Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (tiếp)

A. Mục tiêu:

Học sinh cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

Giáo dục lòng kính yêu và học tập theo gương của Bác.

Rèn kĩ năng đọc và phân tích VBNL.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/02/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 25 - Tiết: 93 
Đức tính giản dị của Bác Hồ
 (Phạm Văn Đồng)
A. Mục tiêu:
Học sinh cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
Giáo dục lòng kính yêu và học tập theo gương của Bác.
Rèn kĩ năng đọc và phân tích VBNL.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án. Tài liệu liên quan.
- Hs: Chuẩn bị bài theo câu hỏi Sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi: Nêu 2 luận điểm chính trong bài “Sự giàu đẹp ...”? Tác giả đã đưa những luận cứ như thế nào để CM?
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Cách đọc : mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.
- H. Đọc vb, nhận xét
- H. Đọc tác giả (54). Tóm tắt về tác giả .
 - G. ...Viết về Bác, Thủ tướng PVĐ không chỉ nói về cuộc đời hoạt động CM và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp... 
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Xđ bố cục bài văn?
*G. Lưu ý: Xuất xứ, văn bản không có kết luận vì đây chỉ là đoạn trích.
? Luận điểm được nêu ở câu thứ nhất phần 1 là gì? Câu 2 có ý nghĩa ntn?
? Theo em văn bản này tập trung làm nổi bật nội dung nào của luận điểm ?
- H. Phát hiện.
? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả ?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- H. Nêu các luận điểm nhỏ.
? Tác giả đã dùng những dẫn chứng ntn để làm rõ luận điểm trên?
- H. Tìm dẫn chứng.
? Bên cạnh các dẫn chứng, ở mỗi luận điểm người viết thường xen kẽ những lời bình luận như thế nào? Tác dụng của lời bình luận?
- H. Phát hiện, suy luận.
? Em hiểu ntn về lí do và ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác?
? Nhận xét về những dẫn chứng và cách lập luận CM của tác giả ?
- H. Nhận xét, khái quát.
? Qua vb này, em hiểu biết điều gì về Bác?
? Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của tác giả PVĐ?
- H. Phát biểu, bổ sung.
 Đọc ghi nhớ.
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc, giải thích từ khó.
2, Tác giả, tác phẩm. 
 (Sgk)
3. Thể loại.(Nluận)
4. Bố cục: (2 phần)
- Từ đầu ... “tuyệt đẹp”: Nhận định chung về Bác. 
- Phần còn lại: Những biểu hiện của đức tính giản dị.
II. Phân tích.
1. Nhận định chung về Bác.
- Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
- Câu 2: giải thích, mở rộng phẩm chất đặc biệt được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động.
-> Cách nêu vấn đề: nêu trực tiếp ->Caựch laọp luaọn ngaộn goùn, saõu saộc
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị.
a. Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.
b. Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
-> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã.
c. Giản dị trong việc làm:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
-> Nhận xét: Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
d. Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
-> Đưa 2 dẫn chứng là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
* Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc.
 Cách lập luận chặt chẽ: giới thiệu luận điểm - chứng minh - bình luận.
III. Tổng kết.
- Bài văn cho thấy giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người HCM.
- Sự kết hợp CM, giải thích, bình luận làm VBNL thêm sinh động, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
* Ghi nhớ: (sgk 55)
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
-Tỡm moọt soỏ vớ duù chửựng minh sửù giaỷn dũ trong thụ vaờn cuỷa Baực ?
-Toõi noựi ủoàng baứo nghe roừ khoõng ? (Tuyeõn ngoõn ủoọc laọp).
-Saựng ra bụứ suoỏi, toỏi vaứo hang,... (Tửực caỷnh Paực Boự).
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
	- Khái quát lại nội dung bài học.
2- HDVN
	- Sưu tầm những câu chuyện về Bác.
	- Bài tập (tr 55)
	- Chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Tài liệu đính kèm:

  • docT93.doc