Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 2)

A. Mục tiêu.

- Giúp học sinh hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.

- Đọc- hiểu,phân tích ý nghĩa của tục ngữ, học thuộc lòng. Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến đối với tác phẩm văn học dân gian.

B. Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.

- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

C . Chuẩn bị:

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HọC Kì II
Tuần 20
Ngày soạn: 27/12/2011. 
Ngày giảng :./1/2012
Tiết 73 : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.
- Đọc- hiểu,phân tích ý nghĩa của tục ngữ, học thuộc lòng. Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến đối với tác phẩm văn học dân gian.
B. Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.
- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
C . Chuẩn bị:
- Gv: G/án, một số câu ca dao, tục ngữ.
- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
D . Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: .
 7B:..
	 7C:
2. Kiểm tra: 
3. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
- HS đọc văn bản.
- Cách đọc: Chậm, rõ ràng, vần lưng, ngắt nhịp.
- HS đọc chú thích.
? Em hiểu tục ngữ là gì?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, nhấn mạnh về nội dung, hình thức của tục ngữ.
? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?
? Theo em, câu tục ngữ nào thuộc đề tài thiên nhiên, câu nào thuộc lao động sản xuất?
? Nhóm tục ngữ này đúc rút kinh nghiệm từ những hiện tượng nào?
? Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào 1 văn bản?
- HS suy luận, trả lời.
- Gv : Hướng dẫn hs phân tích từng câu tục ngữ, tìm hiểu các mặt:
+ Nghĩa của câu tục ngữ.
 + Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.
 + Trường hợp vận dụng.
- Lu ý: Kinh nghiệm trên không phải bao giờ cũng đúng. (câu 2)
- Liên hệ:
 + “Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão”.
 + “ Tháng 7 kiến đàn, đại hàn hồng thủy”.
- Gv chốt.
- Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu:
 + Nghĩa của từng câu tục ngữ.
 + Xác định kinh nghiệm được đúc rút.
 + Bài học từ kinh nghiệm đó.
? Cách nói như câu tục ngữ có hợp lí ko? Tại sao đất quý hơn vàng?
 ? Vận dụng câu này trong trường hợp nào?
- Gv: Chốt.
? Tìm những câu tục ngữ khác nói lên vai trò của những yếu tố này? 
 - Một lượt tát, 1 bát cơm.
 - Người đẹp vì lụa, ...
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của các câu tục ngữ.
- Hs đọc ghi nhớ, đọc thêm.
? Tìm thêm tục ngữ thuộc 2 chủ đề trên?
Tiếp xúc văn bản:
 1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Khái niệm:
- Tục ngữ là những câu nói dân gian diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, con người, XH...
b. Đặc điểm: 
- Ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu.
- Dễ nhớ, dễ lưu truyền.
- Có 2 lớp nghĩa.
-> Làm cho lời nói thêm hay, sinh động.
3. Bố cục:
- Tục ngữ về thiên nhiên: 1,2,3,4.
- Tục ngữ về lao động sản xuất: 5,6,7,8.
 -> Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
II. Phân tích văn bản:
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên:
* Câu 1:
- Tháng 5 (Âm lịch) đêm ngắn / ngày dài
 Tháng 10 (Âm lịch) đêm dài / ngày ngắn
- Vần lưng, đối, phóng đại làm nổi bật tính chất trái ngược giữa đêm và ngày trong mùa hạ, mùa đông.
- Vận dụng: Tính toán thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp, giữ gìn sức khỏe cho phù hợp với từng mùa.
* Câu 2:
- Đêm trước trời có nhiều sao, ngày hôm sau có nắng to.( Và ngược lại)
- Cơ sở thực tế: 
 Trời nhiều sao -> ít mây -> nắng.
 Trời ít sao -> nhiều mây -> ma.
- Vận dụng: Nhìn sao dự đoán được thời tiết để chủ động trong công việc ngày hôm sau (sản xuất hoặc đi lại). 
* Câu 3:
- Chân trời xuất hiện những áng mây có màu mỡ gà là trời sắp có bão.
- Vận dụng: Dự đoán bão, chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu. 
* Câu 4:
- Kiến bò nhiều lên cao vào tháng 7 là dấu hiệu trời sắp ma to, bão lụt.
- Vận dụng: chủ động phòng chống bão lụt. 
2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
* Câu 5: 
- Đất được coi như vàng, thậm chí quý hơn vàng.
- Vận dụng: Phê phán hiện tượng lãng phí đất , đề cao giá trị của đất.
* Câu 6:
- Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế: Nuôi cá - làm vườn- làm ruộng.
- Vận dụng: Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để làm ra nhiều của cải vật chất.
* Câu 7:
- Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố nước, phân, chăm sóc, giống đối với nghề trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
- Vận dụng: Cần bảo đảm đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu.
* Câu 8: 
- Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của việc cày xới, làm đất đối với nghề trồng trọt. 
- Vận dụng: - Gieo cấy đúng thời vụ.
 - Cải tạo đất sau mỗi vụ. 
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Nội dung :
- Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
 * Ghi nhớ: sgk (5). 
4. Củng cố:
 - Đặc điểm của tục ngữ? 
 - Nội dung đề tài của tục ngữ trong vb?
 5. HDVN:
	- Học thuộc vb, ghi nhớ.
 	- Sưu tầm thêm tục ngữ theo đề tài đã học.
 - Vận dụng những câu tục ngữ đã học vào tình huống giao tiếp.
 	- Soạn: Chương trình địa phương.
Ngày soạn: 28/12/2011
Ngày giảng:././2012
Tiết 74. Chương trình địa phương 
phần văn và tập làm văn
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương; Cách thức sưu tầm tục ngữ, cao dao địa phương.
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương; Biết cách tìm hiểu tục ngữ, cao dao địa phương ở một mức độ nhất định.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến đối với tục ngữ, ca dao.
B. Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được vai trò của ca dao, tục ngữ đối với đời sống địa phương.
- Giao tiếp: trình bày những câu tục ngữ, ca dao mà mình biết.
C. Chuẩn bị:
- Gv: G/án, dụng cụ dạy học.
- Hs: Sưu tầm ca dao, tục ngữ.
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: ..
 7B:
	 7C:
2. Kiểm tra: 
3. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
Tục ngữ, ca dao, dân ca là một tài sản vô cùng qúy báu, đúc kết những suy nghĩ, kinh nghiệm và tình cảm của con người qua bao đời nay. Sưu tầm và hiểu thêm về nguồn tài sản ấy là góp phần làm cho giá trị của nó được phát triển phong phú hơn.
* Nội dung:
- Hs ôn lại khái niệm tục ngữ, ca dao, dân ca (đặc điểm, khái niệm).
- Gv nêu yêu cầu thực hiện.
 Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, dân ca nói về địa phương .
- Hs phân biệt tục ngữ, ca dao lưu hành ở địa phương và tục ngữ, ca dao về địa phương.
- H. Phân biệt:
 Câu ca dao - bài ca dao.
 Câu ca dao - câu lục bát.
- Gv chốt 1 số yêu cầu. Hướng dẫn cách thực hiện.
 (Lưu ý hs sưu tầm phong phú về sản vật, di tích, danh lam, danh nhân...).
- Gv cho 1 số câu.
- Hs phân loại về thể loại, nội dung.
 Thứ tự: (a) - (b) - (c).
 a, Thắng cảnh.
 b, Văn hóa đô thị.
 c, Địa danh.)
I. Tục ngữ, ca dao, dân ca là gì?
- Đều là những sáng tác dân gian, có tính chất tập thể và truyền miệng.
 Ca dao: là phần lời thơ của dân ca.
 Dân ca: là phần lời thơ kết hợp với nhạc.
 Tục ngữ: (xem tiết 73).
II. Nội dung thực hiện:
* Một số điều cần lưu ý:
1. Thế nào là “câu ca dao”?
- ít nhất là 1 cặp lục bát: có vần, luật, rõ ràng về nội dung.
2. Mỗi dị bản được tính là một câu:
3. Yêu cầu:
 - Sưu tầm khoảng 20 câu.
 - Thời gian: hết tuần 29.
III. Phương pháp thực hiện:
1. Cách sưu tầm:
- Tìm hỏi cha mẹ, người địa phương.
- Đọc, chép lại từ sách báo.
2. Phơng pháp:
- Đọc được, ghi chép lưu tư liệu.
- Phân loại ca dao, tục ngữ.
- Sắp xếp theo thứ tự A,B,C.
IV. Luyện tập:
a. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
 b. Phồn hoa thứ nhất Long thành
 Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
 c. Sông Tô nước chảy trong ngần
 Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
 Thon thon hai mũi chèo hoa
 Lướt đi lướt lại như là bướm bay.
4. Củng cố:
 - Nhắc nhở cách thức và thái độ học tập, su tầm.
5. HDVN:
 - Su tầm ghi chép thờng xuyên. 
 - Học thuộc lòng những câu tục ngữ đã học.
 - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. 
-----------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 29/1/2011. 
Ngày giảng :/1/2012
Tiết 75 : Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nắm được khái niệm văn bản nghị luận. Nhu cầu nghị luận trong đời sống. Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu kỹ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Kĩ năng sống:
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Giao tiếp trước tập thể.
C. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, dụng cụ dạy học.
- Hs: Soạn bài theo Sgk.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: .
	 7B
	 7C:..
2. Kiểm tra: 
3. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường đưa ra những ý kiến phát biểu, đọc một vài bài xã luận trên báo nhưng có đôi lúc chúng ta không biết đó là văn nghị luận. Vậy văn nghị luận có tầm quan trọng gì trong cuộc sống?
 * Nội dung:
- HS đọc và trả lời câu hỏi sgk tr7.
? Trong đời sống em có thường gặp những vấn đề và câu hỏi kiểu: vì sao em đI học? Vì sao con người cần có bạn bè?... không? Nêu thêm các vấn đề tương tự.
? Gặp các vấn đề như vậy, em sẽ trả lời ntn? (có thể trả lời bằng VB kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm ko?)
? Trả lời các câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, phát thanh, truyền hình, em thường gặp kiểu VB nào? Kể tên 1 vài VB mà em biết.
? Em hiểu thế nào là VBNL?
- H. phát biểu.
- G. Chốt k/n.
- HS đọc văn bản .
? Bác Hồ viết văn bản này nhằm hướng đến ai? Nói với ai?
? Bác viết bài này nhằm mục đích gì? 
? Để thực hiện mục đích ấy, Bác đưa ra những ý kiến nào?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét, chốt.
? Tìm những câu văn thể hiện nội dung đó ?
? Em hiểu thế nào là câu luận điểm ?
(Là những câu văn khẳng định 1 ý kiến, 1 quan điểm tư tưởng của tác giả).
? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đưa ra lí lẽ nào?
- HS phát hiện, trả lời.	
? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm đc ko ? Vì sao ?
? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề và thuyết phục của người viết?
- HS nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ 
- Gv chốt ý : VBNL phải hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận
a. Ngữ liệu :
b. Nhận xét :
- Vấn đề: +Vì sao em đi học?
 + Vì sao con người phải có bạn?...-> Kiểu câu hỏi này rất phổ biến.
=> Trả lời bằng văn nghị luận (dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận, khái niệm ...)
- Một số kiểu văn bản nghị luận: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận. 
c. Kết luận :
 VBNL là loại văn bản được viết (nói) nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
2. Thế nào là văn bản nghị luận :
a. Ngữ liệu :
b. Nhận xét :
- Mục đích của văn bản: Kêu gọi nhân dân học, chống nạn thất học, mù chữ.
- Các ý chính:
 + Nêu nguyên nhân của việc nhân dân ta thất học, dân trí thấp và tác hại của nó.
 + Khẳng định công việc cấp thiết lúc này là nâng cao dân trí.
 + Quyền lợi và bổn phận của mỗi người trong việc tham gia chống thất học.
- Các câu mang luận điểm: 
 + “Một trong những công việc phải làm cấp tốc ... dân trí”.
 + “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi ... chữ quốc ngữ”.
- Những lí lẽ:
 + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM tháng 8 (95% dân số mù chữ).
 + Những điều kiện cần phải có để ngời dân tham gia xây dựng nước nhà (biết đọc, biết viết).
 + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
=> Luận điểm rõ ràng.
 Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
c. Kết luận:
 * Ghi nhớ: sgk (9). 
4. Củng cố:
- Thế nào là văn bản nghị luận?
- Đặc điểm của VBNL?
5. HDVN:
- Học bài. Đọc lại VB nắm chắc luận điểm, lí lẽ. Sưu tầm VBNL.
- Chuẩn bị: Phần luyện tập (tiếp).
______________________________
Ngày soạn : 30/1/2011. 
Ngày giảng :/1/2012 
Tiết 76. Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)
A. Mục tiêu. Giúp HS:
- Thông qua việc phân tích đặc điểm của VBNL, tiếp tục củng cố kiến thức về văn nghị luận cho hs. Học sinh biết phân biệt VBNL so với các VB khác.
 - Bước đầu nắm được các cách nghị luận: trực tiếp, gián tiếp; Bước đầu nắm được bố cục của một VB nghị luận.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Kĩ năng sống:
- Giải quyết vấn đề: Làm các bài tập sgk.
- Giao tiếp: Trình bày cách làm bài tập sgk trước tập thể.
C Chuẩn bị:
- Gv: G/án, dụng cụ dạy học.
- Hs: Soạn bài theo Sgk.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: .
	 7B
	 7C:..
2. Kiểm tra: 
? VBNL là gì? 
? Đặc điểm chung của VBNL là gì?
3. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
 - H. Đọc văn bản (9).
- Gv dẫn dắt, hướng dẫn hs trả lời câu hỏi. Lưu ý hs tìm luận điểm, lí lẽ.
? Đây có phải là VBNL ko ? vì sao ?
? Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó ? ?Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu những lí lẽ và dẫn chứng nào ?
? Bài NL này có nhằm giải quyết các vấn đề có trong thực tế hay ko ? ý kiến của em về vấn đề trong bài ?
- HS thảo luận, tìm hiểu vb.
- Gv chốt ý.
- HS ghi vở.
? Theo em, vb trên có thể chia thành mấy phần?
- HS thảo luận.
- Gv lưu ý: Nhan đề bài nghị luận là một ý kiến, một luận điểm.
- HS đọc vb “Hai biển hồ”.
- Gv nêu vấn đề:
? Theo em, ý kiến nào đúng? Vì sao?
- GV treo bảng phụ.
- HS ý (d). Giải thích.
? Hãy phát hiện yếu tố kể, tả, b/c trong vb ?
? Theo em, mục đích của người viết là muốn nêu lên điều gì?
- Gv: VBNL thường chặt chẽ, rõ ràng, trực tiếp nhưng cũng có khi được trình bày 1 cách gián tiếp, hình ảnh, kín đáo.
? Trong 2 vb trên, theo em, v.b nào được nghị luận trực tiếp, v.b nào được nghị luận gián tiếp?
II. Luyện tập:
Bài 1: Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội:
(a) Đây là 1 bài văn nghị luận.
- Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là vấn đề XH, 1 vấn đề thuộc lối sống đạo đức.
- Tác giả sử dụng rất nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để thuyết phục.
(b)
+ Luận điểm: Cần tạo ra những thói quen tốt trong xã hội.
+ Lí lẽ:
 - Khái quát về thói quen của con người.
 - Nêu những biểu hiện của thói quen xấu.
+ Khuyên: 
 Cần rèn luyện thói quen tốt (dù điều đó rất khó) và khắc phục thói quen xấu trong cuộc sống từ những việc làm tưởng chừng rất nhỏ.
(c) Tán thành ý kiến trên vì những ý kiến t/g nêu ra đều đúng đắn, cụ thể.
Bài 2: Bố cục:
 + Mở bài: Khái quát các thói quen tốt và xấu.
 + Thân bài: 
 - Các biểu hiện của thói quen tốt.
 - Các biểu hiện của thói quen xấu.
 + Kết bài: Đề xuất ý kiến.
 Bài 4: Hai biển hồ.
(1) Có ý kiến cho rằng:
a. VB trên thuộc kiểu vb miêu tả, miêu tả hai biển hồ ở Pa- let- xtin.
b. Kể chuyện về 2 biển hồ.
c. Biểu cảm về 2 biển hồ.
d. Nghị luận về cuộc sống (về 2 cách sống) qua việc kể chuyện về 2 biển hồ
(2) Các yếu tố trong VB :
- Vb có tả: tả hồ, cuộc sống tự nhiên và con người quanh hồ.
- Vb có kể: kể về cuộc sống của cư dân.
- Vb có biểu cảm: cảm nghĩ về hồ.
- Mục đích: làm sáng tỏ về 2 cách sống.
 Cách sống cá nhân.
 Cách sống chia sẻ.
-> Vb “Cần tạo ra thói quen tốt...” -> Nghị luận trực tiếp.
 Vb “Hai biển hồ” -> Nghị luận gián tiếp.
4.Củng cố: 
GV chốt lại các kiến thức
 - VBNL thường đảm bảo rõ 4 yếu tố: ...
 - Có 2 kiểu nghị luận: trực tiếp, gián tiếp.
 - VBNL thường ngắn gọn, rõ ràng, đề cập đến v.đ của đời sống xã hội.
 5. HDVN:
 - Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những văn bản cụ thể.	
	 - Soạn: Tục ngữ về con người và xã hội
 Ngày 03 tháng 01 năm 2012
 Duỵệt của tổ chuyên môn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 7 TUAN 20 CHUAN KTKN.doc