Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Mục tiêu cần đạt

 Giúp hs

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ

- Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận ) và ý nghĩa của các câu tục ngữ trong bài học .

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong vb .

II, Chuẩn bị

- Dự kiến khả năng tích hợp : Phần Tlv qua bài Chương trình địa phương , Phần Tiếng việt qu vb Tìm hiểu chung về văn nghị luận

 

doc 132 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
Tiết 73	
NS:02.01.2010
 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ 
 Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận ) và ý nghĩa của các câu tục ngữ trong bài học .
 Thuộc lòng những câu tục ngữ trong vb .
II, Chuẩn bị 
Dự kiến khả năng tích hợp : Phần Tlv qua bài Chương trình địa phương , Phần Tiếng việt qu vb Tìm hiểu chung về văn nghị luận 
HS : Soạn bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ỔN định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra việc soạn bài của hs)
 3, Bài mới : Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian . Nó được ví là khó báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian , là “ Túi khôn vô tận” . Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng cũng là “cây đời xanh tươi “. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu thể loại mới đó là tục ngữ . Vậy tục ngữ là gì ? tục ngữ đục kết được những kinh nghiệm gì cho chúng ta .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
 Cho hs đọc phần chú thích để tìm hiểu về thể loại tục ngữ
 (?) Thế nào là tục ngữ ?
 Gv đọc gọi hs đọc lại ( giọng điệu chẫm rãi , rõ ràng , chú ý các vần lưng , ngắt nhịp )
 Giải thích các từ khó 
(?) VB này có 8 câu thuộc mấy đề tài ? Hãy sắp xếp các câu vào mỗi nhó đề tài ?
Từ câu 1 đến câu 4 tục ngữ về thiên nhiên 
Các câu còn lại tục ngữ về lao động sx
 Gọi hs đọc câu 1 
(?) Nhận xét về vần , nhịp và các biện pháp nghệ thuật khác trong câu tục ngữ ? (Nhịp ¾ hoặc 3/2/2 ; vần lưng Phép đối , phóng đại , nói quá)
(?) Ởû nước ta , tháng năm thuộc mùa hạ , tháng 10 thuộc mùa đông . Từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ? - tháng 5 ( âm lịch) đêm ngắn , tháng 10 ( âm lịch) đêm dài 
(?)Bài học rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? ( Bài học về chuyện tính toán , sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ cho m6ĩ con người trong mùa hè và mùa đông)
(?) Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?
( giúp con người có ý thức chủ động sử dụng thời gian , công việc vào thời điểm khác nhau )
 HS đọc câu 2 
(?) Câu tục ngữ có mấy vế ? nêu nghĩa của từng vế ?
Vế 1 : sao đêm dày thì hôm sau nắng 
Vế 2 : sao đêm ít hoặc không có thì hôm sau mưa 
(?) Vậy nghĩa của cả câu là gì ? 
(?) Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ? ( trông sao đoán thời tiết nắng , mưa )
(?) Trong thực tế đời sống , kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ?
Nắm thời tiết trước để chủ động công việc hôm sau 
 Gọi hs đọc câu 3 
(?) Câu tục ngữ này có mấy vế ? Nêu nghĩa của từng vế ? 
(?) Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì ? 
(?) Dân gian không chỉ xem ráng đoán bảo , mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão . Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? 
- Tháng bảy heo may , chuồn chuồn bay thì bão 
(?) Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác . Vậy kinh nghiệm “trông ráng đoán bão “ của dân gian còn có tác dụng không ? 
- ở vùng sâu , xa phương tiên thông tin còn hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian còn có tác dụng 
 Gọi hs đọc câu 4
(?) Nghĩa của câu tục ngữ thứ tư là gì ? 
(?) Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này ? ( Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt )
(?) Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì ? 
Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch 
 Gọi hs đọc câu tục ngữ thứ 5
(?) Câu tục ngữ thứ 5 có mấy vế? Giải nghĩa từng vế ?
(?) Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
mãnh đất nhỏ bằng 1 lượng vàng lớn 
(?) Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ? 
đất quí hơn vàng 
(?) Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì ?
- giá trị của đất vai trò của đất đai đối với ngưồi nông dân 
(?) Hiện tương bán đất đang diễn ra có nắm trong ý nghĩa câu tục ngữ này không? ( HSTLN)
- là hiện tượng kiếm lời bằng kinh doanh , do đó không nằm trong ý nghĩa câu tục ngữ này 
 Cho hs đọc câu 6
(?) Chuyện lời câutục ngữ này sang tiếng việt ?
(?) Kinh nghiệm lao động sx được rút ra ở đây là gì ? 
nuôi cá có lãi nhất , rồi đến làm vườn và trồng lúa .
(?) Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ? 
(?) Trong thực tế , bài học này được áp dụng ntn? ( HSTLN)
- nghề nuôi tôm cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển , thu lợi nhuận lớn 
 Hs đọc câu 7 
(?) Theo dõi câu tục ngữ cho biết các chữ nhất , nhì , ta , tứ có nghĩa gì ? từ đó nêu nghĩa của cả câu ? ( HSTLN)
- thứ nhất là nước , hai là phân , thứ 3 là chuyên cần , thứ tư là giống 
(?) Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? (nghề trồng lúa cần đủ bốn yếu tố )
(?) Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này ? 
- một lượt tát , một bát cơm . Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân 
(?) Bài học kinh nghiệm này là gì ? 
- trong nghề làm ruộng , đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt mùa màng bội thu 
 Hs đọc câu 8
(?) Nêu nghĩa của câu tục ngữ này ?
(?) Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? 
- trong trồng trọt ,cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai 
(?) Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệm ở nước ta ntn? ( lịch gieo cấy đúng thời vụ , cải tạo đất sau mỗi vụ )
(?) Từ những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sx đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào ?( HSTLN)
(?) Tục ngữ lao động sx và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay ? (HSTLN)
- kết hợp với khoa học dự đoán chính xác hơn các hiện tượng thời tiết. Kết hợp với khoa học kĩ thuật , không ngừng phát triển chăn nuôi trồng trọt để tăng năng xuất cao 
I, Thế nào là tục ngữ ? 
 Sgk
II, Đọc- Tìm hiểu văn bản
1, Đọc- tìm hiểu chú thích 
2, Bố cục : 2 phần 
3, Phân tích 
 a, Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên 
 Câu 1 : Đêm tháng năm 
 Ngày tháng mười .
Vần lưng , phép đối , nói quá 
 Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 đêm dài - Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau 
 Câu 2 : mau sao thì nắng , vắng sao thì mưa
Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng , đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa 
nắm trước thời tiết để chủ động công việc 
 Câu 3 :Ráng mở ga,ø có nhà thì giữ 
Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão)
 Câu 4 : Tháng 7 kiến bò , chỉ lo lại lụt 
 Kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ còn lụt nữa – vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch 
b, Tục ngữ về lao động sx
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng 
đất quí hơn vàng –giá trị của đất đôi vơí đời sống lao động sx của con người nông dân 
Câu 6 :
Nhất canh trì , nhị canh viên , tam canh điền .
Nuôi cá có lãi nhất , rồi đến làm vườn , rồi làm ruộng – muốn làm giàu ,cần đến phát triển thuỷ sản 
Câu 7 : 
 Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống 
Trong nghề làm ruộng , cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt , mùa màng bội thu 
Câu 8: Nhất thì , nhì thục 
 Thứ nhất là thời vụ , thứ 2 là đất canh tác – trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai 
III, Ghi nhớ : sgk
IV, Luyện tập 
 Hướng dẫn hs sưu tầm 
 4, Hướng dẫn về nhà : 
- Trình bày lại tiêu chuẩn , yêu cầu của tục ngữ ? Tục ngữ là gì ?
 Học phần ghi nhớ và 8 bài tục ngữ . Soạn bài “ Chương trình địa phương phần văn và tlv”
 Tiết 74
NS:04.01.2010
I, Mục tiêu cần đạt 
Giúp hs
Biết cách sưu tầm ca dao ,tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết cho lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng 
Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình 
II, Chuẩn bị :
Sưu tầm ca dao , dân ca , tục ngữ lưu hành ở địa phương 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ỔN định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ :
 3, Bài mới : để làm phong phú thể về thể loại tục ngữ thì tiết học hôm nay ,cô cùng các em vào bài mới “ Chương trình địa phương” phần văn và tập làm văn .
 Yêu cầu 
Sưu tầm ca dao , dân ca , tục ngữ lưu hành ở địa phương , đặc biệt là những câu nói về địa phương mình 
 Mỗi em sưu tầm khoảng 20 câu 
 Thời hạn nộp sau 1 tuần 
 Đối tượng sưu tầm đó là ca dao dân ca , tục ngữ 
 (?) Vậy em hiểu ca dao – dân ca là gì ? 
Ca dao là lời thơ của dân ca 
Dân ca là những sáng tác kết hợp lời với nhạc 
 (?) Tục ngữ là gì ? 
tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu , hình ảnh , thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt , được nhân dân vận dụng , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày 
4, Hướng dẫn về nhà :
 -Gv nhận xét về kết quả sưu tầm 
 -Soạn bài tiếp theo “ Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
*********************************************************************
Tiết 75 – 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
 I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs
Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của vb nghị luận 
 II, Chuẩn bị 
Dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb Tục ngữ về thiện nhiên và lao động sản xuất 
- HS : học bài , soạn bài 
 III, Tiến trình lên lớp 
 1, ỔN định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra việc soạn bài của hs 
 3, Bài mới : Văn nghị luận là 1 trong những kiểu vb quan trọng trong đời sống xh của con người , có vai trò rèn luyện tư duy , năng lực biểu đạt những quan niệm , tư tưởng sâu sắc trước đời sống . Vậy văn nghị luận là gì ? khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? Tiết học này , sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
TIẾT :75
(?) Trong cuộc sống hàng ngày , em có thường gặp các vấn đề ... ûi thích địa danh , tên người , tên cây , quả , phong tục có trong các câu ca dao , tục ngữ đã sư tầm được .
 2. Yêu cầu:
Mỗi học sinh chuẩn bị bài đọc, dùng bút chì đánh dấu những điều cần lưu ý những bài tập đọc ở nhà, đọc trôi chảy, rõ ràng làm nổi bật tình cảm tư tưởng thể hiện trong bài,chú ý các dấu câu.
Tiết 134
 *Hoạt động 2:
B.Phần tập làm văn
 1.Nội dung thực hiện
Mỗi học sinh chọn một trong ba bài văn sau để đọc diễn cảm:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Ý nghĩa văn chương.
 2. Yêu cầu:
Mỗi học sinh chuẩn bị bài đọc, dùng bút chì đánh dấu những điều cần lưu ý những bài tập đọc ở nhà, đọc trôi chảy, rõ ràng làm nổi bật luận điểm, tư tưởng,tình cảm gây chú ý,các dẫn chứng thể hiện trong bài,chú ý các dấu câu.
 C. Tổng kết 
Biểu dương các cá nhân và tổ sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy 
I.Phần vănø
II.Phần tập làm văn
 4, Hướng dẫn về nhà: :
 Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm của tiết Chương trình địa phương 
 Viết những câu tục ngữ ca dao sưu tầm được vào sổ tay văn học của mình 
*****************************************************************************************
Tuần 34 Tiết 135 -136
NS :29.04.2008 
ND:02.05.2008
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs :
Tập đọc rõ ràng , đúng dấu câu , dấu giọng và phần nào thể hiện được tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng 
II, Chuẩn bị 
GV hướng dẫn hs luyện đọc trước ở nhà 4 vb 
 + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( HCM)
 + Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)
 + Đức tình giản dị của BH( Phạm Văn Đồng)
 + Ý Nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)
 III, Tiến trình lên lớp 
 1, Ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : 
 3, Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
Tiết 135 : 2 bài 
 * Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
Giọng đọc chung toàn bài : hào hùng , phấn chấn , dứt khoát , rõ ràng 
1, Đoạn mở bài : 
 a, 2 câu đầu : Nhấn mạnh các từ ngữ : Nồng nàn đó là giọng khẳng định , chắc nịch 
 b, 3 câu : Ngắt đúng vế câu trạng ngữ ( 1,2) ; cụm C-V chính , đọc mạnh dạn , nhanh dần , nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ , định ngữ : sôi nổi , kết , mạnh mẽ , to lớn , lướt , nhấn chìm tất cả .
 C, Câu 4,5,6 
Nghỉ giữa câu 3và 4 
Câu 4 : đọc chậm lại , rành mạch , nhấn mạnh từ có , chứng tỏ .
Câu 5 : giọng liệt kê 
Câu 6 : Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn , lưu ý các ngữ điệp , đảo : dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc 
 ( Gọi 2- 3 hs đọc đoạn này )
 2, Đoạn thân bài : Giọng đọc cần liền mạch , tốc độ nhanh hơn một chút 
Câu đồng bào ta ngày nay  cần đọc chậm , nhấn mạnh ngữ : cũng rất xứng đáng , chứng tỏ ý liên kết với đoạn trên 
Câu : Những cử chỉ cao quý đó cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau , khác nhau , tỏ rõ ý sơ kết , khái quát 
Chú ý các cặp quan hệ từ : từ – đến , cho đến 
Gọi từ 4-6 hs đọc đoạn này . Nhận xét cách đọc 
 3, Đoạn kết : Giọng đọc chậm và hơi nhỏ hơn 
 a, 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ : cũng như , nhưng 
 b, 2 câu cuối : đọc giọng giảng giải , chậm và khúc chiết , nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho .
 Gọi 3-4 hs đọc đoạn này . GV nhận xét cách đọc 
 L Sự giàu đẹp của Tiếng Việt : 
Đọc giọng chậm rãi , điềm đạm , tình cảm tự hào 
 1, Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn , nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tưởng 
 2, Đoạn : Tiếng việt có những đặc sắc ..thời kì lịch sử 
 Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng 
 3, Đoạn : Tiếng việt văn ngệ đọc rõ ràng , khúc chiết , lưu ý các từ in nghiêng : chất nhạc , tiếng hay 
 4, Câu cuối cùng của đoạn : đọc giọng khằng định vững chắc 
Tiết 136 : 2 bài 
 L Đức tình giản dị của BH : Nhiệt tình , ngợi ca , giản dị mà trang trọng . các câu văn trong bài , nhìn chung khá dài , nhiều vế , nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán . Cần ngắt câu cho đúng . Lại cần chú ýcác câu cảm cá dấu ( !)
 1, Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : Sự nhất quán , lay trời chuyển đất 
 2, Câu 2 : tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ : Rất lạ lùng , rất kì diệu , nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ , đồng vị ngữ : Trong sáng , thanh bạch , tuyệt đẹp 
 3, Đoạn 3,4 
 Con người của Bác thế giới ngày nay : Đọc với giọng tình cảm ấm áp , gần với giọng kể chuyện . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng thực sự văn minh 
 4, Đoạn cuối :Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của BH . Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết 
 L Ý Nghĩa văn chương : Giọng chậm , trữ tình giản dị , tình cảm lắng và thấm thía 
1, Hai câu đầu : Giọng kể chuyện lâm li , buồn thương ; câu 3 giọng tỉnh táo , khái quát 
2, Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là  gợi lòng vị tha : giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện 
3, Đoạn : vậy thì hết : tiếp tục giọng tâm tình , thủ thỉ như đoạn 2 
Lưu ý : câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra 
 I. yêu cầu chung 
Đọc đúng : phát âm đúng , ngắt câu đúng , mạch lạc và rõ ràng 
Đọc diễn cảm : thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb , giọng điệu riêng của từng vb 
II. Thực hiện 
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
Giọng đọc chung toàn bài : hào hùng , phấn chấn , dứt khoát , rõ ràng.
2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt : 
Đọc giọng chậm rãi , điềm đạm , tình cảm tự hào.
3.Đức tình giản dị của BH : Nhiệt tình , ngợi ca , giản dị mà trang trọng . các câu văn trong bài , nhìn chung khá dài , nhiều vế , nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán . Cần ngắt câu cho đúng . Lại cần chú ýcác câu cảm cá dấu ( !)
4.Ý Nghĩa văn chương : 
Giọng chậm , trữ tình giản dị , tình cảm lắng và thấm thía
 4, Hướng dẫn về nhà:
- Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm khi đọc vb nghị luận 
 - Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất . 
-Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.
Tuần 35 Tiết 137- 138
NS :02.05.2008 
ND:05.05.2008
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs :
Tục lám các dạng bài tập khắc phục những lỗi thường mắc phải.
Rèn luyện kĩ năng chính tả.
II, Chuẩn bị 
 Gv :soạn bài đầy đủ.
 Hs: chuẩn bị bài trước ở nhà.
 III, Tiến trình lên lớp 
 1, Ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 3, Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
* TIẾT:137
*Hoạt động 1: gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung luyện tập.
*TIẾT:138
*Hoạt động 2: gv hướng dẫn học sinh làm bài tập.
I.Nội dung luyện tập
1.Đối với các tỉnh miền Bắc
Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi như:
-tr/ch
-s/x
-r/d/gi
-l/n
2.Đối với các tỉnh miền Trung và miền Nam.
a.Viết đúng các tiếng có phụ âm cuối dễ mắc lỗi như:
-c/t
-n/ng
b.Viết đúng các tiếng có dấu thanh dễ mắc lỗi như:
-dấu hỏi/dấu ngã
c.Viết đúng các tiếng có các nguyên âm cuối dễ mắc lỗi như:
-i/iê
-o/ô
d.Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi như:
-v/d
II.Một số hình thức luyện tập
Các dạng bài viết
a.Nghe-viết một đọan bài thơ hay văn xuôi co ùđộ dài khoảng 100 chữ.
b.Nhớ-viết một đọan bài thơ hay văn xuôi co ùđộ dài khoảng 100 chữ.
2.Làm các bài tập chính tả
a.Điền ch hoặc tr vào chỗ trống
-Chân lí
-Trân châu.
-Trân trọng.
-Chân thành.
b.Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng sau cho phù hợp?
-Mẩu chuyên.
-Thân mẫu.
-Tình mẫu tử.
-Mẩu bút chì.
c.Tìm những từ theo yêu cầu.
-Tìm từ trái nghĩa với chân thật/giả dối
d.Đặt câu phân biệt các từ dễ lẫn lộn.
-Ngày mai em lên lớp học môn Anh văn
-Bố mẹ đã nuôi em nên người.
3.Lập sổ tay chính tả.
 4, Hướng dẫn về nhà:
 - Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm của bài ôn tập. 
 - Chuẩn bị trả bài tổng hợp.
********************************************************************************
Tuần 35 Tiết 139-140
NS :05.05.2008 
ND:08.05.2008
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs
Củng cố những kiến thức , kĩ năng đã học ở học kì I và II
Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của mình , về trình độ tập làm văn của bản thân mình ; nhờ đó , có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hôn những năm sau. 
II, Chuẩn bị 
GV :chấm bài đầy đủ, trả bài cho học sinh.
HS : chuẩn bị sửa lỗi trong bài. 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, Ổn định tổ chức 
 2,Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3, Bài mới : 
IV, Nhận xét 
 L ưu điểm 
- Phần trắc nghiệm học sinh nhiều bạn làm đúng. 
- Đa số học sinh nắm bắt được thể loại yêu cầu 
Làm nổi rõ được vấn đề yêu cầu của đề bài. 
Trình bày rõ ràng , bố cụ 3 phần 
Dùng lí lẽ và dẫn chứng chính xác 
 L Hạn chế : Tuy nhiên còn một số em chưa nắm được yêu cầu của đề 
Lí lẽ và dẫn chứng chưa đúng 
Trình bày chưa khoa học 
Sai lỗi chính tả , viết tắt quá nhiều 
V, Sửa lỗi 
sai chính tả : không = khong , thành công = thành cong 
dẫn chứng chưa đúng :cácù vận động viên khuyết tật , anh nguyễn Ngọc kí .
Giải thích nghĩa chưa chính xác : thất bại : bảy bại 
* Đọc những bài hay ( Văn Sơn , Ktrinh, Jênny,Krềm)
VII, Chất lượng 
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 7A 1
 35
 7A 3
 29
 4, Hướng dẫn về nhà:
 -Nhận xét giờ trả bài 
 -Về nhà viết lại bài tập làm văn theo dàn bài đã sửa 
 - Chuẩn bị ôn tập hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 hoc hoc kì 22.doc