Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6:  Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 1)

. Mục tiêu bài học

 - Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn bản là tình cảm sâu lắng của hai anh em Thành và Thuỷ và nỗi bất hạnh của hai anh em khi cha mẹ chia tay.

 - Đồng thời giáo dục các em thái độ chia sẻ cảm thông với những người không may rơi vào hoàn cảnh éo le đáng thương. Vấn đề được hưởng hạnh phúc gia đình là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái .THấy được cái hay của truyện là cách kể chân thật và cảm động.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc, tóm tắt, kể truyện theo ngôi thứ nhất: Kỹ năng miêu tả và phân tích tâm trạng của nhân vật

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5+6 
Cuộc chia tay của những con búp bê
 (Khánh Hoài) 
 I. Mục tiêu bài học 
 - Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn bản là tình cảm sâu lắng của hai anh em Thành và Thuỷ và nỗi bất hạnh của hai anh em khi cha mẹ chia tay.
 - Đồng thời giáo dục các em thái độ chia sẻ cảm thông với những người không may rơi vào hoàn cảnh éo le đáng thương. Vấn đề được hưởng hạnh phúc gia đình là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái .THấy được cái hay của truyện là cách kể chân thật và cảm động.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc, tóm tắt, kể truyện theo ngôi thứ nhất: Kỹ năng miêu tả và phân tích tâm trạng của nhân vật.
II. Chuẩn bị.
 Thầy: Đọc sgk, sgv, sách tham khảo soạn giáo án 
 Trò: Tìm hiểu trước bài học. Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk 
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra (5') 
? Viét một đoạn văn ngắn 5 dòng trình bày cảm nhận của em về người mẹ.
 - Mẹ là người hết lònh yêu thương con, sẵn sàng hi sinh vì con, bao dung độ lượng tha thứ cho con khi gặp sai lầm. Những gì mẹ giành cho ta không núi sông nào sánh nổi. Liệu có baogiờ đền đáp được công ơn mẹ. Mẹ ơi!
3. Bài mới .
 * Giới thiệu bài: Trong cuộc sống gia đình, các bạn nhỏ luôn là đối tượng được mọi người quan tâm, chăm sóc. Song cũng có những gia đình, vì thiếu hạnh phúc mà khiến các bạn nhỏ trở thành nạn nhân, bất hạnh, đáng thương. Để thấy được phần nào tâm sự của những bạn nhỏ bị rơi vào hoàn cảnh éo le đó. Giờ học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Cuộc chia tay của những coin búp bê
Tiết 5
Phương pháp 
? Em hãy trình bày hiểu biết của em về nhà văn Khánh Hoài?
 ? Văn bản, thuộc thể loại gì, viết về đề tài gì?
Gv Đây là truyện ngắn đã từng đạt nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em do viện Khoa học giáo dục tổ chức 1992.
? Qua tìm hiểu ở nhà, em hãy nêu nội dung của truyện?
Thông qua tình cảnh một gia đình tan vỡ vì bố mẹ li hôn, truyện khắc hoạ những tình cảm trong sáng cao đẹp và tấm lòng vị tha nhân hậu của 2 em bé Thành và Thuỷ 
GV nêu yêu cầu đọc 
Yêu cầu đọc cần phân biệt rõ lời kể và lời đối thoại nhấn mạnh và chú ý câu nói của hai anh em Thành và Thuỷ.
Gv đọc mẫu gọi học sinh đọc tiếp và nhận xét.
? Em thấy văn bản này được viết dưới dạng nào?
 - Truyện ngắn 
? Tại sao "Cuộc chia tay của những con búp bê" lại là nhan đề của truyện?
 - Truyện ngắn này nói về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ khi bố mẹ bỏ nhau. Trước khi chia nhau về đồ chơi trong đó có những con búp bê đã được Thành và Thuỷ gắn cho cái tên như là hai anh em suốt đời bên nhau từ đó ca ngợi tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thuỷ.
? Câu chuyện này có thể chia ra làm mấy cảnh 
 - Tâm trạng của Thành và Thuỷ trước và trong khi chia đồ chơi : Từ đầu... như vậy
 - Thành và Thuỷ chia tay cô giáo và các bạn Tiếp... cảnh vật 
 - Cuộc chia tay đột ngột ở nhà: Phần còn lại 
? Văn bản này được kể theo ngôi thứ mấy?
 - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
 - Thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ cũng như tâm trạng của nhân vật và làm tăng tính thuyết phục của truyện 
? Nhân vật chính trong truyện này là ai?
 - Có hai nhân vật chính lầ hai anh em Thành và Thuỷ nhưng được kể lại bằng lời kể của nhân vật Thành 
Gv theo dõi vào văn bản từ đầu ... một giấc mơ thôi 
? Đoạn truyện này có nội dung gì?
? Mở đầu câu truyện là câu nói của mẹ. Câu nói này thông báo với Thành và Thuỷ sự việc gì sắp xảy ra?
 - Hai anh em sắp phải chia đồ chơi mà trước đây hai anh em vẫn chơi chung.
Gv và người ra lệnh chia đồ chơi lại chính là mẹ của hai em 
? Vậy tại sao mẹ lai ra lệnh cho hai anh em phải chia đồ chơi?
 - Vì hai anh em sắp phải chia tay nhau.
Gv: Đồ chơi của hai anh em cũng là một thứ tài sản phải chia làm đôi theo lẽ thông thường khi một gia đình không còn đoàn tụ nhất là hai anh em Thành và Thuỷ lại sắp phải chia thành đôi ngả.
? Sự việc này đối với Thuỷ ntn?
 - Thuỷ thấy đột ngột quá 
Gv và đây cũng là cách vào truyện rất đăc sắc của tác giả. Nó thu hút người đọc chúng ta theo dõi vào nội dung câu chuyện. Vì sự việc đến quá bất ngờ mà trước đây thành và Thuỷ chưa bao giờ nghĩ đến
? Chính vì vậy khi nghe mẹ nói em thấy Thuỷ có thái độ ntn?
- Run bần bật, kinh hoàng, cặp mắt tuyệt vọng, buồn thăm thẳm khóc nức nở suốt đêm.
 ? Em thử đoán xem Thành lúc này có thái độ ra sao?
 - Thành cũng rất buồn – phải cắn chặt môi để không bật lên tiếng khóc.
? Tại sao Thành và Thuỷ lại có tâm trạng này?
- Vì quá bất ngờ trước cuộc chia tay của bố mẹ.
Gv có lẽ cuộc chia tay này cả Thành va Thuỷ đều khong có thời gian để chuổn bị về tâm lý và đây cũng là cú sốc đầu tiên trong đời các em các em cảm thấy bị tổn thương quá nhiều về mặt tinh thần. Từ sâu thẳm đáy lòng mình cả Thành và Thuỷ không muốn xa nhau. Nhơng cả hai anh em đều cố gắng tạo cho nhau giây phút vui vẻ khi còn được ở bên nhau.
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của Thành và Thuỷ lúc này?
Gv nỗi đau này đã dày vò hai anh em Thành và Thuỷ mấy ngày nay từ khi bố mẹ chính thức ra toà ly dị nhau. Đối với Thuỷ lúc này em thực sự hốt hoảng sợ hãi. Còn đối với Thành mặc dù trong đêm tối nhưng Thành vẫn biết hết được những việc làm cũng như là những suy nghĩ của em gái mình. Là anh nên Thành có gì đó cứng rắn hơn Thành không muốn Thuỷ nhìn thấy sự yếu đuối của mình Thành muốn nhìn vào mình để có bản lĩnh hơn. Mặc dù Thành cũng thấy rất đau khổ 
? Qua đây em thấy Thành là người ntn? 
Gv Một đêm nặng nề cũng đã trôi qua, sáng nay trời rất đẹp mà sao Thành vẫn thấy nặng nề. Giờ đây ai có hiểu được tâm trạng của em có lẽ chỉ có khu vườn là nơi quen thuộc ngày nào hai anh em từng gắn bó mới hiểu được 
? Tại sao cả hai anh em dạo ở đây mới hiểu được tâm trạng này 
 anh em ra vườn ngồi mà không nói với nhau ?
- Vì cả hai anh em đau khổ và buồn.
? Khung cảnh vườn nhà anh em Thuỷ được tác giả miêu tả ntn?
 - Trời hửng dần, thược dược khoe lộ cánh rựcc rỡ.
 - Chim chóc cất tiếng hót nhảy nhót tên cành.
? Em có nhận xét gì về cảnh được miêu tả ở đây?
- Cảnh vật nhộn nhịp tươi đẹp nhộn nhịp đón chào ngày mới. Cảnh vật đối lập với hai anh em Thành và Thuỷ.
Gv đây chính là sự khéo léo của tác giả khi sử dụng nghệ thuật đối lập trong khi miêu tả tâm trạng nhân vật.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập ở đây có tác dụng gì?
- Làm nổi bật nỗi bất hạnh trớ trêu của hai anh em Thành và Thuỷ 
Gv cảnh vật đep tươi vui như thế này đáng ra cả hai anh em Thành và Thuỷ phải thấy trong lòng tràn ngập niềm vui của một ngày mới. Nhưng không nỗi đau bất hạnh đã dày vò lên hai anh em suốt ngày nay. Hai anh em cảm thấy cảnh vật như đang đùa giỡn trên nỗi đau của mình.
Gv với khung cảnh buổi sớm như bắt đầu báo hiệu với hai anh em Thành và Thuỷ phut chia ly đang đến gần. Thơi gian mà hai anh em còn được ở bên nhau rất ngắn ngủi. Đây là sự đớn đau và mât mát lớn nhất trong đời cảu các em.
? Đang trong lúc đau khổ như vậy Thành đã nghĩ đến điều gì?
- Nhớ lại kỷ niệm sâu sắc với em hồi lớp 5.
? Đó là những kỷ niệm nào?
- Bị rách áo sợ mẹ mắng nhờ em vá hộ.
Gv cảnh vật đệp tươi vui như thế này đáng ra cả hai anh em Thành và Thuỷ Phải thấy trong lòng tràn ngập niềm vui của một ngày mới
Nhưng không nỗi đau bất hạnh đã dày vò lên hai anh em suốt ngàynay. Hai anh em cảm thấy cảnh vật như đang đùa giỡn trên nỗi đau của mình.
Gv với khung cảnh buổi sớm như bắt đầu báo hiệu với hai anh em Thành và Thuỷ phút chia ly đang đến gần. Thời gian mà hai anh em còn được ở bên nhau rất ngắn ngủi. Đây là sự đớn đau và mất mát lớn nhất trong đời cảu các em.
? Đang trong lúc đau khổ như vậy Thành đã nghĩ đến điều gì?
- Nhớ lại kỷ niệm sâu sắc với em hồi lớp 5.
? Đó là những kỷ niệm nào?
- Bị rách áo sợ mẹ mắng nhờ em vá hộ. 
- Chiều nào cũng đi đón em.
? Khi nhớ đến những kỷ niệm này Thành cảm thấy như thế nào?
- Càng thương em lắm.
Gv Những kỷ niệm về em vẫn còn đây. Với những kỷ niệm này tưởng rằng hai anh em không bao giờ phải chia lìa nhau. Vậy mà bây giờ phút ấy lại đang dến mỗi lúc một gần với hai anh em.
? Qua đây em hiểu về tâm trạng của Thành lúc này?
Nội dung 
I. Giới thiêu tác giả tácphẩm (4')
 1. Tác giả: Khánh Hoài 
- Là nhà văn đoạt giải trong cuộc thi viết về quyền trẻ em.
 2. Tác phẩm: Là một truyện ngắn thuộc văn bản nhật dụng viết về đề tài: Quyền trẻ em 
II. Đọc và tìm bố cục văn bản (10').
 *Đọc
 Bố cục.
- Chia ra làm 3 cảnh 
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản (20') 
1. Tâm trạng của hai anh em trước lúc chia đồ chơi.
Cuộc chia tay sắp diễn ra, cả hai anh em đều vô cùng đau đớn Nỗi đau đớn dâng trào khiến lòng em như nghẹn lại không thể nói thành lời
4. Củng cố (4’)
 ? Khi miêu tả tâm trạng Thành và Thuỷ. Trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả có gì đặc sắc?
- Sử dụng từ láy để miêu tả.
- Dùng nghệ thuật đối lập.
? Trước khi chia tay Thành và Thuỷ được miêu tả ntn? Em có suy nghĩ gì trước cảnh đó?
5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Tìm hiểu tiếp phần truyện còn lại
- Tìm những chi tiết mà em cho là cảm động thể hiện tình cảm anh em đậm đà, sâu sắc 
Tiết 6 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Cuộc chia tay của những con búp bê
	 (Khánh hoài)
 I. Mục tiêu bài học.
 - Thực hiện tiếp tiết 1.
II. Chuẩn bị.
 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án 
 Trò: Tìm hiểu tiếp văn bản ở nhà 
 III. Lên lớp.
 1. Tổ chức (1') 
 2. Kiểm tra (4') 
 Em hãy nêu diễn biến tâm trạng của Thành và Thuỷ trước khi chia đồ chơi?
 3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
? Em hãy tóm tắt đoạn truyện từ "Nhưng không có tiếng dép ...hiếu thảo như vậy"?
- Khi có lệnh chia đồ chơi của mẹ. Thành và Thuỷ đều muốn nhường hết cho nhau. Nhưng vẫn phải chia. Tất cả Thuỷ đều quan tâm đến hai con búp bê mà Thuỷ thực sự sợ hãi. Em không đồng ý để anh tách rời hai con búp bê mà Thuỷ đã đặt cho những cái tên giống như sự gắn bó giữa hai anh em Thành và Thuỷ.
? Đoạn văn vừa tóm tắt có nội dung gì?
? Thành và Thuỷ đang miên man suy nghĩ thì điều gì sảy ra?
- Mẹ giục chia đồ chơi.
? Tại sao mẹ đẫ phải giục lần thứ hai mà hai anh em vẫn chưa chịu chia đồ chơi ra?
- Vì hai anh em đều không muốn xa nhau, đều đang đau khổ muốn giành tất cả cho nhau nhữmg gì mình có.
? Mặc dù không muốn nhưng nghe mẹ giục Thuỷ có thái độ ntn?
+ Mở to mắt, loạng choạng bám vào tay anh 
+ Nhường đồ chơi cho anh.
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai anh em?
Nội dung
2. Cuộc chia đồ chơi giữa Thành và Thuỷ (15') 
- Hai anh em rất yêu 
Gv những món đồ chơi là tài sản duy nhất của hai anh em, bây giờ cũng bị chia làm hai mẹ một nửa, bố một nửa. Nhưng cả hai anh em Thành và Thuỷ muốn những thứ đồ chơi của hai anh em mãi mãi là của chung.
? Và phải đến lần thứ 3 mẹ quát Thuỷ mới quyết định ntn?
- Dù không muốn nhưng Thuỷ cũng phải quyết định chia ... phải có tính bố cục?
- Để đạt được mục đích giao tiếp. 
? Vậy một văn bản gồm mấy phần gv yêu cầu học sinh mở lại văn bản "Ông lão đánh cá và côn cá vàng"?
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? - Tự sự 
? Văn bản này gồm mấy phần? - Ba phần : + Mở đầu 
 + Diễn biến 
 + Kết thúc 
? Hãy nêu nội dung của từng phần?
- Mở đầu: Giới thiệu hai vợ chồng ông lão.
- Diễn biến: Nêu diễn biến của sự viêc ôgn lão gặp các vàng và lời hứa của cá vàng.
- Kết thúc: Hậu quả của sự tham lam.
? Từ nội dung của từng phần trong văn bản em hãy nhiệm vụ của từng phần.
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc 
- Thân bài: Diễn biến, phát triển sự vật 
- Kết bài: Kết bài kết thúc câu chuyện 
Gv và mỗi phần trong văn bản đèu có một nhiệm vụ riêng biệt.
? Qua việc tìm hiểu văn bản em thấy bố cục văn bản gồm mấy phần?
Gv gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản (7') 
1. Bố cục trong văn bản
* Ghi nhớ sgk.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản . (12)
* Ghi nhớ 2 sgk
3. Các phần của văn bản (7')
Gồm 3 phần 
+ Mở bài 
 + Thân bài 
 + Kết luận 
* Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập (15')
1. Bài tập 1.
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
? Bài tập này gồm mấy yêu cầu?
- Có hai yêu cầu: 1. Ghi lại bố cục văn bản ?
 2. Có thể chia văn bản theo bố cục mới được không?
? Muốn trả lời được câu hỏi trên ta phải làm thế nào?
- Đọc lại văn bản 
? Văn bản này gồm mấy sợ việc chính? - Có 3 sự việc chính.
Gv đây chính là bố cục của văn bản.
? Bố cục của văn bản này có khác gì bố cục của bài tập làm văn.
- Không giống bố cục của một bài tập làm văn 
- Ba sự việc thuộc ba phần của một văn bản này đều có đặc điểm giống nhau là có nguyên nhân do bố mẹ bỏ nhau. Sự việc anh em Thành và Thuỷ chia đồ chơi được coi là sự việc mở đầu dẫn đến cuộc chia tay giữa anh em Thành và Thuỷ với cô giáo. Sự việc anh em Thanh và Thuỷ chia tay nhau là sự viêc chính là sự việc kết thúc văn bản.
 Gv Trong các tác phẩm văn học bố cục đôi khi được chia theo mục đích của tác giả. Mục đích của tác giả ở văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" là gợi cho người đọc niềm xót thương trước nỗi bất hạnh và những mất mát về tình cảm mà anh em Thành và Thuỷ phải gánh chịu.
2. Bài tập 2 
Gọi học sinh đọc bài và xác định yêu cầu của đề bài.
? Muốn làm được bài tập này chúng ta cần phải làm gì?
- Phải căn cứ vào mục đích của văn bản cần truyền đạt.
- Dựa vào yêu cầu của bố cục để trả lời.
? Vậy bố cục đã rành mach hợp lý chưa?
- Chưa rành mạch và hợp lý. Vì các đặc điểm 1, 2, 3 ở thân bài mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải trình bày kinh nghiệm học tốt. Trong khi đó điểm 4 lại không nói về học tập.
? Theo em sẽ bổ sung những gì để văn bản này có bố cục hoàn chỉnh?
- Chú ý sắp xếp các kinh nghiệm.
4. Củng cố (2’) 
? Muốn văn bản có tính mạch lạc cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
5. Hướng dẫn (1') 
- Về nhà học bài 
- Làm bài tập vào vở bài tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8 
Mạch lạc trong văn bản
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh có những bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết làm bản mạch lạc không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. Giúp học sinh có ý thức viết một bài văn hoàn cho văn chỉnh.
- Rèn kỹ năng xây dựng bố cục của văn bản.
- Tích hợp với "Cuộc chia tay của những con búp bê"
II. Chuẩn bị.
 Thầy: Nghiên cứu soạn bài 
 Trò: Đọc bài trước ở nhà 
III. Lên lớp 
1. Tổ chức (1') 
2. Kiểm tra (4') 
? Thế nào là bố cục của văn bản? Nêu yêu cầu của bố cục văn bản.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Mạch lạc thuộc loại từ gì trong tiếng Việt? - Từ Hán Việt
? Mạch lạc có nghĩa là gì?
Mạch - ống dẫn máu trong cơ thể
 - Đường, hệ thống, địa mạch
Mạch - Tên một loại lúa
Lạc - Vui
 - Mạng lưới, liên lạc, mạch lạc
? Vậy em hiểu mạch lac trong văn bản này có nghĩa là gì?
Gv: nói đến mạch lạc là nói đến sự tiếp nối nhưng là sự tiếp nối của một nội dung chủ đạo xuyên suốt qua tất cả các phần trong văn bản.
Trong các văn bản mạch lạc còn được gọi với tên khác là mạch văn, mạch thơ và mạch lạc có tính chất như trôi chảy, tuần tự, thông suốt.
 Và mạch lạc trong văn bản được thể hiện một cách đần dần. Vậy văn bản phải đảm bảo điều kiện gì để có tính mạch lạc sang phần 2
? Hãy nhắc lại những sự việc chính trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" ba sự việc
- Thành và Thuỷ chia đồ chơi...
? Tại sao tác giả laị sắp xếp sự viêc Thành và Thuỷ chia đồ chơi trước rồi mới dẫn đến Thành dẫn Thuỷ đến chào cô giáo và các bạn và cuối cùng Thành và Thuỷ chia tay nhau?
- Vì có sắp xếp như vậy thì mới thể hiện được tình cảm gắn bó giữa hai anh em. đây là mục đích giao tiếp của tác giả.
Gv ở phần trước chúng ta đã biết mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, đoạn, các ý theo một trình tự hợp lý. Nếu ta đảo ngược lại các sự việc tức là ta đã làm cho các đoạn văn, các ý trong văn bản này tiếp nối nhau một cách không hợp lý. Như vậy văn bản chưa có tính mạch lạc cho nên văn bản khó hiểu và không có ý nghĩa
? Vậy để văn bản ngoài tính liên kết ra thì văn bản đảm bảo yêu cầu gì nữa?
Gv liên kết và mạch lạc là 2 tính chất quan trọng trong văn bản. Nó làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu.
? Ngoài ba sự việc chính mà các em vừa kể trên trong truyện này còn có sự việc nào nữa?
- Thành và Thuỷ dẫn nhau ra vườn ngồi.
- Thuỷ vá áo cho anh
- Thuỷ võ trang con búp bê canh giấc ngủ cho anh.
- Cô giáo tặng quà cho Thuỷ
- Thuỷ để búp bê lại khi chia tay
? Những sự việc trong truyện xoay quanh sự việc nào?
- Tất cả các sự việc đều xoay quanh đến sự việc Thành và Thuỷ chia tay nhau. Mặc dù hai anh em rất gắn bó với nhau.
Gv và đây chính là đề tài mà tác giả Khánh Hoài chọn để xây dung truyện.
? Thành và Thuỷ có vai trò gì trong truyện này?
- Đây là hai nhân vật chính.
? Vậy còn hai con búp bê có vai trò gì?
- Làm nền tảng để hai anh em thể hiện tình cảm gắn bó với nhau.
? Giữa các sự việc và nhân vật chính có liên quan ntn?
- Các sự việc đều xoay quanh nhân vật chính là Thành và Thuỷ.
Gv như vậy nội dung truyện " Cuộc chia tay ...." bám sát đề tài cuộc 
chia tay của anh em Thành và Thuỷ và xoay quanh nhân vật chính 
Thành và Thuỷ
? Đọc văn bản này em thấy nội dung xuyên suốt câu truyện từ đầu đến cuối qua các phần, các đoạn là gì?
- Nội dung (chủ đề) xuyên xuốt câu truyện đó chính là cuộc chia tay.
Gv hai anh em Thành và Thuỷ buộc phải chia tay mặc dù không muốn. Nhưng hai con búp bê của các em, tình cảm của hai anh em không thay đổi. Đây là một chủ đề rất đau đớn được nhiều người trong xã hội quan tâm. Thành và Thuỷ chỉ là hai trong muôn vàn các em nhỏ khác có hoàn cảnh tương tự đang phải sống một cuộc sống thiếu thốn tình cảm, thậm chí thiếu cả vật chất
- Các phần trong văn bản này đều biểu hiện chủ đề chia tay.
? Qua phân tích các sự việc trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" em thấy để một văn bản có tính mạch lạc các phần, các đoạn trong văn bản phải đảm bảo yêu cầu gì?
Gv trong văn bản tính mạch lạc thường được biểu hiện một cách dần dần nó được người viết văn bản dẫn dắt theo một con đường liền mạch vd ở văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" ngay đầu văn bản chúng ta không thể biết được Thành và Thuỷ phải chia tay và hai con búp bê của hai anh em có phải chia tay không, kết quả được thể hiện dần dần qua các phần của truyện.
? Tiếp tục tìm hiểu văn bản "Cuộc chia tay ..." chúng ta thấy có đoạn kể về việc hiện tại có đoạn kể về quá khứ đan xen nhau có đoạn kể về việc ở trường ,có đoạn kể về việc ở nhà ...
? Em cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào dưới đây?
1. Liên hệ về thời gian 
2. Liên hệ về mặt không gian 
3. Liên hệ về tâm lý 
4. Liên hệ ý nghĩa 
Hs tất cả cá mối liên hệ nêu trên.
? Nếu bỏ hết các mối liên hệ khác chỉ còn sử dụng mối liên hệ về thời gian. Cứ kể hiện tại rồi lại quá khứ cho đến hết truyện có được không? Vì sao?
- Không được nếu như vậy văn bản có sự lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho người đọc 
Gv như vậy trong một văn bản chúng ta không chỉ sử dụng một mối liên hệ để nối các phần các đoạn trong văn bản với nhau mà ta có thể sử dụng nhiều mối liên hệ khác nhau, như liên hệ không gian, thời gian, liên hệ về mặt tâm lý.
 Nghĩa là sao cho các phần các đoạn trong văn bản ấy được nối với nhau một cách hợp lý gây được nhiều hứng thú cho người đọc.
Gv Qua đây ta thấy một đặc điểm nữa ta cần lưu ý?
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản (20') 
1. Mạch lạc trong văn bản
- Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý, các đoạn, theo một trình tự hợp lý
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
- Văn bản cần phải
mach lạc
- Các phần các câu đề nói về một đề tài biểu hiện một chủ đề xuyên suốt 
- Các phần các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau nhầm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc.
III. Luyện tập (15') 
1. Bài tập 1.
? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập?
? Đoạn văn nói về chủ đề gì?
- Chủ đề xuyên xuốt đoạn văn là sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào ngày mùa.
? Đoạn này gồm mấy phần. Nêu nội dung của từng phần 
Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong mùa đông giữa ngày mùa.
Các câu tiếp theo (thân đoạn). Nêu nên những biểu hiện của sắc vàng trong thời gian và trong không gian đó.
- Hai câu cuối là nhận xét và cảcm xúc của tác giả về màu vàng.
? Em có nhận xét gì về sự tiếp nối các phần này của tác giả? Có tác dụng gì?
- Sự tiếp nối này rất hợp lý làm cho mạch văn thông suốt và liên tục.
2. Bài tập thêm
? Phân tích tính mạch lạc ở đoạn văn sau "Đêm qua lúc nào chợt tỉnh... anh em tôi nặng nề thế này" trích trong văn bản "Cuộc chia tay của như ngx con búp bê"
Gợi ý: 
? Đoạn văn trên viết theo mối liên hệ nào?
- Như thời gian, hành động, liên hệ tâm lý, tâm trạng 
+ Trình tự thời gian: Đêm qua... sáng nay... đằng đông... trời hửng dần.
+ Hành động: Chợt tỉnh ... nghe ... ắn chặt... dậy sớm... mở cửa. 
+ Mối quan hệ: Tôi quay lại... kéo em ngồi bên... vuốt nhè nhẹ lên mái tóc cứ ngồi im như vậy.
+ Tâm trạng: Để khỏi bật lên tiếng khóc to... mà sao tai hoạ lại giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
? Theo em tất cả các mối liên hệ này đều làm nổi bật nên vấn đề gì?
- Làm nổi bật tâm trạng đau đớn, tủi nhục trước một cuộc chia ly.
Gv sự chia lìa ấy đã trở thành một tai hoạ trước một nghịch lý. Tất cả đều bình thường (tiếng chim hót, tiếng xe, tiếng người...) chỉ có cuộc chia tay là khác thường không sao hiểu nổi.
4. Củng cố (4') 
? Em hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản ? Các yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 
5. Hướng dẫn (1')
- Về nhà học bài.
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt
- Làm những bài tập còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 2.doc