Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của Hoài Thanh.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn.

B. CHUẨN BỊ

- GV : soạn bài, tư liệu tham khảo, bảng phụ.

- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1261Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	Tiết 97
ý nghĩa văn chương.
 	 	 (Hoài Thanh)
A. Mục tiêu bài dạy:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của Hoài Thanh.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
B. Chuẩn bị
- GV : soạn bài, tư liệu tham khảo, bảng phụ.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức :
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Bài văn "Đức tính giản dị của Bác Hồ" nghị luận về vấn đề gì ? Vấn đề đó được triển khai và lập luận như thế nào?
 3. Bài mới:	Từ xưa đến nay văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lý thú trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của vắn chương là gì, đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. Nhà nghiên cứu - phê bình văn học Hoài Thanh cũng có những ý kiến sâu sắc về vấn đề này qua bài "ý nghĩa văn chương".
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Nêu vài nét về tác giả Hoài Thanh ?
- Học sinh đọc chú thích (*) (sgk)
- GV cho HS quan sát tranh.
? Trình bày xuất xứ bài viết "ý nghĩa văn chương"?
- Giáo viên hướng dẫn đọc
- Gọi học sinh đọc.
? Hãy giải thích ý nghĩa các từ: "cốt yếu", "muôn hình vạn trạng"
? ý nghĩa về hai từ "thi nhân" và "thi sĩ" có giống nhau không?
? Theo em, văn bản trên thuộc loại nào?
 A. Nghị luận chính trị
 B. Nghị luận xã hội.
 C. Nghị luận nhật dung.
 D. Nghị luận văn chương.
? Trong văn bản nghị luận VC có hai dạng cơ bản:
a- Phê bình, bình luận một hiện tượng vc cụ thể
b- Bình luận các vấn đề văn chương nói chung.
 VB này thuộc dạng nào?
? Theo em VB được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần?
- Học sinh đọc đoạn 1:
? Tác giả Hoài Thanh đã mở đầu bài viết bằng một câu chuyện. Đó là câu chuyện nào?
? Câu chuyện đưa ra nhằm mục đích gì?
? Theo tác giả Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của vc là gì?
? Trước khi bàn về ý nghĩa vc, tác giả đi kể một câu chuyện và qua đó tìm nguồn gốc của vc. Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả?
? Theo quan niệm của tác giả, nguồn gốc của vc chính là lòng thương người và muôn vật , muôn loài. Em hãy tìm một vài dẫn chứng văn học để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh?
GV: Cội nguồn của vc chân chính xuất phát từ lòng nhân ái của tác giả. Quan niệm trên chưa đầy đủ, vẫn còn có những quan niệm khác về nguồn gốc vc:
 - Vc bắt nguồn từ lao động.
 - Vc bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo.
 - Vc bắt nguồn từ các trò mua vui, giải trí.
 - Học sinh đọc đoạn 2
? Tác giả Hoài Thanh đã nêu bật ý nghĩa của vc = luận điểm nào?
? Hiểu như thế nào về từ "hình dung"?
? Vc là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng nghĩa là như thế nào?
? Vì sao văn chương lại sáng tạo ra sự sống?
?Văn chưong là “hình dung sự sống, sáng tạo ra sự sống”- đó chính là chức năng gì của văn chương?
? Em hãy tìm 1 vài tác phẩm để minh hoạ?
 GV:- Người đọc có thể thấy rõ cuộc sống vất vả, chân lấm tay bùn của người lao động xưa qua ca dao, tục ngữ, thấy được h/a quê hương VN tươi đẹp qua “Cây tre VN” “Sông nước Cà Mau”, thấy được cuộc sống lao động chiến đấu quả cảm của cả đân tộc qua hàng loạt các tác phẩm vc ð Vc phản ánh cuộc sống muôn màu.
- Qua ngòi bút sáng tạo của tác giả, thế giới loài vật trong “Dế Mèn”; thế giới loài chim trong "Lao xao" hiện ra vô cùng sống động mang màu sắc mới lạ
ð Vc sáng tạo sự sống.
- HS theo dõi đoạn tiếp theo:
? Bắt nguồn từ tình cảm, văn chương đem đến cho con người điều gì?
? Tác giả sử dụng dẫn chứng nào chứng minh điều này?
? Em hiểu như thế nào về câu: "Vc gây cho ta ..trăm nghìn lần"?
? Đây chính là chức năng gì của văn chương?
? Hãy lấy một ví dụ để chứng minh luận điểm trên?
VD: Đọc ca dao về t/c? gia đình, ca dao về tình yêu quê hương đất nước
? Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng và lí lẽ của tác giả ở đoạn này?
- Đọc đoạn tiếp " Có kẻhết."
? Đoạn cuối bài, tác giả nhấn mạnh vấn đề gì?
? Nhận xét về cách nói của tác giả?
? Văn bản ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh trình bày những nội dung gì? Em hãy tóm tắt lại những nội dung chính đã phân tích.
? Phong cách nghị luận của Hoài Thanh qua bài viết?
(Học sinh thảo luận)
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
I. giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Hoài Thanh (1909-1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên. Quê : Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. 
- Ông là một trong những nhà văn, nhà nghiên cưu, phê bình văn chương lớn nhất nước ta, được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá - nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
- Bài viết ra đời năm 1936 trong cuốn "văn chương và hành động".
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
- Đọc chậm, mạch lạc, cảm xúc sâu lắng.
- Cốt yếu: quan trọng, cơ bản, không thể thiếu.
- Muôn hình vạn trạng: phong phú nhiều hình thức, hình ảnh, trạng thái (muôn màu muôn vẻ).
2. Bố cục: 
- Nghị luận VC: nội dung bài làm sáng tỏ một vấn đề văn chương: đó là “ý nghĩa văn chương”
- Văn bản thuộc dạng: bình luận các vấn đề văn chưong nói chung.
*Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu ð gợi lòng vị tha: nguồn gốc cốt yếu của VC.
- Phần 2: còn lại: công dụng của VC.
3. Phân tích: 
a) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. 
- Câu chuyện về một thi sĩ ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim rơi xuống chân mình.
ð Mục đích: Dẫn dắt người đọc đi tìm nguồn gốc văn chương.
- Nguồn gốc: 
+ Vc xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống
+ Vc là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.
ð Nguồn gốc cốt yếu của Vc chính là lòng yêu thương con người, yêu thương tạo vật 
ð cách vào đề tự nhiên, hấp dẫn, xúc động luận điểm được đặt ra theo lối quy nạp ð phong cách nghị luận độc đáo của Hoài Thanh 
- Cuộc chia tay của những con búp bê” 
 - Khánh Hoài 
- Bánh trôi nước - HXH
ð Nên xem ý kiến của Hoài Thanh (1936) là một trong những quan niệm về nguồn gốc vc mà thôi.
b. ý nghĩa và công dụng của văn chương.
- ý nghĩa Vc:
 + Hình dung sự sống 
 + Sáng tạo ra sự sống
(Hình dung(DT): hình ảnh, bóng hình)
ð Vc là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng: văn chương phản ánh đời sống muôn màu.
 Vc sáng tạo ra sự sống: hiện thực cuộc sống đưa vào Tp? văn chương không phải là sự sao chép nguyên mẫu, mà được đưa vào tác phẩm với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống cuộc đời thật, dưới sự sáng tạo tìm tòi và cách thể hiện mới lạ của tác giả.
[ Chức năng nhận thức của văn chương.
- Giúp cho t/c 
 Công dụng
 Gợi lòng vị tha 
( Xem truyện, ngâm thơ: buồn, vui, giận, hờn)
ð Vc khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người.
ð Vc mở rộng, làm giàu thế giới tình cảm của con người.
ðĐó chính là chức năng giáo dục.
ð Dc tự nhiên, lí lẽ sắc sảo, được viết bằng kiểu câu đa dạng: Câu khẳng định, câu phủ định, từ ngữ sắc sảo, giàu cảm xúc( mãnh lực lạ lùng)
- Nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương
+ Vc làm đẹp, làm hay những thứ bình thường ðVc làm cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu.
+ Cuộc đời không thể thiếu Vc.
ð Hình ảnh gợi cảm, cảm xúc sâu lắng cách viết câu linh hoạt, đa dạng.
4. Tổng kết
* Nguồn gốc của văn chương là t/c?, lòng vị tha.
* Công dụng của vc:
+ P/a và sáng tạo sự sống (nhận thức)
+Làm giàu tg t/c? của con người( giáo dục)
Ghi nhớ (SGK)	
4. Củng cố – Luyện tập: GV dùng bảng phụ ghi 2 câu hỏi:
? Trong các NX sau đây, NX nào thể hiện đúng nét đặc sắc của văn nghị luận của Hoài Thanh?
A. Lập luận chặt chẽ.
B. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc.
C. Kết hợp giữa lí lẽ và cảm xúc, đặc biệt giọng văn nhẹ nhàng, cách viết giàu hình ảnh.
? Em cảm nhận được tình cảm gì của Hoài Thanh đối với văn chương qua bài viết?( Am hiểu vc, có quan điểm rõ ràng, xác đáng về vc, trân trọng và đề cao vc)
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Hoc bài theo nội dung phân tích.
- Làm bài tập luyện tập vào vở.
- Ôn tập các kiến thức về văn bản, tiết sau kiểm tra 45’.
*****************************
Tiết 98
Kiểm tra Văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra nội dung kiến thức các văn bản đã học từ đầu kì II: Các bài tục ngữ và 4 văn bản nghị luận chứng minh.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận chứng minh.
- Tích hợp với TV và TLV.
B. Chuẩn bị:
- GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
- HS xem lại hệ thống các văn bản đã học.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới
I. Đề bài
Câu 1: 3đ
 Xếp những câu tục ngữ sau thành 2 nhóm tục ngữ : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và tục ngữ về con người và xã hội sao cho phù hợp:
1- Chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao
 Chuồn bay cao, mưa rào lại tạnh.
2- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
3- Gió đông là chồng lúa chiêm, 
 Gió bấc là duyên lúa mùa.
4- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
5- Mưa tháng ba, hoa đất
 Mưa tháng tư, hư đất.
6- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
7- Con trâu là đầu cơ nghiệp.
 8- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
 Nhóm tục ngữ sau nói về kinh nghiệm gì?
- Ăn vóc học hay.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
- ĐI một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 2: 2đ
 Nêu tác giả và xuất xứ của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Câu 3: 5đ
 Dựa vào văn bản: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” và bằng những hiểu biết của em, hãy chứng minh: Bác Hồ là người giản dị trong lối sống.
II. Biểu điểm
Câu 1: 3đ
* HS xếp đúng các câu tục ngữ đã cho vào 2 nhóm: 2đ
- Nhóm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: câu 1,3,5,7
- Nhóm tục ngữ về con người và xã hội: câu 2,4,6,8.
* HS nêu đúng kinh nghiểm của nhóm tục ngữ đã cho: 1đ
Đáp án: Kinh nghiệm học tập.
Câu 2: 2đ
HS nêu đúng và đủ tác giả và xuất xứ của văn bản
- Tác giả: Hồ Chí Minh: 1đ
- Trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951: 1đ
Câu 3: 5đ
- Về hình thức: Bài trình bày thành một đoạn văn nghị luận chứng minh.
 Diến đạt lưu loát, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục làm nổi bật luận điểm, văn phong sáng sủa, không sai lỗi chính tả.
- Về nội dung: Bài làm rõ luận điểm: Bác Hồ giản dị trong lối sống. Tùy cách lập luận của từng em song bài không sao chép lại văn bản SGK và cần có một số ý sau:
+ Giản dị trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở.
+ Giản dị trong cách cư xử với mọi người.
Biểu điểm
Điểm 5: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên
 4: Đảm bảo các yêu cầu trên tuy nhiên còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
 3: Đảm bảo nội dung cơ bản, tuy nhiên còn sơ sài, lí lẽ và dẫn chứng còn ít.
 2; Nội dung quá sơ sài, chưa biết trình bày dẫn chứng
 1; Bài quá yếu.
Trong khi chấm, tùy bài viết mà G linh hoạt cho điểm.
4. Củng cố kiến thức
- GV thu bài, nhận xét tinh thần, thái độ trong giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài kiểm tra.
- Chuẩn bị bài: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.	
 -------------------------------------------------------------
Tiết 99
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp gọc sinh:
- Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Thực hành thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Tích hợp với phần Văn và TLV.
B. Chuẩn bị
- GV : soạn bài, tư liệu tham khảo, bảng phụ.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ 
	? Nhắc lại mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
	? Hãy tìm câu chủ động trong ví dụ sau và chuyển nó thành câu bị động: 
	- Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng rất ưa chuộng các sản phẩm này.
	(Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng rất ưa chuộng.)
	? So sánh hai cách viết, theo em cách nào hay hơn ? vì sao ?
	(Cách viết thứ hai hay hơn vì sử dụng câu bị động góp phần tạo nên liên kết chủ đề theo kiểu móc xích, một số sản phẩm có giá trị- các sản phẩm này - nhấn mạnh vào đối tượng).
3. Bài mới:	Trong một số trường hợp cụ thể, việc sử dụng câu bị động có rất nhiều ưu việt, vậy cách thức chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động như thế nào, chúng ta sang bài học tiếp theo.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi ví dụ:
? Ba câu văn trên có gì giống và khác nhau về nội dung và hình thức diễn đạt:
? Chỉ rõ vị trí chủ thể - hoạt động - đối tượng của từng câu?
 ð Từ câu chủ động (a) có thể chuyển thành 2 câu bị động b, c
? So sánh hai câu b, c có gì khác nhau?
? Việc không có mặt chủ thể "người ta" trong câu c có ảnh hưởng gì đến nd không?
? Qua việc tìm hiểu 2 câu bị động được chuyển đổi từ một câu chủ động, em thấy có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Giáo viên lưu ý HS một số vấn đề:
Lưu ý:
* Trong câu bị động có thể vắng mặt chủ thể hành động khi không rõ chủ thể là ai, hoặc không quan tâm đến chủ thể. Vì lý do này, câu bị động thường được dùng trong các văn bản khoa học.
? Từ hai cách chuyển đổi trên, em thấy có mấy kiểu câu bị động?
? Có câu chủ động sau:
" Thầy hiệu trưởng vào thăm lớp 7A chúng em".
 Nếu phải chuyển thành câu bị động, em sẽ lựa chọn kiểu câu bị động nào? Tại sao?
? Vậy khi chuyển đổi cần chú ý điều gì?
- Chú ý vào VD 3 SGK.
? Những câu này có phải là câu bị động không? Vì sao?
? Từ đây rút ra nhận xét gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ 
- GV & HS trao đổi về ND ghi nhớ.
Học sinh sử dụng bảng nhóm.
?Chuyển mỗi câu bị động thành hai câu chủ động theo hai kiểu khác nhau?
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào 
- Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- Lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
- Lá cờ đại dựng ở giữa sân.
? Chuyển câu chủ động ð 2 bị động (một câu dùng "bị", một câu dùng từ "được").
Cho biết sắc thái, ý nghĩa của hai câu có gì khác nhau:
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ví dụ: SGK 
2. Nhận xét:
a, Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng".
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông 
vải đã được người ta hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
-Nội dung : giống nhau
-Hình thức diễn đạt: câu a là câu chủ động, câu b, c là câu bị động tương ứng.
a. Chủ thể - hoạt động - đối tượng
b. Đối tượng (được) - chủ thể - hoạt động
c. Đối tượng - hoạt động.
- Câu b sử dụng "được" và có chủ thể 
- Câu c không sử dụng "được", không có chủ thể 
ð Trong câu C, chủ thể vắng mặt không ảnh hưởng đến nội dung vì nó là bộ phận không bắt buộc trong câu.
ð Có hai cách chuyển đổi:
C1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu + bị (được)
C2: Chuyển từ (cụm từ)chỉ đối tượng của hđ lên đầu câu - không dùng bị (được), lược bỏ cụm từ chỉ chủ thể nếu không cần thiết.
* Có hai kiểu câu bị động:
- Câu bị động có sử dụng từ "bị", (được)
- Câu bị động không dùng từ "bị", (được)
ð Khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và ý nghĩa của câu.
- Có sử dụng "bị", được" song không phải là câu bị động vì nó không thể có câu chủ động tương ứng.
*Không phải câu nào có sử dụng từ bị/được đều là câu bị động.
3. Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ SGK
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: 
a. Một nhà sư vô danh đã xây dựng chùa từ thế kỷ XIII.
- Ngôi chùa đã được một nhà sư vô danh xây dựng từ thế kỷ XIII.
- Ngôi chùa xây từ thế kỷ XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh của chùa làm bằng gỗ lim.
2. Bài tập 2:
a. Thầy giáo phê bình em.
- Em bị thầy giáo phê bình.
- Em được thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
ðCâu bị động dùng"bị"có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu Câu bị động dùng "được" có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong Câu (a) phải dùng "bị"
3. Bài tập 3: Phiếu học tập
4. Củng cố kiến thức: 
- Sử dụng kiểu câu bị động có tác dụng gì?
- Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học hiểu ND bài học.
- Hoàn thiện bài tập 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:
- Tổ 1: Chứng minh rằng "Vc gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Tổ 2: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
- Tổ 3: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.
Tiết 100
	Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp học sinh:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh:
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh.
B. Chuẩn bị
- GV : soạn bài, tư liệu tham khảo.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
- Kiểm tra sĩ số lớp : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Theo em một đoạn văn chứng minh cần có những yêu cầu gì ? 
Học sinh đọc 3 đề bài.
? Có gì khác nhau trong 3 đề bài trên?
? Hãy xác định luận điểm, tính chất, kiểu bài, phạm vi dẫn chứng của từng đề?
I. Một số vấn đề cần lưu ý
- Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà là một bộ phận của bài văn. Vì vậy khi tập viết đoạn văn phải hình dung ra vị trí của nó trong bài văn ðviết được phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. các ý, các câu khác trong đoạn tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được thực hiện rõ ràng, mạch lạc.
- Đề 1: Chứng minh rằng "Vc gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Đề 2: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
- Đề 3: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.
à Đề 1 : Nghị luận VC
 Đề 2, 3 : Nghị luận XH
II. Thực hành
	1. Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh trình bày đoạn văn cho các bạn trong tổ nghe, góp ý, nhận xét và sửa chữa những khuyết điểm.
	2. Trình bày trước lớp
- Mỗi tổ cử một đại diện (bài viết tốt) trình bày đoạn văn chứng minh trước lớp
- Các tổ khác nhận xét đánh giá, cho điểm. 
- Giáo viên NX, đánh giá, sửa chữa.
- Rút kinh nghiệm về phương pháp chứng minh.
4. Củng cố kiến thức: 
- HS đọc đoạn văn tham khảo (Do HS sưu tầm)
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Lập dàn ý chi tiết đề văn sau: Em hãy chứng minh ý kiến của Hoài Thanh là đúng : :Văn chương gây cho ta những t/c? ta không có, luyện cho ta những t/c? ta sẵn có “.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập văn nghị luận”.
Ngày 8 tháng 3 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc