Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 69: Ôn tập phần tiếng Việt ( tiếp) chương trình địa phương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 69: Ôn tập phần tiếng Việt ( tiếp) chương trình địa phương

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục hướng dẫn HS ôn tập phần còn lại của Tiếng Việt.

- Qua bài học – thực hành giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả thường gặp do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Rèn ý thức viết đúng chính tả Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: sgk, sgv Ngữ văn 7.

- HS : Ôn tập phần Tiếng Việt.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 69: Ôn tập phần tiếng Việt ( tiếp) chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
Tuần 18 - Tiết 69 
Ôn tập phần Tiếng Việt( tiếp)
 Chương trình địa phương 
(Phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Tiếp tục hướng dẫn HS ôn tập phần còn lại của Tiếng Việt.
- Qua bài học – thực hành giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả thường gặp do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Rèn ý thức viết đúng chính tả Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: 
- GV: sgk, sgv Ngữ văn 7.
- HS : Ôn tập phần Tiếng Việt.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Tiếng Việt có những chữ cái nào hay bị nhầm lẫn?
3. Bài mới : 
I Ôn tập phần Tiếng Việt
? Thế nào là từ đồng nghĩa? VD?
? Có những loại từ đồng nghĩa nào?
? Thế nào là từ trái nghĩa? VD?
? Thế nào là từ đồng âm? VD?
? Từ đồng âm và từ đồng nghĩa có gì khác nhau?
? Thành ngữ là gì? Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ trong câu?
HS làm BT 6,7 SGK
? Thế nào là điệp ngữ? Có những loại điệp ngữ nào?
? Thế nào là chơi chữ? VD?
1. Từ đồng nghĩa
- Khái niệm
- Các loại từ đồng nghĩa
2. Từ trái nghĩa
- Khái niệm
- Ví dụ
3. Từ đồng âm
- Khái niệm
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
4. Thành ngữ
- Khái niệm
- Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ trong câu
5. Thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán Việt
6. Điệp ngữ
- Khái niệm
- Các loại
7. Chơi chữ
- Khái niệm
- VD
II. Chương trình địa phương- Rèn luyện chính tả
HS lên bảng làm bài tập trên bảng, HS khác nhận xét.
	Bài tập 1: Nghe – viết đúng bài thơ
Dấu quê
Tự nhiên lại gọi lên làng
Như là đứa trê lạc đường gọi cha
Giật mình như vạc ăn xa
Qua đêm mới kịp nhận ra chân trời
Bàn chân nhẵn Bắc, Nam rồi
Thương về cái cổng cóc ngồi dầm mưa
Miếng cà nhai tự ngày xưa
Bây giò nghe lại vẫn chưa hết giòn
Nghe bao lời phấn lời son
Rưng rưng lại uớc mẹ còn  võng đưa
Lời quêlắm nắng nhiều mưa
Nắng mưa sao ngọt, cày bừa âo thơm
Nhiều khi đói chẳng thèm cơm
Thèm lời chân thật được đơm cho đầy
Đem mình làm cuộc trưng bày
Nhìn mình: chỉ thấy mình đầy dấu quê
Hồn như hạt cải, hạt kê
Gieo đi trăm ngả lại về làng xanh
Câu thơ lạc chốn đô thành
Xin về ngọt với đất lành, làng ơi!
	( Nguyễn Minh Khiêm )
	Bài tập 2: Làm bài tập chính tả:
	a. Điền vào chỗ trống:
- Điền s hoặc x: Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử
- Điến dấu hỏi hoặc ngã: tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu, 
- Điền tiếng, âm: chung hay trung, chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại
- Điền tiếng: mãnh hoặc mảnh: mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng
	b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Tìm tên bài loài cá bắt đầu bằng chữ ch:
	VD: cá chép, cá chuối, 
- Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái ( thanh hỏi, ngã):
	VD: nghỉ ngơi, nghĩ ngợi
- Tìm từ, cụm từ có các tiếng bắt đầu bằng: r, gi, d
	+ Không thật: giả dối
	+ Tàn ác, vô nhân đạo: dã man
	+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu: ra hiệu
	c. Đặt câu, phân biệt các từ:
	VD: dành - giàng, Tắt - tắc, giường - dường - rường, 	
4. Củng cố kiến thức : 
	- Đọc diễn cảm bài thơ trên
	- Nêu cảm nghĩ về bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học kĩ bài, luyện viết chính tả nhiều.
	- Làm bài tập phần ôn tập
	- Chuẩn bị thi kiểm tra kì I.
******************************
Dạy :
Tuần 18 - Tiết 70 + 71:
kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu bài học:
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
+ Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập I.
+ Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu đạt đã học để tạo lập văn bản. Biết vận dụng kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.
B. Chuẩn bị: 
- HS ôn tập các kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
I Đề bài
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ: “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”(Hồ Chí Minh). Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác như thế nào?
Câu 2: 2đ
a.Xác định điệp ngữ được dùng trong hai câu thơ sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ đó.
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
 ( Hồ Chí Minh)
b. Ghi lại thành ngữ trong câu văn sau và giải nghĩa:
 Rồi đến chiều, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào.
 ( Nguyễn Công Hoan)
c. Tìm lỗi trong câu văn sau rồi sửa lại cho đúng:
 Dưới ngòi bút của mình, Nguyễn TrãI đã dựng lên cảnh trí Côn Sơn thật là nên thơ.
Câu 3: 6đ
 Phát biểu cảm nghĩ về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ: “ Bạn đến chơi nhà”
II. Đáp án- biểu điểm 
Câu 1: 2đ
- ý 1: 1đ
 Hai bài thơ sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- ý 2: 1đ
 Tâm hồn và phong tháI của Bác qua hai bài thơ: Yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong tháI ung dung lạc quan của Bác.
Câu 2: 2 đ
a. 1đ
- Điệp ngữ “ chưa ngủ” được lặp lại ở cuối câu thơ trên và đầu câu thơ dưới(0,25)
- Người chưa ngủ vì đêm trăng quá đẹp nhưng còn vì lí do đáng trân trọng hơn: lo việc nước(0,5)
- Tình yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quóc hài hoà trong con người Hồ Chí Minh(0,25)
b. 0,5
- Thành ngữ: Ruột nóng như cào(0,25)
- Giải nghĩa: rất sốt ruột, bồn chồn, không yên(0,25)
c. 0,5đ
- Dùng sai QHT “ Dưới”(0,25)
- Sửa lại: Thay QHT “ Dưới” bằng QHT “ Bằng”(0,25)
Câu 3: 6đ
1. Yêu cầu chung:
- Nội dung: Nêu được tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn, sau đó phát biểu cảm nghĩ về tình bạn của nhà thơ.
- Hình thức: Đay là bài văn biểu cảm phảI đảm bảo bố cục 3 phần cân đối, văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, viết chữ rõ ràng, sạch sẽ.
2. Một số ý cụ thể cần có
a. Mở bài: Có thể dãn dắt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần giới thiệu tác giả , tác phẩm và cảm xúc chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến.
b. Thân bài
Trình bày cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Nỗi vui mừng của nhà thơ khi bạn đến chơi: câu mở đầu.
- Mong muốn được tiếp bạn chu đáo nhưng chẳng có gì: 6 câu giữa
- Chỉ có tấm lòng chân thành để tiếp bạn: Câu cuối
- Suy nghĩ về tình bạn và liên hệ.
c. Kết bài: Khẳng định giá trị bài thơ.
3. Biểu điểm:
- Hình thức: Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày( 1đ)
- Nội dung: 
+ Mở bài: 0,5
+ Thân bài: 4đ
+ Kết bài: 0,5
 Căn cứ vào từng bài làm cụ thể của HS mà G linh hoạt cho điểm.
Hướng dẫn
 Về nhà xem lại bài
Dạy :
Tuần 18 – Tiết 72:
Trả bài kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu cần đạt
 	Qua giờ trả bài giúp học sinh:
- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, của bạn.
- Biết cách và có hướng sửa chữa những khuyết điểm đã mắc. 
- Rút kinh nghiệm các bài làm tiếp theo.
B. Chuẩn bị: 
- GV: chấm bài, vào sổ điểm, tổng hợp kết quả.
- HS : xem lại kết quả bài kiểm tra.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
* Đề bài - đáp án:
- Sau khi học sinh đọc đề bài, giáo viên thống nhất đáp án chung cho từng câu hỏi.
- Giáo viên trả bài để cho học sinh tự đối chiếu bài làm của mình với đáp án – biểu điểm.
- Học sinh chữa lỗi ở bài làm của mình.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
* Giáo viên nhận xét chung:
+ Ưu điểm.
- Biết xác định đúng yêu cầu đề bài: Nắm chắc những kiến thức về phần văn bản, Phần Tiếng Việt: đã biết xác định phép tu từ điệp ngữ trong câu thơ của Bác.
- Phần viết văn thể hiện kỹ năng tự luận đã có những bài viết khá, ý nghĩa rõ ràng, diễn đạt lưu loát, câu văn có hình ảnh.
+ Khuyết điểm.
- Phần Tiếng Việt: Chưa phân tách sâu tác dụng của điệp ngữ.
- Một vài bài văn làm còn thể hiện sự nhầm lẫn nên gạch, xoá chưa rõ ràng, Cảm xúc còn gượng ép.
- Một vài ý trong bài văn làm còn chưa được nắm chắc nên chưa có kết quả đúng.
- Chữ viết chưa cẩn thận, chưa đẹp.
- Nhiều bài viết văn ý tứ còn nghèo nàn, chưa nắm được cách làm bài nên còn đI vào diễn xuôI bài thơ, câu văn diễn đạt chưa lưu loát.
- Đặc biệt là hiện tượng mắc lỗi chính tả còn nhiều.
+ Kết quả chung.
Lớp
0 – 3,4
3,5 – 4,9
5,0 – 6,4
6,5 – 7,9
8,0 - 10
7A
 3
 5
 14
 6
 3
7B
 4
 5
 12
 9
 0
* Học sinh trao đổi bài cho nhau, tự chấm bài của bạn bằng bút chì và so sánh với kết quả chấm của giáo viên.
G đọc cho HS nghe bài làm tốt: Hạ , Nhàn( 7a)
4. Củng cố kiến thức : 
G nhấn mạnh những lỗi HS cần tránh trong khi làm bài 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn lại kiến thức theo nội dung bài kiểm tra. 
- Tập viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn. 
- Chuẩn bị bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
+ Đọc thuộc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.
Ngày 4 tháng 1 năm 2010
Đề bài của phòng giáo dục & đào tạo huyện gia lộc
Thời gian : 90 phút (không kể giao đề)
Đề bài
 Câu 1: (2đ)
	Tìm và phân loại các từ láy trong đoạn văn sau:
 “Mưa đến rồi, lẹt đẹt lẹt đẹt Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập lùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ù ù”.
	(Tô Hoài- “Mưa rào”)
Câu 2: (1đ)
	Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với các thành ngữ Hán Việt sau: Đồng cam cộng khổ, độc nhất vô nhị, đồng tâm hiệp lực, thiên sơn vạn thuỷ.
Câu 3: (2 đ)
	Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
	 “Nghe xao động nắng trưa
	 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 	 Nghe gọi về tuổi thơ” 
	(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Câu 4: (5đ)
	Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1: (2đ)
Tìm đúng và đủ các từ láy trong đoạn văn (1đ)
Phân loại đúng các từ láy (1đ)
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
Rào rào, sầm sập, đồm độp, ù ù
Lẹt đẹt, lách tách, lùng bùng
Câu 2: (1đ)
Các thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa là:
Chia ngọt sẻ bùi (0,25)
Có một không hai (0,25)
Chung sức chung lòng (0,25)
Trăm núi nghìn sông (0,25)
Câu 3: (2 đ)
Chỉ ra được: Đoạn thơ có sử dụng phép tu từ điệp ngữ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (0,25)
Phân tích: (1,5đ)
Động từ “nghe” được lặp lại liên tiếp kết hợp với hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã thể hiện tinh tế những xúc động đang từng đợt, từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ nhưng có lẽ sâu lắng nhất là hồi ức về tuổi thơ.
Đây là đoạn thơ hay có giá trị biểu cảm cao.
Câu 4: (5đ)
- Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Yêu cầu: Trên cơ sở phân tích nghệ thuật và nội dung của bài thơ, học sinh phảI hình thành được những cảm xúc sau:
+ Ngạc nhiên, thích thú khi ngắm bức tranh thiên nhiên đẹp của cảnh sắc núi rừng Việt Bắc trong 1 đêm trăng sáng.
+ Xúc động, cảm phục, tự hào trước tâm hồn vĩ đại của Bác (yêu thiên nhiên hoà quyện với lòng yêu nước)
- Biểu điểm:
+ Bài viết đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu trên, hành văn trôi chảy, cảm xúc sâu sắc, không mắc lỗi. (5đ)
+ Bài viết đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu trên song cảm xúc chưa thật sâu sắc, còn mắc 1 số lỗi nhỏ. (3đ)
+ Bài viết chưa đúng thể loại, cảm xúc chưa rõ, còn mắc nhiều lỗi. (1đ).
4. Củng cố kiến thức : 
- Hết giờ, GV thu bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm lại bài kiểm tra vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc