Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 112: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 112: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh:

- Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài nghị luận giải thích.

- Phân biệt được các đề văn giải thích và chứng minh

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

Giới thiệu : Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì ? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh mà các em đã học.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 112: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	
 Tuần 28	
TiÕt 112
A. Mục tiêu cần đạt 	 Giúp học sinh: 
- Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài nghị luận giải thích.
- Phân biệt được các đề văn giải thích và chứng minh
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
à GV: SGK, STK, gi¸o ¸n.
à HS: ChuÈn bÞ bµi tr­íc ë nhµ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Giới thiệu : Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì ? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh mà các em đã học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu Mục đích và phương pháp giải thích :
- Trong đời sống, khi nào mà chúng ta cần được giải thích? Vd ?
- Tuy nhiên đó là trong đời sống, còn trong văn nghị luận thì người ta thường yêu cầu chúng ta giải thích các vấn đề tư tưởng đạo lý, các chuẩn mực hành vi của con người.
* Để hiểu rõ hơn cô mời một em đọc â văn bản “Lòng khiêm tốn” sgk/70,71
- Bài văn giải thích vấn đề gì? Và giải thích như thế nào?
- Phương pháp giải thích có phải là đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn không? Vì sao?
- Theo các em, liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao?
- Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ? vì sao?
* Qua những đặc điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
Hoạt động 2 : Luyện tập.
 - Gọi Hs đọc bài văn : Lòng nhân đạo 
- Cho biết vấn đề cần được giải thích và phương pháp giải thích trong bài?
Hoạt động 3: Củng cố 
Đọc phần đọc thêm :
- Óc phán đoán và óc thẩm mỹ
- Tự do và nô lệ
Hoạt động 4: Dặn dò 
- Học bài, soạn văn bản : Sống chết mặc bay
à Khi muốn hiểu rõ những điều mình chưa biết (Vd : Vì sao có gió thổi, vì sao nước biển lại mặn)
à Việc đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn : “Khiêm tốn là tính nhã nhặn.khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém khiêm tốn là biết mình biết người”
- Cũng là 1 trong những cách giải thích về lòng kh.tốn. Vì nó trả lời cho câu hỏi khiêm tốn là gì?
à Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn: kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo khinh người  cũng được coi là một trong những cách giải thích. Vì đó là thủ pháp đối lập.
à Chỉ ra cái lợi của kh.tốn, cái hại của không kh.tốn cũng được coi là nội dung của giải thích vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn ý nghĩa của kh.tốn đố với đời sống con người.
à Học sinh đọc ghi nhớ – sgk/71
à (3 em đọc)
I. Mục đích và phương pháp giải thích :
*Văn bản :
 Lòng khiêm tốn
- Giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn. 
- Giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
- Đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn .
- Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn: kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo khinh người  cũng được coi là một trong những cách giải thích. Vì đó là thủ pháp đối lập.
- Chỉ ra cái lợi của kh..tốn, cái hại của không kh.tốn .
 * Ghi nhớ : sgk/71
II. Luyện tập :
Bài văn : Lòng nhân đạo
- Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo, lòng thương người.
- Phương pháp giải thích :
+ Nêu câu hỏi : thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?
Sau đó đưa ra một bằng chứng trong cuộc sống và từ bằng chứng này đi đến kết luận : “những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo” .
 + Phần cuối của bài văn tác giả lại dẫn lời của thánh Găng-đi nhằm nhấn mạnh vào ý : Phải phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ để đạt được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người. Đó chính là nêu tác dụng tốt đẹp của lòng nhân đạo.

Tài liệu đính kèm:

  • doc112.doc