Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 122: Dấu gạch ngang

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 122: Dấu gạch ngang

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.

- Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ các VD SGK.

* Trò: Trả lời các câu hỏi tìm hiểu.

 Đọc ghi nhớ, giải trước các bài tập.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 122: Dấu gạch ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :31
 Tiết :122
DẤU GẠCH NGANG. 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ các VD SGK.
* Trò: Trả lời các câu hỏi tìm hiểu.
	 Đọc ghi nhớ, giải trước các bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : (1’)
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : (4’)
(?)Dấu chấm lửng được dùng để làm gì trong câu ? Đặt một câu có dùng dấu chấm lửng?
(?)Dấu chấm phẩy được dùng để làm gì trong câu ? Đặt một câu có dùng dấu chấm phẩy ?
* Bài mới:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1:tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang
-Treo bảng phụ, cho HS đọc các VD và trả lời các câu hỏi:
(?) Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng VD?
(?) Tại sao cùng 1 dấu câu nhưng ở mỗi VD lại có tác dụng khác nhau?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Phân bịêt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
(?) Trong VD d, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng làm gì?
(?) Cách viêt dấu nối có gì khác với dấu gạch ngang?
** Bài tập vận dụng:
(?) Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp ( Treo bảng phụ):
1) Sài Gòn hòn ngọc viễn đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2) Nghe radiô vẫn là thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
-Ta phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1
Gọi HS làm bài tập
Nhận xét + bổ sung
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2
Gọi HS làm bài tập
Nhận xét + bổ sung
-Quan sát, đọc, trả lời cá nhân:
a. Đánh dấu bộ phận chú thích.
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp 
 của nhân vật.
c. Đánh dấu bộ phận liệt kê.
d. Dùng nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép).
* Cá nhân: Vì chúng ở những vị trí khác nhau trong câu.
HS đọc
* Cá nhân: Nối các tiếng tên riêng nước ngoài (từ mượn) ® Không phải là dấu câu.
 Ngắn hơn dấu gạch ngang
1) Sài Gòn _ hòn ngọc viễn đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2) Nghe ra-di-ô vẫn là thói quen thú vị của những người lớn tuổi
- HS trả lời ghi nhớ SGK
I/ Công dụng của dấu gạch ngang.
 - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
II/ Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
 - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ để nối các tiếng trong những từ mượn nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
III/ Luyện tập
1) Công dụng của dấu gạch ngang 
a) Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích
b) Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích
c)Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu bộ phận chú thích
d) Nối các liên danh
e) Nối các liên danh
2)Công dụng của dấu gạch nối 
 Dùng nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
* Củng cố : 
Nêu công dụng của dấu gạch ngang ? cho ví dụ
Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối ? cho ví dụ ?
* Dặn dò : 
Họ thuộc ghi nhớ và làm bài tập 3 a,b
Soạn bài : ôn tập Tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 122- dau gach ngang.doc