
II. Thực hành luyện nói
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, rằm tháng giêng.
* Đối với bài Cảnh khuya:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
	- Thể loại; Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (bài thươ )
	- Đối tượng: Thơ trữ tình
	- Lập ý: 
Bước 2: Lập dàn ý: 
Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ (giới thiệu về bài thơ: Tên bài, tác giả, hoàn cảnh, nội dung, cảm xúc) à Yêu thích
b) Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về nội dung vfa nghệ thuật của bài thơ
	- Về âm thanh tiếng suối: Tiếng hát xa
	- Hình ảnh trăng lồng vào hoa, cây cỏ à Vào thiên nhiên
	- Tấm lòng lo lắng của Bác đối với vận mệnh của đất nước.
	- Qua đó em có cảm nghĩ gì về tác giả bài thơ (Phong thía ung dung thanh thản, tự tin)
*Phương thức: biểu cảm trực tiếp và gián tiếp, các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, so sánh.
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ (Đọc bài thơ, em vô cùng cảm mến, trân trọng t.yêu TN và tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với nc).
Bước 3; Chuẩn bị đoạn văn nói.
Bước 4-Thực hành nói trên lớp:
Bước 5-Tổng kết rút kinh nghiệm
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà 5’ 
- Viết thành bài hoàn chỉnh
- Soạn bài: Một thứ quà của lúa non
* PHẦN BỔ SUNG
...........
*****************************************
 Duyệt- Ngày .tháng 11 năm 2011
 HP
 Đỗ Thị Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc