Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 59: Chơi chữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 59: Chơi chữ

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Hiểu được thế nào là chơi chữ.

- Hiểu được 1 số lối chơi chữ thường dùng.

- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Bảng phụ, tư liệu sưu tầm về các lối chơi chữ.

* Trò: Nghiên cứu bài trước, sưu tầm ví dụ.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 59: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :15 Ngày soạn:12/11/2009
Tiết : 59. Ngày dạy:16-21/11/2009
CHƠI CHỮ
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hiểu được thế nào là chơi chữ.
Hiểu được 1 số lối chơi chữ thường dùng.
Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ, tư liệu sưu tầm về các lối chơi chữ..
* Trò: Nghiên cứu bài trước, sưu tầm ví dụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?)Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ ?
(?) Các dạng điệp ngữ?Cho ví du ?
* Giới thiệu bài: 
* Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy, chơi chữ không phải là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em hiểu thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong đời sống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phép Chơi chữ.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là choi chữ và tác dụng của chơi chữ
-Treo bảng phụ bài ca dao.
-Cho HS đọc.
(?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ Lợi trong bài ca dao?
(?) Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài?
(?) Việc vận dụng từ lợi ở cuối bài là vận dụng hiện tượng gì của từ?
(?) Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
(?) Từ những tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là chơi chữ?
* Treo bảng phụ đưa thêm VD giúp HS hiểu rõ hơn phần ghi nhớ:
 - “ Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu”
(?) Câu này chơi chữ chổ nào? Dựa trên hiện tượng gì?
HĐ 2:Tìm hiểu các lối chơi chữ
(?) Ngoài lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ ra những lối chơi chữ ở các VD mục 2 ?
-Cho HS đọc VD.
(?) Như vậy, về cơ bản có mấy cách chơi chữ ?
(?) Chơi chữ thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Lưu ý: Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn 1 cách vô ý thức, thiếu văn hoá.
HĐ3: Luyện tập
-Cho HS đọc bài thơ.
(?) Trong bài thơ, tác giả đã dùng từ ngữ nào để chơi chữ ?
-Đánh giá, khẳng định.
-Cho HS đọc BT, thảo luận.
-Khẳng định.
-Nêu yêu cầu.
-Đánh giá.
-Đọc, nêu yêu cầu.
-Đánh giá, khẳng định.
-Quan sát, đọc.
+ Lợi trong lời của bà già là: thuận lợi, lợi lộc.
+ Lợi trong câu trả lời của thầy bói đã chuyển sang danh từ: nướu.
® Trả lời gián tiếp đượm chất hài hước mà không cay độc.
-Đồng âm ( đánh tráo ngữ nghĩa).
Þ Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
 HS trả lời Ghi nhớ
Chín : Không phải con số 9 mà là thui chín® Đồng âm.
-Đọc, Thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung:
1)“ ranh tướng”® danh tướng Þ Dùng lối trại âm (gần âm) để giễu cợt Na Va.
2)Điệp âm.
3)Nói lái.
4)Trái nghĩa:
Sầu riêng >< vui chung
-5 cách
+ Trong văn thơ, đặc biệt trong văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
-Đọc và ghi bài
-Đọc ,thảo luận, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc, thảo luận, trình bày.
-Nhận xét.
-Thi đua giữa các tổ ( trình bày miệng).
-Đọc, thảo luận, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
1) Thế nào chơi chữ?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái biểu cảm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị
2)Các lối chơi chữ:
- Dùng từ ngữ đồng âm.
- Dùng lối nói trại âm .
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa.
* Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố
3) Luyện tập :
BT 1 :Chơi chữ đồng âm và theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau các từ chỉ các loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
BT 2 :Chơi chữ bằng lối dùng từ có nghĩa gần gũi vừa đồng âm:
 + Thịt, mỡ,dò, nem, chả 
(những món ăn).
 + Nứa, tre, trúc, hóp.
( đều họ nhà tre).
BT 3 : HS tự ghi.
BT 4 : Bác Hồ dùng từ đồng âm để chơi chữ:
 Khổ tận cam lai ( khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến.) ® hết khổ sở đến lúc sung sướng.
*Củng cố :
Thế nào là chơi chữ ? cho vd ?
Các lối chơi chữ thường gặp ?
*Dặn dò:
-Học thuộc 2 ghi nhớ.
-Sưu tầm thêm 1 số cách chơi chữ trong sách báo.
-Xem và chuẩn bị kĩ bài: Làm thơ lục bát:
+ Nắm luật thơ lục bát.
+ Tập làm thơ lục bát theo luật.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 59.doc