Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Củng cố những hiểu biết về phương pháp lập luận chứng minh.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài chứng minh 1 vấn đề gần gũi, quen thuộc.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án.
* Trò: Nghiên cứu, tham khảo, soạn bài bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Tuần :26 Ngày soạn : 28/01/2010 Tiết :92 Ngày dạy :01-06-02/2010 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : Củng cố những hiểu biết về phương pháp lập luận chứng minh. - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài chứng minh 1 vấn đề gần gũi, quen thuộc. B. Chuẩn bị: *Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án. * Trò: Nghiên cứu, tham khảo, soạn bài bài trước. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. * Kiểm tra : (?)Hãy nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh? * Giới thiệu bài: ** Các em phải viết 1 bài văn chứng minh theo đề văn: “Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: Aên quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”. (chép đề lên bảng). Để làm bài, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập lập luận chứng minh cho đề văn này. Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung hoạt động HĐ1: Tìm hiểu đề và tìm ý (?) Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? (?) Em hiểu 2 câu tục ngữ: “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn là gì”? (?) Yêu cầu lập luận ở đây đòi hỏi phải làm ntn? * Cá nhân: 2 câu tục ngữ: “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. * Cá nhân. + Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để người đọc thấy rõ điều nêu ở đề là đúng đắn, là có thật. 1)Tìm hiểu đề và tìm ý Luận điểm : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng- Một lí tưởng sống đẹp đẽ của dân tộc VN. (?) Với đề trên, ta có cần viết 1 đoạn văn để diễn giải cho rõ những điều cần phải chứng minh không (ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy)? Vì sao? (?) Em sẽ diễn giải ý nghĩa của 2 câu ấy ntn? * Treo bảng phụ đoạn giải thích, cho HS đọc: “Hai câu tục ngữ trên, tuy có cách diễn đạt không giống nhau nhưng cùng nêu 1 bài học về lẽ sống về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn, nhớ về nguồn cội của người trồng cây, người uống nước. Người ăn quả chín thơm, ngon nhất định không được quên công lao của người trồng cây vất vả sớm hôm chăm bón. Người uống ngụm nước trong lành mát lòng, mát ruột hãy nhớ đến cội nguồn dòng nước này từ đâu chảy tới. Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của con người Viêt Nam. (?) Em sẽ đưa ra những biểu hiện nào trong thực tế đời sống để chứng minh cho đạo lí trên? (?) Ngoài những đạo lí được nêu trên, em thấy có thể bổ sung thêm những biểu hiện nào khác nữa? HĐ 2:Lập dàn bài: (?) Hãy lập dàn bài cho bài viết trên? (?) Mở bài nêu ý gì? + Rất cần! Vì 2 câu tục ngữ với lối nói ẩn dụ, bằng hình ảnh kín đáo, sâu sắc, rất có thể nhiều người đọc chưa hiểu đúng, hiểu chưa hết ý nghĩa của đề. + Cá nhân. (Xem đoạn mẫu trang 64 sách học tốt NV7). * Đọc. * Cá nhân: mục c SGK T51, 52 * Cá nhân: + Những câu ca khuyên con người phải nhớ ơn ông bà, cha mẹ. + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng. + Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, cách mạng * Thảo luận mỗi tổ 1 phần. * Đại diện trình bày bảng. * Nhận xét, bổ sung. - Giải thích nghĩa. - Luận cứ: mục c SGK 2) Lập dàn bài: a. Mở bài: Nêu luận điểm: đề cao đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là truyền thống tốt đẹp đã được lưu truyền từ xưa chon tới bây giờ. (?) Thân bài nêu những ý gì? Sắp xếp ntn? (?) Đạo lí đó gợi cho em những suy nghĩ gì? HĐ 3:Viết đoạn văn: * Treo bảng phụ dàn ý, cho HS đối chiếu, rút kinh nghiệm và tự ghi nhận. * Cho HS tham thảo các đoạn mở bài, kết bài ở tiết tập làm văn trước, tham thảo 1 vài đoạn thân bài. * Chia tổ cùng viết đoạn chứng minh cho dàn bài trên. * Tổ chức trình bày luận điểm cho cả lớp nhận xét, đánh giá. * Cho điểm HS khá, giỏi. * So sánh, đối chiếu và tự ghi nhận. * Bắt thăm đoạn, tham thảo mẫu. * Cùng tổ thực hành viết đoạn. * Đại diện trình bày, nhận xét đánh giá. b.Thân bài: - Giải thích 2 câu tục ngữ. - Lần lượt trình bày các luận cứ và phân tích theo trình tự từ xưa đến nay. + Từ xưa: Lễ hội, cúng tổ tiên. + Đến nay: Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo, thầy thuốc, Quốc tế phụ nữ c. Kết bài: - Tự hào về truyền thống đạo lí trên. - Bảo vệ truyền thống bằng cách biết ơn cha mẹ, thầy cô, bao người đi trước cho em cuộc sống bình yên, hạnh phúc hôm nay 3) Viết đoạn văn: Tham khảo bài mẫu (Sách học tốt NV7 T64, 65) Củng cố –Dặn dò : -Viết hoàn chỉnh bài văn lập luận chứng minh cho bài trên. -Đọc những bài tham thảo ở SHT, SBT. -Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ. + Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích. + Soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản T55.
Tài liệu đính kèm: