Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn - Tập làm văn (tiếp theo )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn - Tập làm văn (tiếp theo )

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Qua bài học giúp học sinh:

- Hiểu biết sâu rộng hơn về văn hoá của địa phương, đời sống tinh thần, truyền thống từ xưa đến nay.

- Kiểm tra, tổng kết quá trình tìm hiểu văn hoá dân gian của địa phương từ xưa đến nay.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Các tác phẩm văn thơ của các tác giả địa phương , hội nhà văn trong tỉnh.

- HS: Kết quả sưu tầm ca dao tục ngữ đã yêu cầu ở bài 18

C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn - Tập làm văn (tiếp theo )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 133: 
Chương trình địa phương 
phần Văn - Tập làm văn
 (Tiếp theo )
A.Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Hiểu biết sâu rộng hơn về văn hoá của địa phương, đời sống tinh thần, truyền thống từ xưa đến nay.
- Kiểm tra, tổng kết quá trình tìm hiểu văn hoá dân gian của địa phương từ xưa đến nay.
B. Chuẩn bị:
- GV: Các tác phẩm văn thơ của các tác giả địa phương , hội nhà văn trong tỉnh.
- HS: Kết quả sưu tầm ca dao tục ngữ đã yêu cầu ở bài 18
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cần đạt
? Hãy nhắc lại khái niệm về tục ngữ và ca dao đã được học trong chương trình?
? Thế nào là tục ngữ ca dao địa phương?
? Thế nào là tục ngữ ca dao nói về địa phương?
? Hãy trình bày kết quả đã sưu tầm về tục ngữ ca dao địa phương đã yêu cầu ở bài 18?
? Hãy nêu nhận xét về kết quả sưu tầm của bạn?
Giáo viên nêu nhận xét.
? Nêu suy nghĩ của em về một câu tục ngữ, ca dao mà em cho là hay nhất?
? Từ đó hãy nhắc lại yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận?
GV giới thiệu cho học sinh 1 số văn bản về các vùng miền trên Tổ Quốc.
1. Khái niệm ca dao và tục ngữ
- HS nhắc lại khái niệm chung về tục ngữ và ca dao.
- Tục ngữ ca dao địa phương: là những câu tục ngữ ca dao được nhân dân địa phương hay sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Nội dung của tục ngữ ca dao địa phương: ní về kinh nghiệm lao động sản xuất, đời sống tình cảm, xã hội...của một địa phương nhất định.
2. Các câu ca dao tục ngữ được sưu tầm
- HS trình bày kết quả sưu tầm theo yêu cầu của bài 18
- Nhận xét:
+ Học sinh có ý thức sưu tầm văn họic dân gian địa phương.
+ Số lượng còn ít, chất lượng chưa cao
+ Một số học sinh còn tư tưởng tham gia chiếu lệ.
3. Phát biểu cảm nghĩ về một số câu tục ngữ ca dao của địa phương:
- HS chọn một câu tục gữ hoặc ca dao đã sưu tầm được để phát biểu cảm nghĩ.
4. Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số văn bản về các vùng miền trên Tổ Quốc
- Nước trong ( Nguyễn Đình Thi)
- Câu hò sông nước Cần Thơ (Trần Phong Diều)
- Hương ngô nướng (Công Dũng)
- Bâng khuâng quan họ (Cao Minh)
- Văn hoá đô thị Hà Nội qua ngôn ngữ ca dao (Lê Đức Luận)
- Cốm (Đỗ Nam Cao)
4. Củng cố kiến thức:
- Nhắc lại khái niệm tục ngữ ca dao?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hs sắp xếp lại phần văn học đã sưu tầm được.
- Tiếp tục sưu tầm bổ sung vào vốn văn học địa phương của mình.
- Viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một miền quê mà em yêu thích qua các văn bản đã học.
 __________________________________________
Tiết 134: 
Chương trình địa phương 
phần Văn - Tập làm văn
 (Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Hiểu biết sâu rộng hơn về văn hoá của địa phương, đời sống tinh thần, truyền thống từ xưa đến nay.
- Kiểm tra, tổng kết quá trình tìm hiểu văn hoá dân gian của địa phương từ xưa đến nay.
B. Chuẩn bị:
- GV: Các tác phẩm văn thơ của các tác giả địa phương , hội nhà văn trong tỉnh.
- HS: Kết quả sưu tầm ca dao tục ngữ ở địa phương mình.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
1. HS trình bày kết quả sưu tầm ca dao tục ngữ ở địa phương của mình theo nhóm
Lần lượt từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
2. G giới thiệu với HS về nhà văn Đinh Ngọc Hùng, một nhà văn ở quê hương Văn An
- Sinh ngày 22-9-1975
- Quê: Kì Đặc- Văn An – Chí Linh- HảI Dương
- Tốt nghiệp khoa sáng tác truờng Đại học văn hóa, hiện là phóng viên của báo Hải Dương.
- Nhưng tác phẩm đã xuất bản: + Viết cho thiếu niên: Cỏ gianh vàng, lau lách ven sông, nắng gió miền đồng
+ Một số truyện ngắn.
3. Giới thiệu tác phẩm “ Cỏ gianh vàng”
- Là tác phẩm viết cho thiếu niên
- Nội dung: Viết về tuổi thơ trẻ em nơI vùng đồi đầy nắng gió. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả
- HS đọc chương I của tác phẩm.
4. Củng cố kiến thức:? Đọc 1 số câu ca dao, tục ngữ địa phương mà em biết ? Nêu cảm nhận ?
- GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục sưu tầm tục ngữ về quê hương mình.
- Chuẩn bị tiết sau hoạt động Ngữ Văn: Đọc diễn cảm văn nghị luận.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 135:
Hoạt động ngữ văn:
Đọc diễn cảm văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, phần nào thể hiện tình cảm ở chỗ cần nhấn giọng.
- Khắc phục một số nhược điểm của học sinh khi đọc bài: đọc nhỏ, phát âm không chính xác, ...
B. Chuẩn bị:
	- GV: Các văn bản nghị luận đã học
	- HS: Đọc trước 4 văn bản nghị luận trong sgk.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cần đạt
GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách đọc
GV hướng dẫn theo ba bước 
Bước 1: Gv nêu cách đọc
Bước 2: Gv đọc mẫu một đoạn
Bước 3: HS đọc và cùng nhận xét.
- HS hoạt động theo nhóm
- HS nhận xét cho nhau
- HS đọc trước lớp
GọI 1 đến 2 học sinh đọc
GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa và cho điểm.
I. Yêu cầu về cách đọc:
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng..
- Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
II. Hướng dẫn đọc:
1. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta( Hồ Chí Minh)
- Giọng chung toàn: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng
- Yêu cầu cụ thể:
+ Đoạn mở bài: 
Nhấn mạnh các từ ngữ: nồng nàn, đó là
Nhấn mạnh các động từ, tính từ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, lướt, nhấn chìm.
Từ câu 4 đến câu 6 : đọc chậm lại
+ Đoạn thân bài: Giọng đọc liền mạch, tốc độ nhanh hơn, chú ý các cặp quan hệ từ: từ......đến
+ Đoạn kết: Giọng đọc chậm, nhỏ hơn.
2. Văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)
- Giọng chung toàn bài: chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Hai câu đầu: chậm, rõ, nhấn mạnh các từ: tự hào, tin tưởng
+ Đoạn tiếp theo: đọc với giọng giảng giải
+ Đoạn thứ ba: đọc rõ ràng khúc chiết
+ Câu cuối cùng: Đọc giọng khẳng định.
III. Đọc văn bản:
- HS đọc văn bản theo yêu cầu mà giáo viên hướng dẫn.
- HS khác nêu nhận xét.
4. Củng cố kiến thức: 
- Gọi một học sinh đọc tốt nhất đọc toàn bộ văn bản.
- GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Luyện đọc hai văn bản trên.
- Tập đọc hai văn bản nghị luận còn lại.
 ____________________________________________
Tiết 136:
Hoạt động ngữ văn:
Đọc diễn cảm văn nghị luận
 (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Tiếp tục tìm hiểu cách đọc văn bản nghị luận
- Khắc phục một số nhược điểm khi đọch: chưa lưu loát; đọc ngọng, đọc nhỏ..
- Giáo dục học sinh niềm say mê học văn, tạo lập văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Các văn bản nghị luận đã học
	- HS: Tập đọc các văn bản nghị luận.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc văn bản nghị luận cần chú ý gì?
- Đọc một văn bản nghị luận đã được hướng dẫn?
3. Bài mới : 
	Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn chung
HS đọc trong tổ, nhóm
HS tự nhận xét cho nhau
GV nhận xét chung
GV hướng dẫn chung
HS đọc trong tổ, nhóm
HS tự nhận xét cho nhau
GV nhận xét chung
Gọi 1 đến 2 học sinh đọc trước lớp các đoạn tiêu biểu.
II. Hướng dẫn đọc ( tiếp theo)
3. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)
- Giọng chung toàn bài: nhiệt tình, ngợi ca mà trang trọng, chú ý ngắt câu, câu cảm
- Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất..
Câu 2: tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: rất lạ lùng, rất kì diệu
Đoạn 3 và 4: Giọng tình cảm ấm áp gần với giọng kể chuyện: con người của Bác...thế giới ngày nay...
Đoạn cuối: Giọng hùng tráng, thống nhất
4. Văn bản ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)
- Giọng chung toàn bài: chậm, giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía
- Yêu cầu cụ thể: 
Hai câu đầu: giọng kể chuyện buồn thương
Câu 3: giọng khái quát, tỉnh táo: 
Đoạn: câu chuyện có lẽ...vị tha: giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.
Đoạn Vậy thì....hết: giọng tâm tình thủ thỉ
Câu cuối: giọng ngạc nhiên
III. Đọc văn bản
- HS đọc văn bản theo yêu cầu của giáo viên
- GV yêu cầu học sinh nhận xét theo các nhóm
- GV nhận xét chốt lại và cho điểm
4. Củng cố kiến thức: - Học sinh đọc lại hai văn bản trên
- Nhắc lại yêu cầu chung về cách đọc
- GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tiếp tục đọc đúng, đọc hay.
- Tìm đọc một số tác phẩm văn nghị luận khác.
Ngày 10 tháng 5 nắm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc