Giúp hs:
- Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai NV Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội: phi nghĩa và chính nghĩa; thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam - hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời pháp thuộc.
- Đây là một truyện ngắn châm biếm, đả kích xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc, góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại VN.
- Rèn kĩ năng tóm tắt truyện, kể chuyện, PT nhân vật trong quá trình so sánh, đối chiếu.
Tuần 28 Tiết 109 Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu -Nguyễn ái Quốc- A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs: - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai NV Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội: phi nghĩa và chính nghĩa; thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam - hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời pháp thuộc. - Đây là một truyện ngắn châm biếm, đả kích xuất sắc nhất của Nguyễn ái Quốc, góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại VN. - Rèn kĩ năng tóm tắt truyện, kể chuyện, PT nhân vật trong quá trình so sánh, đối chiếu. B. Chuẩn bị: - HS : học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, tranh ảnh minh hoạ. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - Biện pháp NT nổi bật trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là gì? Lấy một vài dẫn chứng để minh hoạ? - Giải thích ý nghĩa sâu sắc và lí thú của nhan đề truyện ngắn "Sống chết mặc bay"? 3. Bài mới : Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của CM Việt Nam, Người còn là một nhà thơ, nhà báo xuất sắc. Các tác phẩm của Người ngay từ khi còn hoạt động ở nước ngoài đã gây những tiếng vang lớn. Một trong những tác phẩm đó là “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”. Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt ? Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn ái Quốc ? - HS trình bày dựa vào chú thích SGK. ? Những nét đặc sắc về tác phẩm "Những trò lố " - GV hướng dẫn HS đọc. ? Em hiểu gì về 2 NV Varen và PBC? - Chú ý các từ đã được chú thích trong Sgk. ? Truyện được kể theo trình tự nào? ? Văn bản là một truyện ngắn được tạo bằng hư cấu (về cái có thật). Vậy theo em, chuyện gì là có thật, chuyện gì là tưởng tượng? - Chuyện có thật: + Varen toàn quyền ĐD. + PBC bị giam tại HN. + PT đấu tranh đòi thả PBC. - Chuyện tưởng tượng: + Cuộc tiếp kiến của Varen và PBC. ? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn ? ? Về địa vị, Varen và PBC có điểm gì khác biệt ? ? Họ ở hai lực lượng như thế nào với nhau? ? Varen hứa sang Việt Nam sẽ "chăm sóc" vụ PBC vì lí do gì ? Từ "chăm sóc" ở đây hiểu là gì? ? "Nửa chính thức" nghĩa là như thế nào? - HS đọc lời bình luận của tác giả ? “Giả sử cứ cho rằng và ra làm sao" ? Em có nhận xét gì về lời bình luận của tác giả? Thái độ của tác giả ở đây là gì? ? Tác giả đưa ra hàng loạt chi tiết: “Varen cần phải yên vị đã” mà hành trình từ Mác Xây đến Sài Gòn 4 tuần, PBC vẫn ở tù Những chi tiết này có ý nghĩa gì? ? Đoạn truyện mở đầu có ý nghĩa gì? - HS phát biểu ý kiến. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả : - Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch HCM (1919-1945). Bút danh này gắn liền với tờ báo "Người cùng khổ" (1922-1925) trên đấp Pháp. 2. Tác phẩm : - Tp xuất hiện trên tờ bào "Người cùng khổ" số 36-37, phát hành tháng 9,10-1925 tại Pari- góp thêm một tiếng nói đầy sức mạnh vào phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu - Là truyện ngắn châm biếm, đả kích xuất sắc, đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại VN. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc - chú thích: - Chú ý lời kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm, hài hước, cần phân biệt lời độc thoại của Varen, lời bình luận của tác giả, lời tái bút 2. Kể - tóm tắt. - Được kể theo trình tự chặng đường đi của Varen từ Pháp ] VN: + Varen chuẩn bị sang nhận chức toàn quyền Đông Dương với lời hứa "nửa chính thức " sẽ chăm sóc PBC. + Cuộc gặp gỡ giữa Varen và PBC trong Hoả Lò ( HN). 3. Bố cục: 3 đoạn: - Đ1: Từ đầu ] Vẫn bị trong tù giam: Tin Varen sang VN. - Đ2: Tiếp ] Tôi làm toàn quyền: Trò lố của Varen với PBC. - Đ3: Còn lại: Thái độ của PBC. 4. Phân tích: a. Tin Varen sang Việt Nam: - Varen: Toàn quyền tại ĐD (1925) - PBC : Lãnh tụ phong trào yêu nước VN đầu TK XX - Varen chuẩn bị sang VN nhận chức toàn quyền ĐD. - PBC bị bắt giam trong Hoả Lò ] Họ ở hai LL đối lập nhau. * Hứa "chăm sóc vụ PBC "vì: + Công luận Pháp đòi hỏi. + Mới nhận chức, muốn lấy lòng dư luận, tạo dựng uy tín trính trị cho bản thân. è" Chăm sóc"= sẽ xem xét. sẽ giải quyết - Nửa chính thức = Không chính thức. ]Lời bình luận èthái độ mỉa mai, ngờ vực, không tin tưởng vào lời hứa của Varen. ] Bắt đầu hé mở bộ mặt của Varen và lôi cuốn sự theo dõi của người đọc: hắn sẽ thực hiện lời hứa ntn? - Thông báo việc Varen sang Việt Nam và lời hứa của y. - Gieo thái độ ngờ vực về lời hứa đó. - Hé mở bộ mặt của Varen. 4. Củng cố kiến thức: - Tóm tắt lại cốt truyện ? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc nội dung bài học. - Làm các bài tập phần Luyện tập. - Chuẩn bị phân tích phần tiếp theo. ***************************** Tiết 109 Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu -Nguyễn ái Quốc- A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs: - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai NV Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách, đại diện cho ll xã hội: phi nghĩa và chính nghĩa; thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam - hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời pháp thuộc. - Đây là một truyện ngắn châm biếm, đả kích xuất sắc nhất của Nguyễn ái Quốc, góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại VN. - Rèn kĩ năng tóm tắt truyện, kể chuyện, PT nhân vật trong quá trình so sánh, đối chiếu. B. Chuẩn bị: - HS : học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, tranh ảnh minh hoạ. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - Phân tích đoạn mở truyện “tin Va- ren sang Việt Nam”? 3. Bài mới : Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - HS theo dõi tiếp câu chuyện. - Đv kể chuyện gì? ? Đây có phải là cuộc đối thoại giữa Varen và PBC không? ? Đọc đoạn văn bình luận của tác giả về cuộc gặp gỡ. Nhận xét về lời bình luận của tác giả? - NT bình luận? - Thái độ của tác giả? - Mục đích? - Theo dõi cuộc đối thoại: ? Varen tuyên bố điều gì? ? Đi kèm với lời tuyên bố đó là gì? ? Varen còn khuyên PBC điều gì? ? Như vậy, thực chất lời hứa của là ntn? ? Cái đáng cười của Va-ren ở đây là gì? ? Vậy đến đây, em hiểu ntn về tiêu đề " Những trò lố "? Ai là tác giả của những trò lố đó? - Theo dõi phần cuối truyện. ? Trong khi Varen nói, PBC có biểu hiện gì? ? Biểu hiện ấy cho thấy PBC có thái độ ntn trước lời lẽ của Varen? ? Thái độ đó biểu hiện điều gì trong nhân cách PBC? ? Truyện nếu dừng ở chỗ "không hiểu PBC" có được không? Phần kết có giá trị gì? ? Qua tìm hiểu truyện, em thấy được những nét nổi bật nào về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm? ? Em đã học những tác phẩm nào của HCM, kết hợp với tác phẩm này, em có nhận xét gì về đ2 văn chương của HCM? - Hs đọc ghi nhớ (sgk). b. Trò lố của Varen đối với PBC. * Varen đến xà lim HN gặp PBC. - Không có lời đối thoại: chỉ có lời độc thoại của Varen và lời bình của tác giả. - Dùng biện pháp tương phản, đối lập: Tính cách cao thượng của PBC (bậc anh hùng, vị thiên sứ), với tính cách đê tiện của Varen (kẻ phản bội nhục nhã) [ Ca ngợi nhà cách mạng PBC, khinh rẻ Varen. [ Vạch trần sự lố bịch trong nhân cách Varen và khẳng định chính nghĩa của PBC. - Tôi đem tự do đến cho ông đây. - Điều kiện: + Trung thành với nước Pháp. + Cộng tác, hiệp lực với nước Pháp. + Chớ xúi giục đồng bào, bảo họ hợp tác với người Pháp. - Khuyên: + Từ bỏ lí tưởng: " bỏ mặc" + Bắt tay với Varen + Nên vì quyền lợi cá nhân ] Không giải phóng PBC mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và dt mình, không vì tự do của PBC mà vì quyền lợi của nước Pháp và trực tiếp là danh lợi của hắn. ] Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo người trung thành với lí tưởng cao cả nhất. * Lời hứa chăm sóc PBC không những chỉ là một lời hứa suông mà còn là một trò bịp bợm, đáng cười. c. Thái độ của PBC: - Im lặng, dửng dưng. - Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống. - Mỉm cười một cách kín đáo. - Nhổ vào mặt Varen. ] Ngạc nhiên, khinh bỉ. ] Nhân cách cứng cỏi, không chịu khuất phục, kiêu hãnh, đường hoàng. ] Phần kết có gía trị khẳng định lại một lần nữa nhân cách của PBC và thái độ của cụ trước kẻ thù - đặt trong lời khẳng định của anh lính dõng ] lời khẳng định thêm tính khách quan. 4. Tổng kết: - Ghi nhớ: SGK ] Tác phẩm của HCM mang tính NT cao, vừa mang tính tư tưởng, vừa mang tính chiến đấu. 4. Củng cố kiến thức: - Cảm nhận chung của em sau khi học xong truyện ngắn này? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc nội dung bài học. Học hiểu ND ghi nhớ/SGK. - Làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị : Dùng cụm C-V để mở rộng câu. + Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK. ******************************** Tiết 111 Tiếng Việt: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ( tiếp theo ) A. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố kiến thức về dùng cụm c- v để mở rộng câu. - Biết cách mở rộng câu bằng cụm c- v. - Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7), bảng phụ. - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VD/SGK. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là cụm c-v để mở rộng câu? Những trường hợp nào có thể dùng cum c-v để mở rộng câu? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt (GV dùng bảng phụ ) ? Hs lên bảng tìm cụm c-v làm TP câu hoặc TP cụm từ trong các câu. Cho biết các cụm c-v đó làm thành phần gì? - HS làm bài tập theo nhóm. ? S2 câu 1 với câu sau và cho biết hai câu khác nhau ở điểm nào? - Chúng em học giỏi để thầy cô và cha mẹ vui lòng. ] Câu ghép c-p II. Luyện tập 1. Bài tập 1: a, Khí hậu nước / ta ấm áp // cho phép ta / quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa ( Cụm c-v1 làm CN) (cụm c-v2 làm PN của Đgt) b, Có kẻ nói từ khi các ca sĩ / ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ // núi non, hoa cỏ / trông mới đẹp(Cụm c- v1 làm PN của DT; cụm c-v2 làm VN) * Từ khi có người / lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh // tiếng chim tiếng suối / nghe mới hay (Cụm c-v1 làm PN cho DT; cụm c-v2 làm VN) c, thấy những tục lệ tốt đẹp ấy / mất dần (và) những thức quý của đất mình / thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kêch bắt trước người ngoài. (cụm c-v làm PN của Đgt) 2. Bài tập 2: - Chúng em / học giỏi // làm cha mẹ và thầy cô / vui lòng. - Nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định rằng // cái đẹp / là cái có ích. - Tiếng Việt / rất giàu thanh điệu // khiến lời nói của người Việt Nam / du dương trầm bổng như - CM tháng Tám / thành công // khiến cho T-V / có một bước 4. Củng cố kiến thức: - GV thu bài kiểm tra. à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm BT 3. - Chuẩn bị bài luyện nói văn giải thích: + Đề 1: Vì sao những trò lố mà Varen bày ra với PBC lại được Nguyên ái Quốc gọi là " Những trò lố"? + Đề 2: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Sống chết mặc bay". ********************************** Tiết 112 Tập làm văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề. A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs: - Nắm vững và vận dụng thành thạo các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập. - Biết trình bày miệng một vấn đề xã hội ( hoặc văn học ), thông qua đó, tập nói một cách mạnh dạn và trôi chảy. - Tích hợp với phần văn qua 2 văn bản: “Những trò lố ” và “Sống chết mặc bay” B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7). - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu đề bài /SGK. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày phương pháp làm 1 bài văn giải thích ? (Nêu các bước) 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - GV ghi đề bài lên bảng. - Hoc sinh đọc đề. - Tổ 1 và tổ 2: chuẩn bị đề 1. Tổ 3 : chuẩn bị đề 2 . - Hình thức: thảo luận nhóm. GV hướng dẫn HS tìm ý. HS tìm ý và lập dàn ý sơ lược. - GV nêu yêu cầu của việc trình bày miệng. - Mỗi tổ cử 1-2 hs trình bày. - Các tổ nhận xét, - gv sửa chữa – cho điểm. I. Đề bài luyện nói: * Đề 1: Vì sao những trò lố mà Varen bày ra với PBC lại được Nguyên ái Quốc gọi là " Những trò lố"? * Đề 2: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là " Sống chết mặc bay ". II. Thực hành: 1. Yêu cầu chuẩn bị : - Tìm hiểu yêu cầu của đề. - Tìm luận điểm chính, các luận cứ. - Lập dàn ý sơ lược. * Đề 1: - Thế nào là trò lố? - Tại sao NAQ lại gọi là những tấn trò của Varen là " Những trò lố "? Đâu là những trò lố của Va- ren. - Cách gọi ấy có ý nghĩa gì? * Đề 2: - Thế nào là " Sống chết mặc bay "? - Tai sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên truyện ngắn là như vậy ? - Kẻ sống theo quan niệm sống chết mặc bay trong tác phẩm là ai? Cách sống đó được biểu hiện như thế nào? - ý nghĩa của nhan đề là gì? 2. Trình bày miệng - Phát biểu trôi chảy, rõ ràng, liền mạch - Tư thế đĩnh đạc, từ tốn. - Chú ý lập luận giải thích có sức thuyết phục 4. Củng cố kiến thức: - GV nhận xét đánh giá giờ luyện nói, tuyên dương những tổ tích cực làm việc. à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết bài đã chuẩn bị vào vở. - Chuẩn bị bài : “Ca Huế trên sông Hương”. + Đọc VB và trả lời câu hỏi SGK. Ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tài liệu đính kèm: