Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của tiếng việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.

- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn điện, văn phong có tính khoa học.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Văn nghị luận.

- Giáo dục lòng say mê học tập, trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng việt.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 85
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
	 -Đặng Thai Mai-
A. Mục tiêu bài dạy:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của tiếng việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn điện, văn phong có tính khoa học.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Văn nghị luận.
- Giáo dục lòng say mê học tập, trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng việt.
B. Chuẩn bị:
- HS : học bài cũ và soạn bài mới.
- GV: Sưu tầm các văn bản mẫu để làm sáng tỏ các luận điểm khái quát trong bài văn.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp 
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc lòng đoạn từ đầu cho đến"... cho một đân tộc anh hùng" của bài "Tinh thần yêu nước của nhân nhân ta"
- Em hiểu câu "Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong "hòm" là như thế nào?
3. Bài mới:	Giới thiệu bài: Tiếng việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng- ta là một thứ ngôn ngữ giầu đẹp. Đã có biết bao nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình viết về điều đó. Trong số ấy, phải kể đến nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai. Qua từng trang viết của ông, mỗi người Việt Nam lại thấy yêu nước hơn, tự hào về tiếng nói của mình.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Học sinh đọc(*) chú thích (sgk)
? Nêu vài nét cơ bản về tác giả Đặng Thai Mai?
(Gv cho học sinh xem ảnh)
? Trình bày xuất xứ của bài văn?
- Gv hướng dẫn cách đọc: Đọc to, mạch lạc để thể hiện rõ lập luận của bài.
- Gọi 2 học sinh đọc.
GV lưu ý HS chú ý các chú thích trong bài. 
? Em hiểu nhân chứng là gì?
? Theo em, bài văn được viết theo phương thức nào? Vì sao?
? Luận điểm chính của bài?
? Luận điểm được triển khai theo bố cục như thế nào?
- Theo dõi phần 1
? Câu văn nào khái quát phẩm chất của tiếng Việt?
? Trong nhận xét ấy, tác giả đã nhấn mạnh 2 phẩm chất của tiếng Việt, đó là những phẩm chất gì?
? Những câu văn nào giải thích rõ nhận xét khái quát của tác giả? 
? Cụm từ “nói thế có nghĩa là nói rằng” có tác dụng gì trong lập luận?
? Vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích dựa vào những yếu tố nào?
- HS phát biểu ý kiến.
? Cái hay được giải thích như thế nào?
- HS trả lời.
? Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả trong đoạn văn này?
- HS nhận xét.
? ở phần b, tác giả đi vào chứng minh biểu hiện nào của tiếng Việt trước?
? Vẻ đẹp của tiếng Việt được hiện lên qua những dẫn chứng nào? 
? Chỉ ra nét đặc sắc trong cách đưa dẫn chứng của tác giả?
? Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy tìm một dẫn chứng sinh động về chất nhạc của, về sự uyển chuyển của tiếng Việt ?
VD: 1. Chú bé loắt choắt.
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt.
 Cái đầu nghênh nghênh
 2. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng
? Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về phương pháp nghị luận của tác giả?
GV: Tuy nhiên văn bản thiếu những dẫn chứng cụ thể trong văn học nên lập lập luận có phần khô cứng, trừu tượng và khó hiểu đối với người đọc thông thường. 
- Theo dõi đoạn tiếp.
? Tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng Việt hay?
? Cái hay của tiếng Việt được cụ thể hoá bằng những dẫn chứng nào?
? Em hãy làm cho sự lí giải của tác giả trở nên sinh động hơn bằng những dẫn chứng văn học?
(HS trao đổi, thảo luận)
 VD: 
- Các sắc thái của cụm từ "ta với ta" trong 2 tác phẩm.
- Các sắc thái "xanh" khác nhau trong "Chinh phụ ngâm khúc".
? Nhận xét về cách lập luận của tác giảc ở phần này ?
(Thiếu những dẫn chứng cụ thể, sinh động.)
? Theo em, trong các phẩm chất "hay" và "đep" của tiếng Việt, phẩm chất nào thuộc hình thức, phẩm chất nào thuộc nội dung?
? Bài nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về tiếng Việt
? Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì đặc biệt?
- HS làm việc theo nhóm à rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Đặng Thai Mai (1902-1984)- Quê Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
- Năm 1996, ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Đây là đoạn trích trong bài nghiên cứu lớn : "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc". 
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc chú thích
- Nhân chứng : người làm chứng, người có mặt tai nghe, mắt thấy sự việc xảy ra.
2. Bố cục
- Phương thức nghị luận (dùng lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ 1 quan điểm)
- Khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt
* Bố cục: 2 phần
- P1: từ đầu - thời kỳ lịch sử: nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt.
- P2: còn lại: Làm rõ phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt.
3. Phân tích
a. Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt
" Tiếng Việt có những phẩm chất của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".
Tiếng việt - Đẹp
 - Hay.
- Nói thế có nghĩa là nói rằng
ð ý văn trở lên mạch lạc, rõ ràng,vừa nhấn mạnh vừa mở rộng ý .
* Đẹp:
 - Nhịp điệu (hài hoà về âm hưởng, nhịp điệu
- Cú pháp (tế nhị, uyển chuyển trong đặt câu).
*Hay:
- Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt.
- Thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá qua các thời kì lịch sử.
à Lập luận ngắn gọn, rành mạch; trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể
 à Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
b. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt 
* Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp :
- Giàu chất nhạc
- Uyển chuyển 
+ Dẫn chứng thực tế : NX của người ngoại quốc, lời nói của một giáo sư nước ngoài
ð Dẫn chứng khách quan và tiêu biểu.
+ Dẫn chứng khoa học: cấu tạo đặc biệt của TV (hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu hình tượng)
à Nghị luận kết hợp chứng cứ khoa học và dẫn chứng đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc.
* Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:
- Thoả mãn nhu cầu thay đổi tình cảm ý nghĩ giữ con người với con người.
- Thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp.
[ Tiếng Việt:
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữvề hình thức diễn đạt.
-Từ vựng tăng lên mỗi ngày một nhiều
- Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác
- Không ngừng đặt ra những từ mới 
ð Lí lẽ và các chứng cứ khoa học, thuyết phục người đọc ở sự chính xác khoa học và tin vào cái hay của tiếng Việt.
- Đẹp: hình thức
- Hay: nội dung
3. Tổng kết:
ðTiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay do có những đặc sắc trong cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử
- Nghị luận bằng cách kết hợp giải thích, chứng minh với bình luận.
- Các lí lẽ, dẫn chứng nêu ra có sức thuyết phục.
ð Giúp người đọc hiểu và tự hào về tiếng Việt từ đó có thái độ tôn trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 * Ghi nhớ : SGK.
4. Củng cố – Luyện tập:? Trong học tập và giao tiếp, em đã làm gì để giữ gìn sự giàu đẹp và trong sáng của Tiếng Việt ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Học theo nội dung phân tích trên lớp.
- Làm bài tập 1. Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Thêm trạng ngữ cho câu.
+ Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK.
*******************************************
Tiết 86
Tiếng Việt: 
Thêm trạng ngữ cho câu
A. Mục tiêu bài dạy:
 Giúp học sinh:
	- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu
	- Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học
	- Vận dụng kiến thức vào giải bài tập
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7
	- HS: Ôn lại kiến thức về trạng ngữ đã học ở tiểu học.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp 
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt có tác dụng gì?
	- Chữa bài tập 1,2 sgk - 29
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS đọc ví dụ sgk
? Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
? Các trạng ngữ trên bổ sung cho câu những nội dung gì?
? Thử chuyển đổi vị trí các trạng ngữ và nêu nhận xét?
? Vậy trạng ngữ có đặc điểm gì?
? Xác định vai trò của cụm từ mùa xuân trong các câu?
? Tìm các trạng ngữ trong các đoạn văn?
? Phân loại các trạng ngữ đó?
? Kể thêm các loại trạng ngữ khác mà em biết? Lấy ví dụ minh hoạ?
- HS thảo luận tự do
I. Đặc điểm của trạng ngữ
1. Ví dụ: sgk - 39
2. Nhận xét:
- Các trạng ngữ: 
+ dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời
+ đời đời, kiếp kiếp
+ từ nghìn đời nay
- Tác dụng:
+ dưới bóng tre xanh: bổ sung nội dung về địa điểm
+ đã từ lâu, đời đời, kiếp kiếp, từ nghìn đời nay: bổ sung nội dung về thời gian.
- Vị trí: đứng ở đầu hoặc giữa câu, cuối câu
- Dấu hiệu phân biệt: tách bằng dấu phẩy
3. Ghi nhớ: sgk - 39
II. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 39
a) Mùa xuân - mùa xuân: chủ ngữ - vị ngữ
b) Mùa xuân: trạng ngữ
c) Mùa xuân: bổ ngữ
d) Mùa xuân: Câu đặc biệt
Bài tập 2: sgk - 40
a) như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: trạng ngữ cách thức
- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu bông lúa còn tươi: trạngngữ chỉ thời gian
- trong cái vỏ xanh kia: trạngngữ chỉ địa điểm
- dưới ánh nắng: trạngngữ chỉ không gian ( nơi chốn )
b) với khả năng và thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: trạngngữ chỉ cách thức
4. Củng cố kiến thức:	
- Trạng ngữ của câu có đặc điểm gì về hình thức? về ý nghĩa?
	à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài. Năm vững nội dung.
	- Làm bài tập 4 - BTNV 7 ( 27 )
	- Chuẩn bị bài tiếp theo: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
	+ Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK.
*************************************
Tiết 87
Tập làm văn: 
Tìm hiểu chung về 
 phép lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
	- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
	- Nhận diện, phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7
	- HS: Đọc trước bài
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp 
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Trình bày những đặc điểm của văn bản nghị luận?
	- Chữa bài tập sgk?
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh?
? Khi cần chứng minh lời nói của em là sự thật, em cần làm gì?
? Từ đó, em cho biết thế nào là chứng minh?
? Vậy, trong một văn bản nghị luận làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là sự thật và đáng tin cậy?
? Luận điểm chính của văn bản này là gì?
? Các luận điểm nhỏ?
?Các câu văn nào mang các luận điểm đó?
? Bài văn đã dùng pơhương pháp lập luận nào?
? Nhận xét của em về những dẫn chứng này?
? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
HS đọc ghi nhớ sgk
I. Mục đích và phương pháp chứng minh
1. Tìm hiểu ví dụ:
a) Trong đời sống: khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời của em là sự thật, em phải đưa ra những bằng chứng để thuyết phục
- Bằng chứng có thể là người ( nhân chứng ), vật ( vật chứng ); sự việc, số liệu....
Chứng minh là đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng để làm sáng tỏ, để chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
- Trong văn nghị luận, muốn chứng minh một vấn đề chỉ có cách dùng lời lẽ, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.
b) Văn bản: Đừng sợ vấp ngã
- Luận điểm chính: đừng sợ vấp ngã
- Luận điểm nhỏ:
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không nhớ
+ Vậy xin bạn chớ lo thất bại.
+ Điều đáng sợ là bỏ qua cơ hội vì không cố gắng hết minh.
- Phương pháp lập luận chứng minh: dẫn ra các dẫn chứng không thành công của Oan Đixnây, Lui paxtơ, L. TônxtôI, Hen-ri Pho, En-ri-cô Caruxô
Các dẫn chứng người thật, việc thật rất đáng tin cậy.
c) Kết luận: Lập luận chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm nêu ra là đáng tin cây.
2. Ghi nhớ: sgk - 42
	4. Củng cố kiến thức:
	- Chứng minh là gì?
	- Phép lập luận chứng minh là như thế nào?
	à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
	 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài, nắm vững nội dung.
	- Xem trước phần luyện tập.
	- Chuẩn bị mục tiếp theo: Phần II. Luyện tập.
Tiết 88
Tập làm văn: 
Tìm hiểu chung về 
 phép lập luận chứng minh
 (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
- Vận dụng lí thuyết về phép lập luận chứng minh để giải quyết các bài tập thực hành.
- Rèn kĩ năng phân tích đề, phân tích văn bản nghị luận chứng minh.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7
	- HS: Học bài, đọc trước bài tập thực hành.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp 
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Chứng minh là gì? 
	- Thế nào là phép lập luận chứng minh?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
HS đọc văn bản sgk
? Bài văn nêu lên luận điểm gì?
? Tìm các câu văn mang luận điểm đó?
- HS tìm chi tiết.
? Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào?
- HS trả lời.
? Nhận xét về các luận cứ trên?
- HS nhận xét.
? Cách lập luận của bài văn này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
- HS so sánh.
? Tìm bằng chứng,lí lẽ cần có để chứng minh Việt Nam - đất nước anh hùng.
- HS tìm chi tiết.
? Luận đề trên có thể triển khai thành mấy luận điểm? 
- HS trả lời,
? Luận điểm nào là chủ yếu? Vì sao?
- HS phát biểu ý kiến.
II. Luyện tập:
1) Văn bản: Không sợ sai lầm
- Luận điểm: Không sợ sai lầm
một người mà lúc nào cũng sợ thất bại....suốt đời sẽ không bao giờ lập thân được..
....thất bại là mẹ thành công....
....chẳng ai thích sai lầm cả...
- Luận cứ:
+ Sợ sặc nước thì không biết bơi, sợ nói sai không học được ngoại ngữ, không chịu mất gì sẽ không được gì..
+ Khi tiến bước vào tương lai làm sao tránh sai lầm, sợ sai thì chẳng dám làm tiêu chuẩn đúng sai, chớ sợ trắc trở mà ngừng tay...
+ Không cố ý phạm sai lầm, có người sai lầm thì chán nản, có kẻ sai lầm tiếp tục sai thêm, có người rút kinh nghiệm để tiến lên.
 Luận cứ, lí lẽ hiển nhiên và có sức thuyết phục
- Trong văn bản, khi đưa ra các luận cứ, người viết không nêu các dẫn chứng cụ thể để cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.
2. Đề bài: Việt Nam - đất nước anh hùng
- Lí lẽ: 
+ Anh hùng vốn là truyền thống lâu đời của người Việt Nam.
+ Người anh hùng làm nên một dân tộc anh hùng.
+ Không có người anh hùng thì không thể có đất nước tươi đẹp ngày hôm nay.
- Dẫn chứng:
+ Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
+ Lịch sử xây dựng đất nước.
+ Những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc.
3. Cho luận đề: Tiếng Việt không những là một thứ tiếng rất giàu, rất đẹp mà còn đầy sức sống.
- Luận điểm:
+ Tiếng Việt rất giàu
+ Tiếng Việt rất đẹp
+ Tiếng Việt đầy sức sống
- Luận điểm 2 và 3 là chủ yếu ( kết cấu: không những - mà còn ; vế mà còn được nhấn mạnh.)
	4. Củng cố kiến thức	
- Đọc văn bản “Có hiểu đời mới hiểu văn”. Tìm luận điểm, luận cứ ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Làm bài tập 5,6 trong sách BTNV 7.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo : Thêm trạng ngữ cho câu.
	+ Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc