Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 76

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 76

I. Môc tiªu bµi häc

1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm biết ơn, yêu kính cha mẹ và trách nhiệm của học sinh đối với gia đình.

 

doc 252 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 14/8/2011
Ngµy gi¶ng:15/8/2011
Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Theo LÝ Lan - B¸o tuæi trÎ )
I. Môc tiªu bµi häc
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm biết ơn, yêu kính cha mẹ và trách nhiệm của học sinh đối với gia đình.
II. Các KNS rèn luyện trong bài
-Tự nhận thức và xác định giá trị của tình yêu thương.
- Giao tiếp, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
- Thảo luận nhóm.
III. PP/KTDH:
- Động não.
- Trình bày một phút.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài , giải bài tập bổ sung. 
- Học sinh: soạn bài .
V.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
3.1. Khám phá:
? Bố mẹ chuẩn bị những gì cho em khi bước vào năm học mới?
( Hoặc: ? Trong lần khai giảng đầu tiên của em ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường đó mẹ em đã làm gì, nghĩ gì không?
- HS trả lời
Hôm nay học bài văn này chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, mẹ đã làm gì và nghĩ gì.
3.2. Kết nối:
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung c¬ b¶n
 Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung (KT động não)
GV hướng dẫn đọc: to, rõ ràng, thể hiện tâm trạng hồi hộp, thao thức của mẹ, giọng đọc tâm tình, trầm lắng.
GV đọc mẫu
Gọi 2-3 HS đọc bài
HS nhận xét. GV sửa chữa
? Tóm tắt nội dung bằng một vài câu.
? Em hiểu “ nhạy cảm” nghĩa là gì?
“ Háo hức “ là tâm trạng như thế nào?
HS đọc các chú thích còn lại
? Văn bản nhật dụng “ Cổng trường mở ra” được viết theo thể loại gì?( Phương thức biểu đạt chính là gì?)
- Biểu cảm + tự sự 
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu văn bản (Thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, động não)
-Học sinh đọc từ đầu .trong ngày đầu năm học (trang 6, 7)
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng, việc làm của mẹ trong đêm trước ngày khai giảng của con?
- Thao thức không ngủ, chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đắp mền, buông màn, trằn trọc, suy nghĩ triền miên
? Em hiểu thế nào là trằn trọc ?
Thao thức mãi không ngủ được.
 + Tâm trạng mẹ: bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc suy nghĩ miên man.
? Qua đó em thấy nổi bật lên tình cảm nào của mẹ đối với con?
Theo dõi phần 2 của văn bản, cho biết đoạn này nói về điều gì?
? Theo em tại sao người mẹ không ngủ được?Mẹ đã suy nghĩ những gì trong đêm không ngủ đó?
 (HS thảo luận nhóm bàn thời gian 2 phút)
Đại diện các bàn báo cáo: GV kết luận
- Lo lắng , chăm chút cho con, trăn trở suy nghĩ về người con
- Bâng khuâng , hồi tưởng lại tuổi thơ của mình.
? Từ đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ đối với con?
? Vậy em làm gì đề đền đáp tình cảm của mẹ đối với mình? 
- Chăm học, chăm làm, vâng lời cha mẹ, thầy cô
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
( Sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến trường, sự chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại)
? Vì sao tác giả để mẹ nhớ lại ấn tượng buổi khai trường đó của mình?
 (Mẹ có phần lo lắng cho đứa con trai nhỏ bé lần đầu tiên đến trường
- Vì ngày khai trường có ý nghĩa đặc biệt với mẹ, với mọi người)
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết đó có tác dụng gì?
- Mẹ tâm sự gián tiếp với con, nói với chính mình -> nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, tự nhiên. Những điều đó đôi khi khó nói trực tiếp. Tác dụng truyền cảm.
- HS theo dõi đoạn văn cuối
? Đoạn văn thể hiện điều gì qua hành động và lời nói của mẹ?
? Câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
“ Bằng hành động đó họ muốn. cả hàng dặm sau này”
? Cách dẫn dắt của tác giả có gì đặc biệt?
- Đưa ra ví dụ cụ thể mà sinh động để đi đến kết luận về tầm quan trọng của giáo dục
- GV mở rộng về giáo dục ở Việt Nam và sự ưu tiên cho giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.
? Người mẹ nói: bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
(HS thảo luận nhóm 4 trong 4 phút)
-Đại diện báo cáo. Nhận xét
- GV kết luận
? Từ sự phân tích trên em có suy nghĩ gì về nhan đề “ Cổng trường mở ra”?
- Hình ảnh nghệ thuật mang ý nghĩa tượng trưng như cánh cửa cuộc đời mở ra.
? Bài văn giúp ta hiểu gì về tình cảm của mẹ và vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người?
Hoạt động 3: Tổng kết
Yêu cầu HS khái quát những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản
I. Đọc, t×m hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Tìm hiểu chú thích
2. Thể loại - Bố cục
a. Thể loại: Bút ký.
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm
b. Bố cục: hai phần
- P1: đầu -> ngày đầu năm học: tình cảm của người mẹ.
- P2: còn lại : tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ được.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình cảm của người mẹ đối với con.
- Trìu mến qua sát con.
- Chăm sóc giấc ngủ cho con.
- Xem lại những thức đã chuẩn bị cho con.
=> Mẹ yêu thương, lo lắng, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con
2. Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ được:
- Muốn ngày đầu tiên đi học của con thật sự có ý nghĩa.
- Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.
- Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.
- Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Hình thức tự bạch.
- Ngôn ngữ biểu cảm.
2. Nội dung : Thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con. Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
3.3. Luyện tập: HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài 1. GV sửa chữa, bổ sung.
 Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp, lo lắng.
3.4. Vận dụng: Bài tập 2: về nhà
 GV hướng dẫn: Viết đoạn văn 7-8 dòng.
Chủ đề: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng đầu tiên của em.
PT diễn đạt: tự sự + biểu cảm
4. Củng cố:
- Em thấy người mẹ trong bài văn là người như thế nào?
- Tình cảm, sâu sắc, tế nhị, hiểu biết.
- Kiểu nhân vật? Nhân vật tâm trạng.
- Mượn tâm trạng mẹ trong đêm trước buổi khai trường để nói gì?
- Tầm quan trọng của việc học , nhà trường.
- Tình cảm sâu nặng mẹ -> con.
- Nhắc nhở người làm con phải nhớ đến tình cảm của mẹ.
5. Dặn dò:
- Học ghi nhớ + phân tích .
- Làm bài tập 2 + đọc thêm SGK trang 9.
- Soạn : Mẹ tôi, đọc trả lời câu hỏi SGK.
Ngµy so¹n: 15/8/2011
Ngµy d¹y:16/8/2011
Tiết 2: MẸ TÔI
Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi biết con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc- hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha(tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
3.Thái độ:
- Có thái độ sửa chữa khuyết điểm mỗi khi mắc lỗi.
- Biết kính trọng, yêu thương cha mẹ.
II. Các kĩ năng sống được rèn luyện :
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
III. Các PP/KTDH :
- Động não : suy nghĩ về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật trong truyện.
- Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái, tình thương và hạnh phúc gia đình.
IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: soạn bài.
V.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: ? Văn bản cổng trường mở ra giúp em hiểu gì về tâm trạng của người mẹ với con trong đêm trước ngày khai trường?
 (Tâm trạng thao thức bâng khuâng nghĩ về con, nhớ về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình, cảm nhận được cảm nhận được vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục trong nhà trường đói với mỗi con người)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
3.1. Khám phá:
? Em làm gì sau mỗi lần mắc lỗi với cha mẹ ?
HS bộc lộ suy nghĩ của mình.
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận ra điều đó, chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “ mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế.
3.2. Kết nối :
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung (Động não)
? Nêu vài nét về tác giả?
? Những tác phẩm chủ yếu của ông? 
(SGK 11)
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
GV hướng dẫn đọc: thể hiện tâm tư và tình cảm sự nghiêm khắc của người cha trước những lỗi lầm của con.
GV đọc mẫu. HS đọc , nhận xét, GV sửa chữa
? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt?
 ( Mang tính chuyện nhưng được viết dưới hình thức bức thư ( qua nhật ký của con)
? Tại sao đây là bức thư người bố gửi con mà tác giả lấy nhan đề là “ mẹ tôi”?
(Con ghi nhật ký)
- Mẹ là tiêu điểm để hướng tới, để làm sáng tỏ mọi vấn đề
? Em hiểu lễ độ là gì?
 (HS đọc từ khó)
? Văn bản chia mấy phần? Nội dung từng phần?
- Phần 1: 3 câu đầu: Hoàn cảnh bố viết thư cho con.
- Phần 2: còn lại: Nội dung bức thư.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (Động não, thảo luận nhóm, suy nghĩ tích cực)
? Những trường hợp nào người ta cần phải viết thư?
(2 người ở xa muốn tâm sự, chia sẻ tình cảm...).
? Người cha trong văn bản có ở vào những hoàn cảnh trên không?
(Không, 2 cha con ở gần nhau)
? Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con? Cha viết thư cho con nhằm mục đích gì?
- Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con.
? Mở đầu bức thư, người cha đã viết về điều gì?
(Tâm trạng của mìn khi con mắc lỗi)
? Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con?
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
- Bố không thể nén được cơn giận
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?
- Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc. Con không được tái phạm nữa.
- Trong một thời gian con đừng hôn bố.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong phần trên?
- So sánh => ... ng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
- Từ Hán Việt.
- Các phép tu từ.
2. Kĩ năng
- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ : Yêu tiếng Việt, sử dụng đúng tiếng Việt.
II. Các KNS được rèn luyện
- Tự nhận thức.
- Giao tiếp.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. PP/KTDH tích cực
- Động não.
- Thực hành có hướng dẫn.
- Bản đồ tư duy.
IV. Chuẩn bị
- GV: soạn bài, bảng phụ (máy chiếu).
- HS: ôn tập
V. Hoạt động dạy- học
1. Ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung 
Thế nào là từ phức? Từ phức có mấy loại?
Đại từ là gì? Đại từ để trỏ gồm những loại nào?
 (Trỏ người, sự vật, số lượng, trỏ hoạt động, tính chất )
Đại từ dùng để hỏi gồm mấy loại?
 (Hỏi người, SV, số lượng, tính chất, hoạt động )
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa có những loại nào?
Thế nào là từ trái nghĩa?
Từ đồng âm là gì? Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Đồng âm: những từ cùng âm nghĩa khác xa nhau.
- Từ nhiều nghĩa: một từ có nhiều nghĩa khác nhau. Giữa các nghĩa có mối quan hệ với nhau. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Thành ngữ là gì?
Thành ngữ có những chức vụ cú pháp gì?
Thế nào là điệp ngữ?
Điệp ngữ có mấy dạng?
Chơi chữ là gì? Lấy ví dụ
Ví dụ:
Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy
I. Lý thuyết
1 Từ phức
- Từ phức là những từ gồm hai tiếng trở lên, có nghĩa
- Từ phức: từ ghép; từ láy
+ Từ ghép:
* Từ ghép chính phụ
* Từ ghép đẳng lập
+ Từ láy: 
* Từ láy toàn bộ
* Láy bộ phận
2 Đại từ: là những từ dùng để trỏ hoặc để hỏi
3. Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
- Có hai loại: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn
 + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
4. Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
5 .Thế nào là từ đồng âm?
Là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
6. Thành ngữ
- Cụm từ cố định, có ý nghĩa: diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh
- Chức vụ cú pháp: làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, làm phụ ngữ cho cụm danh từ, cụm động từ
7 Điệp ngữ
Là cách lặp lại một từ, một cụm từ hoặc cả câu làm nhấn mạnh, biểu cảm
- Điệp ngữ: §iệp ngữ liên tiếp
 Điệp ngữ chuyển tiếp
 Điệp ngữ cách quãng
8. Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa để tạo sắc thái hài hước, châm biếm biểu cảm
II. Luyện tập
Bài 1: Vẽ sơ đồ từ phức, đại từ.
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Bộ phận
Toàn bộ
Từ ghép ĐL
Từ ghép CP
Láy vần
Láy phụ âm đầu
Hoa sen
Sách vở
Xanh xanh
Cỏn con
Mênh mông
Đại từ
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
Trỏ hoạt động t/chất
Trỏ số luợng
Trỏ người sự vật
Hỏi về người sù vật
Hỏi số lượng
Hỏi về h.động t/chất
bấy, bấy nhiêu
vậy thế
Tôi, tớ
Sao thế nào
Ai, gì
mấy nhiêu
Ngày soạn: 26/12/2011
Ngày giảng: 28/12/2011
Tiết 72 
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về:
- Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
- Từ loại (đại từ, quan hệ từ).
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
- Từ Hán Việt.
- Các phép tu từ.
2. Kĩ năng
- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ : Yêu tiếng Việt, sử dụng đúng tiếng Việt.
II. Các KNS được rèn luyện
- Tự nhận thức.
- Giao tiếp.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. PP/KTDH tích cực
- Động não.
- Thực hành có hướng dẫn.
- Bản đồ tư duy.
IV. Chuẩn bị
- GV: soạn bài, bảng phụ (máy chiếu).
- HS: ôn tập
V. Hoạt động dạy- học
1. Ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Bài 2: So sánh danh từ, động từ, tính từ
Từ loại
Nội dung
Quan hệ từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Ý nghĩa
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Biểu thị người sự vật
Hoạt động
Tính chất
Chức năng
Liên kết các thành phần của cụm từ, câu
 Có khả năng làm thành phần của cụm từ, câu
- Học sinh đọc yêu cầu, giáo viên hướng dẫn, làm bài ( 4 ý còn lại về nhà làm)
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét
- Gv sửa chữa, bổ sung
- Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài
- Gv hướng dẫn bổ sung
HS viết bài, sau đó trình bày trước lớp, nhận xét lẫn nhau. 
GV kết luận.
Bài 3. 
- Bạch (bạch cầu): trắng
- Bán (bức tượng bán thân): nửa
- Cô (cô độc): chỉ một mình, không dựa vào ai được
- Cửu (cửu chương): chín
Bài 5( câu 6 sgk 193)
Tìm thành ngữ thuần việt đồng nghĩa
- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng
- Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ
- Kim chi ngọc điệp: cành vàng lá ngọc
- Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng một bồ dao găm
Bài 6( câu 7 sgk 194)
- Đồng không mông quạnh
- Còn nước còn tát
- Con dại cái mang
- Giàu nứt đố đổ vách.
Bài 7: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân trong đó có sử dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được ôn tập (tùy chọn ít nhất là 4 đơn vị kiến thức trở lên). Xác định các kiến thức tiếng Việt mà em sử dụng trong bài viết.
4. Củng cố: 
- GV khái quát bài.
5. Dặn dò: 
- Ôn tập lại nhưng nội dung của bài học.
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương.
Ngày soạn: 29/12/2011
Ngày giảng: 30/12/2011
Tiết 73: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần Tiếng Việt)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Kĩ năng: Rèn chữ viết sạch, rõ, đúng chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng chính tả khi tạo lập văn bản.
II. Các KNS được rèn luyện
- Tự nhận thức.
- Giao tiếp.
III. PP/KTDH tích cực
- Động não.
- Thực hành có hướng dẫn.
IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, bảng phụ (máy chiếu).
- Học sinh: Soạn bài.
V. Hoạt động dạy- học
1. Ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
? Khi tạo lập một văn bản (Ví dụ như khi viết một bài tập làm văn), em thường mắc những lỗi gì?
HS trả lời theo thực tế và dựa vào những nhận xét của GV trong các giờ trả bài kiểm tra.
 Do đặc điểm địa phương, khi viết các bài các em thường mắc một số lỗi chính tả do sự nhầm lẫn giữa các phụ âm: tr/ch s, x, gi, r, d Để giúp các em khắc phục, chúng ta cùng học bài hôm nay.
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung 
- Gv đọc chậm.
- H/s viết đoạn văn vào vở, đúng và đẹp. 
- Chú ý viết đúng: nồm, mưa xuân, nền trời, nằm dài, xanh tươi, siêng năng, rung động, mới lột, giản dị, canh trứng.
 - Học sinh nhớ lại bài thơ và viết vào vở, chú ý viết đúng: Suối, xa, trăng, lồng, khuya, nỗi nước nhà.
- Trình bày đẹp, khoa học.
- Gv kiểm tra một số bài, nhận xét.
Gv treo bảng phụ 
- Đọc bài tập a (195) nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 số em lên bảng điền.
- H/s nhận xét.
- Gv sửa chữa.
- H/s đọc, nêu yêu cầu BT - thảo luận .
 - Gọi 3 đại diện lên chơi trò chơi “điền nhanh” Đội nào điền được nhiều trong 5 phút sẽ chiến thắng.
- Gv ghi sẵn từng yêu cầu lên bảng.
1. Viết các dạng bài chứa các âm và dấu thanh dễ mắc lỗi.
* Viết đoạn văn từ “ Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm -> hết văn bản “Mùa xuân của tôi”
* ViÕt l¹i theo trÝ nhí bài th¬: “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
 Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 Hồ Chí Minh
2. Làm bài tập chính tả.
a. Điền vào ô trống.
- Điền x hoặc s : xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử.
- Điền hỏi hoặc ngã: Tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
- Điền “chung” hay “trung”: chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại.
- Điền “mãnh” hay “mảnh”: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu.
* Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Tên các loài cá bắt đầu bằng ch, tr:
+ Cá chép, cá chày, cá chiên, cá chim.
+ Cá trắm, cá trôi, cá trê, cá trích. 
- Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi: Nghỉ ngơi, 
 Thanh ngã: suy nghĩ.
ngẫm nghĩ
- Tìm từ, cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm có sẵn.
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
Không thật vì được tạo ra một c¸ch kh«ng tự nhiên: giả dối.
Tàn ác, vô nhân đạo: gian ác, dã man
Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu báo cho người khác biết: ra hiệu.
4. Củng cố: 
- GV tóm tắt nội dung.
- Nhắc lại những lỗi HS hay mắc để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
5. Hướng dẫn học bài
- Ôn toàn bộ kiến thức của chương trình học kỳ I. 
- Chuẩn bị bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Ngày soạn: 29/12/2011
Ngày giảng: 30/12/2011
Tiết 76
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Những kiến thức tổng hợp về văn bản, tiếng Việt đã học trong chương trình học kì I.
- Văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm đúng theo yêu cầu của đề bài.
- Nhận biết những ưu điểm, nhược điểm trong bài văn của mình và sửa.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu,viết đúng chính tả cho học sinh.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức sửa lỗi, vận dụng các kinh nghiệm để bài sau tốt hơn.
II. Các KNS được rèn luyện
- Tự nhận thức.
- Giao tiếp.
- Kiểm soát cảm xúc.
- Lắng nghe tích cực.
III. PP/KTDH tích cực
- Động não.
- Làm việc nhóm.
IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: chấm bài, bảng phụ (bản chiếu) các lỗi HS mắc trong bài, bài tham khảo.
- Học sinh: Ôn tập tổng hợp phần văn, tiếng Việt và tập làm văn.
V. Hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động 1: Nhắc lại đề bài và trả lời câu hỏi
- Gv yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
- Chiếu đề bài lên máy chiếu. 
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
- Sau khi HS trả lời, GV chiếu đáp án.
Hoạt động 2: Trả bài
- HS xem lại bài của mình, đối chiếu với đáp án.
- HS trao đổi bài với bạn theo nhóm 2 người ngồi gần nhau.
- Ghi tóm tắt những ưu, nhược điểm của mình và bạn ra giấy.
- GV gọi HS đứng dậy tự nhận xét bài của mình và bài của bạn.
Hoạt động 3: GV nhận xét
* Ưu điểm:
- Đa số học bài, có ý thức làm bài.
- Câu 1, 2, và ý a của câu 3 đa số trả lời tốt.
- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học: Lệ, Hoài, Linh Trang.
* Nhược điểm:
- Một số em không học bài nên không trả lời được câu hỏi.
- Một số bài tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ đã cho chưa chính xác (Nhà thơ: Nhà văn; Nước ngoài: ngoại giao; Loài người: con người...)
- Đa số không trả lời đầy đủ ý b câu 3: chỉ một số trả lời được là biện pháp điệp ngữ, còn cả lớp không chỉ ra được biện pháp diệp ngữ thể hiện cụ thể như thế nào trong đoạn thơ.
- Bài viết tập làm văn: 
+ Một số bài viết khá, có cảm xúc, biết kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Trình bày bài khoa học.
+ Bài khá: Lệ, Linh Trang, Hoài, Nghiệp.
+ Một số em chưa có ý thức làm bài, bài viết sơ sài.
+ Bài viết chưa có cảm xúc, nhầm lẫn sang văn miêu tả hoặc kể chuyện.
+ Chữ viết xấu, sai lỗi chính tả, sai lỗi diễn đạt.
* Đọc bài khá của Lệ, Linh Trang, Hoài, Nghiệp.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gv khái quát lại những nội dung đã nhắc nhở HS.
- Về nhà viết lại bài tập làm văn.
- Chuẩn bị bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7(5).doc