Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 – Bài 29 - Tiết 119: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 – Bài 29 - Tiết 119: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 -Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

 -Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt .

 Lưu ý : Học sinh đã học dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học .

 Trọng tâm:

 Kiến thức :

Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản .

 Kĩ năng :

 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản .

 - Đặt câu có dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 – Bài 29 - Tiết 119: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 32– Bài 29 
Tieát 119
 DAÁU CHAÁM LÖÛNG, DAÁU CHAÁM PHAÅY
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 -Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 -Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt .
 Lưu ý : Học sinh đã học dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản .
Kĩ năng :
 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản .
 - Đặt câu có dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 - Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ
 - Trò: SGK, vở bài tập.
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 - Xét theo cấu tạo thì liệt kê được phân biệt thế nào?
 - Xét theo ý nghĩa thì có thể phân biệt ra sao?
 - Vậy, em hiểu thế nào là liệt kê?
 3. Bài mới : (1’)
 Trong quá trình nói và viết người ta thường dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Hai loại dấu này có những công dụng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó 
TG
ND
HĐGV
HĐHS
12’
13’
I.Dấu chấm lửng::
 1.Bài tập
 a- Dấu  à Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa liệt kê hết.
 b- Dấu  à Lời nói ngắt quãng vì mệt và hoảng sợ
 c- Dấu  à Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện 1 từ, ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
 2. Ghi nhớ
 - Dấu chấm lửng dùng để : Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê .Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dỡ hay nag65p ngừng,ngắt quãng.
 _Làm giãm nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị ,nội dung bất ngờ hay hài hước ,châm biếm .
II. Dấu Chấm Phẩy:
 1.Bài tập
 a- Dấu ; à Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
 b- Dấu ; à Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
 à Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được
 2. Ghi nhớ
 - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp .
 _ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp .
 + GV treo bảng phụ à HS đọc các VD (SGK/121)
 - Dấu chấm lửng trong các câu văn sau được dùng để làm gì?
 - Nêu các công dụng của dấu chấm lửng ?
 + Đọc ghi nhớ
 + Đọc VD1 (a, b) SGK/122
 - Dấu chấm phẩy trong VD (a) được dùng trong câu có công dụng gì?
 - Dấu chấm phẩy trong VD (b) được dùng để làm gì?
 - Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
==>Qua bài tập cho biết dấu chấm phẩy có những công dụng gì khi dùng trong câu?
 + HS đọc ghi nhớ 2/122
* Đọc tìm hiểu bài
a/ Dùng dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng khác chưa kể ra
b/ dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quảng trong lời nói do hoảng sợ và mệt
c/ Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho một sự bất ngờ.
- Đọc ghi nhớ I SGK trang 122
* Đọc tìm hiểu bài
a/ Đánh dấu ranh giới trong câu 
Hs đọc câu b
b/ Đánh dấu ranh giới bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
- Không thay đổi được vì nội dung trong câu sẽ thay đổi. Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bìnnh đẳng với nhau. Các phần liệt kê sau dấu phẩy không bình đẳng với các phần trên.
- Đọc ghi nhớ II SGK trang 122
4. Củng cố : 2’
- Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
- Nêu các công dụng của dấu chấm lửng ?
- Dấu chấm phẩy có những công dụng gì khi dùng trong câu?
5. Luyeän Taäp: 10’
1. Dấu chấm phẩy dùng để làm gì ?
	a). Biểu thị lời nói bị ngắt ngữ ,đứt quãng do sợ hãi,lúng túng .
	b). Biểu thị câu nói bị bỏ dở.
	c). Biểu sự liệt kê chưa đầy đủ .
2. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp (a,b,c) .
3. Viết đoạn văn có dùng dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy 
 + Đọc bài tập 1/123
 - Nêu công dụng của dấu chấm lửng được dùng trong các câu?
 + Đọc bài tập 2/123
 - Nêu công dụng của dấu chấm phẩy dùng trong các câu?
 + Đọc bài tập 3/123
 - Viết đoạn văn có dùng dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy 
==>HS trình bày à GV nhận xét, ghi điểm
1a/Biểu thị sợ hãi,lúng túng
b/ câu nói bị bỏ dở
c/ liệt kê không viết ra
2/a,b,c/ Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép
6. Daën doø : 2’
 a. Bài vừa học: Nắm công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
b. Soạn bài: Văn bản đề nghị SGK/124
- Chú ý hình thức và nội dung các văn bản mẫu trong SGK.
- Xem cách làm một văn bản đề nghị.
- Xem trước luyện tập.
c. Trả bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
 œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngaøy soaïn: ..../..../....
Ngaøy daïy: ..../..../....
Tuaàn 32– Bài 29 
Tieát 120
 VAÊN BAÛN ÑEÀ NGHÒ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 -Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: Mục đích, cách làm, nội dung và cách làm loại văn bản này.
-Hiểu các tình huống cần viết văn bản Đề nghị : Khi nào viết văn bản đề nghị ? Viết để làm gì ?
-Biết cách viết 1 văn bản đề nghị đúng quy cách.
-Nhận ra những sai sót cần gặp khi viết văn bản đề nghị ?
Trọng tâm:
Kiến thức :Đặc điểm của văn bản đề nghị : hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này .
Kĩ năng :
 - Nhận biết văn bản đề nghị .
 - Viết văn bản đề nghị đúng quy cách .
 - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 - GV :SGK, SGV, STK, giáo án,bảng phụ
	- HS : Sách giáo khoa.
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 - Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
 - Đặc điểm chung và đặc điểm riêng của ba loại văn bản này?
 - Khi nào người ta cần viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
 3. Bài mới : (1’)
 Trong đời sống có rất nhiều tình huống cần phải đề nghị, kiến nghị. Đó là khi ta có nhu câu chính đáng muốn đề đạt nguyện vọng, mong muốn được giúp đỡ, xem xét, thay đổi Vậy, cách làm loại văn bản này ntn? Những điểm nào không thể thiếu trong văn bản đề nghị? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.
TG
ND
HĐGV
HĐHS
10’
15’
I/ Đặc điểm của văn bản đề nghị :
 1) Đọc các văn bản :
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
 - Văn bản 1: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng của lớp.
 - Văn bản 2: Đề nghị UBND phường có biện pháp giải quyết việc lấn chiếm trái phép
==>Hai văn bản có nội dung cụ thể, hình thức rõ ràng
 2) Các tình huống cần viết giấy đề nghị :
 - Tình huống a và c: Văn bản đề nghị 
 - Tình huống b : Bản tường trình
 - Tình huống c : Bản kiểm điểm cá nhân
 · Ghi nhớ: 
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu,quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thểthì người ta viết văn bản đề nghịgởi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình. 
II/ Cách làm văn bản đề nghị :
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
 1) Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị :
 a- Cả 2 văn bản được trình bày theo thứ tự: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?
 b- Phần quan trọng trong cả 2 văn bản : Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?
 2) Dàn mục một văn bản đề nghị :
 SGK/ 126
 3) Lưu ý: SGK/126
 · Ghi nhớ: Văn bản đề nghị cần trình by trang trọng, ngắn gọn v sng sủa theo một số mục quy định sẳn. nội dung không nhất thiết phải trình by đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau:Ai đề nghị ?,Đề nghị ai ?,Đề nghị cái gì?.
 + Gọi HS đọc văn bản 
- Văn bản 1: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? 
 - Văn bản 2: Đề nghị điều gì? gửi lên cho cấp nào giải quyết?
 - Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
- Hãy nêu 1 tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết đơn đề nghị ?
 + Đọc câu hỏi 3/125
 - Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết giấy đề nghị ?
==>Từ bài tập trên em hãy cho biết khi nào ta viết văn bản đề nghị ?
- Đọc lại 2 văn bản đề nghị trên? Xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào?
 -Hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
 - Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản ?
==>Từ 2 văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị ?
 - Hãy nêu dàn mục của một văn bản đề nghị ?
 - Khi viết văn bản đề nghị cần lưu ý: SGK/126 (đọc)
 + Đọc ghi nhớ /126
* Đọc tìm hiểu văn bản
1/ Mục đích : tập thể lớp 7C đề nghị gvcn cho sơn lại bảng
2/ Mục đích : gia đình giáo viên khu tập thể đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số gia đình xây dựng làm tắc đường cống gây ô nhiễm.
- Hai văn bản ngắn, nội dung ngắn gọn, rõ ràng.
*-Giống nhau :hình thức
* Khác nhau : nội dung
- Quốc hiệu và tiêu ngữ. Địa điểm, thời gian. Nội dung
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày, tháng, năm
- Tên văn bản đề nghị
- Nơi nhận
- Người gởi
- Nêu sự việc, lí do
- Ký tên
- Đọc ghi nhớ
4. Củng cố : 2’(Kĩ thuật trình bày 1 phút)
 - Hãy nêu dàn mục của một văn bản đề nghị ?
 - Khi viết văn bản đề nghị cần lưu ý
 - Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết giấy đề nghị ?
5. Luyeän Taäp: 10’ (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
Bài tập 1: Suy nghĩ về 2 tình huống – so sánh văn bản đơn từ và văn bản đề nghị
Giống: Đều được viết nhằm mục đích đề đạt nguyện vọng của cá nhân hoặc tập thể đến cá nhân, cơ qan có quyền hạn giải quyết.
Khác: Văn bản đề nghị được viết khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể, muốn được cá nhân có thẩm quyền giải quyết (mức độ nguyện vọng, hoàn cảnh viết văn bản khác nhau). 
Bài tập 2: Thảo luận, rút kinh nghiệm về các lỗi thường gặp khi viết đơn.
Bài tập 3: Viết 1 văn bản đề nghị:
+ Sửa chữa hệ thống chiếu sáng của thôn, khu.
+ Sửa hàng điện máy tư vấn, sửa chữa đổi máy vi tính mới.
+ Đọc bài tập 1/127
 - Suy nghĩ về hai tình huống và viết văn bản đề nghị ?
- Từ 2 tình huống hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
- Đọc
- HS trình bày à Nhận xét, bổ sung.
- Đọc
- HS trình bày à Nhận xét, bổ sung
- Đọc
- HS trình bày à Nhận xét, bổ sung
 6. Daën doø : 2’
 a. Bài vừa học: Nắm đặc điểm và cách làm một văn bản đề nghị.
 b. Soạn bài: Ôn tập phần văn học(SGK/127)
 -Thực hiện kỹ các câu hỏi (1-> 5) 
 - Lập bảng tổng kết theo yêu cầu câu hỏi 6	
 c. Trả bài : Quan âm Thị Kính 
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . ... về văn chương, về đặc trưng thể loại, nghệ thuật của các tác phẩm, về sự giàu đẹp của Tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn 7.
Trọng tâm:
Kiến thức :
Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như cao dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát ; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật .
Sơ giản về thể loại thơ Đường luật .
Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản .
Kĩ năng :
 - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học .
 - So sánh, ghi nhờ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu .
 - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 - Thầy: SGK, bài soạn
 - Trò: SGK, vở bài tập.
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
- Vì sao Thị Kính không về cùng cha mẹ mà quyết chí đi tu?
 - Đoạn trích làm nổi bật xung đột nào?
 - Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích này là gì?
 - Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”? 
 - Em hãy tóm tắt nội dung “Quan âm thị kính”?
 3. Bài mới : (1’)
 Trong năm học qua chúng ta đã được học rất nhiều tác phẩm văn học, hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học.
TG
ND
HĐGV
HĐHS
10’
I/ Tên các văn bản đã học:
-Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia li của những con búp bê
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
- Sông núi nước Nam
- Phò giá về kinh
- Thiên trường vãn vọng
- Bài ca côn sơn
-Sau phút chia li
-Bánh trôi nước
-Qua đèo ngang
-Bạn đến chơi nhà
-Xa ngắm thác núi lư
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
-Cảnh khuya
-Rằm tháng giêng
-Tiếng gà trưa
-Một thứ quà của lúa non:cốm
-Sài gòn tôi yêu
-Mùa xuân của tôi
-Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
-Tục ngữ về con người và xã hội
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
-Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Ý nghĩa văn chương
-Sống chết mặc bay
-Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
-Ca Huế trên sông Hương
-Quan Am Thị Kính
=> HK I: 24 tác phẩm
=> KH II : 10 tác phẩm
* - Hãy kể tên các văn bản đã học từ đầu năm học kì I tới bây giờ?
- GV treo bảng phụ thông kê tên các văn bản đã học
- Đọc
- HS trình bày à Nhận xét, bổ sung
Câu 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.
10’
Khái niệm
Định nghĩa - Bản chất
1. Ca dao - dân ca
- Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm, lát, ...
2. Tục ngữ
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
3. Thơ trữ tình
 Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
- Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt,..., lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, ...
- Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca).
- Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật, hành, ...
5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài;
- Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp;
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3;
- Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.
6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tương tự như thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ khác:
- 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài;
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3;
- Có thể gieo vần trắc.
7. Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiếng/câu, 8 câu /bài, 56 tiếng/bài;
- Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8);
- Kết cấu: 4 liên. Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
- Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh.
- Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một.
8. Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;
- Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát);
- Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền;
- Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
- Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
9. Thơ song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát;
- Một khổ 4 câu;
- Vần 2 câu song thất;
- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
10. Truyện ngắn hiện đại.
- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài;
- Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
11.Phép tương phản nghệ thuật
- Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
12. Tăng cấp trong nghệ thuật
 Thường đi cùng với tương phản.
 * Câu 3: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học: (học sinh đứng tại chỗ trình bày).
	- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, ...
(Cho học sinh đọc một số bài ca dao yêu thích.)
15’ * Câu 4: Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết.
- Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, ...
2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp
- Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, ...
3. Kinh nghiệm về con người xã hội
- Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, ...
* Câu 5: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa,)
a) Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học.
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc;
- ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược;
- Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương, ...
* Câu 7: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa.)
Tiếng Việt giàu và đẹp bởi:
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú;
- Giàu thanh điệu;
- Cú pháp câu TV rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng;
- Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt thơ, nhạc, hoạ: gợi âm thanh , hình dáng, màu sắc.
* Câu 6
- Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học.
TT
Nhan đề văn bản - T/g
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra (Lí lan)
- Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con.
- Tâm trạng người mẹ được thể hiện chân thực nhẹ nhàng mà cảm động chân thành, lắng sâu.
2
Mẹ tôi
(ét-môn-đô-đờ Ami-xi)
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thật là thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
- Thư của bố gửi cho con; những lời phê bình nghiêm khắc nhưng thấm thía và đích đáng đã khiến cho con hoàn toàn tâm phục khẩu phục, ăn năn hối hận vì lầm lỗi của mình với mẹ.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
- Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng;
- Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chia ly - li dị.
- Qua cuộc chia tay của những con búp bê - cuộc chia tay của những đứa trẻ ngây thơ tội nghiệp mà đặt vấn đề gìn giữ gia đình một cách nghiêm túc và sâu sắc.
4
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây lên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê; cảm thông với những thống khổ của nhân dân vì vỡ đê.
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp;
- Bước khởi đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
5
Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu
- Đả kích toàn quyền Va ren đầy âm mưu thủ đoạn, thất bại, đáng cười trước Phan Bội Châu; ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù sảo trá.
- Truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Pháp;
- Kể chuyện theo hành trình chuyến đi của Va ren;
- Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính trong tù giữa Va ren và Phan Bội Châu.
6
Một thứ quà của ... Cốm
- Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam.
- Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng nâng niu, ...
- Bút kí - tuỳ bút, hay về văn hoá ẩm thực.
7
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
- Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng;
- Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phươing.
8
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
- Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội
- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào.
9
Ca Huế trên sông Hương
(Hánh Minh)
Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô.
- Văn bản giới thiệu- thuyết minh: mạch lạc giản dị mà nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
* Câu 8: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa.)
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác, ...
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
4. Củng cố : 2’
 - Gọi 1-2 hs đọc lại phần ghi nhớ 
	_ Tiến hành làm các bài tập còn lại 
5. Dặn dò : 2’
 a. Bài vừa học: Nắm những nội dung vừa ôn
 b. Soạn bài: Dấu gạch ngang (SGK/129)
 - Công dụng của dấu gạcg ngang
 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
 c. Trả bài: Dấu hấm lửng và dấu chấm phẩy.
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc