Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 109, 110: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 109, 110: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 Giúp HS hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội, phi nghĩa và chính nghĩa- thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam- hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời thuộc Pháp.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Chân dung Nguyễn Ái Quốc (thời kì ở Pháp).

 Chân dung Phan Bội Châu, Va-ren.

Tập truyện và kí Nguyễn Ái Quốc.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 109, 110: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :28	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết :109,110
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ 
VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU.
 - Nguyễn Aùi Quốc -
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Giúp HS hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội, phi nghĩa và chính nghĩa- thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam- hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời thuộc Pháp.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Chân dung Nguyễn Ái Quốc (thời kì ở Pháp).
 Chân dung Phan Bội Châu, Va-ren.
Tập truyện và kí Nguyễn Ái Quốc.
* Trò: Đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu chú thích.
 Soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản trang 94, 95.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Phân tích và chứng minh đặc sắc của truyện: “Sống chết mặc bay” qua 2 biện pháp nghệ thuật nổi bật?
(?) Giải thích ý nghĩa sâu sắc và lí thú nhan đề của truyện ngắn: “ Sống chết mặc bay”?
* Giới thiệu bài:
** Nguyễn Ái Quốc tên của chủ tịch Hồ Chí Minh (từ 1919 – 1945). Trên đất Pháp từ những năm 1920 – 1925 bút danh ấy đã gắn bó với tờ báo: “Người cùng khổ” và nhiều tác phẩm khác trong đó có “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”viết 1920, từ 1 hiện tượng lịch sử: Nhà cách mạng Phan Bội Châu sau 20 năm bôn ba hải ngoại đi tìm 
* Lớp trưởng báo cáo.
* 2 HS trả bài.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
đường cứu nước đến năm 1925 bị thực dân Pháp bố trí bắt cóc từ Trung Quốc giải về nước xử tù chung thân. Nhưng sau đó trước phong trào nhân dân cả nước đấu tranh đòi thả, chúng phải ra lệnh ân xá. Va-ren vốn là một Đảng viên Đảng XH Pháp phản bội Đảng và được cử làm toàn quyền Đông Dương. Trước khi sang nhậm chức, hắn có tuyên bố sẽ quan tâm tới vụ Phan Bội Châu, lập tức Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm này để phơi bày thực chất dối trá, lố bịch của Va-ren (cho HS xem ảnh).
HĐ2: Đọc-Hiểu văn bản 
I/Tìm hiểu chung :
1)Tác giả: Chú thích (ĩ)SGK/Tr 92.
2)Thể loại : Truyện ngắn 
hiện đại.
* Hướng dẫn đọc: Giọng đọc phù hợp: - Lời kể: Dí dỏm, hài hước.
- Lời độc thoại của Va-ren.
- Câu cảm thán, tái bút.
* Cùng HS đọc qua văn bản.
(?) Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, thể loại?
(?) Truyện có bố cục thế nào?
* Kiểm tra các chú thích (một số từ)
(?) Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Những trò lố”?
(?) Theo em, đây là 1 tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận? 
* Nghe.
* Đọc, nhận xét.
* Cá nhân: Chú thích SGK.
* Thảo luận, trình bày:
- Va-ren chuẩn bị sang Đông Dương với lời hứa “nửa chính thức” sẽ chăm sóc vụ Phan bội Châu.
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
* Trò chơi: Mời bạn!
* Cá nhân:
-Những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệch cởm, vô duyên, tức cười.
-Câu chuyện hư cấu: “Hãy theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng”. Thực chất truyện được viết trước khi Va-ren sang Đông Dương, cũng không có chuyện gặp cụ Phan Bội Châu ở Hoả Lò (Hà Nội).
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
II/Tìm hiểu văn bản:
1)Hình tượng nhân vật Va-ren:
a)Va-ren trong trò lố thứ nhất (đoạn 1)
- “Nứa chính thức hứa” ® hứa dối trá để trấn an nhân dân VN Þ Trò lố (hài hước).
b. Màn trò hề trong cuộc gặp gỡ với Phan Bội Châu trong tù (đoạn 2)
- Câu nói đầu tiên kết hợp với hành động đầy vẻ hiền từ càng lộ rõ dã tâm và sự giả dối.
- Vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm 1 cách trắng trợn. 
(?) Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Va-ren được thể hiện trong cảnh nào và đối lập với ai?
-Cho HS đọc đoạn 1.
(?) Trong 4 tuần lễ, khi nhà toàn quyền Va-ren sang Đông Dương thì Phan Bội Châu ở đâu?
(?) Va-ren hứa gì về vụ Phan Bội Châu? Thực chất lời hứa đó là gì?
(?) Cụm từ: “Nửa chính thức” và câu hỏi của tác giả có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?
-Cho HS kể vắn tắt lại cuộc gặp gỡ.
(?) Phân tích câu nói đầu tiên và cử chỉ của Va-ren khi bước vào xà lim đối mặt với Phan Bội Châu?
(?) Trước đó, tác giả đã giới thiệu, so sánh và đối lập về con người và tính cách của 2 nhân vật chính như thế nào?
(?) Em có nhận xét gì về lời nói của Va-ren với Phan bội Châu?
Gợi ý:
(?) Lời lẽ của Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì?
(?) Qua ngôn ngữ gần như độc thoại của Va-ren, động cơ, tính 
-Cá nhân.
-Đọc.
-Cá nhân:
+ Phan Bội Châu vẫn bị cầm tù.
+ Chăm sóc vụ Phan Bội Châu ® lời hứa dối trá, ve vuốt, trấn an nhân dânVN Þ là 1 trò lố.
+ Tỏ ý nghi ngờ và châm biếm sự giả dối, xảo trá của Va-ren.
-Kể tóm tắt.
-Cá nhân:
- Lời nói: Chân thành: “Tôi đem tự do đến cho ông đây”.
- Cử chỉ: “ Một tay bắt tay, một tay nâng cái gông kếch xù”: Hiện thân của chính sách đối với thuộc địa (miệng leo lẻo ca ngợi tự do, bình đẳng nhưng tay đàn áp, bóc lột tàn khốc dã man).
* Tương phản giữa 2 nhân vật đối kháng nhau:
+ Va-ren: là một tên toàn quyền, là 1 kẻ bất lương hèn hạ, thấp kém, phản bội trơ trẻn nhưng thống trị.
+ Phan bội châu: Một anh hùng dân tộc, 1 nhà nho nhà cách mạng vĩ đại nhưng thất bại, bị đàn áp, chỉ là 1 người tù.
-Thảo luận, trình bày.
+ Độc thoại (tự nói 1 mình).
+ Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm 1 cách trắng trợn. 
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
-Tự lật mặt nạ đê tiện, phản bội của mình.
Þ Va-ren là tên gian xảo, trơ trẽn, lố bịch, đại diện cho bọn phản bội, phản động, gian ác.
2)Hình tượng Phan Bội Châu:
cách của Va-ren được bộc lộ ntn?
(?) Phan Bội Châu đã có cách ứng xử với Va-ren ntn? Qua hình thức, cách ứng xử đó, tính cách của Phan Bội Châu được bộc lộ ra sao?
(?) Riêng lời bình của tác giả trước hiện tượng im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu đã thể hiện giọng điệu như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì?
(?) Thử hình dung tâm trạng của Va-ren khi cả bài diễn thuyết hùng hồn và lâm li tâm huyết ấy rơi tõm vào sự im lặng của người đối thoại?
(?) Có phải lần này, Va-ren tự mình đã chuộc lấy sự lố bịch, thất bại thảm hại, bẽ bàng nhất không? Vì sao?
(?) Qua 2 trò lố ấy, hãy nêu tính cách của nhân vật Va-ren?
(?) Nếu truyện dừng lại ở câu: “Nhưng Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì chủ đề của truyện, ý cơ bản tác giả muốn nói với người đọc đã rõ chưa?
(?) Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết. Trong đó có lời anh lính dõng An Nam quả quyết. Anh quả quyết đã thấy cử chỉ gì của người tù lừng tiếng (PBC)? Cử chỉ đó nói lên thái độ ntn của PBC với kẻ thù?
(?) Nội dung lời suy đoán thêm của tác giả về PBC là gì? Qua nội dung đó, em thấy gì về thái độ của PBC trước kẻ thù?
+ Dùng hình thức im lặng, phớt lờ coi như không có Va-ren trước mặt ® thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.
+ Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai ® làm rõ thêm thái độ, tính cách của Phan Bội Châu.
+ Cứ ngỡ sẽ làm được 1 việc phi thường, dụ hàng được con voi già Bến Ngự nào ngờ khổ cong diễn trò 1 mình thật là lố bịch, hài hước. Va-ren sửng sốt cả người.
+ Đúng vậy. Bài thuyết khách của Va-ren chẳng có chút tác dụng nào, cuộc gặp gỡ đã diễn ra đảo lộn, đổi ngôi: Người tù thành người phán xét, uy nghi, cao cả còn y thành kẻ hèn hạ, trơ trẽn tự lật mặt nạ mình.
-Cá nhân.
-Thảo luận, trình bày:
+ Ý đã rõ: Phê phán trò bịp bợm, trò lố của Va-ren; đề cao khí phách anh hùng của Phan Bội Châu trước kẻ thù.Sự im lặng thể hiện sự coi thường, khinh bỉ, bất hợp tác.
+ Cái nhếch râu mép ® Khinh bỉ, coi thường.
+ “ PBC có mĩm cười  như cánh ruồi lướt qua vậy”® Tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của PBC trước kẻ thù.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Yêu nước sâu sắc, luôn chiến đấu hi sinh vì tư tưởng cứu nước, luôn kiên cường bất khuất không sợ gian khổ, tù đày, vững vàng không để kẻ thù mua chuộc ® tiêu biểu cho khí phách Việt Nam.
 III/ Tổng kết: Ghi nhớ T 95
(?) Đoạn kết đã nâng giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm ntn? Nâng thêm như thế tạo thêm hứng thú gì cho người đọc?
(?) Trong phạm vi hiểu biết của em, em thấy có ai viết truyện mà lại thêm phần TB (tái bút) như ở đây không? Nếu chỉ ở đây mới có thì nên đánh giá ntn?
(?) Thêm lời tái bút như thế đã tạo thêm điều gì lí thú?
(?) Sau khi phân tích trên, hãy nêu tính cách của nhân vật PBC? 
* Cho 2 HS đọc to ghi nhớ.
* Chốt lại ý chính.
+ Đoạn kết làm cho tính cách PBC càng được khắc hoạ sâu sắc hơn, tinh tế hơn, đầy đủ hơn và đáng kính phục hơn.
+ Không! ® Độc đáo, hấp dẫn.
+ Nâng cấp nội dung tư tưởng của tác phẩm: Đối với kẻ thù có nhiều cách ứng xử: chỉ im lặng dửng dưng chưa đủ phải có hành động chống trả quyết liệt: Nhổ vào mặt nó Þ Thật là hóm! Thật là thú vị!
-Cá nhân.
-Đọc. Tự ghi nhận.
HĐ3: Luyện tập 
BT1 :Kính yêu, khâm phục, ca ngợi. Qua nghệ thuật xây dựng 2 nhân vật đối lập. Đặc biệt, hình ảnh PBC chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng đã để lại những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc.
2) Trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xâu xa của Va-ren. Hắn bày ra những trò lố lăng, gian xảo, trơ trẽn chẳng lừa được ai mà càng lộ ra bộ mặt phản bội của hắn một cách 
(?) Trong truyện, thái độ của tác giả đối với PBC ntn? Căn cứ vào đâu để biết điều đó?
(?) Giải thích nghĩa cụm từ: “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm?
-Cá nhân
-Cá nhân.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
thấp kém, hèn hạ, đê tiện.
HĐ4: Dặn dò 
** Đọc lại văn bản, học bài ghi, thuộc ghi nhớ.
** Đọc phần đọc thêm trang 95, 96.
** Soạn bài: Dùng cụm C-V mở rộng câu: Luyện tập. (Giải trước các bài tập 1,2,3 trang 96, 97)
** Nghe và tự ghi nhận.
 Tuần : 28	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết : 111.
DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU 
LUYỆN TẬP ( TIẾP )
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C-V để mở rộng câu.
 - Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm C-V.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ (Phân tích bằng sơ đồ bài tập 2).
* Trò: Giải trước 3 bài tập vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Khởi động: 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Thế nào là dùng cụm chủ- vị mở rộng câu?
(?) Nêu các trường hợp dùng cụm chủ –vị mở rộng câu?
* Giới thiệu bài: 
* Lớp trưởng báo cáo.
*HS trả bài.
* Nghe và ghi tựa bài.
HĐ2: Luyện tập 
1)Xác định và gọi tên cụm C-V làm thành phần:
a. - Khí hậu nước ta ấm áp 
 ® Chủ ngữ.
 - Ta quanh năm trồng trọt 
 ® Bổ ngữ.
 b. - Các thi sĩ ca tụng 
 - Người lấy tiếng 
 ® Định ngữ
 (danh từ Khi)
 c. - Những tục lệ 
 - Những thứ của quý 
 ® Bổ ngữ
 (động từ thấy)
* Cho HS đọc yêu cầu bài tập và các câu a, b, c.
* Đánh giá, khẳng định.
* Đọc, nhắc lại yêu cầu.
* Thảo luận nhóm, trình bày.
* Nhận xét, sưả chữa.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
2/Gộp các câu thành câu có cụm C-V làm thành phần:
a. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ thầy cô vui lòng.
 b. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người ViệtNam ta du dương trầm bổng như bản nhạc.
d. Cách Mạng tháng Tám thành công đã khiến cho Tiếng việt có 1 bước phát triển mới, 1 số phận mới.
3/Gộp các câu thành câu có cụm C-V làm thành phần:
a. Anh em hoà thuận khiến 2 thân vui vầy.
b. Đây là cảnh 1 rừng thông mà ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.
c. Hàng loạt vỡ kịch như: “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ’, “Bên kia sông Đuống” ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu khắp mọi miền đất nước
* Cho HS đọc yêu cầu, phân công mỗi tổ thảo luận 1 câu.
* Đánh giá, khẳng định.
* Cho HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 3, thảo luận.
* Đánh giá, khẳng định.
* Nêu yêu cầu, đọc bài tập.
* Thảo luận, trình bày,
* Nhận xét, bổ sung.
* Nêu yêu cầu, đọc bài tập.
* Thảo luận, trình bày.
* Nhận xét, sửa chữa.
HĐ3: Dặn dò 
** Ôn lại lí thuyết (ghi nhớ bài 25). 
** Giải hoàn chỉnh lại các bài tập vào vỡ.
** Chọn 1 đề trang 98 chuẩn bị cho tiết luyện nói trước tổ, trước lớp.
 Tuần : 28	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết : 112.
LUYỆN NÓI : 
BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Nắm vững hơn và vận dụng thành thạo các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan.
Biết cách trình bày một vấn đề xã hội (hoặc văn học) để thông qua đó nói năng 1 cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Phân công cụ thể cho từng tổ chuẩn bị.
* Trò: Trả lời câu hỏi gợi tình huống mục 1, 2 SGK ® Lập dàn ý chi tiết ® Tập nói ở nhà trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
* Kiểm tra sự chuẩn bị của từng nhóm và một vài cá nhân.
* Giới thiệu bài: 
** Nói năng là một hoạt động có ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống, trong giao tiếp với mọi người. Trong tiết luyện nói giúp các em luyện tập để có thể nói năng cho tốt không phải chỉ trong thời gian học tập ở nhà trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Yêu cầu nói đủ nghe, không nhát gừng, không lặp, lắp, cố gắng truyền cảm thuyết phục người nghe. Tư thế nói thoải mái, tự nhiên, không quá cứng nhắc.
* Lớp trưởng báo cáo.
* Tổ báo cáo, cá nhân trình tập soạn bài.
*Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ2: Tổ chức luyện nói 
-Chia lớp làm 2 nhóm.
+ Cử nhóm trưởng điều động,.
+ Nhóm phó làm thư kí ghi chép ý kiến, nhận xét. 
-Thảo luận nhóm:
+ Nhóm trưởng điều khiển các thành viên lần lượt nói từng đoạn đến hết bài. 
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Luyện nói trước lớp:
* Yêu cầu các nhóm cử đại diện nói trước lớp.
* Theo dõi quá trình làm việc của từng nhóm.
* Sơ kết chung về kết quả giờ luyện nói:
+ Số HS được nói.
+ Nội dung, chất lượng nói:Nội dung, giọng, tư thế.
+ Ý kiến phát biểu nhận xét.
* Cho điểm, đánh giá 2 đại biểu của 2 nhóm nói trước lớp
+ Nhóm trưởng điều khiển thảo luận ngắn và cử 1 bạn có bài nói khá nhất chuẩn bị nói trước lớp.
-Cả lớp lắng nghe đại diện của mỗi nhóm trình bày bài nói của mình.
-Cả lớp nhận xét bài nói của từng người.
* Nghe, rút kinh nghiệm.
HĐ3: Dặn dò 
** Từng em nói lại toàn bài 1 lần.
** Viết thành bài hoàn chỉnh.
** Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương.
+ Đọc văn bản, chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi:Tìm hiểu văn bản trang 103, 104.
** Nghe và tự ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc