Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3: Tiết 9: Ca dao- Dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3: Tiết 9: Ca dao- Dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp theo)

I. Chuẩn:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm Ca dao- Dân ca.

- Nắm được nội dung ý nghĩa về một só hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao- dân ca trong những bài đó.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc, cảm thụ những bài ca theo chủ đề tình cảm gia đình.

3. Thái độ: Giáo dục về tình cảm gia đình qua những bài ca đó.

II. Mở rộng và nâng cao:

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1258Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3: Tiết 9: Ca dao- Dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
Tuần 3:
TIẾT 9: CA DAO- DÂN CA 
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.
A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm Ca dao- Dân ca.
- Nắm được nội dung ý nghĩa về một só hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao- dân ca trong những bài đó.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc, cảm thụ những bài ca theo chủ đề tình cảm gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục về tình cảm gia đình qua những bài ca đó.
II. Mở rộng và nâng cao:
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
	- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành .
C. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Tham khảo mãng Ca dao- Dân ca.
2. HS: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: KT việc chuẩn bị?
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
Ca dao- Dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng" Là thơ ca trữ tình dân gian. Nó phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và những hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Nó đã, đang và sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta.Tình cảm của con người bắt đầu là những tình cảm gia đình. Vậy nội dung của những bài ca đó như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu để nắm rõ điều đó.
2. Triển khai bài
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Giới thiệu thể loại .
GV: Gọi HS đọc phàn chú thích*
CH1: Ca dao là gì? Ca dao khác dân ca ở đểm nào?
HĐ2: Đọc - Chú thích:
GV: Đọc 1 bài, gọi HS đọc các bài còn lại và tìm hiểu chú thích.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
GV: Nêu câu hỏi tìm hiểu cấu trúc của văn bản.
CH1: Bài này là lời của ai nói với ai? Về việc gì?
CH2: Lời ca " cù lao chín chữ" có ý nghĩa khái quát điều gì?
CH3: Em hãy nêu tác dụng của cách ví von, so sánh ở lời ca trong hai câu đầu bài?
CH4: Bài ca 2 diễn tả tâm trạng của người con, tâm trạng đó diễn ra trong thời gian và không gian nào?
CH5: Thời gian, không gian đó bộc lộ lên điều gì?
CH6: Bài ca dao này là lời của ai? Nội dung của nó muốn nói lên điều gì?
CH7: Bài ca nói lên điều gì? Qua bài ca đó muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
CH8: Các bài ca trên đã sử dụng những nét nghệ thuật nào?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
*Ca dao: Là những sánh tác bằng văn vần của quần chúng nhân dân. Thường miêu tả tâm trạng tìm cảm của con người.
*Dân ca: Là những câu hát, bài hát dân gian mang tính địa phươưng.
- Là những sáng tác kết hợp thơ với nhạc, phần thơ thường được gọi là ca dao.
2. Đọc- Chú thích:
II. Phân tích:
Bài 1: - Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ.
- Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
- Đặt công cha nghĩa mẹ ngang tầm với vẻ cao rộng và vĩnh cửu của thiên nhiên để khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và trách nhiệm của kể làm con ytước công lao to lớn đó.
- Dùng phép so sánh dân dã, quên thuộc.
Bài 2: - Thời gian: chiều chiều.
 - không gian: ngõ sau.
ðLàm rõ tâm trạng , nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ của người con gái lấy chồng xa quê.
- Đó là nỗi buồn sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai.
Bài 3: Là lời của con cháu muốn thể hiện sự trân trọng, tôn kính công lao to lớn của ông bà trong việc gây dựng gia đình, dòng tộc.
Bài 4: - Tiếng hát về tình cảm anh em ruột thịt.
- Anh em sống luôn yêu thương, giúp đỡ , hoà thuận và giúp đỡ lẫn nhau.
- Thể thơ lục bát.
- Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
3. Củng cố: Những bài ca dao trên,nội dung nói về vấn đề gì?
 4. Dặn dò: Về học bài cũ, học thuộc lòng các bài trên, soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước tiết sau học.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
TIẾT 10: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯƠC, CON NGƯỜI.
A. MỤC TIÊU:
I.Chuẩn
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật của các bài ca dao trên.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc, cảm thụ văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước con người.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
	- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành .
C. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Tham khảo một số bài ca dao thuộc chủ đề. .
2. HS: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng các bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình?
III. Bài mới: 
1. Gới thiệu bài: Những câu hát tình yêu quê hương, đất nước, con người đã đi vào lòng người chúng ta từ thuở lọt lòng. Những câu hát đó ca ngợi vấn đề gì? Nghệ thuật dung trong các bài như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu để nắm rõ điều đó.
2. Triển khai bài:
 Hoạt động của Thầy và Trò
 Nội dung kiến thức
HĐ1: Đọc- Chú thích.
GV: Đọc 1 bài, phần còn lại gọi HS đọc và tìm hiểu chú thích.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
CH1: Trong bài1, em đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến vừa nêu?
CH2: Hình thức đối đáp có phổ biến trong ca dao- dân ca không?
CH3: Vì sao ở bài 1 chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh và những đặc điểm của địa danh như vậy để hỏi đáp?
CH4: Hãy phân tích cụm từ " Rủ nhau" và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh ở bài này?
CH5: Các địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì?
CH6: Câu cuối của bài là một câu hỏi là một câu hỏi đã gợi cho em suy nghĩ gì?
CH7: Từ láy quanh quanh trong câu ca có sức gợi tả một không gian như thế nào của xứ Huế?
CH8: Các tính từ non xanh, nước biếcgợi tả vẻ đẹp nào của phong cảnh xứ Huế?
CH9: Đại từ ai trong bài ca có ý nghĩa gì?
CH10: Câu cuối cùng của bài ca đã nêu lên vấn đề gì?
CH11: Qua hai dòng đầu bài 4, em có nhận xét gì về cấu tạo đặc biệt của hai dòng này trên các phương diện ngôn từ và nhịp điệu?
CH12: Phép lặp, đảo, đối đó có tác dụng gì trong việc gợi hình gợi cảm cho bài ca?
CH13:Em hãy nhận xét về khả năng gợi tả của hình ảnh so sánh trong hai câu cuối bài?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập.
HĐ4: Đọc thêm. HS thực hiện 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Phân tích:
Bài 1: 
1. Bài ca có hai phần. Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
- Có nhưng không phổ biến.
2. Hát đối đáp là một hình thức để trai gái thử tai nhau, đo độ hiểu biết kiến thức địa lý, lịch sử.
- Đối đáp để họ bày tỏ tình cảm với nhau.
Bài 2: " Rủ nhau" người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết. Họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm việc gì đó.
- Các địa danh đã gợi lên âm vang lịch sử và văn hoá, niềm tự hào về hồ Gươm về Thăng Long và đất nước.
- Nhắc nhỡ thế hệ sau phải biết gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc.
Bài 3: Rộng, đường uốn khúc mềm mại dẫn về Huế.
- Màu xanh của núi và nước hoà lẫn tạo một cảnh đẹp êm dịu tươi mát hiền hoà.
-Ai chỉ người bất kỳ, chỉ số đông.
- Lời mời chào mọi người hãy đến với Huế và thể hiện tình yêu lòng tự hào với cảnh đẹp của xứ Huế.
Bài 4: - Các nhóm từ ở dòng sau lặp, đảo và đối xứngvới các nhóm từ ở dòng trước.
- Nhịp 4/4/4.
+ Tạo ấn tượng cảnh cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt.
+ Biểu hiện cảm xúc phấn chấn yêu quê hương,yêu đời của người nông dân.
- Gợi tả vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát trong một buổi sáng đẹp trời.
* Ghi nhớ: (SgkT40)
III. Luyện tập:
IV. Đọc thêm:
3. Củng cố: Các đặc điểm nội dung nỗi bật của văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người là gì?
 	4. Dặn dò: Về học bài cũ, học thuộc lòng các bài trên. Soạn bài những câu hát than thân tiết sau học.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
TIẾT 11: T Ừ LÁY
A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm đ ược cấu tạo c ủa hai loại tư láy. Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Hiểu được cơ chếnghĩa của từ láy tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo, cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ láy trong khi nói và viết.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
	- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành .
C. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Mẫu các loại từ láy.
2. HS: Giấy trong, bút dạ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: Từ ghép là gì? Cho ví dụ.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Nghĩa của từ láy được dùng để làm gì? Cách tạo nghĩa của từ láy ra sao? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ điều đó.
2. Triển khai bài:
 Hoạt động của Thầy và Trò
 Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu các loại từ láy?
GV: Gọi HS đọc bài tập1.
CH1: Các từ in đậm có đặc điểm âm thanh gì giống nhau và khác nhau?
GV: Cho HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
GV: Nhân xét bổ sung
CH2: Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy vừa tìm được?
CH3: Em có nhận xét gì về cách trình bày các từ láy nói trên?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy?
CH1: Nghĩa của các từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
CH2: Các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì chung về âm thanh và ý nghĩa?
CH3: Các từ: Nhấp nhô, phập phồng, bấp bênh có đặc điểm gì chung về âm thanh và ý nghĩa?
CH4 So sánh nghĩa của các từ láy: Mềm mại, đo đỏ,với nghĩa của các tiếng gốc : mềm, đỏ?
GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ..
HĐ3: Luyện tập: 
Bài tập1: HS đọc đoạn văn đó.
CH1: Tìm các từ láy trong đoạn văn và phân loại các từ láy vừa đã tìm?
Bài tập2: Điền các tiếng vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo thành từ láy?
Bài tập3: Hãy chịn từ thích hợp để điền vào chỗ tróng trong câu đã cho?
I. Tìm hiểu chung:
1. Bài tâp: 
+ đăm đăm: - Phát âm giống nhau hoàn toàn.
+ mếu máo: - Giống phụ âm đầu.
 - Khác vần.
+ liêu xiêu: - Giống phần vần.
 - Khác phụ âm đầu.
 Có hai loại từ láy: - Hoàn toàn.
 - Bộ phận.
- Đây là những từ cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc nhưng có biến đổi âm cuối và thanh điệu để tạo sự hài hoà âm thanh.
2. Ghi nhớ: ( SgkT42)
II. Phân tích: 
1.Bài tập1: 
- Nghĩa của từ này là sự mô phỏng đặc điểm âm thanh của tiếng cười, tiếng khóc, tiếng đồng hồ chạy, tiếng chó sủa.
a. Các từ láy có khuân vần i đều miêu tả âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
b. Đều là từ láy phụ âm đầu, biểu hiện trạng thái dao độngmột chỗ, khi ẩn khi hiện, khi rõ khi không.+ Nghĩa của từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc
- Nó là trạng thái động.
2. Ghi nhớ: ( SgkT42)
III. Luyện tập:
1. Bài tập:
- Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
- Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề..
2. Bài tâp2: lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ánh.
3. Bài tâp3: 
a. nhẹ nhàng; b. nhẹ nhõm.
a. xấu xa; b. xấu xí.
a. tan tành; b. tan tác.
3. Củng cố: Từ láy là gì? Từ láy có cách tạo nghĩa như thế nào so với tiếng gốc?
 	4.Dặn dò: (1’)Về học bài cũ, làm bài tập còn lại, soạn bài Đại từ tiết sau học.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
TIẾT 12: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để làm một bài vbăn hiệu quả và hoàn chỉnh hơn..
2. Kỹ năng: Củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản để làm bài.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng và nắm được các bước tạo lập văn bản để làm bài được tốt.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
	- Vấn đáp, thuyết trình, thực hành .
C. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Các bước tạo lập văn bản. Đề, dàn bài..
2. HS: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. ổn định tổ chức: : 
II. Kiểm tra bài cũ: Bố cục của văn bản là gì?
III. Bài mới: 
1. Gới thiệu bài mới:
 - Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Rèn luyện các kỹ năng ấy mục đích là tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh, lô gíc. Vậy các bước tạo lập một văn bản như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài Quá trìng tạo lập văn bản để biết được điều đó.
2. Triển khai bài:
 Hoạt động của Thầy và Trò
 Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu về các bước tạo lập văn bản ?
CH1: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?
CH2: Để tạo lập một văn bản ta có bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề vừa nêu không?
CH3: Khi tạo lập văn bản, ta cần phải làm việc gì để tạo lập văn bản?
CH4: Khi tìm hiểu định hướng chính xác vấn đề, bước tiếp theo ta phải làm gì?
CH5: Có các bước trên đã tạo ra một văn bản chưa? Vậy để tạo ra một văn bản, ta phải làm gì?
CH6: Hãy cho biết việc viết thành văn bản ấy cần đạt được những yêu cầu gì? Trong các yêu cầu nêu ở SgkT45.
CH7: Sau khi hoàn thành văn bản,ta cần phải làm gì nữa?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập:
GV: hướng dẫnHS làm bài tập 1 
BT2: Chia HS ra 4 nhóm làm bài tập này.
Đai diện nhóm trình bày, GV: nhận xét bổ sung.
BT3: GV nêu câu hỏi để HS trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung nếu sai.
I. Các bước tạo lập văn bản:
1. Bài tập: 
- Khi phát biểu ý kiến, viết thư, viết báo tường lớp hoặc viết tập làm văn.
- Không bỏ qua vấn đề nào.
a. Định hướng chính xác: Văn bản viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?
b. Tìm ý, lập dàn ý.
c.. Diễn đạt các ý đó thành câu, thành đoạn.
- Cần đạt các yêu cầu trên trừ kể chuyện hấp dẫn với văn bản không phải là tự sự.
d. Cần kiểm tra lại văn bản xem đạt yêu cầu đã nêu chưa?
2. Ghi nhớ: ( SgkT46)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
2. Bài tạp2:
a. Bạn phải thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các ban khác học tập tốt hơn.
b. Xá định không đúng đối tượng giao tiếp. Báo sáo được trình bày với HS chứ không phải với thầy cô giáo.
3. Bài tập3: a. Dàn bài không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh.
- Tuyện đối đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
b. Các phần các mục được trình bày qua một hệ thống ký hiệu chặt chẽ, ý lớn dùng số la mã, ý nhỏ phải dùng số thường, ý nhỏ hơn dùng a,b,c.
Trình bày những ý cần ngăn nắp rõ ràng.
III. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ. 
A. Đề bài:
Hãy kể cho bố mẹ nghe một chuyện lý thú ( hoặc cảm động hoặc buồn cười)mà em đã gặp ở trường?
B. Lập dàn bài:
+ MB: - Giới thiệu chung về nhân vật và sự viêc được kể (2đ)
+ TB: - Kể diễn biến của câu chuyện.. ( 2đ)
- Sắp xếp theo một trình tự thời gian, việc gì kể trước việc gì kể sau (2đ)
- Nhân vật nào trong truyện đưa ra diễn biến đó(2đ)
+ KB: - Kết cục của sự việc. (2đ)
3. Củng cố: (4’)Có mấy bước để tao lập nên một văn bản? Hãy nêu các bước cụ thể?
4. Dặn dò: 
(1’)Về học bài cũ, làm bài tập làm văn số1, xem lại các bài đã học tiết sau Luyện tập.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7(3).doc