Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 75: Tục ngữ về con người và xã hội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 75: Tục ngữ về con người và xã hội

 I. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh

- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Nhắc lại khái niệm thế nào là tục ngữ.

- Đọc các bài tục ngữ mà em đã học và sưu tầm được những chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 75: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	
Tuần 19	
TiÕt 75
 I. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh	
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	
- Nhắc lại khái niệm thế nào là tục ngữ.
- Đọc các bài tục ngữ mà em đã học và sưu tầm được những chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.
3. Bài mới :
Giới thiệu : Tục ngữ thường ví như “túi khôn dân gian”. Không những thế tục ngữ là những lời vàng ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm của dân gian về con người và xã hội. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thêm một số câu tục ngữ nói về thiên nhiên và xã hội.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Đọc văn bản
- Giáo viên đọc mẫu sau đó học sinh đọc lại.
- Cho học sinh đọc phần chú thích sgk
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
* Theo em, câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Em có đồng tình với nhận xét này của người xưa không?tại sao?
- Nghệ thuật trình bày của câu tục ngữ này có điều gì đáng lưu ý?
- Em còn biết câu tục ngữ nào đề cao giá trị con người nữa không
- Người ta là hoa đất.
- Người sống đống vàng.
- Em hiểu gì về câu tục ngữ này?
- Nói tới nét đẹp của con người là có rất nhiều yếu tố, vậy tại sao ở đây lại nói tới “cái răng, cái tóc”?
- Từ sạch, thơm ở đây nghĩa là gì?
- Em có thể cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ ?
- Nhận xét về mặt kết cấu và về lối nói trong câu này?
* Học sinh đọc câu 4 :
- Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta điều gì?
Ä Cái gì cũng phải học kể cả những cái nhỏ bé nhất mà mình ngỡ là biết rồi ( ăn, nói, gói, mở)
Ä Cách nói năng trong giao tiếp, nói thế nào cho người khác nghe được, hiểu được, không phật ý, phật lòng, nói có đầu, có đuôi hay nói cách khác là ăn nói cho khéo léo, dễ nghe.
- Thôn qua đâu mà em khẳng định điều đó?
(Hai từ gói, mở không thể hiểu theo nghĩa đen mà còn hiểu theo nghĩa bóng mở lời, gói lời).
- Nghệ thhuật sử dụng trong câu
Ä Từ giản dị, gần gũi với đời thường. Điệp từ học dược nhắc đi nhắc lại.
Ä Hãy tìm những câu tục ngữ khác có ý khuyên như nhân dân ta trong nói năng giao tiếp.
* Học sinh đọc câu 5 :
- Em hiểu gì về câu tục ngữ này ?
Ä Nhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập.	
* Học sinh đọc câu 6 :
- Tày ?	þ bằng
Ä So sánh việc học thầy và học bạn. Trong thực tế thường chúng ta thường gặp bạn nhiều hơn, có nhiều điều học được ở bạn, lại có thể học bạn được thường xuyên hơn nên có thể đem lại hiệu quả.
- Vậy nội dung hai câu tục ngữ này có liên quan với nhau như thế nào ?
Ä Hai câu tục ngữ này vừa đề cao vai trò của thầy, vừa đề cao vai trò của bạn. Học bạn và học thầy cả hai đều đúng. Mới đầu tưởng chừng như mâu thuẫn, đối lập nhau, nhưng thực ra chúng bổ sung cho nhau. Khuyên nhủ chúng ta phải biết tận dụng cả hai hình thức học bạn và học thầy để nâng cao trình độ.
- Để nhấn mạnh vai trò của việc học thầy và học bạn, câu tục ngữ này sử dụng lối nói gì ?	(nói quá sự thật)
- Hãy tìm những câu tục ngữ tương tự như cặp câu trên ?
* Học sinh đọc câu 7 :
- Câu tục nhữ này khuyên chúng ta điều gì ? Tại sao ?
Ä Nên hết lòng, hết dạ giúp đỡ kẻ khó khăn. Trong cuộc sống nhiều khi vì một lý do nào đó, họ bị rơi vào hoàn cảnh lao đao, khốn đốn (lụt, hạn hán, sóng thần ) Chính lúc này họ rất cần những tấm lòng nhân ái của mọi người. Vậy chúng ta hãy coi nỗi đau của họ như của chính chúng ta và tạân tâm giúp đỡ.
* Học sinh đọc câu 8 :
- Em hiểu gì về câu tục ngữ này ?
Ä Chúng ta cần biết ơn những người đã gieo hạt giống để tạo nên quả thơm trái ngọt cho chúng ta hưởng thụ hôm nay. Và lòng hưởng thụ, biết ơn ở đây không chỉ dừng lại ở chỗ kẻ ăn quả biết ơn người trồng cây mà sâu xa hơn là phải biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ, làm nên thành quả cho mình hưởng thụ.
- Em hãy kể vài sự việc nói lên lòng biết ơn của mình ?
Ä Biết ơn cha mẹ, thấy cô, anh hùng liệt sĩ 
- Em có nhân xét gì về hình ảnh sử dụng trong bài ?
Ä “Quả, cây” 
Ä bình dị, gần gũi, quen thuộc. Lối diễn đạt dễ hiểu nhưng ý nghĩa sâu xa.
* Học sinh đọc câu 9 :
- Từ 1 cây, 3 cây, chụm lại ở đây có nghĩa gì ?
( + Một cây : Lẻ loi. Cô độc
+ Ba cây : mà lại là 3 cây. Chụm lại tạo nên thế vững chãi khó lay chuyển.
+ Chụm lại : gắn bó, đoàn kết. )
- Vậy ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ?
Ä Tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
- Lối nói trong bài này có gì đáng lưu ý.
Ä Khẳng định, phủ định để nêu bật ý muốn nói đó là tinh thần đoàn kết.
Hoạt động 3 :	Tổng kết.
- Qua những câu tục ngữ vừa tìm hiểu em có thể rút ra những nhận xét chung gì về nội dung và hình thức nghệ thuật.
* Mời học sinh đọc ghi nhớ :
-Hs đọc
* Đề cao giá trị con người. Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải trên đời, con người quý hơn của cải.
* Con người là một nhân tố quyết định trong mọi việc. Người làm ra của chứ của không làm ra người
* Từ mặt ở đây được dùng để chỉ đơn vị. Trong quan hệ so sánh giữa 2 vế : Một mặt người bằng mười mặt của, trong sự đối lập giữa một và mười. Từ đó toát lên ý người quý hơn của.
* Học sinh đọc câu tục ngữ số 2 : Nêu lên quan niệm thẩm mỹ về nét đẹp của con người.
* Nét đẹp về hình thức bên ngoài của con người đều do tạo hóa tạo nên khó thay đổi. Răng tóc cũng thế, tuy nhêin răng và tóc ta có thể tác động tới, ví dụ như đánh răng cho trắng sạch, tóc tai gọn gàng, phù hợp với khuôn mặt thì con người sẽ đẹp hơn, bởi vì răng và tóc là bộ phân dễ gây ấn tượng nhất.
* Học sinh đọc câu 3 
+ Sạch : Thiên về nghĩa trong sạch hơn là nghĩa sạch sẽ.
+ Thơm : Thiên về nghĩa tiếng thơm danh thơm hơn là nghĩa thơm tho
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng : Đừng vì nghèo túng mà xấu xa tội lỗi, phải giữ gìn phẩm giá của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào?
+ Kết cấu : Ở đây, cách đối (đối vế, đối từ. Được dùng chặt chẽ theo hướng kết hợp chơi chữ)
+ Lối nói : Hai vế tách ra các từ (như, đói, rách) được hiểu tách bạch thì có thể hiểu theo nghĩa hẹp. Nhưng gộp hai vế lại các từ đói rách mang nghĩa khái quát, chỉ sự nghèo khổ, sạch thơm mang nghĩa khái quát chỉ sự trong sạch. Hai vế diễn đạt cùng một ý cơ bản, nhờ lối nói sóng đôi nên có sự nhịp nhàng, giàu hình ảnh.
* Lời khuyên về tinh thần học hỏi, về sự vén khéo trong cách ứng xử và giao tiếp.
+ Chim khôn  dễ nghe.
+ Lời nói  tiền mau  nhau.
* Đề cao việc học hỏi bạn bè.
* Hs trả lời
+ Bán anh em xa mua láng giềng gần.
+ Một giọt máu đào hơn ao nước là.
* Nên hết lòng hết dạ giúp đỡ người gặp khó khăn.
* Lời khuyên về lòng biết ơn đối với người đã làm nên thánh quả cho mình.
* Hs đọc
* Hs trả lời: Sức mạnh của sự đoàn kết
( + Nội dung : Những câu tục ngữ này luôn chú ý, tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về phẩm chất và lối sống mà con người cần có.
+ Nghệ thuật :	- diễn đạt : so sánh (câu 1)
- diễn đạt : ẩn dụ (câu 3, 8, 9)
- dùng lối nói quá (câu 5, 6)
- từ, câu có nhiều nghĩa (câu 4)
I. Tìm hiểu bài :
Câu 1
Một mặt người bằng mười mặt của
Con người quý hơn của cải
Nghệ thuật so sánh
Câu 2 :
Cái răng cái tóc là gốc con người
* Nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
Câu 3 :
Đói cho sạch, rách cho thơm
* Phải giữ gìn phẩm giá của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Nghệ thuật : Ẩn dụ
- Vần lưng (trắc)
- Nhịp 3/3.
Câu 4 :
Học ăn học nói, học gói học mở.
Ä Điệp từ.
Lời khuyên về tinh thần học hỏi, về sự vén khéo trong cách ứng xử và giao tiếp.
Câu 5 :
Không thầy đố mày làm nên
Ä Dùng lối nói quá
Vai trò quan trọng của người thầy.
Câu 6 :
Học thầy không tày học bạn.
Ä Đề cao việc học hỏi bạn bè.
Câu 7 :
Thương người như thể thương thân.
Ä Nên hết lòng hết dạ giúp đỡ người gặp khó khăn.
Câu 8 :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ä Lời khuyên về lòng biết ơn đối với người đã làm nên thánh quả cho mình.
Câu 9 :
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ä Sức mạnh của sự đoàn kết.
Nghệ thuật : ẩn dụ.
Ghi nhớ : Sgk
II. Luyện tập
Gọi học sinh đọc những câu tục ngữ mà các em đã sưu tầm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc77.doc