Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 – Tiết 12: Tập làm văn ôn tập quá trình tạo lập văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 – Tiết 12: Tập làm văn ôn tập quá trình tạo lập văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Hiểu quá trình tạo lập văn bản.

 - Củng cố khắc sâu kiến thức về tạo lập văn bản của HS .

 - Thực hành rèn luyện kĩ năng làm bài tập.

B.Chuẩn bị:

-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.

-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.

C.Tổ chức các hoạt động:

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 – Tiết 12: Tập làm văn ôn tập quá trình tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xin lỗi các bạn nếu ai đã lấy Giáo án của mình thì tuần 5- tiết là bài này nhé! Mình dạy cả văn 6 - 7 nên cóp giữa 2 giáo án trang đấy mình chưa sửa. Mình cứ soạn mấy tiết lại cất 1 chỗ, đang quy hoạch lại đây. Xin cảm ơn. Ngày soạn: 14 – 09 - 2011
 Ngày giảng : 16 – 09 – 2011
Tuần 5 – Tiết 12: Phần: Tập làm văn
ôn Tập quá trình tạo lập văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu quá trình tạo lập văn bản.
 - Củng cố khắc sâu kiến thức về tạo lập văn bản của HS .
 - Thực hành rèn luyện kĩ năng làm bài tập.
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Bài tập về nhà...
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động - GTB:
HĐ2: Ôn tập kiến thức trọng tâm
Muốn tạo lập văn bản cần thực hiện các bước như thế nào? ( 4 bước)
? Sau khi định hướng, bước tiếp theo ta cần phải làm gì?
? Bước tiếp theo ta phải thực hiện như thế nào.
? Bước cuối cùng như thế nào? Có quan trọng khi tạo lập văn bản không?
HĐ3: Luyện tập
Bài tập 1: Vận dụng bước định hướng nói ( viết) để phân biệt sự khác nhau giữa các đề sau:
Đề1: Trình bày ý kiến của em trong một buổi hội thảo ở trường về vấn đề: Thế nào là một tình bạn tốt.
Đề 2: Em đã từng được tham quan một cảnh thiên nhiên đẹp. Em hãy tả lại cảnh đó.
HS làm bài
- Trình bày
- Nhận xét - GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
Hãy kể những công việc cần phải làm trước khi viết bài tập làm văn theo đề bài: Em hãy hình dung mình là cô bé Thuỷ và viết thư cho anh trai sau một tuần xa cách.
- HS làm bài
- Gọi HS trình bày bài viết
- HS nhận xét
- GV nhận xét bổ sung.
I. Lý thuyết:
1. Định hướng nói (viết)
Trong bước này, cần trả lời chính xác các câu hỏi:
- Nói (viết) cho ai?(đối tượng giao tiếp)
- Nói (viết) để làm gì?( m.đích g.tiếp)
-Nói (viết) về cái gì?( n.dung g.tiếp)
-Nói (viết) như thế nào?( c.thức g.tiếp)
2. Tìm ý và sắp xếp thành bố cục:
 Sau khi định hướng, cần phảI tìm ý phục vụ cho bài nói (viết). Nhưng nhứng ý tìm được đó mới là những ý tồn tại biệt lập, lộn xộn. Vì vậy khi đã có ý người nói (viết) cần sắp xếp các ý đó thành một bố cục hợp lý theo đúng những gì đã dự kiến ở bước định hướng.
3. Diễn đạt các ý trong bố cục thành câu, đoạn, văn bản
 Nếu bố cục mới chỉ là bộ khung, là những nét phác thảo đó sẽ được chi tiết hoá, cụ thể hoá bằng câu chữ hết sức
 rõ ràng.
 Từ ngữ, câu văn,...viết ra nói ra cần đảm bảo chính xác, trong sáng và có sự liên kết, mạch lạc hết sức chặt chẽ với nhau.
4. Kiểm tra lại văn bản tạo ra
 Đây là bước điều chỉnh những sai sót mắc phảI trong quá trình tạo lập văn bản. Bước này giúp cho việc nói (viết) văn bản được hoàn thiện hơn, đảm bảo được mục đích đặt ra trong bước định hướng. 
*) Lưu ý: Văn bản cần đạt đúng yêu cầu: đúng chính tả , ngữ pháp, từ ngữ chính xác và sát bố cục, đảm bảo mạch lạc và tính liên kết, lời văn trong sáng
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Vận dụng bước định hướng nói ( viết) để phân biệt sự khác nhau giữa các đề:
Đề 1: 
-Đối tượng giao tiếp: Số đông
- Mục đích giao tiếp: Bày tỏ quan điểm của mình và làm cho mọi người đồng tình với quan điểm đó.
- Nội dung giao tiếp: Thế nào là một tình bạn tốt.
- Cách giao tiếp: Trình bày trực tiếp ( nói)
Đề 2: 
-Đối tượng giao tiếp: Người đọc ( giao tiếp bằng văn bản)
- Mục đích giao tiếp: Người đọc cảm nhận được vẻ đẹp cảu cảnh quan thiên nhiên.
- Nội dung giao tiếp: Cảnh quan thiên nhiên.
- Cách giao tiếp: Tả ( viết)
Bài tập 2: 
HĐ 4: củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, hoàn thành nốt bài tập còn lại.
 Ngày soạn: 18 – 09 - 2011
 Ngày giảng : 21 – 09 – 2011
Tuần 6 – Tiết 13: Phần: Văn học
 ôn tập ca dao, dân ca ( Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu kĩ khái niệm của ca dao, dân ca.
 - Củng cố khắc sâu kiến thức về những chùm ca dao đã học.
 - Giáo dục ý thức và tình cảm qua các bài ca dao đã học.
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa, đồ dùng học tập , BT về nhà...
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động _ GTB
HĐ2: Ôn tập kiến thức trọng tâm
? Chùm ca dao về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước con người phản ánh nội dung gì?
? Những câu hát than thân là những bài ca dao nói về vấn đề gì?
? Những câu hát châm biếm đã thể hiện như thế nào?
 Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian: dùng hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, nhại và phóng đại. Những câu hát đó đã phê phán những thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội...
HĐ3: Thực hành
? Gọi HS đọc một số bài ca dao các em đã sưu tầm được
? Nêu ý nghĩa của một trong các bài ca dao đó.
HS trình bày - nhận xét 
 GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
? Viết bài giới thiệu về quê hương đất nước con người Việt Nam qua ca dao cho một người nước ngoài đến thăm đất nước Việt Nam.
HS viết bài - trình bày 
GV nhận xét, cho điểm.
BT3: Cảm nhận của em về cuộc đời và thân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa qua một số câu hát than thân.
BT4: Thống kê thói hư tật xấu, đối tượng châm biếm trong các bài ca dao đã học.
HS làm bài 
Gọi HS trình bày
Nhận xét
GV nhận xét bổ sung.
I. Lý thuyết
- Chủ đề nổi bật đó là: Lòng biết ơn cha mẹ, tình cảm anh em, nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương tha thiết, mỗi miền quê đều có những danh lam thắng cảnh làm rung động lòng người...
II. Bài tập:
 Bài tập 1:
Bài tập 2: 
Bài tập 3:
Cảm nhận: Người lao động Việt Nam xưa làm lụng rất chăm chỉ, nhưng cuộc sống vẫn khổ cực trăm bề, do đó họ mượn ca dao để bày tỏ tiếng lòng giãi bày cảnh ngộ của chính mình, đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ phản kháng.
VD: - Rủ nhau đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề...
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi.
 - Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia.
Bài tập 4: 
 - Nhìn chung ca dao và truyện cười Việt Nam phê phán rất nhiều hạng người, ngay cả trong bản thân người lao động. Trong các bài ca dao thì phần lớn châm biếm: các lạo thầy ( thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý, thầy đồ dốt...) những kẻ huênh hoang, tay sai ( cậu cai, anh lính dõng...); sư sãi, tiểu... trên chùa; những người lười nhác lao động nghiện ngập rượu chè, giai cấp thống trị bóc lột...
HĐ 4: củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, hoàn thành nốt bài tập còn lại.
 - Tiếp tục sưu tầm các bài ca dao về các thể loại...
 Ngày soạn: 20 – 09 - 2011
 Ngày giảng : 22 – 09 – 2011
Tuần 6 – Tiết 14: Phần: Tiếng Việt
 ôn tập về đại từ
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu kĩ khái niệm về đại từ, vai trò ngữ pháp của đại từ.
 - Củng cố khắc sâu kiến thức về đại từ, phân loại đại từ.
 - Giáo dục ý thức và kĩ năng sử dụng đại từ.
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa, đồ dùng học tập , BT về nhà...
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động - GTB
HĐ2: Ôn tập kiến thức trọng tâm
? Thế nào là đại từ?
? Nêu vai trò ngữ pháp của đại từ.
?Phân loại đại từ.
( đại từ để trỏ, đại từ để hỏi...)
HĐ3: Thực hành
*) Bài tập 1: Tìm đại từ trong câu sau: Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
*) Bài tập 2: Tìm đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng đại từ trong đoạn thơ sau:
 Má hét lớn: “ Tụi bay đồ chó!
 Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
 Tao già không sức cầm dao
 Giết bay có các con tao trăm vùng”
*) Bài tập 3: Nêu các địa từ để trỏ và các đại từ để hỏi
- HS trình bày
- Nhận xét
- GV nhận xét
*)Bài tập 4: Đặt câu có sử dụng đại từ
- HS trình bày
- GV nhận xét.
*) Bài tập 5:Viết một đoạn văn ( 5 à 7 câu) có sử dụng đại từ.
- HS viết bài
- Trình bày
- Nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
I. Lý thuyết:
1. Khái niệm đại từ:
- Đại từ dùng để trỏ hoặc để hỏi về người, sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng ...
- Đại từ dùng để trỏ hoặc hỏi cái gì là tuỳ thuộc vào người, sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
2. Vai trò ngữ pháp của đại từ
3. Phân loại đại từ:
II. Luyện tập:
*) Bài tập 1:
gì ( chỉ sự việc), đâu ( chỉ không gian), bao giờ ( chỉ thời gian). Các đại từ đều là đại từ phiếm chỉ.
*) Bài tập 2:
Đại từ xưng hô trong lời nói của bà má là: tụi bay, tao, bay. Các đại từ góp phần biểu hiện sự phẫn nộ, căm thù, sự khinh bỉ của bà má yêu nước đối với kẻ thù.
*) Bài tập 3:
- Đại từ để trỏ:
+ Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu
+ Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy, thế.
- Đại từ để hỏi:
+ Hỏi về người, sự vật: ai, gì
+ Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy.
+ Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ.
*) Bài tập 4:
*) Bài tập 5:
HĐ 4: củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, hoàn thành nốt bài tập còn lại.
 - Tiếp tục ôn luyện, làm các bài tập về đại từ.
Xin lỗi các bạn nếu ai đã lấy Giáo án của mình thì tuần 5- tiết là bài này nhé! Mình dạy cả văn 6 - 7 nên cóp giữa 2 giáo án trang đấy mình chưa sửa. Mình cứ soạn mấy tiết lại cất 1 chỗ, đang quy hoạch lại đây. Xin cảm ơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day chieu lop 7.doc