Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (tiết 3)

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

 - Hiện thực về đời sống của con người lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu những câu hat than thân.

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 4
Tieát 13
Ngày soạn: 1/9/2010 
Ngày dạy: 5/9/2010 Văn bản.
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
1. Kiến thức: 
 - Hiện thực về đời sống của con người lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu những câu hat than thân.
 - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
 III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (15’) 
 Kiểm tra 15phút 
 Chép thuộc một bài ca dao - dân ca mà em đã học ? Nêu nội dung chính của bài?
3. Giôùi thieäu: (1’)
 Người nông dân VN xưa, trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo cực, đằng đắng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này qua năm khác , nhiều khi cất lên tiếng hát , lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nỗi buồn sầu, lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao – dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình VN. Càng đọc nó cháu con thời nay càng thương kính ông bà cha mẹ mình hơn.
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (15’)
 - Yêu cầu : Thể thơ lục bát mang âm điệu tâm tình , ngọt ngào thể hiện sự đồng cảm sâu sắc .
- Đọc: giọng chậm, buồn ; nhịp thơ lục bát.
- Đọc trước một lần, gọi HS đọc lại.
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Tìm hiểu chú thích (SGK / 48)
- Đọc văn bản.
A/ Tìm hieåu chung. 
- Thể loại : Ca dao – dân ca 
- Thể thơ : Lục bát mang âm điệu tâm tình, ngọt ngào
- Phương thức biểu đạt: Trữ tình.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (22’)
 Gv : Gọi hs đọc bài 1 
? Bài ca dao là lời của ai , nói về điều gì ? 
? Trong bài ca giao có mấy lần nhắc đến con cò ? 
? Những từ ngữ “thân cò”, “gầy cò con” gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
? Em hãy cho biết hình ảnh trong ca dao được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? .
? Nêu hình ảnh đối lập đó?
? Tác giả mượn hình ảnh con cò để nói lên điều gì nữa ? 
? Như vậy từ bài ca dao này em hiểu được số phận và cuộc đời của người nông dân xưa ntn ? 
? Vì sao người nông dân xưa thường mượn hình ảnh thân cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình?
 Gọi hs đọc lại 2 câu cuối của bài 1 .
? Em hiểu thế nào về từ “ai”? Từ ai ở đây chỉ đối tượng nào? 
Gv : Gọi hs đọc bài 2 
? Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào?
? Những hình ảnh con vật và những việc làm cụ thể như vậy gợi cho em liên tưởng đến đối tượng nào trong xã hội ? 
 ? Tóm lại , nội dung của toàn bài ca dao nói lên điều gì ? 
Gọi hs đọc bài 3 
? Bài ca dao là lời của ai ? nói lên điều gì ?
 GV: - Thân em được so sánh với trái bần trôi. Trái bần - vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng, gợi ta liên tưởng đến những thân phận nghèo khó lắm khổ đau. Đay là câu ca dao Nam Bộ.
- Gió dập, sóng dồi : hình ảnh các thế lực đen tối hợp lại vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của người lương thiện.
? Qua đó , em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ? 
? Em hiểu thêm điều gì về đời sống dân tộc ta qua những câu hát than thân trong ca dao, dân ca?
? Nghệ thuật và ý nghĩa chính trong 3 bài ca dao?
- Lời của người lao động kể về số phận cuộc đời con cò.
- 2 lần
- “Thân cò”: hoàn cảnh, số 
phận lẻ loi cô độc, đầy ngang trái.
-“Gầy cò con”: hình dáng bé nhỏ gầy guộc, yếu đuối. Hình dáng, số phận thân cò thật tội nghiệp đáng thương. 
- Hình ảnh đối lập.
- Nước non >< một mình
 Lên thác >< xuống ghềnh
 Bể đầy >< ao cạn
- Mượn hình ảnh con cò để nói đến số phân lận đận , vấn vả của người nông dân. Đồng thời đây là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến .
- Cơ cực, lầm than, vất vả, gặp nhiều ngang trái. Dù cố công lao động quanh năm suốt tháng nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Cuộc đời tối tăm không lối thoát.
- Cò gần gũi, gắn bó với người nông dân; có những phẩm chất: hiền lành, trong sạch, cần cù, lặn lội kiếm sống của người nông dân.
- Ai là đại từ phiếm chỉ , ở đây chính là ám chỉ giai cấp thống trị phong kiến với những người cụ thể góp phần tạo ra những trái ngang vùi dập cuộc đời người nông dân.
- Con tằm : thương cho thân phận bị bòn rút sức lực. 
- Lũ kiến : thương cho thân phận nhỏ nhoi , suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó. 
- Con Hạc : thương cho cuộc đời phiêu bạt , lận đận.
- Con cuốc : Thương có thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ. 
- Người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau.
- Ẩn dụ nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái. 
- Lời của cô gái , nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ.
- Thân phận nhỏ bé đắng cay , chịu nhiều đau khổ , họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh.
 - Dân tộc ta chịu nhiều gian lao,vất vả,tâm hồn dân tộc mang nhiều nỗi buồn.
- Vượt lên nỗi buồn tủi ấy,dân tộc ta có sức sống mãnh liệt
- Cần tiếp tục giải phóng cho người phụ nữ để họ có hạnh phúc
 - Sử dụng cách nói : Thân cò , thân em, con cò , thân phận ....
- Sử dụng các thành ngữ : Lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi ...
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ , nhân hoá, tượng trưng phóng đạt ,điệp từ ngữ.
 - Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao thể hiẹn tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ, đắng cay khổ cực.
B/ Đọc- hiểu văn bản.
 I. Nội dung.
Bài 1:
 Thân cò - Lận đận
 Nước non >< một mình
 Lên thác >< xuống ghềnh
 Bể đầy >< ao cạn
 => Hình ảnh đối lập.
- Lời của người lao động kể về số phận cuộc đời con cò.
 - Số phận lẻ loi , cô độc , bé nhỏ. 
* Ý nghĩa : Mượn hình ảnh con cò để nói đến số phân lận đận , vất vả của người nông dân. Đồng thời đây là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến .
Bài 2
 - Con tằm : thương cho thân phận bị bòn rút sức lực. 
- Lũ kiến : thương cho thân phận nhỏ nhoi , suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó. 
- Con Hạc : thương cho cuộc đời phiêu bạt , lận đận.
- Con cuốc : Thương có thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ. 
* Ý nghĩa : Ẩn dụ nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái. 
Bài 3 :
- Hình ảnh so sánh.
- Thân em  trái bần.
-> Lời của cô gái , nói về thân phận chìm nổi , lênh đênh , vô định của người phụ nữ.
* Ý nghĩa : Thân phận nhỏ bé đắng cay , chịu nhiều đau khổ , họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh.
II. Nghệ thuật.
- Sử dụng cách nói : Thân cò ,thân em, con cò , thân phận ....
- Sử dụng các thành ngữ : Lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi ...
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ , nhân hoá, tượng trưng phóng đạt ,điệp từ ngữ.
III. Ý nghĩa.
 Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao thể hiẹn tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ,đắng cay khổ cực.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
- Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao than thân.
- Viết cảm nhận về bài cao dao khiến em cảm động nhất.
4. Củng cố:	(3’)
 - Gọi HS đọc lại 3 bài ca dao.
 - Những câu thuộc chủ đề này thường nói về điều gì ?
5. Dặn dò: 	(2’)	
*Bài cũ:
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao.
 - Học thuộc lòng 3 bài ca dao.
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Những câu hát châm biếm. 
 + Đọc, trả lời câu hỏi sgk.
 + Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
C/ Hướng dẫn tự học.
- Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao than thân.
- Viết cảm nhận về bài cao dao khiến em cảm động nhất.
Tuaàn 4
Tieát 14
Ngày soạn: 1/9/2010 
Ngày dạy: 5/9/2010 Văn bản. 
 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.
 - Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
 1. Kiến thức: 
 - Ứng sử của tac giả dân gian trước những thói hư, tật xấu , những hủ tục lac hậu.
 - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm .
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu những câu hat châm biếm .
 - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
2. Kiểm tra : (5’) 
 ? Đọc 3 bài ca dao than thân.
 ? Nêu những điểm chung về nghệ thuật và nội dung của những bài ca dao này ?
3. Giôùi thieäu: (1’)
 Nội dung cảm xúc , chủ đề ca dao, dân ca rất đa dạng . Ngoài những câu hát yêu thương , câu hát than thân , ca dao – dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm . Cùng với truyện cười , vè, những câu hát châm biếm thể hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian VN ,nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong xh . Các em hãy tìm hiểu qua văn bản “ Những câu hát châm biếm”.
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (1o’)
 ? Văn bản thuộc thể loại nào? 
GV Hướng dẫn hs đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. 
Yêu cầu : Đọc giọng hài hước , vui có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng  ) Giải thích từ khó 
A/ Tìm hieåu chung. 
Thể loại : Ca dao – dân ca 
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (22’)
 Gọi hs đọc bài 1 
? Đọc 2 câu đầu của bài ca dao , em thấy có hình ảnh nào đã từng nhắc đến trong những câu hát than thân ?
? Trong những câu hát than thân , người nông dân mượn hình ảnh cái cò để diễn tả điều gì ?
? Qua cách xưng hô trong bài , em thấy đó là lời của ai , nói với ai , nói để làm gì ?
 ? Trong lời giới thiệu đó có từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ? 
? Người cháu giới thiệu người chú hay những gì ?
? Qua lời giới thiệu của người cháu , em có nhận xét gì về bức chân dung của người chú? 
? Bài ca dao này châm biếm điều gì ?
Gv :Gọi hs đọc bài 2.
? Bài ca dao này nhại lời của ai nói với ai?
? Thầy phán những nội dung gì ?
 ? Phán toàn những chuyện quan trọng như vậy mà cách nói của thầy ntn?
? Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
? Hiện tuượng mê tín dị đoan này ngày nay có còn tồn tại hay không ? Hãy nêu dẫn chứng 
 Gv : Gọi hs đọc bài 3 
? Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho ai , hạng người nào trong xã hội. 
Gv : Hướng dẫn: Con cò – người nông dân, cà cuống – kẻ tai to mặt lớn ; Chào mào , chim ri – cai lệ ; chim chích – anh mõ .
? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám ma không? Vì sao?
? Qua việc giới thiệu các nhân vật đến chia buồn , bài ca dao phê phán điều gì ?
Gv : Gọi hs đọc bài 4 
? Bài ca này chế diễu người nào ?
? Chân dung cậu cai được diễn tả ntn?
? Bài ca sử dụng nghệ thuật gì ?
? Qua bài ca dao này nhân dân muốn chế diễu điều gì ?
? Nhận xét sự  ... ẠI TỪ
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ.
 - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 - Lưu ý :HS đã học về đại từ ở Tiểu học.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm đại từ.
 - Các loại đại từ..
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết các đại từ trong văn bản nói và viết.
 - Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu của giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 
2. Kiểm tra : (5’) 
 ? Từ láy chia làm mấy loại ? nêu nội dung từng loại ? cho ví dụ minh hoạ?
 ? Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đâu ?
 ? Làm bài tập 5,6.
3. Giôùi thieäu:(1’)
 Trong khi nói và viết, ta hay dùng những từ như tao, tôi, tớ, mày, nó, họ, hắn  để xưng hô hoặc dùng đây , đó, kia, nọ ai, gì, sao, thế để trỏ để hỏi . Những từ đó ta gọi là đại từ . Vậy đại từ là gì ? đại từ có nhiệm vụ gì , chức năng và cách sử ụng ra sao ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (20’)
 Gv cho hs đọc ví dụ ở bảng phụ được ghi trong sgk.
? Từ “ nó” ở đoạn văn thứ nhất trỏ ai? 
? Từ “nó” ở đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì ? 
? Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì ? 
GV giảng thêm : Với các loại từ
Ta nói Vịt: Tên gọi của 1 loại sự vật.
Ta nói cười : Tên gọi của 1 loại hoạt động.
Ta nói đỏ : Tên gọi của 1 loại tính chất.
 Các từ trong các Ví dụ trên nó và ai không gọi tên của sự vật mà dùng để trỏ(chỉ) các sự vật , hoạt động , tính chất mà thôi . Như vật trỏ là không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động , tính chất mà dùng một công cụ khác ( tức đại từ) để chỉ ra các sự vật , hoạt động , tính chất được nói đến .
? Vậy em hiểu thế nào là đại từ ? 
? Nhìn vào 3 ví dụ cho biết các đại từ “ ai”, “nó” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
* Thảo luận 3p: Ngoài ra , các em còn biết đại từ giữ chức vụ gì nữa ? nếu có hãy cho ví dụ ?
- VN : Người học giỏi nhất khối 7 là nó.
- Bổ ngữ : Mọi người yêu mến nó.
? Qua phân tích , hãy khái quát lại đại từ giữ những chức vụ gì trong câu ?
? Nhìn vào 3 ví dụ trên hãy cho biết đại từ chia làm mấy loại ?
? Các đại từ tôi , tao , tớ , chúng tôi, chúng tao, chúng tớ , nó , hắn dùng để trỏ gì ? 
? Các đại từ đây , đó , kia , ấy , này , nọ , bây giờ được dùng để trỏ gì
? Đại từ “ vậy , thế” trỏ cái gì ?
? Tóm lại các đại từ để trỏ dùng để làm gì ? 
? Vậy các đại từ dùng để hỏi được dùng ntn? 
- Người
- Con gà
- Hỏi
- Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động, tính chất, ..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Nó 1 : CN ; Nó 2 : Định ngữ; Ai : chủ ngữ
- Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.
- 2 loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.
- Người , sự vật.
- Vị trí sự vật, không gian, thời gian.
 Hoạt động , tính chất , sự việc. 
 - Trỏ người , sự vật, số lượng, hoạt động , tính chất , sự việc. 
- Hỏi về người , sự vật, số lượng, hoạt động , tính chất , sự việc. 
A/ Tìm hieåu chung. 
I . Thế nào là đại từ ?
1/. Tìm hiểu ví dụ:
- Nó ® Em tôi (người)
- Nó ® Con gà (vật)
- Ai ® Hỏi 
 -> Đại từ.
* Vai trò ngữ pháp 
- Nó(1) : Chủ ngữ
- Nó (2) : Định ngữ
- Ai : Chủ ngữ
Ngoài ra:
- Người học giỏi nhất khối 7 là nó
(Vị ngữ) 
- Mọi người đều yêu mến nó
 ĐT (Bổ ngữ)
2/ Kết luận.
- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật hoạt động, tính chất, ..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.
II . Các loại đại từ 
 a. Đại từ dùng để trỏ. 
- Trỏ người , sự vật. 
Trỏ số lượng. 
Trỏ hoạt động , tính chất , sự việc. 
 b. Đại từ dùng để hỏi. 
Hỏi về người , sự vật .
Hỏi về số lượng .
Hỏi về hoạt động , tính chất , sự việc. 
Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
- Gọi HS đọc bài tập 1.
? Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng SGK / 56.
? Em hãy xác định nghĩa của đại từ mình trong ví dụ (b).
* Nhận xét.
- Gọi HS đọc bài tập 2.
? Hãy tìm VD để chứng tỏ khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông , bà, cha, mẹ ..... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô.
- Gọi HS đọc bài tập 3.
? Hãy đạt câu với mỗi từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung ?
- Gọi HS đọc bài tập 4.
? Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự ? Ở trường, lớp em có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không ? Nên ứng xử thế nào với các hiện tượng đó ?
Hs thảo luận và điền vào bảng.
B/ Luyện tập.
* Bài tập 1:
a)
 Số 
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao ,tớ
Chúng tôi, chúng tao
2
Mày, mi
Chúng mày, bọn mi
3
Hắn, nó
Chúng nó, họ
b) – Cậu giúp đỡ mình với nhé.
¦ Nghĩa là tôi, tớ (ngôi thứ nhất)
 - Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
¦ Nghĩa là bạn, em (ngôi thứ hai)
* Bài tập 2:
- Hôm nay sao cháu đến muộn thế ?
- Ông đã khỏe chưa ạ ?
- Cái bống đi chợ cầu Cần
Thấy ba ông Bụt đi vần nồi cơm
 Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì ngồi đổ nồi cơm chẳng vần.
 ( Ca dao)
- Từ nay tôi kệch đến già
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu
 Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé hạt thóc vừa lâu đồng tiền.
 ( Ca dao)
* Bài tập 3:
- Gia đình em ai cũng thích ăn món khoai tây chiên.
- Nước dâng lên cao bao nhiêu, dồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Học sao điểm vậy.
* Bài tập 4:
 - Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em nên xưng tên, tôi, tớ, mình cho lịch sự.
 - Đối với những hiện tượng thiếu lịch sự nên góp ý nhẹ nhàng để bạn sửa đổi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
 Xác định đại từ trong văn bản cao dao đã học.
4. Củng cố:	(3’)
- Em hiểu thế nào là đại từ? Đại từ giữ vai trò gì trong câu?
- Có mấy loại đại từ ? Trình bày từng loại ?
 5. Dặn dò: 	(2’)	
* Bài cũ: 
- Nắm được khái niệm và các loại đại từ.
- Hoàn tất các bài tập vào vở.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Luyện tập tạo lập văn bản.
 + Đọc bài tham khảo. 
 + Thực hiện phần chuẩn bị bài ở nhà vào vở soạn.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
C/ Hướng dẫn tự học.
Xác định đại từ trong văn bản cao dao đã học.
Tuaàn 4
Tieát 16
Ngày soạn: 3/9/2010 
 Ngày dạy: 7/9/2010 Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
 - Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản ,gần gũi với đời sống và và công việc học tập của HS.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 Văn bản và quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 
2. Kiểm tra : (5’) 
 ? Để làm nên một văn bản chúng ta phải qua các bước như thế nào?
3. Giôùi thieäu:(1’)
 Các em đã làm quen trong tiết “ Tạo lập văn bản” . Từ đó có thể tạo nên một văn bản tương đối đơn giản , gần gủi với đời sống và công việc học tập của các em . Vậy để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh , hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết luyện tập. 
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (20’)
? Em hãy nhắc lại quá trình để tạo lập một văn bản ?
¦ Các em đã học về quá trình ấy không chỉ để biết, mà chủ yếu là để vận dụng vào trong thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS, nhận xét.
? Em hãy cho biết đề văn trên thuộc kiểu văn bản gì ?
? Em sẽ viết nội dung gì cho phù hợp với khuôn khổ 1000 chữ ?
? Em sẽ viết cho ai ?
? Em viết bức thư ấy để làm gì ?
? Em sẽ mở đầu bức thư ấy thế nào cho tự nhiên, gợi cảm chứ không gượng gạo, khô khan ?
? Em sẽ viết những gì trong phần chính của bức thư ? Nếu định giới thiệu cảnh đẹp của đất nước Việt Nam thì nên chọn cảnh nào cho tiêu biểu ?
? Em sẽ kết thúc bức thư ấy như thế nào ?
? Em hãy lập dàn bài đối với đề văn trên ?
- Gồm 4 bước :
+ Định hướng chính xác.
+ Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí.
+ Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục .
+ Kiểm tra văn bản.
- Văn bản viết thư.
- Có thể có nhiều ý kiến khác nhau :
+ Truyền thống lịch sử.
+ Cảnh đẹp thiên nhiên.
+ Những đặc sắc về văn hóa và phong tục của đất nước Việt Nam.
- Viết cho một người bạn ở nước ngoài.
- Để bạn rõ, có tình cảm tốt đẹp với đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng tình hữu nghị và ủng hộ Việt Nam trên con đường phát triển.
- Mở đầu bằng cách do nhận được thư bạn hỏi về Tổ quốc mình nên em viết thư đáp lại.
- Có thể đưa ra nhiều cảnh đẹp, ví dụ :
+ Thành phố Huế, Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Nha Trang,.....
- Ngoài lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn, còn phải kết thúc bằng lời mời bạn hãy đến với đất nước Việt Nam.
- Xây dựng dàn bài.
I/ Tìm hieåu chung về các bước tạo lập văn bản.
- Định hướng chính xác
- Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên
- Diễn đạt các ý đã ghi trên bố cục
- Kiểm tra văn bản.
II. Thực hành tạo lập văn bản
Đề : Em hãy viết thư cho bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
 1/ Định hướng :
 - Viết cho một người bạn ở nước ngoài.
 - Để bạn rõ, có tình cảm tốt đẹp với đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng tình hữu nghị và ủng hộ Việt Nam trên con đường phát triển.
 - Mở đầu bằng cách do nhận được thư bạn hỏi về Tổ quốc mình nên em viết thư đáp lại.
 - Viết về cảnh đẹp thiên nhiên.
2/ Lập dàn bài :
 a/ Mở bài :
 - Lời chào.
 - Lí do viết thư.
 b/ Thân bài :
 Giới thiệu, trình bày về một số cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam qua việc miêu tả, tự sự kết hợp cùng biểu cảm về các địa điểm đó.
 c/ Kết bài :
 - Lời chào, lời chúc, lời hứa hẹn.
 - Lời mời bạn đến thăm đất nước Việt Nam.
Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
? Dựa vào dàn bài trên, em hãy viết một số đoạn văn để trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.
- Đọc cho HS nghe đoạn mở bài mẫu .
- Viết, trình bày.
- Chú ý lắng nghe.
III/ Luyện tập.
 Viết đoạn văn :
Lêna thân mến !
 Cũng như tất cả bạn bè cùng trang lứa với mình và Lêna. Trên trái đất này, mỗi người chúng ta đều sinh ra và lớn lên trên một đất nước cụ thể. Với bạn, đó là nước Nga thân yêu, còn với mình đó là đất nước Việt Nam yêu quý. Bạn có biết không ? Đất nước mình có nhiều danh lam thắng cảnh, và mỗi nơi lại có những vẻ đẹp riêng , bạn ạ .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
 Bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh.
4. Củng cố:	(3’)
 Muốn tạo lập một văn bản , cần phải trải qua những bước nào ?
5. Dặn dò: 	(2’)	
 *Bài cũ: Tiếp tục hoàn tất bài viết.
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
 + Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
 + Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa nội dung hai bài thơ.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
IV/ Hướng dẫn tự học.
 Bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4 CKTKN 2011.doc