Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 82 : Câu đặc biệt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 82 : Câu đặc biệt

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh hiểu:

- Khái niệm câu đặc biệt.

- Tác dụng câu đặc biệt.

- Rèn kĩ năng biết sử dụng câu đặc biệt, khi nói, viết.

- Giáo dục ý thức lựa chọn sử dụng câu khi nói và viết

.II CHUẨN BỊ

 -Thầy : Đọc tài liệu tham khảo ,sgk ,soạn giáo án ,bảng phụ chép bài tập

 -Trò : Tìm hiểu trước bài học

 III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 82 : Câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 
 Tiết 82 : CÂU ĐẶC BIỆT 
 Ngày soạn :27/1/2009
 Ngày dạy: /2/2009 
 I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh hiểu: 
Khái niệm câu đặc biệt.
Tác dụng câu đặc biệt.
Rèn kĩ năng biết sử dụng câu đặc biệt, khi nói, viết. 
Giáo dục ý thức lựa chọn sử dụng câu khi nói và viết 
.II CHUẨN BỊ 
 -Thầy : Đọc tài liệu tham khảo ,sgk ,soạn giáo án ,bảng phụ chép bài tập 
 -Trò : Tìm hiểu trước bài học 
 III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 A. Ổn định tổ chức lớp (1’)
 B . Kiểm tra bài cũ : (4’) ? Thế nào là câu rút gọn ? Cách sử dụng câu rút gọn ? 
 ? Cho ví dụ minh hoạ 
C . Bài mới:
 GV giới thiệu bài mới: Từ lớp dưới các em đã làm quen các kiểu câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ, ngoài mô hình trên chúng ta còn có mô hình kiểu câu khác. Đó là kiểu “Câu đặc biệt”, bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu. 
Ho¹t ®éng cđa GV vµ HS
Néi dung
GV ghi ví dụ lên bảng phụ (SGK/27) 
? Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn câu trả lời đúng ? 
a) Đó là câu bình thường có đủ CN, VN 
b) Đó là câu rút gọn, lược bỏ CN, VN 
c) Đó là câu không thể khôi phục CN, VN
à Đáp án c.
Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt? 
VD: Rầm ! Mọi người ngoảnh lại nhìn.
GV: Em hãy tìm ví dụ có câu đặc biệt? 
?Theo em câu rút gọn và câu đặc biệt giống và khác nhau ở điểm nào ?
-Câu rút gọn :Có thể căn cứ vào tình huống sử dụng để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn ,làm cho câu có cấu tạo bình thường theo chủ quan của người nói (viết )
-Câu đặc biệt :Không thể xác định được CN hay VNcó mặt trong câu .
VD a, Một đêm mùa xuân .trên dòng sông êm ả ,cái đò cũ của bác tài phán từ từ trôi .
 b, Chị gặp anh ấy bao giờ ? 
 - MôÄt đêm mùa xuân .
?Trong 2 vd trên vd nào có câu đặc biệt ?(VDa)
-
HS xem xét bảng phụ và đánh dấu x vào ô thích hợp (SGK) 
GV cho HS thảo luận, điền vào và nhận xét chốt lại: ghi bảng 
- Câu 1: Xác định thời gian nơi chốn.
- Câu 2: Liệt kê thông báo theo sự vật, hiện tượng 
- Câu 3: bộc lộ, cảm xúc
- Câu 4: gọi, đáp 
? Vậy câu đặc biệt có tác dụng gì ? 
(Ghi nhớ SGK/28)
GV cho HS làm ví dụ: 
?Tìm câu rút gọn ,câu đặc biệt trong đoạn văn sau 
- Hai ông sợ vợ tâm sự với nhau, một ông thở dài: 
Hôm qua, sau trận cãi nhau tơi bời, tớ buộc bà ấy phải
quỳ.
- Bịa !
- Thật mà ! 
- Thế cơ à? Rồi sao nữa ? 
- Bà ấy ... Thôi! Bò ra khỏi gầm giường (truyện dân gian) 
à Câu đặc biệt
Bịa ! phủ định Thật mà ! Khẳng định Thế à bộc lộ cảm xúc Thôi à mệnh lệnh 
GV cho HS thảo luận tổ: tìm ra câu rút gọn, câu đặc biệt. 
GV nhận xét, bổ sung
I. Thế nào là câu đặc biệt (10’)
VD: Ôi ! Em Thủy! Tiếng kêu....
à Câu không thể khôi phục thành phần CN, VN.
à Câu đặc biệt 
* Kết luận Câu đặc biệt là loại câukhông có cấu tạo theo mô hình :CN VN
 (Ghi nhớ 1: SGK/28) -_ 
II. Tác dụng của câu đặc biệt
 (6’)
VD: SGK 
* Ghi nhớ 2: SGK/28
-Bộc lộ cảm xúc 
-Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng 
-Xác định thời gian ,nơi chốn 
Lưu ý: Câu đặc biệt dùng làm phần hô đáp, hô gọi, đại từ nhân xưng, tên riêng, tình thái từ,.
- Dùng liệt kê: văn miêu tả, kể. 
III. Luyện tập (18’)
 Bài tập 1:Gọi hs đọc bài tập ,nêu yêu cầu của bài tập ?
. Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt 
?Muốn làm được bài tập này ta làm thế nào ?
 -Xác định cấu trúc thành phần câu,căn cứ đặc điểm và chức năng của mỗi loại câu để xác định .
?Hãy xác định câu nào là câu đặc biệt ,câu nào là câu rút gọn .
* Gợi ý : a. Không có câu đặc biệt
- Câu rút gọn có khi... 
à Tác dụng: gọn nhanh, ngụ ý hoạt động.
b. Không có câu rút gọn
- Câu đặc biệt: ba giây... bốn giây... lâu quá 
à Xác định thời gian, bộc lộ cảm xúc. 
c. Câu đặc biệt: Một hồi còiàthông báo sự tồn tại.
d. Rút gọn: Hãy kể, bình thường.
 Đặc biệt: lá xi.
 Bài tập 2. Kết hợp bài 1.Nêu tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn ở bài tập 1 
 ? Theo em nên căn cứ vào đâu để xác định tác dụng của câu ? (Nội dung ý nghĩa )
 *Gợi ý :+ Ba giây :Xác định về thơi gian 
 +Lâu quá :Bộc lộ cảm xúc 
 +Một hồ còi :Thông báo sự xuất hiện của hiện tượng 
 + Lá ơi :Gọi đáp 
Bài tập 3. Viết đoạn văn.Về chủ đề mùa xuân có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn 
 Goợi ý cho hs về nhà viết 
 D. Củng cố : (4’)
Thế nào là câu đặc biệt ?Tác dụng câu đặc biệt? Tìm ví dụ câu đặc biệt ?
 E Hướng dẫn về nhà (2’)
Học thuộc lòng ghi nhớ.
Tập đặt câu Rút gọn và câu đặc biệt 
Làm bài tập chưa hoàn chỉnh. 
Chuẩn bị bố cục và phương pháp lập luận bài văn nghị luận theo bt.
IV Rút kinh nghiệm 
________________________
Tuần 23: 
Tiết 83 : Bố cục và phương pháp lập luận
 trong văn nghị luận 
 Ngày soạn :28/1/2009 
 Ngày dạy : /2/2009 
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh hiểu: 
Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. 
Rèn kĩ năng lập bố cục ,luận điểm và hệ thống luận cứ để hiểu và lập dàn ý cho một bài văn nghị luận cụ thể .
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 A Ổn định tổ chức lớp (1’)
 B Kiểm tra bài cũ : ( 4’)
? Nêu đặc điểm bài văn nghị luận ? 
? Nêu cách tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận 
 C Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Ở tiết trước các em đã tìm hiểu đề văn nghị luận và cách tìm ý cho đề văn nghị luận. Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về cách lập luận và bố cục bài văn nghị luận. 
GV cho HS đọc kĩ bố cục trong SGK trang 30.
GV treo bảng phụ (Nếu không sử dụng bảng phụ ghi sơ đồ lên bảng)
? Bài văn gồm có mấy phần ? (3 phần)
GV chỉ dẫn cho HS các đoạn của bài văn, mỗi bài văn nghị luận có nhiều đoạn. Các đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau theo hành ngang và hàng dọc.
Bài có 4 đoạn: phần 1: 1 đoạn, phần 2: 2 đoạn, phần 3: 1 đoạn.
? Mỗi đoạn có những luận điểm nào ? 
Luận điểm lớn xuất phát: Dân ta ... yêu nước. Tiếp đó có luận điểm nhỏ. 
- Lòng yêu nước trong quá khứ à d/c 
- Lòng yêu nước trong hiện tại.
Tiếp tác giả rút ra kết luận: Bổn phận của chúng ta.
(Luận điểm hàng dọc 1 SGK)
? Hàng ngang 1 lập luận theo quan hệ nào ? 
(Quan hệ nhân quả)
? Hàng ngang 2, 3, 4 lập luận theo quan hệ nào ? 
GV cho HS trả lời chốt và ghi bảng.
Nhìn vào sơ đồ hàng dọc có mối quan hệ ntn ? 
? Mối quan hệ giữa lập luận và bố cục văn nghị luận ntn? 
? Mối quan hệ giữa lập luận và bố cục văn nghị luận ntn? 
(Ghi nhớ: ý 2 SGK)
? Nhìn vào sơ đồ ta thấy bài văn nghị luận thường có mấy phần? (3 phần) Hãy nêu nhiệm vụ từng phần ? 
HS đọc ý 1 ghi nhớ 
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận (7’)
* Ghi nhớ sgk 
Trong mỗi đoạn văn nghị luận có nhiều đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với nhau theo quan hệ hàng ngang và hàng dọc
II Các phương pháp lập luận
 (7’) 
a. Quan hệ hàng ngang
- Hàng ngang 1: Quan hệ nhân quả 
- Hàng ngang 2: Luận điểm - luận cứ -lập luận.
- Hàng ngang 3: tổng – phân hợp 
- Hàng 4: Suy luận – tương đồng.
b. Quan hệ hàng dọc
- Luận điểm lớn à Các luận điểm nhỏ à tổng hợp (tổng – phân – hợp) 
- Lập luận theo trình tự thời gian 
+ Xưa à nay 
+ Trước đây – hiện nay - sau này.
à Mối quan hệ các phần sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau.
II. Bố cục bài văn nghị luận 
 (3’)
* Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận (luận điểm xuất phát) 
* Thân bài: Giải quyết vấn đề, trình bày nội dung cụ thể thông qua các luận phụ. 
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
(Ghi nhớ SGK/31)
III. Luyện tập(20’)
 Bài tập 1
Bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
GV cho HS đọc văn bản.
? Hãy chỉ ra mở bài - thân bài - kết bài ? 
 * Mở bài: Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài.
* Thân bài: Kể lại câu chuyện danh họa Lê-ô-na-dơ-vanh-xi muốn nói đền cách học cơ bản thông qua một sự dạy có khoa học và sự kiên trì trở thành nhà danh họa. 
* Kết bài: Lập luận theo lối nguyên nhân – kết quả. 
? Mở bài tác giả dùng lối lập luận nào ? (Lập luận đối chiếu so sánh...)
? Trong phần thân bài tác giả lập luận ntn ? 
- Nhân à quả 
- Vẽ tranh à thành tài 
? Lập luận kết bài ? Nhân quả.
? Lập luận toàn bài là gì ? (Tống – phân – hợp) 
 Bài tập 2 
 Đề văn : Em sẽ viết (nói) gì với bạn về yêu cầu học nói trong câu tục ngữ “Học ăn ,học nói ,học gói ,học mở”
 I TÌm hiểu đề 
 ?Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì ?(học nói ) 
?Luận đè có những khía cạnh nhỏp nào ?
?Các từ ăn ,nói ,gói ,mở ,muốn nói tới những phạm vi nào ?
?Ý nghĩa chung của câu tục ngữ là gì ?
?Đề bài giới hạn vào phạm vi nào ?trong cuộc sống của con người trong xã hội ?
?Tại sao ăn ,nói ,gói ,mở là những việc mọi người vẫn phải làm hàng ngày mà vẫn phải học?
Có phải người ta ngay từ khi mới sinh ra đều đã biết 4 việc trên không ?
?Phải làm 4 việc trên như thế nào thì mới thành người có văn hoá ?
?Riêng yêu cầu tập nó icần chú ý thêm những điều gì ?
?Em nghĩ gì về lời khuyên của câu tục ngữ ?
?Em tán thành hay phản đối ? vì sao? Hãy trình bày cụ thể ?
?Việc học nói trong nhà trường có vai trò quan trọng như thế nào ?
?Để làm sáng tỏ vấn đề ,em sẽ dùng những dẫn chứng nào ?Ở đâu ?
2, Lập dàn ý :Hãy lập dàn ý cho bài văn ?
 A Mở bài : Giớ thiệu dẫn dắt vấn đề đến câu tục ngữ 
 B Thân bài :
 - Nêu những lí do của việc cần học 
 -Những nội dung và cách thức của 4 học 
 -Tác dụng trước mắt và lâu dài của 4 học 
 C kết luận : Tầm quan trọng của 4 học ,ý nghĩa 
 Liên hệ bản thân 
3 Tập viết đoạn văn : Cho hs lần lượt tập viết các đoạn văn ,liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh 
 Gọi hs đọc đoạn văn đã viết ,cho hs khác nhận xét ,sửa lỗi sai 
 Gv có thể nêu một số đoạn văn hoàn chỉnh cho hs tham khảo 
 D. Củng cố (2’) Nhắc lại ghi nhớ 
 Bố cục bài văn nghị luận ? 
 E Dặn dò (1’) Học kĩ ghi nhớ ,Hoàn chỉnh bài tập
 Chuẩn bị bài: Luyện tập
 Nghiên cứu kỹ bài tập SGK.
IV Rút kinh nghiệm:
___________________________-
Tuần 23 Tiết 84
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
 Ngày soạn 28/1/2009
 Ngày dạy: /2/2009 
 I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh : 
Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.
Rèn luyện kỹ năng lập luận, tìm hiểu luận điểm, luận cứ. 
Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “với tiếng Việt bài “Câu đặc biệt “
Rèn kĩ năng lập luận ,đưa luận điểm ,luận cứ 
 II TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 A Ổn địn htổ chức lớp (1’)
 B Kiểm tra bài cũ :(5’) 
? Em hãy nêu bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận ? 
 C . Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận. Trong văn nghị luận giúp cho luận điểm, luận cứ tăng sức thuyết phục. Hôm nay chúng ta luyện tập để khắc sâu kiến thức. 
I. Lập luận trong đời sống (5’)
 ví dụ 1: : Tìm luận cứ và kết luận 
 GV cho HS đọc bài tập 1 SGK. 
? Em hãy xác định luận cứ và kết luận bài tập 1 ? 
a) Hôm nay mưa
Kết luận: Chúng ta ... công viên nữa.
b) Qua sách... điều.
KL: Em thích đọc.... 
c) Trời nóng...
KL: Đi ăn kem.
? Nhận xét mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận ? (Quan hệ nhân quả )
 ? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không ? 
Þ Mối quan hệ nhân quả, có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận à Nằm trong cấu trúc nhất định.
Bài tập 2: Bổ sung luận cứ
HS thảo luận trao đổi sau đó bổ sung luận cứ. GV chốt lại ý đúng ? 
 GV đưa ví dụ 2 :trên bảng phụ 
?Các vd sau đây đưa ra thuộc luận cứ hay kết luận?( kết luận )
?Em hãy bổ sung các luận cứ cho kết luận đó ?
a) Em rất yêu... vì nơi đây gắn bó với em.
b)... làm mất lòng tin.
c) Làm việc nhiều mệt mỏi...
d) Ở nhà...
e) Những ngày nghỉ... 
 Ví dụ 3 : ?EM hãy bổ sung kêt luận cho các luận cứ ?
Cho hs thảo luận nhóm 
GV cho HSđại diên nhóm lên bảng viết và sửa chữa. 
a) Ngồi ... đi ra công viên chơi.
b) Ngày mai... tớ không đi chơi đâu.
c) Nhiều bạn... nên gây mất đoàn kết.
d) Các bạn... phải gương mẫu. 
e) Cậu này... học hành yếu hẳn đi.
GV Một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau ,miễn là phù hợp lập luận 
?NHững lập luận trên thường xuất phát từ đâu ?
-Từ cuộc sống hàng ngày 
?Những cách lập luận ấy là của riêng một người hay của chung nhiều người .
-Đó là cách lập luận của một số cấ nhân 
GV Nó thường mang tính chất cảm tính ,hàm ẩn 
?Cách lập luận ấy đước trình bày theo hình thức nào ?(Là một câu )
?Qua các vd ,em hiểu thế nào là lập luận trong ciuộc sống 
à Lập luận trong đời sống là vấn đề đơn giản thường mang tính cảm tính hàm ẩn 
II. Lập luận trong văn nghị luận 
VÍ dụ 1: So sánh kết luận ở mục 1, 2 điểm rút ra đặc điểm của luận điểm văn nghị luận.
GV cho HS đọc (SGK)
?Những luận điểm này xuất phát từ đâu ?(Từ đời sống xã hội )
?Nó có tính phổ biến hay cảm tính của một số người ?( Là vấn đề phổ biến trong xã hội )
?NôÄi dung tính chất của những vấn đề này đươc trình bày như thế nào ?
-Được trình bày khái quát rõ ràng 
?Những luận điểm này có vai trò gì trong văn nghị luận 
-Là cơ sở để triển khai luận cứ 
-Là kết luận của lập luận ?
?Qua các vd em thấy kết luận của lập luận đời thường khác gì với luận điểm trong văn nghị luận ?(Lập luận đời thường mang tính cảm tính .lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải có tính lí luận chặt chẽ .
GV trong văn nghị luận ,một luận cứ chỉ rút ra một kết luận ,và ngược lại một luận cứ đời thường có thể rú ra nhiều kết luận 
- Lập luận trong đời sống: đi vào những vấn đề nhỏ, có tính chất cá nhân ở các mặt sinh hoạt, tính chất thường ngày
 - Lập luận trong văn nghị luận là những kêt luận có tính khái quát ,có nghĩa phổ biến đối với xã hội 
 ?Qua các vd em hiểu lập luận trong văn nghị luận là gì 
 -Lập luận trong văn nghị luận: là những kết luận có ý nghĩa phổ biến với xã hội để đưa ra luận điểm này cần có hệ thống luận cứ được trình bày logic, chặt chẽ để có sức thuyết phục.
GV Gv Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận phải chặt chẽ nó phải trả lời cho những câu hỏi :vì saonêu ra luận điẻm đó .luận điểm đó có nội dung gì .có cơ sở thực tế không ,có tác dụng gì .
III Luyện tập 
Bài tập 1: Lập luận cho luận điểm
“Sách là người bạn lớn của con người” 
? Em hãy đọc bài tập 2 và đặt câu hỏi để tìm luận điểm, cho luận điểm là “Sách là ngừơi bạn quý”.
- Nội dung: Sách có ích
+ Sách có tác dụng lớn đối với con người.
- Tại sao? + Sách thầy dạy tri thức.
 + Sách nguồn vui giải trí
 + Sách để chúng ta tâm tình
- Làm gì ? + Yêu quý bảo vệ
 + Tích cực đọc sách 
 +Khuyến khích đọc sách
?Luận điểm này có thực tế không ? ( Rất thực tế :vd ca dao-dân ca là tiếng hát tâm tình của người bình dân .Sách toán văn giúp mơ ûmang hiểu biết ,nguồn tri thức phát triển trí tuệ 
?Như vậy đọc sách có tác dụng gì ?(Đem lại rất nhiều lợi ích )
?Cần đọc sách như thế nào cho có hiệu quả ? (Biết chọn sách ,quý sách ,bảo vệ ,giữ gìn sách trân trọng sách )
Bài tập 2: SGK Gợi ý để hs làm bài tập 
- Thầy bói xem voi:
+ Thật cẩn thận trước khi khẳng định một vấn đề: - Mỗi thầy sờ một bộ phận con voi đưa ra kết luận sai.
-Luôn tự cho kết luận là đúng
- Đánh nhau toạc đầu.
à Nghi thầy bói ăn ốc nói mò.
-Ếch ngồi đáy giếng.
+ Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát kiêu ngạo.
+ Luận cứ: Ếch ngồi tận đáy giếng.
+ Các loài vật sợ ếch... 
+ Ếch tưởng mình ghê gớm.
+ Trời mưa ếch ra ngoài.
+ Thói quen đi ngênh ngang... bị trâu giậm à Bằng nghệ thuật kể chuyện chọn lọc..
? Em hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm qua hai truyện ngụ ngôn ? 
. D. Củng cố 
Nêu cách lập luận trong văn nghị luận.
Cách xác định luận điểm, luận cứ, lập luậntrong văn nghị luận 
 E Hướng dẫn về nhà 
Tập làm văn và xác định luận điểm luận cứ, lập luận. 
Chuẩn bị bài mới: Sự giàu đẹp Tiếng Việt. 
Đọc kĩ và soạn theo câu hỏi SGK.
IV Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 23.doc