Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 29: Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 29: Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan)

Tiết : 29

 Văn bản : QUA ĐÈO NGANG

 (Bà Huyện Thanh Quan)

A. Mục tiêu yêu cầu :

 1. Cần làm cho hs đạt được :

 - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang , tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo .

 - Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .

 2. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ .

 3. Giáo dục ý thức học tập của hs .

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 29: Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 :
Bài 8 :
 	Tiết 29 : Qua Đèo Ngang 
Tiết 30 : Bạn Đến Chơi Nhà 
Tiết 31+32 : Viết bài tập làm văn số 2 tại lớp 
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết : 29 
 Văn bản : QUA ĐÈO NGANG 
 (Bà Huyện Thanh Quan)
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Cần làm cho hs đạt được :
	- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang , tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo .
	- Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
	2. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ .
	3. Giáo dục ý thức học tập của hs .
B. Đồ dùng dạy học : 
	- Gv : Giáo án , sgk .
	- Hs: Bài cũ + Bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	C Em hãy đọc đoạn trích sau phút chia ly ? Và cho biết tâm trạng của người vợ trong đoạn thơ này được miêu tả như thế nào ?
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’)
 2. Phát triển bài :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu ghi chú :
- Gọi hs đọc văn bản .
- Gọi hs đọc phần ghi chú .
- Đọc văn bản 
- Đọc ghi chú 
I. Đọc – Chú thích :
 (sgk tr 102 -103 )
 1. Đọc 
 2. Ghi chú :
8’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu trúc văn bản :
C Sau khi đã đọc bài thơ Qua Đèo Ngang , em hãy nhận xét về số câu số chữ như thế nào ?
C Cách gieo vần như thế nào ?
C Phép đối của bài thơ được thể hiện như thế nào ?
C Bài thơ Qua Đèo Ngang được làm theo thể thơ gì ?
Bs: Về bố cục , một bài thơ thất ngôn bát cú có bốn phần , tương đương với 4 cặp thơ , mỗi cặp 2 câu , gọi theo thứ tự là Đề – Thực – Luận – Kết .
C Hãy chỉ ra bố cuch của bài Qua Đèo Ngang ?
- Có 8 câu 
- Mỗi câu có 7 chữ .
- Vần được gieo ở tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8 .
- ở các cặp 3-4 và 5-6 .
- Hs trả lời .
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản :
 - Một bài có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ .
 - Vần được gieo ở tiếng cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà – hoa – nhà – gia – tạ )
* Phép đối :
 - Câu 3 và 4 
 + Lom khom/ lác đác 
 + Dưới nước/ bên sông 
 + Tiều vài chú / chợ mấy nhà .
 - Câu 5và 6 :
 + Nhớ nước / thương nhà 
 + Đau lòng/ mỏi miệng 
 + Con quốc quốc/ cái gia gia .
 - Bài thơ Qua Đèo Ngang được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
 - Bố cục bài thơ gồm 4 phần :
 + Phần đề (câu 1,2)
 + Phần thực (câu 3,4)
 + Phần luận (câu 5,6)
 + Phần kết (câu 7,8)
17’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản : 
C Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời gian nào trong ngày ?
C Thời điểm đó có lợi gì cho việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ?
C Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào ?
C Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả ?
C Việc dùng các hình ảnh nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào ?
C Qua việc miêu tả phong cảnh về Đèo Ngang , em có nhận xét gì về cảnh tượng Đèo Ngang ?
Gv: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện dưới 2 hình thức : Mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình .
C Hình thức mượn cảnh nói tình thể hiện như thế nào ?
C Còn tác giả trực tiếp tả tình thể hiện như thế nào ? Qua những hình ảnh thơ nào?
C Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ của phần kết ? (2 câu cuối )
C Ở 2 câu này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
C Điều đó càng thể hiện tâm trạng gì của tác giả qua cum từ “ta với ta” ?
C Nhìn toàn bài thơ , nó thể hiện điều gì ở tâm trạng của tác giả ?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ .
- Lúc xế tà .
- Cô đơn , buồn vắng 
- Cảnh vật gồm : cỏ , cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà , có tiếng chim quốc và chim đa đa , có vài chú tiều phu.
- Dùng ngôn ngữ miêu tả có các từ láy , từ tượng thanh .
- Tác dụng gợi hình, gợi cảm .
- Đó là cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát , thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ à thể hiện tâm trạng cô đơn buồn vắng của tác giả.
- Thông qua việc miêu tả thời gian cây , cỏ , hành độngh của con người (nhưng rất heo hút, vắng lặng) để nói lên tâm trạng buồn vắng , cô đơn của tác giả.
- Nhớ nước 
- Thương nhà 
- Thể hiện nỗi buồn cô đơn 
- Đối lập , ngược chiều .
- Bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt vọng .
- Hs bộc lộ .
- Đọc
III. Tìm hiểu nội dung văn bản :
 1. Cảnh Đèo Ngang 
- Thời điểm lúc xế tà .
- Cảnh vật gồm : cỏ , cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà , có tiếng chim quốc và chim đa đa , có vài chú tiều phu.
=> Ngôn ngữ miêu tả , từ láy, từ tượng thanh à gợi hình , gợi cảm 
- Cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát , thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ .
 2. Con người giữa cảnh Đèo Ngang :
- Thông qua việc miêu tả thời gian cây , cỏ , hành độngh của con người (nhưng rất heo hút, vắng lặng) để nói lên tâm trạng buồn vắng , cô đơn của tác giả.
- Tiếng chim quốc quốc : nhớ nước 
- Tiếng chom đa đa : thương nhà .
=>Thông qua việc miêu tả tiếng chim quốc quốc, đa đa cũng chính là tiếng lòng thiết tha , da diết của tác giả nhớ nhà, nhớ quá khức của đất nước .
- Trời , non , nước / một mảnh tình riêng :
 à Hình ảnh thơ đối lập ngược chiều : Trời, non , nước bát ngát , mở rộng bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề , khép kín bấy nhiêu .
- Cụm từ “ta với ta” bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt vọng của tác giả .
=> Tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ của tác giả.
* Ghi nhớ : sgk tr104 
6’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs về nhà luyện tập :
Bài tập 1 : Hãy tìm hàm nghĩa cum từ “ta với ta” 
Bài tập 2 : Học thuộc lòng bài thơ .
- Hs theo dõi sự hướng dẫn của Gv về nhà thực hiện 
IV. Luyện tập :
 Hs về nhà làm và học thuộc lòng bài thơ .
 3. Củng cố : (2’)
	Với phong cánh trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tương Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả .
 4. Đánh giá tiết học : (1’)
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học bài, học thuộc lòng bài thơ .
	- Làm bài tập .
	- Soạn bài “Bạn đến chơi nhà”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc