Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25: Ôn tập thêm trạng ngữ cho câu luyện tập lập luận chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25: Ôn tập thêm trạng ngữ cho câu luyện tập lập luận chứng minh

 Giúp Hs :

- Khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.thành phần trạng ngữ, HS biết sử dụng trạng ngữ

- HS Nắm vững hơn phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận, thực hành làm bài văn chứng minh một vấn đề

- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận : tìm hiểu đề , tìm ý .

B. CHUẨN BỊ

-G/v: Đáp án và những tình huống

-H/s chuẩn bị theo các đề nghị luận SGK

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1359Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25: Ôn tập thêm trạng ngữ cho câu luyện tập lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Soạn ngày 16/2 Dạy ngày 21/2
ÔN TẬP THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
 Giúp Hs :
- Khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.thành phần trạng ngữ, HS biết sử dụng trạng ngữ
- HS Nắm vững hơn phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận, thực hành làm bài văn chứng minh một vấn đề
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận : tìm hiểu đề , tìm ý.
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống 
-H/s chuẩn bị theo các đề nghị luận SGK
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
LuËn ®iÓm mµ ®Ò bµi yªu cÇu chøng minh lµ g× ?
LuËn ®iÓm Êy ®­îc thÓ hiÖn trong nh÷ng c©u nµo ?
Víi mét luËn ®iÓm nh­ thÕ, bµi viÕt cÇn cã nh÷ng luËn cø nµo vµ cã thÓ s¾p xÕp chóng theo tr×nh tù bè côc ra sao ? 
Bước quan trọng nhất là gì?
Khi là bài xong ta còn phải có thao tác gì nữa?
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Trạng ngữ
 1. Công dụng của trạng ngữ.
 Các trạng ngữ trên có tác dụng liên kết câu.
=>Vai trò của trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian hoặc các nguyên nhân kết quả
Ghi nhớ 1: SGK T46
 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
Ví dụ:SGK
Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
- Được tách thành một câu riêng. 
=>Nhấn mạnh ý nghĩa của TN
- Tạo nhịp điệu cho câu văn
- Có giá trị tu từ
B. Bài văn lập luận chứng minh
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh .
1. Tìm hiểu đề 
Đề bài: Nhân dân ta thường nói : “Có chí thì nên” Em hãy chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên.
- ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện
- Được thể hiện trong câu tục ngữ và trong lời chỉ dẫn của đề: câu tục ngữ khẳng định vai trò,ý nghĩa to lớn của chí trong câu tục ngữ . Chí có nghĩa là hoài bão,lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
HS trả lời 
2. Tìm ý và lập bố cục
a. Mở bài: Dẫn vào luận điểm: -> nêu vấn đề: Hoài bão trong cuộc sống.
b. Thân bài:
- Lấy dẫn chứng từ đời sống, những tấm gương về bạn bè vượt khó vượt khổ để học tập tốt .
-Lấy dẫn chứng từ thời gian ,không gian ;quá khứ ,hiện tại ,trong nước ,ngoài nước .
c. Kết bài :
-Sức mạnh tinh thần của con người có lí tưởng 
3.Viết bài :
GV cho học sinh viết bài ( có thể viết mở bài ,thân bài ,kết bài ) 
GV cho học sinh đọc bài mẫu -HS rút ra lời nhận xét 
4. Đọc lại và sữa chữa 
HS đọc bài viết của mình -các bạn nhận xét
* Phần 2: Bài tập bổ sung 
 A.Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
 A. Theo nội dung mà chúng biểu thị.
 B.Theo vị trí của chúng trong câu.
 C. Theo thành phần chính nào chúng đứng liền trước hoặc liền sau trong câu.
 D. Theo mục đích nói của câu.
Câu 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng người nói người viết nhằm mục đích gì
Câu văn ngắn gọn hơn
Nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
Làm cho nòng cốt câu chặt chẽ hơn
Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn
Chữa câu 1 đến câu 20 Sách BT trắc nghiệm Bài 22 Trang 104
Bài tập tự luận
 Câu 1: Thêm trạng ngữ vào các câu sau :
 a. ( Vào đêm trước ngày k/trường của con,)  mẹ không ngủ được .
 b. Thuyền rẽ song lao nhanh, lướt bon bon ( để về cho kịp).
 c. Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về ( phía mặt trời lặn.)
d. Những bông hồng đua nhau khoe ăc trong vườn trường .
e. Trên giàn thiên lí, bóng xuân sang.
Câu 2: Tác dụng của trạng ngữ trong các câu trên ?
Học sinh thảo luận theo bàn , cử đại diện trình bày . Các bàn khá thi đua trả lời
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn 5- 7 câu , chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt , hai- ba trạng ngữ .
Câu 4: 
Đề bài 1: Lập dàn ý cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”
1. Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2. Thân bài:
 a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
 b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
 3. Kết bài: 
- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
Đề bài 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim’
GV hướng dẫn theo dàn bài
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công  kim”
b. Thân bài: 
- Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực 
- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực 
- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ .
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy 
Top of ForBài văn tham khảo
 Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
 Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công-có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
 Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
 Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!! 
4. Củng cố dặn dò
Học bài , làm hoàn chỉnh bài TLV
	TUẦN 26
 Soạn ngày 21/2 Dạy ngày 24/2
ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
 Giúp Hs :
- Hiểu giá trị nội dung nghệ thuật văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, Nắm vững thêm về thể loại văn nghị luận.
- HS Nắm vững hơn về kiểu câu chủ động và câu bị động, cách chuyển đổi câu chủ động thành c âu bị động và ngược lại
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận 
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống 
-H/s chuẩn bị theo các đề nghị luận SGK
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? Cho VD
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Em h·y nªu nh÷ng hiÓu biÕt cña em vÒ t¸c gi¶ TP?
Thể loại văn bản là gì?
Bố cục gồm mấy phần?
Câu chủ động là gì?Lấy VD minh họa
Câu bị động là gì?Lấy VD minh họa
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
1.Tác giả:
Phạm Văn Đồng (1906-2000)Nhà cách mạng nổi tiếng ,nhà văn hoá lớn từng là thủ tướng chính phủ trên 30 năm là học trò và người cộng sản gần gủi của Hồ Chủ Tịch ..
2.Tác phẩm
* Xuất xứ
Bài ''Đức tính ''Là đoạn trích từ bài ''Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách đại ''
*Thể loại: Nghị luận 
* Bố cục gồm 2 phần
+ Sù nhÊt qu¸n gi÷a cuéc ®êi c¸ch m¹ng vµ cuéc sèng 
+ Chúng minh đức tính giản dị của Bác trong cách ăn ở sinh hoạt và trong cách nói cách viết
B. Câu chủ động, câu bị động 
 1. Câu chủ động
Câu chủ động có chủ ngữ thực hiện một hoạt động hướng vào người hoặc vật khác
VD: Con trâu đang gặm cỏ
Câu bị động
Câu bị động có chủ ngữ được hoạt động người hoặc vật khác hướng vào
VD: Quyển sách này mẹ mua 
+ Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất.
* Phần 2: Bài tập bổ sung
A. Bài tập trắc nghiệm
B. Bài tập tự luận
Bài tập 1 ( Trang 58 sgk) Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm đà là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ	
Bài tập 2:Viết đoạn văn trong đó có sử dụng câu bị động( GV hướng dẫn HS tự làm)
Bài tập 3: Qua văn bản 'Đức tính giản dị của Bác Hồ" hãy chứng minh cho sự giản dị của Bác 
Dàn bài và hướng dẫn viết
 1. Mở bài: Khẳng định đức tính giản dị của Bác là tấm gương sáng để mọi người noi theo
HD viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
 2. Thân bài 
+ Chứng minh Bác giản dị trong bữa ăn hàng ngày
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô.....là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
 + Chứng minh Bác giản dị trong sinh hoạt hàng ngày 
 Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
 Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
 + Chứng minh Bác giản dị trong cách nói và viết
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
 Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết.
 3. Kết bài:Khẳng định lại tấm gương của Bác về đức tính giản dị 
Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo.
4. Củng cố dặn dò
Học bài , làm hoàn chỉnh bài TLV

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them NV 7 tuan 2526.doc