Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)

a) Kiến thức: Giúp HS

 - Giúp HS hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và một số dấu câu.

 b) Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các từ loại, các biện pháp tu từ trong khi nói và viết.

 c) Tư tưởng:

 - Ý thức hơn nữa trong khi nói hoặc viết

2. Chuẩn bị :

 a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu

 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1579Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/4/2011 	 Tuần 35	 Ngày giảng 7A,D: 25/ 4/ 2011
Tiết : 129 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp..)
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: Giúp HS
 - Giúp HS hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và một số dấu câu.
 	b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các từ loại, các biện pháp tu từ trong khi nói và viết.
 	 c) Tư tưởng: 
 - Ý thức hơn nữa trong khi nói hoặc viết
2. Chuẩn bị :
 	a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ : (1')
 * Câu hỏi: Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Cho ví dụ?
 * Đáp án: - Dấu gạch ngang có những công dụng:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.- Để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.GV nhận xét và cho điểm.
Giới thiệu bài mới :(1')
 Trong chương trình Tiếng Việt 7, các em đã được cung cấp một số kiến thức cơ bản về các kiểu câu đơn cũng như một số dấu câu. Hôm nay, để giúp các em ôn tập tốt chúng ta cùng nhau hệ thống hóa lại những kiến thức đã học ở học kì II.	
b. Bài mới 	
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
? Có mấy kiểu thêm bớt thành phần câu ?
? Thế nào là rút gọn câu?
VD: Ăn quả nhớ quả trồng cây.
GV: Khi rút gọn câu phải đảm bảo câu cần rõ ý nghĩa, không bị cộc lốc, khiếm nhã, trong đối thoại, hội thoại thường hay rút gọn câu nhưng cần phải chú ý đến quan hệ vai giữa người nói với người nghe, người hỏi và người trả lời.
? Thế nào là mở rộng câu?
? Thêm trạng ngữ trong câu?
? Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
? Câu chủ động là gì?
? Câu bị động là gì?
? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
? Thế nào là điệp ngữ?
? Thế nào là liệt kê, có mấy kiểu liệt kê ?
- Gồm mở rộng câu và rút gọn câu.
- Khi nói- viết ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn, giúp cho câu có thông tin nhanh hơn. Và tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trước nó có thể rút bỏ CN- VN.
- Trong quá trình cấu tạo , có thể mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu hoặc dùng cụm chủ chủ vị để mở rộng câu.
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu, giữa câu giữa trạng ngữ CN- VN thường có một quãng ngừng nghỉ khi nói hoặc một dấu chấm phẩy khi viết.
- Thêm trạng ngư cho câu để: Xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào nggười , vật khác( chủ thể của hoạt động)
- Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào( chỉ đối tượng của hoạt động)- Khách thể của hoạt động.
* Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch thống nhất, sinh động hấp dẫn.
- Khi nói hoặc viết người ta hay dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc că một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Cách lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
- Sắp sếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
I Các phép biến đổi câu: (15')
1/ Thêm bớt thành phần câu
 a. Rút gọn câu:
b. Mở rộng câu.
b.1.Thêm trạng ngữ cho câu.
b.2. Dùng cụm CN- VN để mở rộng câu.
SGK/68/69
2 Chuyển đổi kiểu câu.(15')
* Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
a. Câu chủ động.
b. Câu bị động:
II. Các phép tu từ cú pháp.(10')
1. Điệp ngữ.
2. Liệt kê(SGK/ 104)
 c) Củng cố (2'): Thế nào là điệp ngữ?
d. Hướng dẫn học sinh học bài (1')
Học bài , làm các bài tập.
Vẽ sơ đồ 1,2 (SGK/ vào vở)
Chuẩn bị bài: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp
Ngày soạn: 22/4/2011 	 	 	 Ngày giảng 7A,D: 25/ 4/ 2011
Tiết : 130
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: Giúp HS
 - Tiếp tục chương trình ngữ văn ở địa phương để giúp các em hiểu biết sâu rộng về địa phương mình. .
 	b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng biết nhiều về ca dao, dân ca, tục ngữ.
c) Tư tưởng: 
 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước mình.
2. Chuẩn bị :
 	a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ : Không
 	Giới thiệu bài mới :(1')
 Để hiểu thêm về văn học quê hương mình cô trò chúng ta học bài ngày hôm nay
b. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv: Giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kế quả sưu tầm kết quả của tổ
- Phân công cho một số học sinh khá trong tổ phụ trách việc trên lớp, loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu
Sau đó sắp xếp theo vần chữ cái thành bảng tổng hợp của tổ.
- Gọi HS đọc kết quả đã sưu tầm được.
- Nhận xét kết quả sưu tầm và phương pháp sưu tầm của học sinh.
Cho HS thảo luận về những đặc sắc của ca dao, dân ca, tục ngữ tại địa phương mình.
- Về ca dao: Cho HS đọc diễn cảm, cách ngắt nhịp .
Bình một câu tiêu biểu
Nhận xét kết quả của học sinh.
Đọc và giới thiệu cho một số câu ca dao, dân ca tục ngữ khác ở địa phương .
Yêu cầu HS giải thích một số ý nghĩa của câu tục ngữ:
VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 Ăn cây nào rào cây ấy.
 Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Ca dao: 
 Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Dân ca: 
- Thái: Inh lả ơi
Nhận xét bổ sung.
-Thảo luận về những đặc sắc của ca dao, dân ca, tục ngữ tại địa phương mình.
-HS đọc diễn cảm, cách ngắt nhịp .
Nhận xét, đánh giá.
I. Thu thập kết quả qua sưu tầm(41')
1. Kết quả sưu tầm (15')
2. Bình một số bài ca dao tục ngữ (26’)
 c. Củng cố (2'): 
Đọc và giới thiệu cho một số câu ca dao, dân ca tục ngữ khác ở địa phương 
d. Hướng dẫn học sinh học bài (1')
 -Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, ở địa phương em hoặc địa phương khác.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương( tiếp theo)
Ngày soạn: 25/4/2011 	 	 	 	Ngày giảng 7A: 29/ 4/ 2011
	7D: 28/4/2011
Tiết : 131 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
 	(Tiếp..)
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: Giúp HS
 - Tiếp tục chương trình ngữ văn ở địa phương để giúp các em hiểu biết sâu rộng về địa phương mình. . 
 	b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng biết nhiều về ca dao, dân ca, tục ngữ.
c) Tư tưởng: 
 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước mình.
2. Chuẩn bị :
 	a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ : Không
 	Giới thiệu bài mới :(1') Để hiểu thêm về văn học quê hương mình cô trò chúng ta học bài ngày hôm nay
b. Bài mới 	
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
GV: Tổ chức cho HS chọn câu hay, giải thích địa danh, tên người ,tên cây, tên quả, phong tục có trong ca dao, tục ngữ sưu tầm được
- Hướng dẫn cho HS chọn bình những câu hay.
GV: Nhận xét bổ sung.
Đọc mẫu một số bài bình cho HS nghe để tham khảo.
Gọi HS đứng lên hát một số điệu dân ca.
VD: Dân ca Nghệ Tĩnh.
 Dân ca quan họ Bắc Ninh.
 Dân ca Thái.
?Nêu suy nghĩ của em về một bài ca dao em thích? 
GV: Tổng kết nội dung trong tiết
à rút kinh nghiệm
+ Ưu điểm: Đa số các em đều chuẩn bị chu đáo, hăng hái.
+ Hạn chế: Một số em chưa có ý thức
Đọc một số câu sưu tầm được
Bình một số câu tìm được
HS Nhận xét.
HS đứng lên hát một số điệu dân ca.
HS tự làm.
3. Tập bình giảng một số bài ca dao, dân ca, tục ngữ hay (25')
GV đưa ra một số bài tập( 11’)
III. Tổng kết rút kinh nghiệm (5’)
c. Củng cố(2’): Nhắc lại nội dung bài học
 	d. Hướng dẫn học sinh học bài (1’)
 -Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, ở địa phương em hoặc địa phương khác.
 - Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn
Ngày soạn: 22/4/2011 	 	 Ngày giảng 7A,D: 25/ 4/ 2011
Ngày soạn: 26/4/2011 	 	 	 	Ngày giảng 7A: 29/ 4/ 2011
	7D: 30/4/2011
Tiết : 132 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: Giúp HS
 - Giúp HS làm quen với các dạng đề kiểm tra của bài kiểm ta học kì II.
 - Nắm chắc các phương pháp làm trắc nghiệm, tự luận.
 	b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra cuối năm.
c) Tư tưởng: 
 - Ý thức hơn nữa trong khi làm bài
2. Chuẩn bị :
 	a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ : (1')
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 Giới thiệu bài mới :(1')
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu, hướng dẫn các em làm bài kiểm tra tổng hợp học kì II qua việc làm một số đề.
b. Bài mới .
Gv: Đưa ra một số dạng đề , câu hỏi.
 	 Hướng dẫn cách làm(ôn tập) làm
I. Làm thử các đề(30')
I. Phần trắc nghiệm(4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào phương án đúng.
" Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời ăn tiếng nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu, lắm được đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng".
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
C. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả.
B. Tự sự .
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
3. Trong câu: " Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như thời đại là giản dị"
? Dấu phẩy sau chữ "chân lí" có thể thay bằng dấu gì?
A. Dấu ba chấm.
B. Dấu chấm phẩy.
C. Dâu gạch ngang
D. Dấu hai chấm.
4. Đoạn văn trên có sử dụng:
A. Liệt kê.
B. Ẩn dụ 
C. Chơi chữ.
D. Hoán dụ.
II. Phần tự luận.(6 điểm)
Đề 1: Hãy chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 2: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"
B. Giới hạn vấn đề ôn tập:(10') 
* Những nội dung cơ bản cần lưu ý.
1. Về phần văn.
- Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học ở học kì II, trọng tâm là các văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng.
2. Về phần Tiếng Việt:
- Định nghĩa các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động – câu bị động.
- Đặc điểm , tác dụng của chúng, ví dụ.
- Mở rộng câu bằng cụm chủngữ- vị ngữ, trạng ngữ.
- công dụng của các dâu chấm câu.
3. Về phần TLV.
- Văn nghị luận: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
- Trọng tâm là nghị luận giải thích.
c. Củng cố (2'): 
Gv: Nhắc lại những nội dung chính
d. Hướng dẫn học sinh học bài (1')
- Ôn tập chu đáo.
- Bài kiểm tra học kì sẽ làm trong hai tiết.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc