Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 – Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ (tiết 5)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 – Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ (tiết 5)

MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Giúp HS :

- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh cẩu thả khi nói, viết.

B.CHUẨN BỊ

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 – Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ (tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 
 Tuần 16 – Tiết 61 :
 Tiếng Việt :
chuẩn mực sử dụng từ
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS : 
- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh cẩu thả khi nói, viết.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Thế nào là chơi chữ ? Nêu các lỗi chơi chữ thường gặp? Nêu và phân tích một ví dụ cụ thể?
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc ví dụ SGK.
? Các từ in đậm trong các câu dùng sai như thế nào? Nguyên nhân dùng sai ở đây là gì?
? Hãy chữa lại cho đúng.
- Giáo viên chia bảng phụ đã hệ thống (sau khi học sinh trả lời):
? Vậy cần chú ý gì khi sử dụng từ ngữ trong giao tiếp?
- HS đọc các ví dụ.
? Các từ in đậm trong những ví dụ sai như thế nào?Hãy thay bằng những từ khác thích hợp ?
Giáo viên cho học sinh :
- Làm việc theo nhóm.
- giải nghĩa các từ in đậm, tìm từ khác thích hợp (có giải nghĩa).
- Các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên ghi vào bảng phụ chung.
- HS đọc mục III SGK.
? Các từ in đậm dùng sai như thế nào ?
? Sửa lại bằng cách thay từ khác cho thích hợp ?
Kết luận: Cần chú ý sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm...
- HS đọc VD SGK.
? Xác định chức vụ ngữ pháp, từ loại của các từ in đậm ?
? Vì sao các từ đó lại bị dùng sai ?
Kết luận: Cần sử dụng từ đúng chức vụ ngữ pháp.
 GV: Do những đặc điểm về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, mỗi địa phương có những từ ngữ riêng gọi là từ địa phương. 
? Tìm các từ địa phương tương ứng với các từ toàn dân sau đây?
? Có từ ngữ địa phương nào ở trên mà em chưa hiểu rõ nghĩa không?
? Trong trường hợp nào không nên sử dụng từ địa phương ?
GV: Do hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, có số lượng lớn từ tiếng việt có nguồn gốc Hán Việt.
? Nên thay các từ HV sau bằng những từ ngữ nào tương ứng?
?Sử dụng từ Hán Việt cần chú ý điều gì?
 - GV hướng dẫn HS kết luận nội dung bài học.
- HS đọc ghi nhớ.
* Giáo viên nêu lại môt số ví dụ về từ: 
- Gần âm, gần nghĩa (h/s đã tìm hiểu) => Giải nghĩa => Sử dụng đúng nghĩa.
- Những từ có thể đảo trật tự, không thể đảo, không nên đảo ...
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả: 
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
a: dùi - vùi (sai cặp phụ âm đầu d à v (phát âm theo vùng Nam bộ).
b: tập tẹ -> bập bẹ, tập toẹ (sai vì gần âm nhớ không chính xác).
c: khoảng khắc -> khoảnh khắc (sai vì gần âm nhớ không chính xác).
Từ dùng sai
Nguyên nhân
Cách sửa
-Dùi
-Tập tẹ
- Khoảng
khắc
- Sai âm
- Gần âm
- Gần âm
- Vùi
- Bập bẹ 
 (Tập toẹ)
- Khoảnh khắc
è Cần chú ý sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- a: sáng sủa: nhận biết bằng thị giác.
Tươi đẹp: nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
à thay bằng từ “tươi đẹp”.
- b: cao cả: lời nói (việc làm) có phẩm chất tuyệt vời. Sâu sắc: Nhận thức và thẩm định bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
- c: biết: nhận thức được, hiểu được, có: tồn tại (cái gì đó).
àCần chú ý sử dụng từ đúng nghĩa.
III. sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
*VD a:
- lãnh đạo: Người đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh èsắc thái tôn trọng.
- cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa èsắc thái khinh bỉ.
*VD b:
- chú hổ: từ để nhân hoá èsắc thái đẹp, không phù hợp với văn cảnh.
-con hổ, nó: gọi tên con vật èsắc thái bình thường èphù hợp văn cảnh.
IV. sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
-VD a: hào quang (danh từ) èkhông trực tiếp làm vị ngữ èhào nhoáng.
-VD b: ăn mặc (động từ) èkhông có bổ ngữ quan hệ từ “của” ècách ăn mặc.
-VD c: thảm hại (tính từ) èkhông thể làm bổ ngữ cho tính từ “nhiều” 
èbỏ tính từ "nhiều".
-VD d: sự giả tạo phồn vinhètrật tự từ sai èsự phồn vinh giả tạo.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
* Từ địa phương
- Bao diêm; hộp quẹt; mũ; thìa; muỗng; vô; má; nằm(khếnh- Bắc Ninh)...
- Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận) không nên sử dụng từ địa phương.
* Từ Hán Việt
- Công ti Kiểu lộ
- Đoàn ca vũ nhạc
- Phụ mẫu nào chẳng thương con cái
- Huynh đệ như thể chân tay
- Chỉ dùng từ Hán Việt trong những trường hợp tạo sắc thái phù hợp. 
- Nếu từ Hán Việt nào có từ tiếng Việt tương đương mà phù hợp văn cảnh thì nên dùng từ tiếng Việt.
* Ghi nhớ chung (SGK trang 167)
VI. Luyện tập:
* VD :
- hồn nhiên - tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ.
- tự nhiên - anh ấy cứ tự nhiên ...
* Đảo được:
- ao ước - ước ao.
* Không đảo được:
- hồn nhiên
* Không nên đảo:
- ngơ ngác - ngác ngơ.(sắc thái ý có bị thay đổi).
4. Củng cố kiến thức : 
- GV lưu ý HS những kinh nghiệm bổ ích về sử dụng từ đúng chuẩn mực (qua nội dung bài học)
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Có ý thức rèn luyện sử dụng từ trong giao tiếp và trong TLV.
- Chuẩn bị bài “ôn tập văn bản biểu cảm”
 Ngày dạy : 7A 7B
 Tuần 16 – Tiết 62 :
 Tập làm văn :
ôn tập văn bản biểu cảm
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp h/sinh: 
- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn bản biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
 - HS : + Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm.
 + Trả lời các câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra 15 phút : 
Đề bài
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ: “ Tiếng gà trưa”
Đáp án- Biểu điểm
1.Đáp án
Yêu cầu:
- Hình thức:
+ Thể loại: Biểu cảm
+ Viết thành đoạn văn ngắn hoàn chỉnh có mở, thân, kết đoạn 
+ Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả
- Nội dung: cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ: “ Tiếng gà trưa”. Tùy cảm xúc riêng của từng em song bài cần trình bày được những cảm nghĩ chân thành sâu sắc về tình bà cháu trong bài thơ: Trân trọng, xúc động trước tình yêu thương sâu sắc của hai bà cháu
+ bà: Quan tâm chăm sóc cháu
+ Cháu: Kính trọng, biết ơn bà
Từ đó HS trình bày những suy ngẫm của bản thân
2.Biểu điểm: 
Điểm 9,10: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên
Điểm 7,8: Còn mắc một vài lỗi diễn đạt và dùng từ
Điểm 5,6: Cảm nghĩ chưa sâu, nội dung còn sơ sài
Điểm 3,4: Cảm nghĩ hời hợt, bài cẩu thả, sai nhiều lỗi diễn đạt và lỗi chính tả
Điểm 1,2: Nhầm thể loại
Tuy vậy, tùy từng trường hợp mà G linh hoạt cho điểm
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV cho HS trao đổi, thảo luận
? Thế nào là văn biểu cảm ?
? Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
? Trong văn biểu cảm, yếu tố nào là qua trọng nhất?
? Nhắc lại thế nào là văn miêu tả, tự sự?
? Trong văn bản biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả, tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp ?
? Trong văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào?
- Các nhóm HS trình bày các bước trước khi tiến hành làm bài văn (đã chuẩn bị ở nhà)
? Nêu các thao tác cần tiến hành.
- Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay không thích ? Mong đợi hay không mong đợi ? 
(Gài lồng cảm xúc trong miêu tả, tự sự)
- Các tổ lần lượt trình bày ý kiến về câu hỏi số 5 SGK?
I. Những hiểu biết chung về văn biểu cảm.
* Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả nhằm gợi ra đó tượng biểu cảm để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết là 
=> Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
II. Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản miêu tả, tự sự ?
- Tự sự yêu cầu kể lại một sự việc, một câu chuyện có đầu, có cuối... 
- Miêu tả: tái hiện đối tượng, nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy.
èTrong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, sự đánh giá. Văn biểu cảm không đòi hỏi miêu tả, tường thuật cụ thể, chi tiết về đối tượng mà chỉ chọn kể, tả những sự việc, chi tiết nào gây xúc động nhất, để lại nhiều xúc động nhất mà thôi.
* Tình cảm của con người nảy sinh từ sự vật, cảnh vật cụ thể è thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể.
III. Các bước làm bài văn biểu cảm.
* Đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân.
1. Tìm hiểu đề :
- Kiểu văn bản: Phát biểu cảm nghĩ.
- Đối tượng biểu cảm: Mùa xuân.
2. Tìm ý :
* Mùa xuân của thiên nhiên :
- Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông, ... è cảm nghĩ...
* Mùa xuân của con người :
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ, ... è cảm nghĩ...
IV. Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong văn biểu cảm.
- So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hoá, liên tưởng tưởng tượng...
- Tiếng kêu, lời than, câu hỏi tu từ, câu cảm thán...
- Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua miêu tả, tự sự...
4. Củng cố kiến thức: 
- GV khái quát lại nội dung kiến thức trọng tâm, liên hệ, tích hợp. 
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Hoàn chỉnh dàn ý (câu 4) sau đó viết thành bài văn hoàn chỉnh, đọc và sửa chữa.
- Chuẩn bị bài “Mùa xuân của tôi” .
 -----------------------------------------------
 Ngày dạy : 7A 7B
 Tuần 16 – Tiết 63 :
 Văn bản:
mùa xuân của tôi
 (Vũ Bằng)
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
- Thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
B. Chuẩn bị:
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
 - HS : + Đọc kĩ văn bản.
 + Trả lời các câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ :	? Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam”
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Đọc chú thích và nêu những hiểu biết của em về tác giả Vũ Bằng ?
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
?Văn bản thuộc thể loại gì?
GV: Đây là tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của Vũ Bằng. Trong những năm chiến tranh, đất nước bị chia cắt, sống ở Sài Gòn, nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết, quặn xót về đất Bắc, về Hà Nội, về gia đình với lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất như tâm sự sau:
"Ai đi về Bắc t ... ời trong mùa xuân là bất tận.
 GV:Trong cả mùa xuân tuyệt vời của đất Bắc, của Hà Nội ấy tác giả tập trung niềm thương nhớ vào một thời điểm cụ thể
 --> phân tích đoạn 3.
? Cảnh sắc mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng được Vũ Bằng cảm nhận như thế nào ?
? Có gì khác nhau giữa cảnh sắc và hương vị mùa xuân Hà Nội trước và sau ngày rằm tháng Giêng?
* Giáo viên treo bảng phụ, so sánh: Cảnh sắc, hương vị ... trước và sau ngày rằm tháng giêng
Đào 
Cỏ:
Trời:
Mưa:
Nền trời: 
Bữa cơm : 
Cúng lễ: 
 C/sống: 
-Tươi, nhuỵ phong.
-mướt xanh.
 -nồm.
-Phùn
-đùng đục như màu pha lê
-có thịt mỡ, dưa hành
-Màn điều vẫn treo, chưa hoá vàng.
-nhiều trò vui diễn ra.
? Cảnh sắc nào của mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
(Học sinh thảo luận 5 phút.)
? Cảnh sắc đó được nhớ lại theo trình tự nào ? Đặc điểm của cách kể, tả này ?
? Em có nhận xét gì về cách quan sát và cảm nhận của tác giả ?
? Em hiểu được tác giả là người như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS tổng kết như trong ghi nhớ SGK?
? Qua tìm hiểu đoạn trích em hãy nêu những cảm nhận nổi bật nhất về cảnh mùa xuân và tình cảm của tác giả ?
? Cho biết nét đặc sắc trong ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng ? 
- GV hướng dẫn cách đọc và cách viết đoạn văn.
- HS đọc, viết đoạn văn – trình bày 
I. giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Vũ Bằng (1913-1984) là nhà văn, nhà báo có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký.
2. Tác phẩm:
- Trích trong tập “Thương nhớ mười hai” (1960-1971).
- Văn bản “Mùa xuân của tôi” là đoạn trích trong bài “Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt”.
- Văn bản thuộc thể loại tuỳ bút.
II. đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc & chú thích:
2. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân” ?
(Tình cảm của con người với mùa xuân – quy luật tất yếu.)
- Đoạn 2: Tiếp  “mở hội liên hoan”.
(Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.)
- Đoạn 3: Còn lại.
(Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân.)
3. Phân tích: 
a) Tình yêu mùa xuân– quy luật tất yếu:
- Nghệ thuật điệp ngữ, điệp kiểu câu.
èGiọng văn duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽèKhẳng định quy luật tất yếu của tình cảm con người: Yêu mùa xuân, mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc, tuổi trẻ, của đất trời và lòng người.
b) Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc - mùa xuân Hà Nội:
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. Có cái rét ngọt ngào. Có bàn thờ, đèn nến, hương trầm.
--> Nét đặc trưng của cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt của con người trong mùa xuân. 
“Nhựa sống của con người căng lên
 Tim dường như 
 Con người sống lại và 
 Lòng anh ấm 
 Ra ngoài  yêu thương”.
-> Cảm nhận tinh tế, hình ảnh so sánh gợi cảm, giọng văn kể, tả, biểu cảm nhịp nhàng, hài hoà, trôi chảy tự nhiên theo dòng cảm xúc.
-> Sự sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người trong tháng Giêng mùa xuân.
c) Cảnh sắc, hương vị mùa xuân Hà Nội sau ngày rằm tháng Giêng:
* Cảnh sắc, không khí:
- Tết hết mà chưa hết hẳn... cỏ không mướt xanh... nức một mùi hương man mác
- Trời hết nồm.
- Mưa xuân...
-Bầu trời sáng sủa, rộng thêm mãi ra... có những làn ánh sáng hồng.
* Bữa cơm :
+ Giản dị , thường nhật, có thịt thăn  bát canh trứng.
+ Màn điều đã cất, lễ hoá vàng đã tốt.
- Biện pháp so sánh, quan sát và cảm nhận tinh tế èPhát hiện được sự thay đổi nhẹ nhàng, kín đáo của thiên nhiên và cuộc sống con người è Tác giả am hiểu kỹ càng, rất yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.
4. Tổng kết
- Ghi nhớ: sgk. 
III. luyện tập :
- Đọc thêm một đoạn trong bài "Tháng Giêng mơ về trăng non, rét ngọt".
- Đọc thêm bài thơ "Xuân" - Nguyễn Bính.
- Viết đoạn văn ngắn: Mùa xuân của em!
4. Củng cố kiến thức : 
- Đọc một đoạn em cảm thấy thích nhất và giải thích tại sao?
? Nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân.
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học, hiểu nội dung bài học.
- Hoàn thành đoạn văn phần luyện tập.
- Sưu tầm những đoạn văn, thơ hay về mùa xuân.
- Chuẩn bị bài tiếp theo “Sài Gòn tôi yêu”. 
***********************************
Ngày dạy : 7A 7B
 Tuần 16 – Tiết 64 :
 Hướng dẫn đọc thêm :
 Văn bản: sài gòn tôi yêu
 (Minh Hương)
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh: 
- Rèn luyện kĩ năng Đọc- hiểu văn bản qua tiết hướng dẫn đọc thêm.
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của người Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
B. Chuẩn bị:
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
 - HS : + Đọc kĩ văn bản.
 + Trả lời các câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ :	? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng”. Qua đó em có nhận xét gì về thể loại tuỳ bút.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Minh Hương?
? Em có thể kể tên những tác phẩm viết về Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh ? 
? Nhắc lại những hiểu biết của em về thể loại tuỳ bút.
* Đây là bài tuỳ bút cần được đọc với giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó theo SGK.
? Theo em, bài tuỳ bút này có bố cục như thế nào ?
* HS theo dõi đoạn một.
? ấn tượng đầu tiên của tác giả về Sài Gòn là gì?
? Để làm nổi bật TP Sài Gòn – 300 năm, tác giả đã so sánh Sài Gòn với những ai và những cái gì?
? Em có nhận xét gì về cách so sánh liên tưởng của tác giả?
? Sau những ấn tượng về Sài Gòn- TP 300 năm vẫn trẻ là những cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. 
? Em hãy tìm các chi tiết, hình ảnh nói về điều ấy ?
? Qua đó , em thấyTN,thời tiết của Sài Gòn có đặc điểm gì ?
? Ngoài những nét riêng, thời tiết Sài Gòn còn có điều gì khác biệt ?
? Không khí, nhịp điệu cuộc sống của thành phố trong những thời khắc khác nhau được tác giả cảm nhận ra sao ?
? Khi nêu cảm nhận về Sài Gòn, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật gì?
? Nhờ cách sử dụng những nghệ thuật ấy tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình với Sài Gòn như thế nào ?
 GV: Đọc đoạn văn, chúng ta cũng được lây phần nào cái tình cảm thiết tha ấy > Đó chính là thành công của đoạn đầu tiên của bài tuỳ bút này: Gợi được sự đồng cảm nơi người đọc.
*Đọc đoạn 2: Đọc câu văn tác giả nêu 
nhận xét về đặc điểm cư dân Sài Gòn?
? Em hiểu tại sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc nơi khác?
? Và đã là con người Sài Gòn, nhất là các cô gái Sài Gòn thì nét phong cách nổi bật nhất là gì ?
? Em hãy tìm câu văn thể hiện rõ nhất đặc điểm riêng của cư dân Sài Gòn.
? Đoạn văn cho thấy tình cảm của tác giả với con người Sài Gòn là như thế nào? 
 GV: Với một loạt những cảm nhận hết sức tinh tế về thiên nhiên, cảnh vật, con người Sài Gòn, tác giả đã bộc lộ tình yêu của mình dành cho thành phố này. Song ở đoạn cuối tình yêu ấy được khẳng định đầy đủ hơn nữa?
 * HS đọc đoạn cuối.
? Vì sao tác giả gọi Sài Gòn là đô thị hiền hoà?
- “Sài Gòn là nơi đất lành nhưng rất ít chim”.Nói đến ý này, em có liên tưởng đến một câu thành ngữ nào đó ?
(Đất lành chim đậu.)
? Vậy hiện tượng trên cho thấy điều gì? 
? Chỉ rõ tình cảm của tác giả ở phần cuối văn bản này?
? Đoạn tuỳ bút đã có những thành công nào về mặt nội dung, nghệ thuật?
 - Ghi nhớ:SGK trang 173.
- HS đọc ghi nhớ.
- Trên cơ sở những hiểu biết, tình yêu của em đối với Sài Gòn thông qua sự đồng cảm với Minh Hương, em hãy học tập nhà văn truyền tình yêu dành cho quê hương mình sang mọi người bằng một đoạn văn viết về tình cảm của mình dành cho một miền quê nào đó mà em yêu nhất.
I. giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
 Minh Hương - Là một nhà báo.
2. Tác phẩm:
- Là bài mở đầu trong tập tuỳ bút - bút kí "Nhớ Sài Gòn" tập 1 của Minh Hương.
II. đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc & chú thích: 
- HS đọc lần lượt đến hết văn bản. 
2. Bố cục:3 đoạn.
- Đoạn 1: Những ấn tượng chung bao quát về Sài Gòn. (Từ đầu đến "họ hàng".)
- Đoạn 2: Đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn. ( Tiếp đến "1975".)
- Đoạn 3: Sài Gòn - đô thị hiền hoà, đất lànhè tình yêu của T/g. (phần còn lại).
3. Phân tích: 
a, ấn tượng chung bao quát về Sài Gòn:
* Sài Gòn- Thành phố 300 năm vấn trẻ
- So Sài Gòn với nhiều thành phố khác trên đất nước ta, so với 5000 năm tuổi của đất nước; so với “cây tơ đương độ nõn nà...”ènhấn mạnh độ trẻ trung, còn xuân chán của Sài Gòn.
] Cách so sánh khá bất ngờ, có tác dụng tô đậm nét trẻ trung của Sài Gòn.
* Thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
-Thời tiết: nắng sớm ngọt ngào, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt -> nét riêng của TN; khí hậu Sài Gòn.
-Trời đang buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh -> thời tiết thay đổi nhanh chóng, đột ngột 
* Nhịp điệu cuộc sống nơi đây
- Đêm : Thưa thớt tiếng ồn.
- Giờ cao điểm: náo động, dập dìu xe cộ.
- Buổi sáng tinh sương: không khí mát dịu, thanh sạch.
èĐiệp từ, điệp cấu trúc câu.
èTình yêu nồng nhiệt, tha thiết với Sài Gòn.
b, Phong cách người Sài Gòn:
- "ở trên đất này ... Sài Gòn cả”
èSự hoà hợp, hội tụ không phân biệt nguồn gốc.
-Người Sài Gòn nói chung: hề hà, dễ dãi, ít dàn dựng, chân thành, thẳng thắn.
-Các cô gái Sài Gòn: chân thành, bộc trực, cởi mở, vẻ đẹp tự nhiên mà ý nhị.
è"Sài Gòn bao giờ cũng ... kéo đến".
 * Sức sống, nét đẹp riêng của con người nơi thành phố Sài Gòn.
è Tình cảm yêu mến, tin tưởng và tự hào về phong cách người Sài Gòn.
c, Sài Gòn đất lành, đô thị hiền hoà:
- Sài Gòn rộng mở, hào phóng... là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến ở đâyè Sài Gòn mến khách.
- Sài Gòn là nơi đất lành nhưng rất ít chim.
-> Vấn đề môi trường và T/y của T/g dành cho thiên nhiên, môi trường
=> Khẳng định tình yêu Sài Gòn dai dẳng và bền chặt với mơ ước mọi người ai cũng yêu Sài Gòn của tác giả.
4. Tổng kết
- Cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Bộc lộ tình cảm cả trực tiếp và gián tiếp.
- Sử dụng thành công điệp từ, điệp cấu trúc góp phần bộc lộ tình yêu của tác giả với Sài Gòn(“Tôi yêu...” được lặp lại nhiều lần)
III. luyện tập:
- Đoạn văn: Miền quê em yêu.
+ Giới hạn 5-7 câu.
+ Chuẩn bị trong 5 phút.
4.Củng cố kiến thức : 
 - Đọc một đoạn em cảm thấy thích nhất và giải thích tại sao?
 ? Cảm nghĩ của em về tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học, hiểu nội dung bài học.
- Hoàn thành đoạn văn phần luyện tập.
- Sưu tầm những đoạn văn, thơ hay về Sài Gòn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập sử dụng từ.
Ngày 21 tháng 12 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc