I . Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ Trung đại.
- Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Khí phấch hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở một thời đại nhà Trần.
Tuần : 5 Ngày soạn: 8/9/2012 Tiết :17 Ngày giảng: 11/9/2012. SÔNG NÚI NƯỚC NAM - NAM QUỐC SƠN HÀ Lí Thường Kiệt PHÒ GIÁ VỀ KINH --TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ Trần Quang Khải I . Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về thơ Trung đại. - Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. - Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải. - Đặc điểm thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Khí phấch hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở một thời đại nhà Trần. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đọc hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua văn bản dịch tiếng Việt. - Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. - Đọc hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua văn bản dịch tiếng Việt. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc 4. Tích hợp: GDTTHCM: Độc lập dân tộc (liên hệ) II. Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu SGK, SGV soạn bài - Trò : Đọc, xem trước bài, trả lời câu hỏi III. Các bước lên lớp 1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2 . Kiểm tra bài cũ :Đọc và phân tích 1 bài ca dao than thân. 3 . Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đọc & tìm hiểu chung văn bản Nam quộc sơn hà GV hướng dẫn , đọc , gọi HS đọc Gọi HS đọc chú thích * H : Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ? GV đưa bảng phụ cho HS quan sát H: Nhận xét số câu, số chữ ở mỗi câu và cách hiệp vần của bài thơ ? H : Bài thơ có mấy ý lớn ? Tìm hiểu văn bản GV đọc lại hai câu đầu H: Nhận xét cách ngắt nhịp và giọng thơ của 2 câu thơ ? H: Theo em 2 câu thơ đầu muốn nói gì ? Gọi HS đọc 2câu cuối H : Câu 3 thuộc kiểu câu gì? Dùng với mục đính gì? H : Em cảm nhận thế nào về mục đích của câu thơ 4 ? H : Nội dung ý nghĩa của 2 câu thơ cuối là gì ? H : Ngoài giá trị thơ ca bài thơ còn có ý nghĩa lịch sử nào ? (GD TTHCM) H : Ngoài biểu ý bài thơ có biểu cảm không ? Nếu có nó được bộc lộ như thế nào & đó là những tình cảm, cảm xúc gì ? Tổng kết văn bản Sông núi nước Nam H : Tóm tắt lại về thể thơ & giọng điệu của bài thơ? H : Nội dung ý nghĩa của bài thơ ? Gọi HS đọc ghi nhớ Đọc, tìm hiểu chung về văn bản Phò giá về kinh G.Vđưa bảng phụ ghi bài thơ, hướng dẫn, đọc, gọi H.S đọc gọi H.S đọc chú thích * H: Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ? G.V hướng dẫn H.S xem chú thích H: Nhận xét số câu trong bài, số tiếng ở mỗi câu và cách hiêp vần ? H: Bài thơ có mấy ý lớn ? Chia như thế nào ? H.Đ5Tìm hiểu văn bản . Gọi H.S đọc hai câu thơ đầu. H: Nhận xét cách dùng từ, giọng điệu của 2 câu thơ? (G.Vgiải thích trật tự ngược của 2chiến thắng ). H: Hai câu thơ đầu nói lên điều gì ? H:Gọi HS đọc 2 câu thơ sau H: Nhận xét giọng thơ của 2 câu thơ này ? H: Em hiểu ý 2 câu thơ này là gì ? G.V: Không nên say sưa với hào quang chiến thắng . H: Bài thơ có biểu cảm không ? Nếu có thì đó là những tình cảm, cảm xúc gì ? (GDTTHCM) H.Đ6Tổng kết văn bản "Phò giá về kinh". H: Tóm tắt cách diễn đạt của bài thơ? H:Nội dung ý nghiã của bài thơ ? Gọi HS đọc ghi nhớ . SÔNG NÚI NƯỚC NAM I . Đọc , tìm hiểu chung 1. Đọc. 2. Chú thích. a. Tác giả b. Tác phẩm c. Từ khó d. Thể thơ: Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở câu 1, 2, 4---> Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. * Có 2 ý lớn : + Hai câu đầu + Hai câu cuối II. Tìm hiểu văn bản 1. Hai câu đầu : - Nhịp thơ 4/3; giọng thơ rắn rỏi, đanh thép - Khẳng định nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam , đã có sách trời phân định 2. Hai câu cuối - Câu 3 - câu hỏi ---> Khẳng định - Câu 4- một lời phán xét , cảnh báo ---> Cảnh báo, khẳng định sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù xâm lược ===> Bài thơ tuyên bố chủ quyền đất nước & khẳng định không một thế lực nào xâm phạm được * Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên viết bằng thơ Bộc lộ sâu sắc tình yêu nước , lòng tự hào dân tộc ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước. - Dồn nén sức cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến. - Lựa chọn ngôn ngữ để góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. 2. Ý nghĩa văn bản - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. PHÒ GIÁ VỀ KINH I . Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả b. Tác phẩm c.Từ khó d. Thể thơ : Bốn cauu , mỗi câu 5 tiếng , hiệp vần ở câu 2,4 ---> Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Bài thơ có 2 ý lớn II. Tìm hiểu văn bản a. Hai câu đầu - Hai động từ mạnh đặt ở đầu 2 câu; 2 địa danh nổi tiếng; 2 câu thơ đối xứng. - Khẳng định chiến thắng hào hùng của quân dân ta ; sự thất bại thảm hại của kẻ thù b. Hai câu sau - Giọng điệu: tâm tình, thiết tha. - Động viên tinh thần, ý thức xây dựng đất nước hoà bình; niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước. * Bài thơ bộc lộ lòng tự hào dân tộc; khát vọng về cuộc sống thái bình, thịnh trị III. Tổng kết 1. Nghệ thuật. - Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc. - có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả. - Sử dụng hình thức cô đọng, hàm súc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng. - Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. 2. Ý nghĩa văn bản Hào khí chiến thắng và khát vọng về đất nước thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần. 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? Cách biểu ý và biểu cảm của 2 bài thơ vừa học có gì giống nhau ? Học xong 2 bài thơ em biết được gì ?Em có cảm nghĩ gì ? Giáo dục :Tôn trọng truyền thống ,lòng tự hào dân tộc ,ý thức trách nhiệm . 5 . Hướng dẫn tự học : - Học thuộc lòng - đọc diễn cảm văn bản dịch thơ. - Nhớ được 8 yếu tố Hán trong mỗi văn bản. - Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ. “ Thái bình tu trí lực – Vạn cổ thử giang san” trong cuộc sống hôm nay. - Chuẩn bị bài :Từ Hán Việt . IV . Rút kinh nghiệm - Bổ sung : Tuần :5 Ngày soạn: 8/9/2012 Tiết :18 Ngày giảng: 11/9/2012 TỪ HÁN VIỆT I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. - Các loại từ ghép Hán Việt. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ, dùng từ phù hợp . * GD kĩ năng sống: Lựa chọn cách sử dụng từ Hán việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp. Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân. * GD môi trường: Liên hệ tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường. II . Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài +bảng phụ . - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi III. Phương pháp. Nêu vấn đề, vấn đáp. IV . Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :Thế nào là đại từ?Đặt câu có đại từ. Có những đại từ nào ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1:Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán việt . H: Các tiếng : nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ? H: Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu ?cho ví dụ ? H: Tiếng không được dùng như từ đơn thì dùng thế nào ? cho ví dụ ? H: Các tiếng có thể dùng như từ đơn có thể dùng tạo từ ghép H.V được không ? cho ví dụ ? Gọi HS đọc, thảo luận và trả lời câu (2)_Nhận xét _bổ sung . H:Với những hiểu biết của mình em có nhận xét gì về lượng từ H.V? H: Em hiểu yếu tô H.V là gì ? H: Trình bày cách dùng yếu tố H.V? H: Qua bài 2, em rút ra lưu ý gì ? Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ . HĐ2:Tìm hiểu từ ghép HV. GVđưa bảng phụ ghi các từ ghép HV trong bài tập1+2. H: Nêu nghĩa các từ đó ? H: Qua việc hiểu nghĩa như vậy em hãy phân biệt đâu là từ ghép đẳng lập, đâu là từ ghép chính phụ? H: Chỉ ra yếu tố chính, yếu tố phụ trong từng từ ghép chính phụ ? H: So với cấu tạọ từ ghép Thuần Việt em có nhận xét gì ? H:Qua tìm hiểu em thấy từ ghép có mấy loại ? H:Trật tự của các yếu trong từ ghép chính phụ HV? HĐ3: Luyện tập . Gọi hSđọc BT1_cho HSthảo luận (mỗi tổ một nhóm đồng âm )ghi ra phiếu học tập lớn _đưa kết quả _nhận xét _Bổ sung . Gọi HS đọc bài tập 2_cho HS tìm thi . Tìm từ ghép Hán Việt (GD môi trường) Gọi HSđọc bài tập 3_cho HSthảo luận,g.vđưa bảng phụ gọi HSđiền. (GD kĩ năng sông) Gọi HSđọc bài tập 5_cho HS thi làm nhanh, thu 7_10bài . I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt . 1.Tìm hiểu ví dụ . 1.1.Nam có thể dùng như từ đơn . Quốc Sơn Hà Không thể dùng như từ đơn Dùng để tạo từ HV ->yếu tố HV quốc kỳ, cường quốc giang sơn , sơn hà , 1.2. Thiên thư -thiên nghĩa là trời Thiên niên kỷ - thiên nghĩa là nghìn . Thiên đô chiếu - thiên nghĩa là dời . Đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau . 2 Ghi nhớ : - Khối lượng từ H.V - Yếu tố H.V - Cách dùng (ghi nhớ 2) + Một số có thể dùng độc lập +dùng tạo từ ghép + Phần lớn không được dùng độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép . - Lưu ý hiện tượng đồng âm khác nghĩa (ghi nhớ 3 ). II. Từ ghép Hán Việt 1. Tìm hiểu ví dụ 1.1. sơn hà Từ ghép đẳng lập xâm phạm giang sơn 1.2.a. ái quốc thư môn Từ ghép chính phụ b.thiên thư . thạch mã tái phạm (a):Trật tự giống từ ghép thuần việt . (b)Trật tự khác (ngược )từ ghép thuần việt . 2. Ghi nhớ : - Hai loại từ ghép Hán Việt (ghi nhớ1) -Trật tự các yếu tố ......(ghi nhớ 2) III. Luyện tập 1. Phân biệt - hoa 1: bộ phận của cây . hoa 2: tốt ,đẹp. -phi 1: bay ;phi 2 :trái . phi 3: vợ lẽ của vua -tham1: ham muốn :tham 2:dự . -gia1: nhà ;gia 2: thêm vào . 2 Tìm từ ghép -cư xá, cư dân, cư trú, ân cần, di cư . -bại trận, thất bại . 3 Xếp theo loại -C_P: hữu ích, thi nhân, bảo mật, phòng hoả -P_C: tân binh 5.Tìm từ ghép 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? 5 . Hướng dẫn tự học : - Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học. - Học bài - Làm bài tập Tập đặt câu với một số từ . - Chuẩn bị bài :trả bài viết số 1. V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung : Tuần 5 Ngày soạn: 8/9/2012 Ngày dạy: 13/9/2012 Tiết 19: Tập làm văn : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I. Mục tiêu bài học:Giúp HS: 1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn tự sự, miêu tả đã học ở Lớp 6. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả và tự sự. 3. Giáo dục: cho các em ý thức yêu môn tập làm văn, kể được câu chuyện em yêu thích hay miêu tả một canh đẹp. II. Chuẩn bị : GV: Đồ dùng: bảng phụ viết những câu sai ngữ pháp. Những điều cần lưu ý: GV chốt lại cho HS những kiến thức và kĩ năng về tự sự, miêu tả. HS: Nhắc lại đề và lặp dàn ý cho đề văn. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Để tạo lập đựơc 1 văn bản, người viết cần thực hiện những bước nào? Yêu cầu: 4 bước: định hướng văn bản, lập dàn ý, viết các đoạn văn, kiểm tra và sửa chữa văn bản. 3. Bài mới: Đề 1: Kể lại một câu chuyện cảm động ( hoặc buồn cười ) ở lớp em. . Đề 2: Miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè. Hoạt động thầy - trò Nội dung H: Thế nào là tự sự ? Mục đích của tự sự là gì ? H: Văn miêu tả là loại văn như thế nào ? Miêu tả để làm gì ? H: Tự sự và miêu tả là 2 kiểu văn bản đã học ở Lớp 6. Tại sao lên Lớp 7 vẫn cần ôn lại ? +GV đọc 1 bài làm của HS về văn tự sự. +Gọi HS nhận xét: H: Ngôi kể đã phù hợp chưa ? H: Nội dung bài viết có phù hợp với yêu cầu của đề bài không ? + GV chốt lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự: tự sự – mục đích của tự sự. + Gv : đọc 2 bài làm về văn miêu tả: 1 bài khá và 1 bài yếu. +Gọi : HS nhận xét về bài khá và bài yếu. +GV chốt lại những kiến thức về văn miêu tả H: Văn miêu tả là loại văn như thế nào ? mục đích để làm gì ? +GV trả bài cho HS: +HS trao đổi bài cho nhau, đọc bài của nhau, cùng sửa chữa các lỗi cho nhau. +GV nhận xét bài làm của HS. +GV công bố kết quả cụ thể. +Đọc 2 bài làm tốt để HS học tập- GV động viên khích lệ HS để các em cố gắng ở bài sau. I- Ôn lí thuyết: 1- Tự sự (kể chuyện): là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc. Sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa. * Mục đích: tự sự giúp người kể, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. 2- Văn miêu tả: là loại văn giúp người đọc hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của 1 sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... làm cho những vật, việc, người, cảnh đó như hiện lên trước mắt người đọc. * Văn tự sự và miêu tả: - Trong tự sự có miêu tả và ngược lại. -Trong biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả và ngược lại. Muốn viết văn biểu cảm tốt phải thành thạo về văn tự sự và miêu tả. II- Trả bài: 1- Hướng dẫn sửa lỗi và kiểu bài: - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Nội dung: Một câu chuyện cảm động. 2- Đọc – so sánh và nhận xét: - Bài khá: - Bài yếu: 3- Trả bài, đọc, trao đổi, rút KN: 4- Nhận xét chung: - Một số em chưa tìm hiểu kĩ đề, nên bài làm lạc đề. - Chuyện kể chưa có những yếu tố khiến người đọc cảm động. - Bố cục chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ. - Truyện còn thiên về kể, chưa biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 5- Công bố kết quả: Tổng số : - Giỏi: - Trung bình: - Khá : - yếu: 6-Gv lấy điểm vào phiếu 4. Củng cố: Thử cho các em nêu lại dàn ý của bài. 5. Hướng dẫn tự học: - Về nhà tự viêt lại bài của mình. - Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần : 5 Ngày soạn : 8/9/2012 Tiết : 20 Ngày giảng: 13/9/2012 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Khái niệm văn biểu cảm. - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp,thoả đáng . II. Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi III. Phương pháp. Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng. IV. Các bước lên lớp 1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2 . Kiểm tra bài cũ : 3 . Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1:Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm . H: Em được điểm 10, em được thưởng, em đạt H.S giỏi ...em thường có tâm trạng gì ? Em muốn làm gì trong những lúc ấy ? - Vui, hạnh phúc :tình cảm ,cảm xúc . - Muốn khoe vối bố mẹ ...nhu cầu biểu cảm . - Lời khoe, vui hát ...cách biểu cảm . H: Mỗi câu ca dao trong bài bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì? H: Tại sao phải bộc lộ tình cảm, cảm xúc đó ? H: Qua tìm hiểu em hãy cho biết khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm ? GV: Nhu cầu biểu cảm rất lớn . H: Người ta có thể biểu cảm bằng những cách nào ? GV: Biểu cảm bằng lời văn là một cách phổ biến, quan trọng - văn biểu cảm . Gọi HS đọc 2đoạn văn . H: Mỗi nội dung biểu đạt nội gì ?. H: Kể cả 2 văn bản ở phần (1) em hãy nêu ý nghĩa (mục đích) khái quát của của các văn bản này ? H: Những câu hát châm biếm vừa học có phải là văn biểu cảm không ? H: Ta ganh ghét, đố kỵ một ai đó có phải là tình cảm, cảm xúc không? H: Tình cảm đó có nên tồn tại không ? có nên viết ra không ? tại sao ?. H: Vậy theo em tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào ? H: Nhận xét cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở các ví dụ trong bài? Qua đây em có nhận xét gì về cách biểu cảm ? H: Qua tìm hiểu em hãy cho biết : -Thế nào là văn biểu cảm ? -Văn biểu cảm còn gọi là gì ?gồm những thể loại văn học nào ? -Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm gì ? -Có những cáchbiểu cảm nào ? H: Nhận xét cách biểu cảm của 2 văn bản vừa học trong tuần ? H: Phân tích các đặc điểm của văn bản biểu cảm trong hai văn bản vừa học (Nam quốc sơn hà : Phò giá về kinh ). HĐ2: Luyện tập . gọi HS đọc bài tập 1 H: Phân tích các đặc điểm của văn biểu cảm trong một số văn bản đã học ? H: Nêu một số tình huống ,sự việc ,đối tượng ...và cảm nghĩ của em về điều đó ? I.Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm . 1. Nhu cầu biểu cảm của con người . a.Ví dụ : - Câu 1: Nỗi thương xót ,buồn - Câu 2: Niềm vui, hạnh phúc - Muốn biểu cảm cho người khác cảm nhận, gợi sự đồng cảm -> Nhu cầu biểu cảm . b. Nhu cầu biểu cảm của con người : khi có tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được -> nhu cầu biểu cảm 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm a.Ví dụ ; - Đoạn 1: Biểu hiện nỗi nhớ - Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước . - Biểu đạt tình cảm, cảm xúc,s ự đánh giá, khơi gợi lòng đồng cảm . -Thường là những tình cảm đẹp . - Đoạn 1: Gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm ->Trực tiếp . - Đoạn 2: Miêu tả tiếng hát qua một quá trình diễn biến ->Gián tiếp . b. Ghi nhớ : - Văn biểu cảm là .....(ghi nhớ 1) - Văn biểu cảm bao gồm ....(ghi nhớ 2) - Tình cảm trong văn biểu cảm ...(ghi nhớ 3) - Cách biểu cảm ...(ghi nhớ 4 ) II. Luyện tập . 1.Đoạn b là văn biểu cảm -> Nó bộc lộ và khơi gợi tình cảm yêu hoa . 4 . Củng cố : - Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? - Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chât như thế nào ? - Giáo dục :quan tâm có tình cảm ,cảm xúc với người, vật, việc ...xung quanh một cách phù hợp, thoả đáng &thể hiện nó đúng cách . 5 . Hướng dẫn tự học : - Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm được các đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đó. - Vận dụng các kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học. - Học bài - Làm bài tập 4 - Chuẩn bị bài :Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra &Bài ca Côn Sơn . IV . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tài liệu đính kèm: