Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 13)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 13)

I - Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 

doc 193 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 13)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 73 Ngày soạn: 25/12/2011 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I - Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. 
3.Th¸i ®é.
- Cã ý thøc yªu thÝch bé m«n, néi dung bµi häc
- Nghiªm tóc tù gi¸c trong häc tËp 
- Cần vận dụng những kiến thức đã học
II - Chuẩn bị 
 	GV: Một số câu tục ngữ khác về thiên nhiên và lao động sản xuất
	HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III - Tiến trình lên lớp
A - Ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị bài của HS
C - Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Trong đời sống đôi lúc có những sự việc, hiện tượng được kết luận bằng những câu nói khác nhau:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phải có lòng biết ơn những ngời đã giúp ta có cuộc sống đầy đủ
trong đó "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có hình ảnh và vần điệu dễ nhớ hơn. đó là một ví dụ về tục ngữ
? Từ đó hãy cho biết tục ngữ là gì? (dựa vào phần chú thích sgk)
- h/s thảo luận vấn đề
- gv có thể cho thêm các ví dụ khác về tục ngữ
Hướng dẫn đọc: Theo nhịp, giọng chậm, rõ ràng, ngắt nghỉ ở những vế đối
GV đọc mẫu, học sinh đọc
? Giải thích từ khó: Mau, Cần, Thì, Thục
? 8 câu tục ngữ này có thể chia làm mấy nội dung?
? Nhận xét về cách hiệp vần và nhịp?
? Nó bắt nguồn từ cơ sở nào?
- h/s lấy kết luận của môn địa lý
? Với việc ngắt thành 2 dòng và gieo vần ấy tạo nên tính chất gì cho câu tục ngữ?
? Câu tục ngữ cho em kinh nghiệm gì?
? Câu tục ngữ nêu kinh nghiệm gì?
? Nhận xét về việc dùng từ và nghĩa của các từ?
- Từ trái nghĩa
? Hình thức của câu tục ngữ có gì đặc biệt?
? Câu tục ngữ phản ánh hiện tượng gì?
? Kinh nghiệm của dân gian dựa trên đặc điểm nào?
? Em hiểu "Ráng mỡ gà" là nh thế nào?
® Xuất phát từ cuộc sống nghèo khó, nhà cửa tuềnh toàng
? "Kiến bò" là nh thế nào?
? Câu tục ngữ dựa trên cơ sở nào?
? Qua đó em hiểu nhân dân muốn truyền đạt kinh nghiệm gì qua câu tục ngữ này?
? Nhận xét về cách hiệp vần, số chữ trong câu?
? Lấy những sự vật gì? Có đặc điểm gì? 
? Nhân dân ta muốn gửi gắm thông điệp gì không?
(qua phép so sánh đất và vàng)
? Nhận xét về cấu tạo, câu chữ..?
? Giải thích các yếu tố Hán-Việt?
? Hiểu gì về nghĩa của nó?
? Kinh nghiệm được truyền lại là gì?
? Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của câu tục ngữ này?
(số chữ, vần, hình thức)
? Em hiểu gì về "thì" và "thục"?
? Câu tục ngữ truyền đạt kinh nghiệm gì?
? Đặc trưng nghệ thuật của các câu tục ngữ trong bài? (số câu chữ, các hiệp vần, cách dùng từ)
? Diễn đạt những kinh nghiệp gì?
I/ Tục ngữ là gì?
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội..) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại của Văn học dân gian
II/ Đọc - hiểu văn bản
+ Mau: nhiều, dày, nhanh
+ Cần: cần cù, chăm chỉ, chịu khó
+ Thì: thời
+ Thục: cày nhuyễn đất
- Chia làm 2 nội dung: về thiên nhiên và về lao động sản xuất (mỗi nội dung 4 câu tục ngữ)
1/ Tục ngữ về thiên nhiên
a. Đêm tháng năm cha nằm đã sáng
 Ngày tháng mời cha cời đã tối
- Nó giống như 2 câu thơ thất ngôn có vần và nhịp 3/4. Gieo vần ở giữa câu (vần lưng) Năm - Nằm, Mời - Cời
- Trục nghiêng của trái đất so với mặt phẳng hoàng đạo gây ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Như 1 phép đối giữa câu trên và câu dưới tạo thành một cặp, trong đó có các từ đối nhau: đêm - ngày, sáng - tối
- Là nhận xét hay, độc đáo nhưng chính xác về một hiện tượng tự nhiên theo quy luật không thay đổi
b. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Về thời tiết
- dùng các từ trái nghĩa: mau - vắng (mau = nhiều, vắng = ít)
- Hai vế cách nhau bằng dấu phẩy và chứa các cặp từ trái nghĩa tạo nên vế đối trong câu có gieo vần liền nhau
c. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Hiện tợng bão hàng năm
- Dựa vào cách nhìn trời và mây để biết được trời sắp có bão
- Trên nền trời có màu vàng đậm giống màu của mỡ gà. Lúc ấy là lúc sắp có một cơn bão to ập đến, phải nhanh chóng neo buộc nhà cửa
d. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
- Kiến là loài vật có nhạy cảm với thời tiết, chúng sống dưới đất, nếu đất ẩm phải tìm nơi khô ráo để sống và làm tổ
- Không chỉ là kinh nghiệm mà còn phản ánh nỗi lo âu, sợ hãi khi nhìn thấy đàn kiến di chuyển. Họ lại sắp phải đương đầu với một thảm hoạ của thiên nhiên
2/ Tục ngữ về lao động sản xuất
a. Tấc đất tấc vàng
- Nhịp 2/2, đây là câu tục ngữ có số lợng chữ ít nhất chỉ có 4 từ nhng chia làm 2 vế cân đối với nhau
- "đất" và "vàng" đây là 2 sự vật có giá trị khác nhau. Vàng được quý trọng nhưng ở đây đất cũng được sánh với vàng. Thấy được giá trị của đất. (dù rấ nhỏ: Tấc = ít)
- Đề cao giá ttrị của đất bởi vì đất đai sẽ làm ra của cải, đất để trồng cấy, lao động. Phê phán những kẻ lãng phí đất
b. Nhất canh trì,nhị canh viên, tam canh điền
- Có 3 vế câu, ngắt nhịp 3/3/3 và đợc cách nhau bởi một dấu phẩy. Câu tục ngữ sử dụng hệ thống từ Hán-Việt
- h/s giải thích
" Thứ nhất đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn và thứ ba làm ruộng, theo giá trị tăng dần"
- Đề cao giá trị của lao động và kinh nghiệm làm ăn, làm giàu từ lao động theo thứ tự là: Ao, Vườn, Ruộng. Giống với mô hình VAC hiện nay
c. Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
- Tầm quan trọng của các yếu tố, công việc trong canh tác lúa để đạt được một mùa vụ bội thu. Sự kết hợp của 4 công việc trên sẽ tạo ra mùa bội thu 
- Có 4 vế câu xếp theo thứ tự số đếm, thể hiện tầm quan trọng giảm dần. Cách gieo vần ở giữa câu: phân - cần
d. Nhất thì nhì thục
- Thì = thời (thời vụ)
- Thục = làm đất nhuyễn và kỹ càng
- Câu tục ngữ có hai vế và ngắt nhịp 2/2 cách bởi dấu phẩy. Qua đây nhắc nhở người nông dân không quên hai yếu tố quan trọng để có mùa màng bội thu là thời vụ và công việc làm đất
III/ Tổng kết
1/ Nghệ thuật
- Số câu và số chữ trong các câu tục ngữ ngắn gọn
- Gieo vần lng và thờng tạo thành từng cặp đối trong câu
- Có hình ảnh và lập luận chặt chẽ
2/ Nội dung
- Truyền đạt những kinh nghiệm và trải nghiệm từ đời sống từ những hiện tượng của tự nhiên và lao động sản xuất
D - Củng cố: Nội dung bài học
E – Hướng dẫn học bài: Tìm thêm các câu tục ngữ khấc cùng chủ đề
 IV/ Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiết 74
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN - TẬP LÀM VĂN
I - Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
2. Kĩ năng
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
3. Th¸i ®é.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình
II - Chuẩn bị 
GV: Các nội dung thể loại, kiến thức về văn hoá dân gian của địa phương
HS: Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao địa phương
III - Tiến trình lên lớp
A - Ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ:
Hãy đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ đã học thuộc chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất. Phân tích nét đặc sắc của 1 câu tục ngữ?
C - Bài mới
GV giới thiệu vài nét về truỳen thống lịch sử của địa phơng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Su tầm băng nhạc
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh về các thể loại, các câu ca dao, tục ngữ của địa phương?
- H/s hát, đọc cá làn điệu ấy
- GV hát (nếu có thể)
- Mở băng nhạc
H/s thi kể
GV hướng dẫn và làm trọng tài
I/ Chuẩn bị ở nhà
- Sưu tầm các tấm gương danh nhân của địa phương
- Các thể loại dân ca, những bài ca dao, dân ca ở địa phương
II/ Thực hành trên lớp
1/ Ngữ văn
+Thể loại dân ca: Vùng đất Ninh Bình thuộc đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với các giai điệu chèo, hát văn, hát ả đào....
+ Các bài ca dao: thường có mẫu cung về các miền quê
" Giếng làng....... vừa trong vừa mát"
- Các bài ca dao, bài vè về Đinh Bộ Lĩnh, về quê hương Ninh Bình, về cố đô Hoa Lư, các cảnh đẹp ở Ninh Bình
+Tục ngữ: 
+Kể chuyện danh nhân đất Ninh Bình
- Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ lau khởi nghĩa dẹp loạ 12 xứ quân lên ngôi hoàng đế
- Cố đô Hoa Lư với cuộc chiến xâm lược của quân Tống, có Lê Hoàn và Thái hậu Dương Vân Nga
- Danh nhân: Trương Hán Siêu 
- Các tấm gương anh hùng khác...
2/ Tập làm văn
+ Cảm xúc của em sau khi được đi thăm một cảnh đẹp của quê hương
(Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, Tràng An - Bái Đính.
+ Cảm xúc về các lễ hội quê hương
D - Củng cố: Nội dung bài, hướng dẫn HS sưu các câu ca dao
E – Hướng dẫn học bài: Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ ca dao
 IV/ Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 75
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I - Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
3. Th¸i ®é.
Cần vận dụng những kiến thức đã học
II - Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ
HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III - Tiến trình lên lớp
A - Ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc su tầm văn học ở địa phương (stt từ 1 à 10)
C - Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 - a
+Thờng gặp các câu hỏi như thế nào?
? Vì sao em đi học?
? Vì sao em phải ...  những chi tiết có chứa các phương tiện tu từ ấy.
2. Bài tập
* Câu 7 + câu 8: G/v kẻ sơ đồ về đặc điểm của VBBC lên bảng; H/s lên bảng điền.
Nội dung
Mục đích
Phương tiện
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết
Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi, tu từ , t/t biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, ...
- Giới thiệu t/g, t/p.
- Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát
- Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tư tưởng, tình cảm.
- Nhận xét, đánh giá cụ thể.
Nêu ấn tượng sâu đậm nhất
4.Củng cố: Cho h/s nêu lại các đặc điểm của văn bản biểu cảm .
5.Dặn dò về nhà: Ôn tập lại lý thuyết đã học về văn nghị luận;
-Trả lời các câu hỏi ôn tâp văn nghị luận SGK(tr139) vào vở bài tập
-Chuẩn bị các đề tham khảo vào vở bài tập giờ sau ôn tiếp.
 ******************
 Tuần 33 - bài 32
 Tiết 129 ÔN TẬP 
 TẬP LÀM VĂN (Tiếp)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - đánh giá về văn bản nghị luận;
- Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý;
- Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, cảm xúc, t/cảm, ...
- So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 .Ổn định lớp: 1’
 2 . Kiểm tra bài cũ: 5’
1.Em hãy nêu đặc điểm của văn bản biểu cảm?
(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh).
3.Bài mới :(Tiếp)
	II-VỀ VĂN NGHỊ LUẬN:
1. Lý thuyết: 
* Câu 1: 
- Ghi nhan đề các bài văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7 - tập 2:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt;
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ;
+ Ý nghĩa văn chương.
- G/v có thể mở rộng giúp học sinh hiểu: nhiều câu tục ngữ cũng là những văn bản nghị luận ngắn gọn, cô đúc nhất.
* Câu 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra các dạng khác nhau của VNL
N1: Nghị luận nói; Học sinh tự bộc lộ.
N2: Nghị luận viết.
* Câu 3: 
Học sinh lên bảng làm
- Những yếu tố cơ bản của một bài văn nghị luận: luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận, ...
- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và Nt l/l của người viết.
* Câu 2: 
- Giáo viên chép bài tập lên bảng phụ. Học sinh lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng.
- Luận điểm: Là những ý kiến thể hiện một quan điểm, một tư tưởng nào đó được nêu ra dưới hình thức câu PĐ/KĐ.
=> Câu a-d: luận điểm;
 Câu b; câu cảm;
 Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ ý.
* Câu 5: 
Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.
2. Bài tập (Học sinh thảo luận -> đưa ra ý kiến đúng).
* Câu 6: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 đề văn ?
- Giống:
+ Chung 1 luận đề;
+ Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Khác nhau:
Đề 1
Đề2
- Kiểu bài: chứng minh;
- V/đề NL: chưa rõ;
- Lí lẽ là chủ yếu;
- Làm rõ b/chất vấn đề là n/t/n.
- Kiểu bài: chứng minh;
- V/đề NL: đã rõ;
- Dẫn chứng là chủ yếu;
- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề là n/t/n.
Củng cố:nhắc lại sự giống nhau và khác nhau củavăn LLCM &LLGT
5. Hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập tất cả những kiến thức đã học về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Học kì 2.
- Làm bài tập: Giải thích câu ca dao:
 "Chẳng thơm cũng kể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
 *********************************
Tiết :130.
Sọan:
Giản ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp) 
 Hướng dẫn LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hóa những kiến thức về câu, dấu câu;
- Củng cố kiến thức tu từ cú pháp;
- Biết mở rộng, rút gọn và chuyển đổi câu;
- Sử dụng dấu câu và tu từ về câu.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*1. Ổn định lớp:
* 2.Kiểm tra bài cũ:
(Xen kẽ trong giờ ôn tập.)
* 3.Bài mới:
2. (tiếp) 
d- Ôn tập về dùng cụm C-V để mở rộng câu:
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Cho VD minh hoạ ?
=> Dùng cụm C-V để mở rộng câu là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm C-V làm thành phần câu.
VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp.
 C V
 ĐN 
 CN VN
? Thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho VD minh hoạ ?
=> Thành phần CN, VN, ĐN, BN đều có thể được mở rộng câu bằng cụm C-V.
VD: 
+ CN: 	Mẹ về khiến cả nhà vui.
+ VN:	Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
+ BN:	 	Tôi cứ tưởng nó hiền lắm.
+ ĐN:	Người tôi gặp hôm qua là một nhà thơ.
- G/v chốt ý: Nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm C-V làm thành phần câu -> có thể gộp 2 câu ĐL thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần.
e- Ôn tập về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
? Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? Mỗi loại lấy 1 VD ?
=> Câu chủ động là câu có CN chỉ chủ thể của hành động.
VD: Tôi đánh nó.
=> Câu bị động là câu có CN chỉ đối tượng của hành động.
VD: Nó bị tôi đánh.
? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại để làm gì ?
=> Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch nhất quán.
? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho mỗi loại một ví dụ ?
=> Có 2 loại câu bị động.
+ Câu bị động có từ "bị", "được".
VD: 
Chú bé được mẹ khen.
Lan bị mắng.
+ Câu bị động không có từ "bị", "được".
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống
 Bài thơ đã hoàn thành xong.
- G/v chốt ý: Lưu ý có những câu có từ "bị", "được" không phải là câu bị động.
VD: Ông bị đau chân.
Câu bị động có từ "bị" -> hàm ý tiêu cực.
Câu bị động có từ "được" -> hàm ý tích cực.
g- Phép liệt kê:
? Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ?
=> Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
VD: Đường ta rộng thênh thang tám thước
 Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái nguyên
 Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
 Đường cách mạng dài theo kháng chiến.
? Có mấy kiểu liệt kê ? Cho ví dụ ?
=> 4 kiểu: LK theo từng cặp
 LK không theo từng cặp
 	 LK tăng tiến
	 LK không tăng tiến.
VD: Học sinh tự lấy ví dụ.
- G/v chốt: Liệt kê là một phép tu từ cú pháp -> Khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó.
3. Ôn tập về dấu câu 
? Nêu tác dụng của từng loại dấu câu ?
- Dấu chấm lửng:
+ Biểu thị bộ phận chưa liên kết;
+ Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng;
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn.
- Dấu chấm phẩy:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu gạch ngang:
+ Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích của câu;
+ Đánh dấu lời nói TT của nhân vật;
+ Biểu thị sự liệt kê;
+ Nối các từ trong một liên danh.
- Dấu gạch nối: Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm.
G/v chốt: Dấu gạch nối không phải là dấu câu và nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
* 4,Củng cố: G/v hướng dẫn học sinh cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
*. 5.Hướng dẫn về nhà :
-Tiếp tục ôn tập ,làm các bài tập SGK chuẩn bị thi học kỳ 2
- Đọc tóm tắt các truyện đã học và kể diễn cảm.
- Hoàn thành bài luyện tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 Tiết 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp h/sinh: 
- 
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- 
* Bài mới:
-
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc, tóm tắt truyện: 
- 
2. Chú thích: 
- 
3. Bố cục: 3 phần.
- 
3. Phân tích: 
- 
b, Diễn biến truyện: 
- 
III.TỔNG KẾT – GHI NHỚ: 
 SGK 
IV. LUYỆN TẬP:
-
Tiết 91: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A- Mục tiêu bài học: 
- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
B- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo SGK
C-Tiến trình:
I- Ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra: 
 Thế nào là phép lập luận chứng minh ? Các lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận CM cần phải như thế nào ?
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Hs đọc đề bài.
- Em hãy nhắc lại qui trình làm một bài văn nói chung ? (4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa).
- Đề bài trên thuộc kiểu bài gì ?
- Nội dung cần chứng minh là gì ?
- Ta có thể chứng minh câu tục ngữ trên bằng những cách nào ?
- Hs đọc dàn bài trong sgk.
- Dàn bài của bài lập luận chứng minh gồm những phần nào ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ?
- Hs đọc 3 cách MB trong sgk.
- GV đọc 2 đoạn CM phần TB trong sách Bồi dưỡng năng lực làm văn 7 (48-50).
- Hs đọc 3 cách KB trong sgk.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc 2 đề bài.
- Em sẽ làm theo các bước như thế nào ?
- Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên ?
I- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
* Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1- Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu bài: Chứng minh.
- Nội dung: Người nào có lí tưởng, có hoài bão, có nghị lực vững vàng, người đó sẽ thành công trong cuộc sống.
- Phương pháp CM: Có 2 cách lập luận
+ Nêu dẫn chứng xác thực (Đừng sợ vấp ngã).
+ Nêu lí lẽ (không sợ sai lầm).
2- Lập dàn bài:
a- MB: Nêu luận điểm cần được CM.
b- TB: Nêu lí lẽ và d.c để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
C- KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.
3- Viết bài: Viết từng đoạn MB->KB.
a- Có thể chọn 1 trong 3 cách MB trong sgk.
b- TB:
- Viết đoạn phân tích lí lẽ.
- Viết đoạn nêu các d.c tiêu biểu.
C- KB: Có thể chọn 1 trong 3 cách KB trong sgk.
4- Đọc và sửa chữa bài: 
*Ghi nhớ: sgk (50 ).
II- Luyện tập:
1- Để thực hiện các đề bài trên đây em sẽ thực hiện các bước như sau:
a- Về qui trình các bước làm bài: 4 bước.
b- Về cách lập luận: 
- Hệ thống luận điểm phải sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
- Các luận điểm có thể sắp xếp theo nhiều cách: theo trình tự thời gian (trước-sau), theo trình tự không gian.
2- Hai đề trên có ý nghĩa tương tự là khuyên nhủ con người phải bền lòng vững chí khi làm việc, nhất là việc to lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Tuy nhiên ở 2 đề này cũng có sự khác nhau:
- Khi CM câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể làm được.
- Nhưng CM bài : “Không có việc gì khó” ta phải chú ý cả 2 chiều thuận nghịch. Nếu lòng không bền thì không thể làm nên việc, còn đã quyết tâm thì có thể “Đào núi lấp biển” vẫn có thể làm được.
IV- Củng cố: nội dung bài.
V- Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc lòng ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận chứng minh.
D-Rút kinh nghiệm: 
....

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 HKII du.doc