MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
- Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và đoạn trích "Nỗi oan hại chồng". Hiểu được các nhân vật trong trích đoạn “Nối oan hại chồng”.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt chèo.
B. CHUẨN BỊ:
- HS : học bài cũ và soạn bài mới.
Tuần 30 Tiết 117 Văn bản: Quan Âm Thị Kính. A. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống. - Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và đoạn trích "Nỗi oan hại chồng". Hiểu được các nhân vật trong trích đoạn “Nối oan hại chồng”. - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt chèo. B. Chuẩn bị: - HS : học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, tranh về các nhân vật trong chèo cổ. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : ? Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã ? 3. Bài mới: Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền Việt Nam rất phong phú và tao nhã, độc đáo. Trong đó, chèo là một loại hình được đông đảo quần chúng ưa chuộng. Vở chèo cổ " Quan Âm Thị Kính " lấy sự tích từ truyện cổ tích về đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu vài nét cơ bản về nghệ thuật chèo và ND - NT của trích đoạn " Nỗi oan hại chồng". Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt ? Trình bày những nét cơ bản về nghệ thuật chèo? - HS trả lời dựa vào chú thích * (SGK). - Gv giới thiệu vài nét cơ bản về vở chèo “Quan âm Thị Kính”. - Học sinh đọc tóm tắt vở chèo. ? Vở chèo được chia làm mấy phần? - HS trả lời. ? Về nôị dung, vở chèo mang đặc điểm nào của các tích chèo cổ? - HS trả lời. ? Nêu vị trí của đoạn trích ? - HS trả lời. ? Đoạn trích gồm những nhân vật nào? ? Nhân vật nào là nhân vật chính? NV đó thuộc mô tuýp NV nào trong chèo cổ? - Gv phân công và hướng dẫn đọc phân vai. - Hs đọc phân vai. - Hs đọc kĩ chú thích(sgk). ? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần nhỏ ? - HS phát biểu ý kiến. I. Giới thiệu chung: - Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Sân khấu chèo có tính chất tổng hợp. - Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức, giới thiệu những mâu mực về đạo đức, đả kích, phê phán những bất công trong xã hội. - Chèo có một số NV truyền thống có những đặc trưng tính chất riêng, có tính ước lệ và cách điệu cao. II. Vở chèo: "Quan Âm Thị Kính". - Đây là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ ở nước ta. - Là vở chèo mang tích Phật (dân gian gọi là tích Quan âm) * 3 phần: + án giết chồng + án hoang thai + Oan tình đựơc giải, Thị Kính lên toà sen. * Tích truyện xoay quanh trục bĩ cực- Thái lai. NV Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành Phật. III. Đoạn trích "nỗi oan hại chông" - Đoạn trích nằm ở nửa sau của phần I “án oan giết chồng”( Nửa đầu là “Vu quy” - Thị Kính kết duyên cùng Thiện Sĩ và về nhà chồng ) 1. Đọc- chú thích, bố cục: * 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà, Sùng ông, Mãng ông. - Thị Kính ( nữ chính), Sùng bà (mụ ác), + Thị Kính: Giọng hiền từ ] đau dớn nghẹn ngào, buồn bã chấp nhận. + Sùng bà: Giọng lanh lọc, lấn lướt, đay nghiến, chì chiết. + Sùng ông: a dua, tàn nhẫn, thô bạo, lừa lọc, đắc ý. + Mãng ông: Mừng vui, tự hào ] ngạc nhiên, bất lực, đau khổ. * Bố cục: 3 phần. - P1 (từ đầu à xén tày 1 mực) : trước khi mắc oan. - P2 (tiếp à về cùng cha, con ơi!): Khi mắc oan. - P3: (còn lại) : sau khi mắc oan. 4. Củng cố kiến thức: Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn “Quan âm Thị Kính”? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài. - Chuẩn bị soạn tiếp theo: Phân tích đoạn trích theo bố cục và theo nhân vật. + Đọc VB và trả lời câu hỏi SGK. Tiết 118 Văn bản: Quan Âm Thị Kính. (Tiếp) A. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật ) của đoạn trích" Nỗi oan hại chồng ". - Tích hợp với phần TV và TLV. B. Chuẩn bị: - HS : học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, tranh về các nhân vật trong vở chèo “Quan âm Thị Kính’’. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : ? Tóm tắt vở chèo “Quan âm Thị Kính” ? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - Theo dõi phần đầu. ? Nhận xét về khung cảnh ở phần đầu đoạn trích ? ? Trong khung cảnh ấy, Thị Kính có những hành động gì ? ? Điều đó thể hiện tình cảm gì ? ? Sự việc gì xảy ra ngay sau đó? ? Em có NX gì về tình tiết này? Nó có giá trị gì trong tiến trình nội dung của vở chèo? Kẻ gieo hoạ cho Thị Kính là ai? ? Việc Thị Kính định cắt râu chồng bị Sùng bà khép vào tội gì? Chi tiết nào cho thấy điều đó? ? Liệt kê hành động và NN của Sùng bà đối với Thị Kính ( Gv dùng bảng phụ ) ? Nx của em về hành động và N2 của Sùng bà? ? Sùng bà là người đàn bà có tính cách ntn? ? Sùng bà thuộc loại NV đặc biệt nào trong chèo cổ ? Nhân vật này gợi cho em cảm xúc gì? - Theo dõi nhân vật Thị Kính. ? Khi bị khép tội giết chồng, Thị Kính có những cử chỉ, hành động ntn? ? Thị Kính mấy lần kêu oan? kêu với ai? Kết quả ra sao? ? Cảm xúc của em trước cảnh này? ? Em hình dung như thế nào về cảnh ngộ và thân phận của Thị Kính? ? Em thấy được đức tính nào của Thị Kính? ? Thị Kính thuộc loại nhân vật đặc sắc nào trong chèo cổ? ? Trước nỗi oan ức của Thị Kính, em có cảm xúc gì? ? Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác? ? Xung đột kịch trong đoạn này thể hiện cao nhất. Vì sao? ? Hai vợ chồng Sùng bà hả hê, hai cha con Thị Kính đau đớn khóc than thể hiện điều gì? ? Nỗi oan đau đớn của người dân nghèo vô tội được thể hiện trong câu ca nào em đã học? ? Khi bị đuổi ra khỏi nhà, Thị Kính có cử chỉ gì? Lời nói ntn? ? Cử chỉ, lời nói đó thể hiện nỗi đau nào của Thị Kính? ? Nàng quyết định điều gì? ? Em có suy nghĩ gì về quyết định đó? ? Cách giải oan mà Thị Kính lựa chọn? ? Con đường Thị Kính chọn có ý nghĩa gì? ( hoc sinh tự bộc lộ ) ? Qua đoạn trích em thấy được điều gì về số phận người phụ nữ trong XH PK? ? Vở chèo thể hiện được những nét đặc sắc nào của nghệ thuật chèo cổ? - HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK. - Hs đọc ghi nhớ. 2. Phân tích: a, Trước khi mắc oan: - Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng (chồng ngồi học, vợ ngồi quạt cho chồng) - TK dọn kỉ, quạt cho chồng, lời nói ân cần, dịu dàng. ]Người vợ yêu chồng, thương chồng, chân thành mộc mạc. *Thấy râu chồng mọc ngược ]băn khoăn, lo lắng về dị hình chẳng lành ]cầm dao định cắt. ]Chi tiết ngẫu nhiên rất có lí: cử chỉ vô tình mà bất cẩn của Thị Kính khơi nguồn và mở đầu cho mâu thuẫn xung đột đầu tiên của vở chèo. b, Khi mắc oan: * Nhân vật Sùng bà: - Khép TK vào tội giết chồng ( Mày định giết con bà à? ) - Ngôn ngữ: đay nghiến, sỉ vả, mắng nhiếc. Khi nói về nhà mình thì khoe khoang, hãnh diện, vênh váo; khi nói về nhà Thị Kính thì coi thường, dè bỉu, khinh bỉ. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình, không cần biết phải trái, Quan hệ giữa mụ và Thị Kính vượt ra khỏi quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trở thành quan hệ giai cấp: giàu - nghèo, sang - hèn. ] Tính cách: Tàn nhẫn, một con người độc địa, bất nhân. ] Nhân vật mụ ác, bản chất tàn nhẫn, độc địa. ] Ghê rợn về sự tàn nhẫn, lo lắng cho người hiền lành như Thị Kính. * Nhân vật Thị Kính : - Khóc lóc, kêu oan ( Vật vã khóc, ngửa mặt rũ rượi, chạy theo van xin ) 5 lần kêu oan: - “Oan cho con ”] với mẹ chồng càng bị vu thêm tội. - “Oan cho con ” ]với mẹ chồng] Bị sỉ vả. - “Oan cho thiếp lắm”]với chồng]Thờ ơ, bỏ mặc. - “ Oan cho con ” ]với mẹ chồng ]Bị đẩy ngã - “Cha ơi! Oan “ ] Với cha đẻ ] Cảm thông bất lực. ] Xót xa cho Thị Kính, kêu oan trong vô vọng. Thiện Sĩ nhu nhược đớn hèn, Sùng ông nhất nhất nghe lời vợ, còn Sùng bà, mỗi lần nàng kêu oan lại như đổ thêm dầu vào lửa, nỗi oan càng dầy thêm. Giữa gđ nhà chồng, người phụ nữ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc. Nàng nhận được sự cảm thông từ người cha, nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. ] Hiền lành, chân thực, bị oan ức mà vẫn giữ phép tắc gia đình. ] NV “ nữ chính”, bản chất đức hạnh, nết na, gặp nhiều oan trái. ] Xót thương, cảm phục Thị Kính Căm ghét sự bất nhân bất nghĩa của gđ Sùng bà. * Dựng lên màn kịch: Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu ngoại, rồi bắt Mãng ông mang con gái về] Thú vui làm điều tàn ác khiến cha con Mãng ông phải nhục nhã ê chề. ] Bộc lộ đến cực điểm tính cách bất nhân của Sùng bà đồng thời bộc lộ nỗi bất hạnh lớn nhất của Thị Kính. * Mâu thuẫn xung đột giữa quyền lực của kẻ thống trị với địa vị nhỏ mọn của kẻ bị trị trong gđ và ngoài XH. Xung đột này tạo thành nỗi đau oan khuất thê thảm của những người dân nghèo. Thương thay con cuốc giữa trời Dẫu kêu ra máu có người nào nghe c, Sau khi bị vu oan: - Quay vào nhà nhìn mọi đồ đạc - Cầm chiếc áo đang khâu, bóp chặt trong tay - Thương ôi ] Thể hiện nỗi đau tiếc nuối, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ. - Quyết định: Không về sống với cha, phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính. ] Thị Kính không còn yếu đuối mà trở nên mạnh mẽ, quyết liệt. * Đi tu để Phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình. ] Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ, lên án thực trạng XH vô nhân đạo với người lương thiện ]Người phụ nữ bị áp bức bóc lột, bị ruồng bỏ vì bất cứ lí do gì. 3. Tổng kết : * Ghi nhớ : SGK. 4. Củng cố – Luyện tập: - Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính "? * Hs thảo luận – trả lời: Chỉ nỗi oan quá mức, cùng cực, không thể giãi bày được à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung phân tích. - Chuẩn bị bài : "Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy" + Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK. ****************************** Tiết 119 dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy A. Mục tiêu bài giảng: Giúp học sinh: - Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết văn. - Có kỹ năng sử dụng các loại dấu câu để tăng hiệu quả diễn đạt. - Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7), bảng phụ. - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VD/SGK. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào? - Làm BT 2. 3. Bài mới : Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ. ? Dấu chấm lửng trong các câu để làm gì? - HS phát biểu ý kiến. ? Từ những ví dụ trên, em thấy dấu chấm lửng có những công dụng gì? - HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK. * GV lưu ý: Dấu chấm lửng khi được đặt trong ngoặc đơn () hoặc ngoặc vuông [] có ý chỉ có một phần văn bản bị lược trích. ? Tìm một câu văn (thơ) em đã học có sử dụng dấu chấm lửng và cho biết tác dụng của nó - Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ. ? Xác định kiểu câu trong hai ví dụ? - HS phát biểu ý kiến. ? Trong hai ví dụ, dấu chấm phẩy dùng để làm gì ? Có thể thay thế bằng dấu phẩy không? Vì sao? - HS phát biểu ý kiến. ? Qua VD, em thấy dấu chấm phẩy có công dụng gì? - HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK. : ? Dấu chấm lửng trong mỗi câu dùng để làm gì? (Học sinh thảo luận, ghi bảng nhóm) ? Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu văn ? ? Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - HS làm bài tập. - Giáo viên thu bài- đọc và sửa. I. Dấu chấm lửng: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a.( ... ) tỏ ý rằng sự vật hiện tượng còn rất nhiều, chưa được liệt kê hết. b.( ... ) thể hiện lời nói bị ngắt quãng(do chạy gấp, thở không ra hơi). Góp phần bộc lộ tâm trạng của người nói. c.( ... ) làm giãn nhịp điệu câu văn, tạo sắc thái hài hước, dí dỏm : Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng một cuốn tiểu thuyết. 3. Ghi nhớ : SGK. VD: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán ð Biểu thị phần liệt kê không viết hết. II. Dấu chấm phẩy: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a. Câu ghép có nhiều vế. b. Câu có bộ phận liệt kê với nhiều tầng ý nghĩa phức tạp. - Câu a: Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách hai vế của câu ghép. Có thể thay thế bằng dấu phẩy mà nội dung không thay đổi. - Câu b: Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách giữa các bộ phận liệt kê. Không thể thay bằng dấu phẩy vì các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy thì bình đẳng với nhau, nhưng các phần liệt kê sau dấu phẩy thì không bình đẳng ðNếu thay dấu nội dung dễ bị hiểu lầm. 3. Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập: Bài tập 1: a. Biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng. b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở(không nói hết) c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. 2. Bài tập 2: a, b, c : ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp. 3. Bài tập 3: (Phiếu học tập) 4. Củng cố kiến thức: - Nhắc lại công dụng của dấu chấm lửng và dấu phẩy? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc 2 ghi nhớ bài; Làm các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài “Văn bản đề nghị”. + Đọc VB và trả lời câu hỏi SGK. ---------------------------------------------------------- Tiết 120 Văn bản đề nghị A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. - Hiểu các tình huống cần thiết viết văn bản đề nghị. - Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7). - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VB /SGK. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là một văn bản hành chính? Văn bản hành chính khác gì so với văn bản nghệ thuật ? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - Hs đọc 2 Vb ( SGK ) ? Hai văn bản trên của ai ( cấp nào ) gửi ai ( cấp nào )? Viết nhằm mục đích gì? ? Khi nào cần viết văn bản đề nghị? ? Nhìn vào 2 Vb trên em có nhận xét gì về nd và hình thức của vb đề nghị? ? Vậy em hiểu thế nào là văn bản đề nghị? - Học sinh khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK. ? Trong sinh hoạt, học tập ở trường, em cần viết những giấy đề nghị nào? ? Trong 4 tình huống, tình huống nào cần làm giấy đề nghị? - Quan sát hai văn bản SGK. ? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản trên? ? Vậy văn bản đề nghị thường được trình bày theo những mục nào? Cách sắp xếp thứ tự các mục ra sao? - HS phát biểu ý kiến. ? Theo em phần nào là quan trọng nhất trong văn bản đề nghị? - HS phát biểu ý kiến. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu trong SGK. - Hs tự đọc sgk về dàn mục của 1 văn bản đề nghị. ? Quan sát phần trình bày của 2 văn bản trên, em thấy cần lưu ý điều gì? - HS đọc ghi nhớ 2. ? So sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị để thấy điểm giống và khác nhau? - HS trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - GV khái quát lại. I. Đặc điểm của văn bản đề nghị: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Người gửi: cấp dưới gửi cấp trên. - Vb a: đề nghị sơn lại bảng. - Vb b: đề nghị chấn chỉnh việc lấn chiếm vỉa hè trái phép gây tắc đường cống. [ Viết văn bản đề nghị khi có nhu cầu, nguyện vọng chính đáng cần được xem xét, giúp đỡ giải quyết - Nội dung: ngắn gọn, cụ thể. - Hình thức: rõ ràng. 3. Kết luận: Ghi nhớ1: SGK. - Tình huống a,c. - Tình huống b : đơn trình báo - Tình huống d : làm bản kiểm điểm II. Cách làm văn bản đề nghị: 1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị: - Giống nhau: cách thức trình bày. - Khác nhau : nội dung cụ thể. * Trình tự các mục: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điểm, thời gian làm vb đề nghị. - Tên văn bản. - Văn bản gửi ai? - Ai gửi văn bản? - Nd đề nghị, yêu cầu. - Kí tên. - Phần quan trọng: + Ai đề nghị? + Đề nghị với ai? + Đề nghị điều gì? + Đề nghị để làm gì? 2. Dàn mục một văn bản đề nghị: SGK. 3. Lưu ý: - Tên văn bản viết chữ in hoa, khổ chữ to. - Trình bày cân đối, sáng sủa. - Diễn đạt rõ ràng, hành văn trong sáng. 4. Kết luận: Ghi nhớ 2 : SGK. III. Luyện tập: Bài tập 1: - Giống nhau: Cả hai là trình bày nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. - Khác nhau : Đơn là nguyện vọng cá nhân, còn đề nghị thường là nhu cầu tập thể. 4. Củng cố kiến thức: ? Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị ? ? Cách làm và dàn ý của 1 văn bản đề nghị ? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học hiểu nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ. - Làm hoàn thành bài tập 2. - Chuẩn bị bài “Ôn tập Phần Văn”: + Xem lại các khái niệm văn học từ đầu năm và các kiến thức văn bản đã học từ đầu kì I và kì II Ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tài liệu đính kèm: