Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65:  Luyện tập sử dụng từ (Tiếp)

I. Mục tiêu

- Ôn tập cho học sinh cách sử dụng từ đúng chuẩn mực qua hệ thống bài tập thực hành. Rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng từ góp phần nâng chất lượng bài văn biểu cảm.

 - Bồi dưỡng năng lực hứng thú học tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ học tiếng Việt nói chung.

II. Chuẩn bị.

Gv: Ra bài tập.

Hs: Ôn tập lại chuẩn mực sử dụng từ.

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 17
Tiết 65 
Giáo án chi tiết
Luyện tập sử dụng từ
I. Mục tiêu
- Ôn tập cho học sinh cách sử dụng từ đúng chuẩn mực qua hệ thống bài tập thực hành. Rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng từ góp phần nâng chất lượng bài văn biểu cảm.
 - Bồi dưỡng năng lực hứng thú học tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ học tiếng Việt nói chung.
II. Chuẩn bị.
Gv: Ra bài tập.
Hs: Ôn tập lại chuẩn mực sử dụng từ.
III. Lên lớp.
ổn định tổ chức lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (xen trong giờ)
Bài mới:
Giới thiệu bài: ở bài tiếng Việt hôm trước chúng ta được biết dùng từ như thế nào là chuẩn mực trong khi nói và viết. Để củng cố thêm kỹ năng dùng từ hôm nay chúng ta cùng đi vào tiết luyện tập.
? Hãy nhắc lại 5 chuẩn mực về sử dụng từ?
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
Sử dụng từ đúng nghĩa.
Sử dụng từ đúng chức năng ngữ pháp.
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm.
Không lạm dùng từ Hán Việt – Từ địa phương.
? Trong năm tiêu chí này tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Tiêu chí nào cũng quan trọng. Nếu khi dùng từ vi phạm 1 trong 5 nguyên tắc trên thì chúng ta đều sai.
? Hãy đọc và xác định yêu cầu của bài tập này?
- Đọc lại hai bài tập làm văn cô giáo đã trả phát hiện ra chỗ sai và cách sửa.
stt
Tên học sinh
Câu viết sai
Nguyên nhân
Sửa đúng
Trong khi nói hoặc viết chúng ta phải dùng từ đúng chuẩn mực thì câu văn mới trong sáng rõ ràng.
Gv: Trong quá trình tạo lập văn bản chúng ta phải sử dụng từ đúng chuẩn mực tránh và không được sử dụng từ sai bất kể một từ chuẩn mực nào. Phát hiện ra được lỗi sai của mình trong khi nói và viết để sửa lại cho đúng là cả một quá trình rèn luyện rất là dài có khi là phải rèn luyện suốt đời. 
Chúng ta chuyển sang bài tập 2.
Gv: ở trò chơi này cô yêu cầu cả lớp tìm cho cô giáo các từ mà cô yêu cầu: ở mỗi từ cô giáo sẽ đưa ra ba câu hỏi. Nếu trả lời ở câu 1 sẽ được ba ưu, ở câu hỏi 2 được 2 ưu, ở câu hỏi 3 được 1 ưu.
Trò chơi bắt đầu.
1? Nghĩa của nó là chuyển vật sở hữu từ người này sang người khác mà không đổi lại thứ gì?
2? Từ này gồm 4 chữ cái.
3? Từ này thể hiện sự kính trọng của người dưới đối với người trên.
?1 Từ này chỉ cái chết của con người có 6 chữ cái?
?2 Chỉ cái chết vì lý tưởng cao cả?
?3 Có chữ đầu tiên là H?
? Hãy đặt câu với hai từ vừa tìm được?
Quả cam này, em dành để biếu ông em.
Các chiến sĩ đã hi sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
? Qua bài tập này em thấy cần lưu ý điều gì?
Sử dụng từ phải đúng sắc thái biểu cảm.
Gv: Sử dụng từ luôn phải tuân theo 5 chuẩn mực đặc biệt ở bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải sử dụng từ đúng chuẩn mực. Nếu dùng từ mà không đúng sắc thái biểu cảm thì câu văn của chúng ta có khi bị hiểu sai hoặc không thể hiện đúng tình cảm của chúng ta.
Thầy giáo chia làm hai nhóm thi nhóm nào tìm được nhiều từ nhất trong thời gian cả lớp hát xong bài hát. Lớp chúng mình (mỗi nhóm cử 3 bạn tham gia) mỗi bạn mỗi lượt chỉ được viết một từ.
Trò chơi bắt đầu.
Đoạn văn.
 * Mùa xuân đẹp quá! Đẹp quá! Cảnh vật như bừng tỉnh sau một mùa đông rét mướt. Những cơn mưa phùn giăng giăng ngoài cửa vuốt nhẹ lên thảm cỏ non. Nắng ấm phủ lên trên quê hương tôi lộng lẫy và kỳ diệu biết bao. Mọi thứ như tràn trề sức sống – trăm hoa đua nở. Lòng tôi lại rạo rực niềm vui phơi phới. Tưởng như trái tim tôi rộn ràng theo hơi thở mùa xuân. Ôi! Mùa xuân! Mùa xuân, sứ xở cổ tích mà vạn vật lạc vào mãi sống trong bình yên và hạnh phúc.
 * Thế là mùa xuân ấm áp đã tràn về trên quê hương tôi. Chao ôi cảnh vật đẹp biết bao. Cây cối đã đâm trồi mơn mởn, và như được khoác thêm bộ cảnh mới. Và đính trên bộ váy áo mới đó là hàng nghìn, hàng vạn hạt sương long lanh trong suốt như thuỷ tinh. Đó chính là quà tặng của mẹ thiên nhiên cho muôn loài. Bạn có biết không? Mùa xuân là mùa của hạnh phúc, là mùa của niềm vui và hy vọng cho mọi người.
? Chúng ta đã dùng từ để viết đoạn văn. Vậy qua bài tập này em cần lưu ý điều gì?
Dùng từ phải đúng ngữ cảnh.
Gv: Có những từ ở ngữ cảnh này thì không đúng nhưng ở ngữ cảnh khác nó lại đúng. Vì vậy chúng ta phải lựa chọn từ sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh.
Cho hs quan sát lại đoạn văn (1) của nhóm 1 vừa đọc 
? Tìm những từ bạn sử dụng mà em cho là hay?
- Hơi thở (mùa xuân)
- Xứ cổ tích (Hình ảnh so sánh)
? Tìm xem ở đoạn 2 bạn sử dụng từ nào đặc sắc?
- Mẹ thiên nhiên (Tạo sự gần gũi với con người)
- Bộ váy áo lộng lẫy 
? Như vậy qua 2 đoạn văn trên em thấy đoạn nào sử dụng từ hay hơn?
GV: Đưa bảng phụ bài thơ Bạn đến chơi nhà
? Chú ý từ chửa, em có nhận xét gì về cách dùng từ?
- Dùng từ địa phương, không lạm dụng từ và có giá trị gợi cảm
I. Lý thuyết (5’)
II. Luyện tập sử dụng từ cho đúng (10’)
1. Bài tập1.
2. Bài tập 2: Trò chơi.
(Tìm từ) (7’)
Đáp án: Biếu.
Đáp án: Hi sinh
Bài tập 3. Trò chơi tiếp sức. (3’)
- Tìm các từ có chủ đề mùa xuân.
- Hãy viết đoạn văn từ 3 đến 8 câu có sử dụng từ mà em tìm được.
III Luyện tập sử dụng từ cho hay (10’)
D. Củng cố : (2’) 
? Qua các bài tập vừa luyện, nhắc lại những điểm cần lưu ý khi sử dụng từ?
 - Sử dụng đúng 5 chuẩn mực 
 E. Hướng dẫn về nhà (2’) 
 - Tìm lỗi sai trong bài viết của mình, tìm cách sửa 
 - Ôn tập những tác phẩm trữ tình đã học 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 66 
Ôn tập các tác phẩm trữ tình
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của ca dao, thơ trữ tình.
Rèn luyện kỹ năng so sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận và phân tích một tác phẩm trữ tình, ca dao trữ tình.
II. Chuẩn bị.
Gv: Soạn giáo án.
Hs: Ôn tập các văn bản đã học.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp (1’).
2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ).
3. Ôn tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Trước khi đi vào bài tập hôm nay bạn nào nhắc lại cho thầy giáo biết thế nào là văn biểu cảm?
Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm để thể hiện tình cảm cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh để khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
? Văn biểu cảm gồm những thể loại nào?
Văn xuôi biểu cảm, thơ trữ tình, ca dao trữ tình.
? Vậy em hãy kể tên các văn bản trữ tình mà em đã học?
Ca dao trữ tình, Sông núi nước Nam, phò giá về kinh, Bánh trôi nước
? Theo em nguồn gốc của hai chữ trữ tình được bắt nguồn từ đâu?
? Hãy cho biết tên tác giả của các tác phấm sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Phò giá về kinh, Tiếng gà trưa, Cảnh khuya, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bạn đến chơi nhà, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá?
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch.
Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.
Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.
Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.
Ngẫu nhiên viết: Hạ Tri Chương.
Bạn đên chơi nhà: Nguyễn Khuyến.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ.
Gọi học sinh lên bảng làm.
? Qua hai bài tập này em thấy tác phẩm trữ tình được sáng tác ra với mục đích gì?
Các tác phẩm trữ tình được sáng tác với mục đích thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên sâu lắng, tinh thần nhân đạo cao cả của các nhà thơ.
? Qua đây em thấy tác phẩm trữ tình là gì?
? Quan sát vào bảng thống kê trên bảng em thấy thể loại nào chiêm đa số?
Các tác phẩm thơ chiếm đa số.
Gv: Trong thơ trữ tình còn có cả các tác phẩm của tác giả dân gian. Đó chính là ca dao trữ tình và các tác phẩm thơ của các thi nhân.
? Trong thơ chỉ dùng phương thức biểu đạt là biểu cảm em có đồng ý như vậy không?
Trong thơ phương thức biểu đạt chính là biểu cảm ngoài ra còn dùng phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả như ở bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, chứ không phải chỉ có sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.
? Em hiểu cụm từ Tác giả dân gian là như thế nào?
Tác giả dân gian là tập thể quần chúng nhân dân. 
? Hãy đọc một bài ca dao và nêu nội dung bài ca dao mà em vừa đọc?
? Bài ca dao em vừa đọc thuộc chủ đề nào?
? Hãy đọc một bài ca dao thuộc chủ đề khác? Vì sao em thích bài ca dao đó?
? Các em được học những chùm bài ca dao nào? Nêu nội dung của từng chùm bài ca dao đó?
Ca dao nói về tình cảm gia đình.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước.
Ca dao than thân trách phận.
Ca dao châm biếm.
? Vậy các tác giả dân gian muốn bày tỏ tình cảm gì trong ca dao?
? Hãy đọc và xác định yêu cầu của bài tập 5?
? Em thấy trong ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ gì?
Chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát.
? Tại sao tác giả dân gian lại sử dụng thể thơ lục bát trong ca dao?
Vì với thể thơ này thì lời thơ mượt mà, và thường mang âm điệu của các bài hát làm cho người đọc dễ hiểu và dễ nhớ.
? Trong các bài ca dao đã học em thấy những biện pháp tu từ nào thường được sử dụng?
Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa thường được sử dụng nhiều trong ca dao.
? Vì sao những biện pháp nghệ thuật này lại được sử dụng nhiều trong ca dao? 
Vì trong ca dao tác giả dân gian thường lấy những sự vật gần gũi với con người để nói lên thân phận của mình hoặc để nói lên tình cảm của mình.
? Em hiểu gì về các tác giả của các tác phẩm thơ?
Đều là người học rộng tài cao.
Gv: Nhà thơ Nguyễn Khuyến từng được mệnh danh là Tam Nguyên Yên Đổ vì đã ba lần ông đỗ giải nguyên (đầu bảng) hay nhà thơ Hạ Tri Trương ở Trung Quốc ông cũng là người đỗ đạt cao và làm quan cho triều đình 150 năm. Hay các nữ sỹ như: Bà Huyện Thanh Quan mặc dù sống trong xã hội trọng nam khinh nữ nhưng bà đã vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong xa hội. Bà đã từng được giao giữ chức: Trung cung giáo tập (dậy học cho các nữ cung trong cung vua).
? Nhìn vào bảng thống kê trên bảng em thấy nội dung xuyên suốt các tác phẩm là gì?
? Về hình thức các tác phẩm thơ trữ tình có điểm gì nổi bật? 
Sử dụng nhiều thể thơ Đường.
? Em có nhận xét gì về tình cảm được thể hiện trong các văn bản biểu cảm?
Tình cảm thể hiện trong văn biểu cảm là tình cảm trong sáng, đẹp đẽ và đáng trân trọng.
? Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của các tác giả có điểm gì khác nhau?
Có bài cảm xúc được bộc lộ trực tiếp.
Có bài cảm xúc được bộc lộ gián tiếp.
? Những bài tuỳ bút nào đã học được coi là một bản văn xuôi trữ tình? Vì sao?
Mùa xuân của tôi: Thể hiện nỗi nhớ của tác giả về mùa xuân quê hương, mùa xuân Bắc Việt.
Cốm: Một thứ quà của lúa non: Thể hiện cảm xúc của tác giả 1 món ăn truyền thống mang đậm nét văn hoá cổ truyền của Việt Nam.
Sài Gòn tôi yêu: Thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó của tác giả với Sài Gòn.
? Hãy nhắc lại cho thầy giáo biết thế nào văn bản tuỳ bút?
? Cách làm một bài văn biểu cảm phải đảm bảo điều kiện gì?
Chúng ta phải hiểu tác phẩm.
? Hiểu tác phẩm em phải hiểu tác phẩm đó ở những khía cạnh nào?
Tác giả.
Hoàn cảnh sáng tác.
Ngôn ngữ hình ảnh của tác phẩm.
Đặc trưng thể loại.
Gv: Đây là những vấn đề cơ bản nhất, vấn đề mấu chốt trong khi làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Nhớ được các khía cạnh này  ... về ở ẩn tâm trạng này vẫn thường trực trong tâm trạng ông.
? Hãy tìm nội dung trữ tình trong câu thơ thứ 2?
Gv đọc hai câu thơ: ở đây có hai từ cổ mà ngày nay ít dùng: đó là từ bui: nghĩa là chỉ có, duy có. Và từ ưu ái: nghĩa là yêu thương.
Nội dung trữ tình: Vẫn là tấm lòng yêu nước và lo lắng cho cuộc sống của muôn dân.
? Tình cảm này được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Bui, ưu ái (giáo viên gạch chân).
? Vậy tấm lòng lo lắng thương nước thương đời của Nguyễn Trãi được tác giả ngầm so sánh với hình ảnh nào? 
So sánh với nước thuỷ triều cuồn cuộn trào dâng.
? ở hai câu thơ này tác giả thể hiện lòng yêu nước bằng cách nào?
Dòng 1: Bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp.
Dòng 2: Bày tỏ tình cảm một cách gián tiếp qua hình ảnh ẩn dụ.
Gv: Như vậy Nguyễn Trãi với tấm lòng yêu nước thương dân không dễ gì lay chuyển được
? Tương tự như vậy em hãy tìm nội dung trữ tình trong đoạn văn còn lại?
Đoạn văn thể hiện tình cảm, tình yêu cháy bỏng da diết của tác giả Minh Hương đối với thành phố Sài Gòn.
? Nội dung trữ tình này được thể hiện bằng cách nào?
Trực tiếp.
? Vì sao em biết được điều đó?
Thông qua hàng loạt các từ yêu.
Gv: Đây là điệp ngữ được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần để bày tỏ tình cảm của mình đối với thành phố từng được mệnh danh là: Hòn Ngọc Viễn Đông.
Qua bài tập này chúng ta thấy nội dung trữ tình được thể hiện rất phong phú đa dạng. Có khi là tấm lòng yêu nước thương dân, có khi là tình yêu sứ sở, một miền đất, có khi là sự phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Những tình cảm này có khi được bộc lộ trực tiếp có khi được bộc lộ gián tiếp.
? Qua bài tập này chúng ta cần chú ý điều gì?
Gv: Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập. Giáo viên gạch chân dưới các từ quan trọng.
? Để làm được bài tập này chúng ta căn cứ vào đâu?
Phải căn cứ vào nội dung các câu thơ, ca dao đã học.
Chia lớp làm hai nhóm. Tiến hành trò chơi thời gian. Lớp hát 4 lần bài hát Lớp chúng mình
Sau khi các nhóm đã làm xong bài tập giáo viên nhận xét:
+ Số lượng.
+ Hình thức.
+ Nội dung trữ tình.
? Vì sao em cho rằng những câu thơ này có nội dung trữ tình?
Học sinh căn cứ vào nội dung các câu ca dao, câu thơ để trả lời.
? Để làm được bài tập này các em hãy nhớ lại các sáng tác và đọc lại các sáng tác này?
? Hãy nhắc lại nội dung của các bài thơ trên?
Hs: Bài 1: Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc tình cảm của một con người sau nhiều năm đi xa đối với quê hương trong một đêm trăng.
B2:
? Hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa hai nội dung trữ tình của hai bai thơ này?
Giống nhau đều thể hiện tình yêu quê hương.
? Hai bài thơ này có điểm gì khác nhau?
Hoàn cảnh sáng tác.
Gv: Nói về cuộc đời của mỗi tác giả.
Đối với Lý Bạch.
Đối với Hạ Chi Chương.
Gv: Chia lớp thành hai nhóm.
Hãy làm bài tập này theo mẫu sau.
Tên tác phẩm
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết
Tình huống thể hiện trong tác phẩm
Cách thể hiện tác phẩm.
Gv: Gọi học sinh nhóm 2 nhận xét bài làm nhóm 1.
? Vì sao em lại cho rằng ở bài Cảm nghĩ tình cảm của tác giả được thể hiện trực tiếp?
Vì tác giả đã sử dụng từ ngữ biểu cảm trực tiếp. Nhớ cố hương để diễn tả tình yêu quê hương luôn thường trực trong lòng nhà thơ.
? Vì sao em lại cho rằng Ngẫu nhiên viết tác giả lại bày tỏ tình cảm yêu quê hương một cách gián tiếp?
Thông qua việc tường thuật một cách khách quan khoảnh khắc tác giả vừa đặt chân về tới quê hương. Nhà thơ đã phải ngậm ngùi trước thái độ của mọi người.
Gv: Qua đây ta thấy rằng: cùng một nội dung trữ tình nhưng ở trong hoàn cảnh khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Chính sự khác nhau này đã tạo nên phong cách riêng ở mỗi người.
Gv: Gọi học sinh đọc bài tập 4.
? Hôm trước thầy đã yêu cầu các em về nhà đọc kỹ ba bài tuỳ bút.
? Hãy nêu yêu cầu của bài tập?
? Hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của thể loại tuỳ bút?
Gv: Đã là tuỳ bút là được viết bằng văn xuôi.
? Hãy lên bảng làm bài tập này?
? Hãy nhận xét bài làm của bạn?
Gv: Những câu các em đánh dấu (*) đúng ở đây chính là đặc điểm cơ bản của tuỳ bút mà các em cần phải nắm chắc. Vì trong văn xuôi có sự đan xen nhau nhưng mỗi thể loại lại có một đặc trưng riêng.
? Gặp một tácphẩm trữ tình chúng ta phải làm như thế nào để cảm nhận được tác phẩm đó?
? Hãy xác định yêu cầu của bài tập?
? Muốn thực hiện được yêu cầu của bài tập này ta phải làm như thế nào?
Đọc tác phẩm tìm hình thức truyền tải nội dung đó.
? Muốn vậy ta phải căn cứ vào đâu?
Biện pháp nghệ thuật.
Ngôn ngữ, hình ảnh.
? Hãy đọc diễn cảm lại bài thơ này?
? Hãy nêu nội dung của bài?
? Bài thơ này gồm mấy ý?
Tình yêu quê hương.
Trăn trở lo lắng.
? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh.
Điệp ngữ.
? Dựa vào gợi ý này hãy làm bài tập?
III. Luyện tập.(35’)
1 Bài tập 1:
Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đoạn thơ sau.
* Ghi nhớ số1.
2. Bài tập 2.
Tìm những câu thơ, ca dao có nội dung trữ tình mà em được học.
3. Bài tập3.
So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương đất nước và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên
4. Bài tập 4.
5. Bài tập 5.
D. Củng cố (3’).
? Qua bài học hôm nay chúng ta ôn lại tất cả các tác phẩm trữ tình.
Làm lại các bài tập vào vở.
E Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Ôn thuộc lòng các bài thơ đẫ học 
 - Nắm vững nội dung đã ôn tập ở tuần trước 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 68
Ôn tập tiếng Việt
I. Mục tiêu.
- Qua tiết ôn tập giúp các em hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt đã học ở kỳ I. Từ đó các em biết vận dụng kiến thức tiếng Việt vào trong nói và viết một cách đúng và phù hợp.
- Tích hợp với phần văn ở bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình và bài kiểm tra tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói và viết 
II. Chuẩn bị.
Gv: Soạn giáo án.
Hs: Ôn tập bài ở nhà.
III. Lên lớp.
A. ổn định tổ chức lớp (1’)
B. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
C. Ôn tập (25’)
? Hãy nhắc lại thế nào là từ phức? Lấy ví dụ?
? Từ phức được phân làm mấy loại?
? Thế nào là từ ghép?
? Vậy từ ghép có mấy loại?
? Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ khác nhau như thế nào?
? Vậy từ láy có mấy loại?
? Trong láy toàn bộ lại chia ra làm mấy loại?
? Từ láy bộ phận gồm mấy loại?
? Các em hãy lấy ví dụ minh hoạ?
? Chúng ta đã học những từ loại nào ở lớp 7?
? Mỗi loại này lại chia ra làm mấy loại nhỏ ?
? Thé nào là quan hệ từ ?
? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý vấn đề gì ?
(Phân biệt quan hệ từ với phó từ)
? Thế nào là từ Hán Việt?
? Các yếu tố Hán Việt có đặc điểm gì?
? Khi sử dụng từ Hán Việt ta phải chú ý điều gì?
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
? Từ đồng nghĩa gồm mấy loại?
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Vậy sử dụng từ trái nghĩa như thế nào?
? Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
? Sử dụng từ đồng ấm như thế nào cho đúng?
? Sử dụng từ đồng âm có tác dụng gì?
? Thế nào là thành ngữ? 
? Sử dụng thành ngữ giữ chức vụ ngữ pháp gì?
? Sử dụng thành ngữ như thế nào?
? Thế nào là điệp ngữ?
? Em đã học mấy dạngđiệp ngữ?
? Em hiểu thế nào là chơi chữ?
? Em đã học mấy cách chơi chữ?
I. Từ phức.
Từ phức là những từ gồm hai tiếng trở lên.
Vd: Xanh xanh, quần áo, xe đạp
Từ phức gồm: từ láy, từ ghép.
1. Từ ghép.
Từ ghép là từ gồm hai tiếng trở lên có nghĩa ghép lại.
Từ ghép gồm hai loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của từng tiếng.
Từ láy: Gồm hai loại.
Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
+ Từ láy toàn bộ gồm: Giữ nguyên thanh điệu, biến đổi thanh điệu, biến đổi phụ âm cuối.
+ Từ láy bộ phận: Láy phụ âm đầu, láy bộ phận đầu.
II. Từ loại.
Đại từ: Dùng để trỏ, dùng để hỏi.
Đại từ dùng để trỏ: Trỏ người, sự vật; trỏ số lượng và đại từ dùng để trỏ hoạt động trạng thái.
Đại từ để hỏi: hỏi người, sự vật; hỏi số lượng và hoạt động.
Quan hệ từ.
III. Từ Hán Việt.
Các yếu tố Hán Việt hầu như không được đứng độc lập một mình mà chủ yếu dùng để tạo từ ghép.
IV. Từ đồng nghĩa.
Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống.
Từ đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
V. Từ trái nghĩa.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối và thành ngữ.
VI. Từ đồng âm.
Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
Sử dụng từ đồng âm: Tránh hiểu sai nghĩa hoặc hiểu nghĩa nước đôi.
Từ đồng âm thường dùng để chơi chữ.
VII. Thành ngữ.
Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
 Chức vụ ngữ pháp: CN,VN, phụ ngữ trong cụm từ 
VIII. Điệp ngữ.
Điệp ngữ là: Biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh 
Điệp ngữ có 3 dạng: Nối tiếp, chuyển tiếp, cách quãng.
IX. Chơi chữ.
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm thanh ngữ nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn thú vị 
Chơi chữ: - Sử dụng từ đồng âm.
 - Dùng lối nói trại âm 
 - Dùng cách điệp âm 
 - Dùng lối nói lái 
 - Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa 
V. Luyện tập. (16’)
 1. Bài tập 1
? Hãy đọc và xác định yêu cầu bài tập?
Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn văn trích cho trước 
? Để xác định từ ghép, từ láy ta làm thế nào? (Tìm từ ghép, tìm từ láy: Căn cứ nội dung ý nghĩa các tiếng, sự láy âm 
 Gợi ý: - Từ ghép: Riêng biệt, đất nước, cánh đồng, hương vị, tất cả, giản dị, thanh khiết, đồng quê, nội cỏ, An Nam, đầu tiên, tơ hồng, trong sạch, trung thành, lễ nghi 
 - Từ láy : Mộc mạc, bát ngát, vương vít 
 2 Bài tập 2: Cho một số nhóm từ đồng nghĩa, hãy tìm nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ?
 GVđưa bảng phụ goị hs đọc, xác định yêu cầu của bài tập?
 Cho hs làm miệng, Gv gợi ý 
 1 - Độc ác, tàn bạo, tàn ác, dữ tợn 
 2 - Chênh vênh, chon von, ung ác, dữ tợn (Tính chất tiêu cực của con người)
 3 - Long trọng, trọng thể, trang nghiêm 
4 - Tài tài năng, khả năng, năng lực...
 Bài tập 3: Xác định các cặp chuỗi trái nghĩa 
 Gợi ý: * Cặp trái nghĩa 
 a, to - nhỏ b, bé - lớn c, con - lớn d, to - bé 
 lớn - nhỏ nhỏ bé - đẫy đà khổng lồ - tí hon 
 *Chuỗi trái nghĩa 
 - To, lớn, to lớn, đẫy đà, khổng lồ - bé, nhỏ, con, nhỏ bé, tí hon 
 D. Củng cố: (2’) GV nhận xét chung giờ học 
 ? Cần phân biệt như thế nào về Từ đồng âm và Từ trái nghĩa 
 ? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong khi nói và viết 
 ? Làm thế nào để phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt 
 E. Hướng đẫn về nhà (1’)
 - Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì 
 - Làm lại các bài tập trong sgk
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 17.doc