Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6 - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6 - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Qua bài học, giúp HS cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may lâm vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Thấy được cái hay của truyện ở cách kể cảm động, chân thực

- Giúp học sinh thấy được tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện;ca ngợi tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha của hai em bé

- Giáo dục học sinh tình cảm nhận hậu, thương yêu, biết thông cảm và sẻ chia với những người bất hạnh.

-Nghệ thuật kể chuyện nhỏ nhẹ, tự nhiên, xen nhiều đối thoại chân thật, cảm động

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích văn bản; kĩ năng kể chuyện ở ngôi thứ nhất

 

docx 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6 - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 	 	Ngày soạn: 21/08/2010
Tiết 5+6	 	Ngày dạy: 23/08/2010
Văn bản:	 Cuộc chia tay của những con búp bê
 	Khánh Hoài 
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Qua bài học, giúp HS cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may lâm vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Thấy được cái hay của truyện ở cách kể cảm động, chân thực
- Giúp học sinh thấy được tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện;ca ngợi tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha của hai em bé
- Giáo dục học sinh tình cảm nhận hậu, thương yêu, biết thông cảm và sẻ chia với những người bất hạnh.
-Nghệ thuật kể chuyện nhỏ nhẹ, tự nhiên, xen nhiều đối thoại chân thật, cảm động
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích văn bản; kĩ năng kể chuyện ở ngôi thứ nhất
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn7 tập 1
- HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, liên hệ thực tế
D.Tiến trình dạy học:
1: Tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ:
- Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản?
- Nhận xét thái độ của người bố đối với En-ri-cô? Em có đồng ý cách cư xử của bố đối với En-ri-cô không? Vì sao?
Bước 3: Bài mới:
Giới thiệu bài: Trẻ em có quyền được hưởng hạnh phúc gia đình không? Tất nhiên rồi. Nhưng những cặp vợ chồng buộc phải chia tay nhau có nghĩ gì đến sự đau xót và mất mát không thể gì bù đắp nổi của chính con cái mình? Hay họ chỉ nghĩ đến bản thân mình? Họ đã vi phạm quyền trẻ em từ lúc nào và họ có định sửa lỗi không? Vì bố mẹ chia tay nhau nên hai anh em Thành - Thủy rất ngoan, rất thương yêu nhau phải đau đớn chia tay với những con búp bê. Cuộc chia tay đó đã diễn ra như thế nào và qua đó người kể muốn nói gì với chúng ta? 
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:HD tìm hiểu tác giả và tác phẩm
Yêu cầu HS đọc chú thích sgk 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
? Em biết gì về tác phẩm?
Hoạt động 2: HD đọc và tìm hiểu chung văn bản
Gv hướng dẫn hs cách đọc
Gọi 1 HS đọc 1 đoạn.
Gọi 1 HS khác nhận xét. GV đọc tiếp. Gọi HS đọc đoạn còn lại.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần? 
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? Nội dung truyện kể về sự việc gì?
? Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Nội dung chính: Cuộc chia tay của hai anh em khi gia đình tan vỡ.
- Nhân vật chính: Hai anh em Thành và Thủy.
Hoạt động 3: HD hs phân tích nọi dung và nghệ thuật của văn bản
Theo dõi văn bản.
? Cảnh trước khi chia đồ chơi được tác giả miêu tả như thế nào? Những chi tiết cụ thể?
(Một buổi sáng, cảnh vật bên ngoài thật sôi động).
 ? Tâm trạng của hai anh em Thành – Thuỷ như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của hai anh em?
 ? Tại sao Thành lại nghĩ về câu chuyện em vá áo cho mình ?
( Để nhớ một kỷ niệm đẹp về tình anh em và càng thương em hơn ).
? Em có nhận xét gì về sự đối lập giữa cảnh và tâm trạng của Thành và Thuỷ ở đây ?
( Đối lập cảnh vui thường nhật của đời với nỗi đau của hai anh em làm tăng nỗi đau trong lòng Thành, làm người đọc có cảm giác xót xa hơn ).
? Hai anh em Thành và Thuỷ chịu chia đồ chơi khi nào ?
( Khi mẹ giục đến lần thứ ba - gay gắt nhất ).
 ? Tại sao hai anh em lại để mẹ giục đến lần thứ ba mới chịu chia đồ chơi?
 Vì mỗi em đều muốn dành lại toàn bộ kỷ niệm cho người mình thương yêu, đó cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em, không muốn chia đồ chơi có nghĩa là không muốn xa nhau 
? Khi Thành chia hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên, Thuỷ đã có những lời nói và hành động >< ntn?
 ? Thành có hành động, thái độ >< ntn?
( Chia búp bê, nhưng thương em lại đặt chúng lại gần nhau, nhường em cả )
? Theo em làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn này ?Thành – Thuỷ không phải xa nhau đ Bố, mẹ hai em không li dị nữa
? Đoạn Thành hồi tưởng về chuyện Thuỷ bắt con búp bê Vệ sĩ canh gác giấc ngủ cho anh có ý nghĩa ntn?
? Qua những chi tiết vừa phân tích, em có nhận xét gì về cảnh chia đồ chơi của hai anh em?
(Hai anh em Thành - Thuỷ biết yêu thương nhau,chia sẻ và luôn gần gũi nhau là thế vậy mà sắp phải chia tay. Cảnh ấy thật đáng thương, đáng xúc động.)
? Thái độ của cô giáo và các bạn ntn khi biết hoàn cảnh của Thuỷ? Tìm các chi tiết nói lên điều đó ?
? Em xúc động nhất ở chi tiết nào ? Vì sao?
 ( Thuỷ ko được đi học, phải lao động kiếm sống)
 * Nỗi đau mà Thuỷ phải chịu đựng quả là quá lớn. Nó không chỉ làm đau xót đến các thầy cô giáo, bè bạn của Thuỷ. Nó cũng làm chúng ta cảm thấy xót đau vô hạn. Chẳng biết bố mẹ Thuỷ, và những bậc làm bố, làm mẹ rơi vào hoàn cảnh giống như vậy suy nghĩ những gì ?
? Trong cảnh Thành – Thuỷ chia tay nhau, em thấy chi tiết nào làm cho con cảm động ? Vì sao?
? Qua đó em cảm nhận được điều gì ? Em có t/c như thế nào với Thuỷ?
 ( Một cô bé ngoan, nhân hậu là thế; Một cô bé ngay trong thời khắc đau khổ cận kề vẫn không hề nghĩ cho mình, chỉ nghĩ cho anh và thương hai con búp bê ... Phẩm chất ấy của Thuỷ thật đáng quý.)
Hoạt động 4:: HD HS tổng kết và luyện tập
? Qua truyện, em thấy được những ý nghĩa to lớn nào?
? Theo em, qua câu chuyện này, t/g muốn gửi gắm đến mọi người điều gì ?
( Hạnh phúc gđ là điều vô cùng quý giá, đb đối với trẻ thơ. Mọi người cần giữ gìn nó)
? Có ý kiến cho rằng: t/g muốn phê phán những bậc làm cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái? ý kiến của em ntn?
? Nhận xét của em về nghệ thuật của truyện?
- Hs phát biểu theo suy nghĩ riêng.
I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
- Tác giả : Khánh Hoài.
- Tác phẩm đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em do viện khoa học giáo dục và tổ chức cứu trợ Rat-đa Bac- nen tổ chức năm 1992.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Chú ý chú thích : 3,5,6.
2. Bố cục: chia 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến hiếu thảo như vậy:Chia búp bê
- Đoạn 2: Tiếp theo đến trùm lên cảnh vật:Chia tay lớp học.
- Đoạn 3: Còn lại: Chia tay anh em.
III. Phân tích
1. Thành – Thuỷ chia đồ chơi và búp bê.
a. Trước khi chia đồ chơi.
+ Cảnh vật: Vui tươi, sôi động.
+ Tâm trạng hai đứa trẻ:
- Thuỷ: Buồn đau, tuyệt vọng, khóc nức nở.
- Thành: Thương em, nhớ về chuyện em vá áo, buồn không muốn chia tay. 
đ Tội nghiệp, thương tâm.
b. Khi chia đồ chơi.
+ Mẹ giục đến lần thứ ba mới chịu chia.
+ Hành động, thái độ của Thành, Thuỷ đầy mâu thuẫn. 
- Giận dữ, không muốn chia rẽ hai con búp bê >< thương anh, rất bối rối
+ Hồi tưởng của Thành về việc Thuỷ bắt con búp bê Vệ sĩ canh gác giấc ngủ cho mình.
đ Tình anh em rất keo sơn, gắn bó, đầy cảm động.
2. Thuỷ chia tay cô giáo và lớp học.
+ Thái độ của cô giáo, bạn bè:
Ngạc nhiên, đau xót, cảm thông với nỗi bất hạnh của Thuỷ.
+ Thuỷ không nhận bút và sổ: Thuỷ không được đi học nữa
(Mất quyền cơ bản của trẻ em).
+ Cảnh vật khi hai anh em rời khỏi lớp: Tươi đẹp.
đ Đau xót, thương tâm cực độ.
3. Thành - Thuỷ chia tay nhau.
+ Thuỷ đặt con búp bê Vệ Sĩ, con búp bê Em Nhỏ lại để nó gác đêm cho anh.
+ Thuỷ nhắc anh khi nào áo rách, em sẽ vá cho .....
đ Thuỷ là cô bé ngoan ngoãn 
và đầy nhân hậu.
 (Thuỷ thật đáng thương, đáng quý)
IV / Tổng kết
a. Nội dung
+ Ca ngợi tình cảm anh em. 
Dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu thương, gắn bó với nhau.
+ Phản ánh một thực tế của xã hội hiện đại: Hiện tượng li hôn và hậu quả nghiêm trọng của nó.
b. Nghệ thuật
+ Mở truyện đột ngột, hấp dẫn.
+ Có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, kết hợp với tả cảnh.
+ Chi tiết tiêu biểu, gợi cảm.
4: Củng cố:- Kể tóm tắt truyện.
- Em có suy nghĩ gì trước sự việc hai anh em chia búp bê? Em có đồng ý với cách chia như vậy không? Vì sao?
- Nêu ý nghiẽa cơ bản của toàn bài
- Tính thời sự của câu chuyện là ở chi tiết nào? địa phương em có câu chuyện nào tương tự?
5: Hướng dẫn học bài.
- Học bài, nắm vững nội dung truyện.
- Soạn: NHững câu hát về tình cảm gia đình
* Rút kinh nghiệm:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần 2 	 	Ngày soạn: 21/08/2010
Tiết 7	 	Ngày dạy: 25/08/2010
 Tập làm văn: 
Bố cục trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh hiểu rõ:
- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó có ý thức khi xây dựng bố cục tạo lập văn bản.
- Thế nào là một bố cục hợp lí, rõ ràng, rành mạch để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.
- Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bài bố cục 3 phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, từ đó có thể làm mở bài, thân bài và kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.
- Rèn kĩ năng nhận diệnc ác phần trong bố cục của một văn bản.
- Có ý thức xây dựng cho văn bản mình tạo ra có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7 tập 1
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 C. Phương pháp: Phân tích mẫu, qui nạp, nêu vấn đề
D. Tiến trình dạy học.
1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2: Kiểm tra bài cũ.
- Liên kết trong căn bản là gì? Vai trò của liên kết?
- Người ta thường sử dụng các phương tiện nào để thực hiện việc liên kết?
3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: HD tìm hiểu thế nào là bố cục và những yuê cầu của bố cục
? Em đã viết đơn xin gia nhập Đội thiếu niên Tiền phong. Em hãy ghi lại những nội dung cần ghi trong đó? Các nội dung đó được trình bày lần lượt như thế nào?
? Việc sắp xếp đó đã hợp lí chưa? Em hãy tự thay đổi tật tự đó và rút ra nhận xét?
? Bố cục của một văn bản có tác dụng như thế nào 
Gọi HS đọc ví dụ sgk - 29.
? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của những văn bản này?
- So sánh bản kể trong ví dụ với bản kể trong sgk Ngữ văn 6: Vì sao bản kể trong ví dụ trên lại khó hiểu? 
- Các câu trong đoạn văn có tập trung vào ý chung không?
- Hai ý của hai đoạn văn có phân biệt không?
? Muốn văn bản dễ tiếp nhận thì bố cục phải như thế nào? 
Gọi HS đọc ví dụ 2( sgk - 29)
? Văn bản gồm mấy đoạn? ý các đoạn có phân biệt không?
? Các câu trong đoạn có thống nhất trong một ý chung không?
? So sánh với bản kể trong sgk Ngữ văn 6 thì bản kể trong ví dụ có gì thay đổi?
? Việc thay đổi này dẫn đến hậu quả gì?
? Nêu kết luận của em sau khi tìm hiểu văn bản?
? Hãy nhắc lại bố cục của một số văn bản: tự sự , miêu tả?
? Có cần phân biệt rõ nhiệmvụ của mỗi phần không? Vì sao?
Yêu cầu HS theo dõi phần 3.c ( sgk - 29)
? Nhận xét ý kiến nêu ở phần 3.c? 
? Nêu kết luận về vai trò của bố cục ba phần trong văn bản?
Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: HD hS luyện tập
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đối với bài tập 1.
? Nhận xét về bố cục của bản báo cáo kinh nghiệm học tập?
? Theo em, cần bổ sung điều gì?
Hướng dẫn, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết tốt nhất
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1. Bố cục của văn bản:
a.Ví dụ: Đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong.
- Quốc hiệu
- Tên đơn
- Người gửi đơn
- Lí do viết đơn
- Lời hứa
- Nơi gửi đơn
- Kí tên
b. Nhận xét:
- Các nội dung đã được sắp xếp hợp lí.
- Nếu thay đổi trật tự: Văn bản sẽ lộn xộn, khó hiểu, không thể hiện được ý định của người viết.
Bố cục giúp cho văn bản mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu, thực hiện được mục đích giao tiếp.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
a. Ví dụ: ( sgk - 29 )
b. Nhận xét:
* Ví dụ 1:
- Nội dung: Văn bản lộn xộn, khó hiểu, ý 2 đoạn văn không rõ, có những chỗ giống nhau.
- Hình thức: Việc sắp đặt bố trí các câu văn, đoạn văn không hợp lí
Bố cục trong văn bản phải mạch lạc, rõ ràng.
* Ví dụ 2: ( sgk - 29)
- Văn bản gồm 2 đoạn, ý của các đoạn tương đối rõ ràng và thống nhất trong một ý chung.
Đảm bảo yêu cầu mạch lạc.
- So sánh với bản kể trong sgk: trật tự một số câu đã thay đổi( anh lợn cưới và anh áo mới đổi chỗ cho nhau)
văn bản mất đi yếu tố bất ngờ, không đạt được mục đích phê phán nhân vật chính.
Kết luận: Bố cục hợp lí mới giúp văn bản đạt yêu cầu cao về mục đích giao tiếp do người tạo lập văn bản đặt ra.
3. Các phần của bố cục.
- Gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Cần phân biệt rõ nhiệm vụ của 3 phần để tránh sự lặp lại của các phần trong văn bản đảm bảo yêu cầu rành mạch, thống nhất.
- ý kiến trong phần 3.c sai vì mỗi phần có một mục đích nhất định:
+ Mở bài: giúp người đọc tiếp nhận đề tài một cách tự nhiên, hứng thú.
+ Kết bài: giúp để lại ấn tượng tốt đẹp 
cho người đọc người nghe.
Bố cục ba phần có khả năng giúp văn bản trở nên rành mạch, rõ ràng và hợp lí.
4. Ghi nhớ: sgk - 30
II. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 30
Bài tập 3: sgk - 30
- Bố cục của bản báo cáo chưa hợp lí: điểm 2,3 mới chỉ là kể lại việc học tập tốt, điểm 4 không nói về học tập.
- Bổ sung: 
+ Chú ý về sự rành mạch: nêu lần lượt từng kinh nghiệm rồi rút ra kết luận.
+ Chú ý về sự hợp lí: nêu những kinh nghiệm dễlàm, nhiều người làm được trước...
4: Củng cố: - Nêu những yêu cầu về bố cục của văn bản?
- Nêu nhiệm vụ từng phần của bố cục văn bản trong văn bản tự sự?
5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm chắc nội dung.
- Làm bài tập2 ( sgk - 30).
- Xem bài : Mạch lạc trong văn bản.
* Rút kinh nghiệm: ____________________________________________________________
Tuần 2 	 	Ngày soạn: 21/08/2010
Tiết 8	 	Ngày dạy: 25/08/2010
 Tập làm văn
Mạch lạc trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
- Học sinh biết vận dụng lí thuyết vào bài tập.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7 tập 1
- HS: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 C. Phương pháp: Phân tích mẫu, qui nạp, nêu vấn đề
D. Tiến trình dạy học:
1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2: Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những yêu cầu về bố cục trong văn bản?
- Văn bản tự sự có mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là mạch lạc và yêu cầu của mạch lạc trong văn bản
Gọi học sinh đọc phần 1.a ( sgk - 31)
Yêu cầu HS chú ý nghĩa của từ mạch lạc.
? Khái niệm mạch lạc trong văn bản có được dùng theo nghĩa đen không? 
? Nội dung của khái niệm mạch lạc trong văn bản có xa với nghĩa đen không? Vì sao?
? Vậy, mạch lạc có những tính chất gì?
? Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
? Hãy liệt kê các sự việc trong văn bản?
GV dùng bảng phụ liệt kê các sự việc.
? Toàn bộ các sự việc trong truyện xoay quanh chuyện gì?
? Sự chia tay và những con búp bê có vai trò gì trong truyện?
? Hai anh em Thành, Thủy có vai trò gì trong truyện?
? Gọi học sinh đọc phần 2.b ( sgk -32)
? Các từ ngữ được lặp đi lặp lại trong văn bản có tác dụng gì?
Gọi HS đọc đoạn văn.
? Các đoạn trong văn bản được nối với nhau bằng mối quan hệ nào? ( thời gian, không gian, tâm lí, ý nghĩa...)
? Nhận xét về sự liên kết đó
Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: HD luyện tập
 ? Tại sao trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê tác giả không thuật lại nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ hai đứa trẻ?
? Hãy tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê bằng một đoạn văn?
- GV gọi HS nhận xét và cho điểm các nhóm.
I. Mạch lạc và những yêu cầu mạch lạc trong văn bản.
1. Mạch lạc trong văn bản.
- Mạch lạc có những tính chất sau:
+ Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
+ Tuần tự đi qua các phần, các đoạn
+ Thông suốt, liên tục
 Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.
* VB: Cuộc chia tay của những con búp bê.
- các sự việc chính:
+ Chuyện hai anh em Thành, Thủy phải chia tay nahu.
+ Chuyện về hai con búp bê.
- Sự chia tay là nội dung chính của truyện.
- Hai anh em Thành, Thủy có vai trò là nhân vật chính trong diễn biến truyện.
- Hai con búp bê có vai trò tạo sự liên kết truyện và có ý nghĩa biểu tượng.
- Các từ ngữ lặp đi lặp lại trong văn bản có tác dụng :
+ Thể hiện sự tập trung chủ đề chính của truyện: Cuộc chia tay của hai anh em và không chia tay của hai con búp bê.
+ Liên kết các sự việc với nhau.
- Các đoạn được nối với nhau bằng các mối liên hệ : thời gian, không gian, tâm lí, ý nghĩa...
 Các mối liên hệ đó được vận dụng rất linh hoạt, hợp lí.
3. Ghi nhớ: sgk - 32
II. Luyện tập.
Bài tập 2: sgk - 35
- Tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn bởi vì: Chủ đề chung của văn bản là cuộc chia tay của hai con búp bê( cuộc chia tay của hai anh em). Do vây, nếu thuật nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của 2 bố mẹ sẽ làm phân tán chủ đề, văn bản thiếu tính mạch lạc.
Bài tập: Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.
4: Củng cố.
- Tính mạch lạc của văn bản là gì?
- Nêu những yêu cầu về tính mạch lạc trong văn bản?
5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm chắc lí thuyết.
- Làm bài tập 1 ( sgk -34 )
- Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản: Cổng trường mở ra.
* Rút kinh nghiệm
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan7tuanvha.docx