Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (nam quốc sơn hà) - Lý Thường Kiệt - Phò giá về kinh (tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (nam quốc sơn hà) - Lý Thường Kiệt - Phò giá về kinh (tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

- Bước đầu hiểu hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt thể Đường luật.

II. Chuẩn bị:

- SGK, SGV, đề bài, dàn bài, học sinh soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (nam quốc sơn hà) - Lý Thường Kiệt - Phò giá về kinh (tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 17
SÔNG NÚI NƯỚC NAM (NAM QUỐC SƠN HÀ)
 Lý Thường Kiệt 
 PHÒ GIÁ VỀ KINH (TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
 Trần Quang Khải
NS:19/09/2010
ND: 21/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
- Bước đầu hiểu hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt thể Đường luật.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, đề bài, dàn bài, học sinh soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài ca dao châm biếm. Nội dung chung của các bài ca dao là gì?
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
* Yêu cầu đọc bài 1.
- Em hiểu “Sông núi nước Nam” theo cách nào dưới đây?
- Việc xưng “Nam đế” thể hiện tư tưởng gì của ngưòi nước Nam?
- Từ đây, lời thơ “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư” toát lên tinh thần nào của tuyên ngôn độc lập.
- Người viết đã bộc lộ tình cảm gì trong bài thơ này?
- Chân lý về chủ quyền đất nước VN đã được ghi ở “Sách trời”. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Hai câu cuối cảnh báo điều gì? Theo em lời cảnh báo ấy có cơ sở không?
- Giọng điệu chung của bài thơ? Biểu ý hay biểu cảm? 
- Từ đó, em hiểu tuyên ngôn độc lập là gì?
- Ngoài văn bản này, em còn biết những tuyên ngôn độc lập nào nữa?
* Yêu cầu đọc bài 2
- Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau chỗ nào?
- Để diễn đạt ý tưởng lớn lao ấy bài thơ đã có cách diễn đạt như thế nào?
- Em cảm nhận được tình cảm gì của nhà thơ trong đó?
- Bài thơ có nét gì đặc sắc về nghệ thuật?
- Phép đảo ngữ có tác dụng gì?
- Theo em cả hai bài có nét nào giống nhau?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Theo em cả hai bài có nét nào giống nhau?
Hoạt động 4: Củng cố: 
- Đọc lại hai bài thơ.
- Đọc.
- Đọc chú thích
 - Đọc
- Là giang sơn đất nước Việt Nam. Là lãnh thổ của nguời VN.
- Có ý tôn vinh vua nuớc Nam sánh ngang các hoàng đế Trung Hoa.
- Hs tự rút ra nhận xét.
- Yêu vua, yêu nước, tự hào dân tộc.
- Tạo hóa đã định sẵn.
- Cớ sao bây dám xâm phạm (Sẽ chuốc lấy thất bại nhục nhã).
- Có, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều ấy.
- Hào hùng, chắc nịch, kiêu hãnh.
- Là lời tuyên bố về độc lập chủ quyền của đất nước.
- Bình Ngô đại cáo (NT).
- HS đọc
- Sự chiến thắng hào hùng của quân ta. Khát vọng hòa bình
- Kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, cảm xúc trũ tình đưọc nén kín trong ý tưởng.
- Vui vì vừa chiến thắng, mong ước đất nưóc bền vững dài lâu.
- Dùng động từ mạnh, đảo ngữ, giọng hùng tráng
- Nhấn mạnh, tô đậm.
- Thể hiện bản lĩnh khí phách
của dân tộc ta.
- Cách nói chắc nịch, cô đọng.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Sông núi nước Nam.
- Khẳng định nước VN thuộc chủ quyền của người VN.
- Là điều hiển nhiên, không thể thay đổi.
- Cảnh báo về sự thất bại không thể tránh khỏi của quân xâm lược.
- Giọng điệu dõng dạc, chắc nịch, kiêu hãnh.
2. Phò giá về kinh.
- Niềm tự hào sâu sắc về chiến thắng hào hùng của dân tộc.
- Động viên xây dựng, tin tưởng vào sự bền vững của đất nước.
- Cách dùng động từ mạnh, đảo ngữ, giọng điệu khỏe, hùng tráng.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Côn sơn ca+ Buổi chiều
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Tiết 18
TỪ HÁN VIỆT
NS: 21/09/2010
ND: 23/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép HV.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK, SGV, sách bài tập.
- Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đại từ? Nêu chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu? 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu từ Hán Việt.
- Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?
- Tiếng nào có thể dụng độc lập như một từ đơn? Tiếng nào không thể dùng độc lập mà phải dùng ghép tiếng khác?
- Yêu cầu đọc II.2/69
- Nêu nghĩa của tiếng Thiên trong các đại từ: Thiên niên kỷ? Thiên độ?
- Em nhận xét gì về yếu tố HV “Thiên”
- Yêu cầu đọc ghi nhớ 1/69
- Các từ: Sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
- Các từ: ái quốc, thủ môn, thuộc từ ghép gì? Nhận xét về trật tự các yếu tố HV?
- Các từ: Thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc từ ghép gì? Trật tự?
- Yêu cầu đọc GN/69+70
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1:Phân biệt nghĩa của yếu tố HV đồng âm:
 Bài 2: 
Hoạt động 3: Củng cố.
- So sánh từ ghép thuần Việt với từ ghép HV.
- Phương Nam, nước, núi sông
- Quốc, sơn, hà không dùng độc lập được.
- HS đọc
- Nghìn, đời.
- Yếu tố HV đồng âm nghĩa khác xa
- HS đọc ghi nhớ 1/69.
- Ghép đẳng lập.
- Ghép chính phụ:
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
- HS đọc ghi nhớ 2/70
- HS đọc,xác định yêu cầu
- HS làm độc lập
I. Từ Hán Việt:
1. Đơn vị cấu tạo từ HV:
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố HV.
- Phần lớn yếu tố HV không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
2. Từ ghép HV:
- Có hai loại: TGĐL và TGCP.
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài 1. Hoa 1: Cơ quan sinh sản của cây
+ Hoa 2: Đẹp
+ Phi 1: Bay; Phi 2: không; Phi 3: Nữ
+ Tham 1: Ham muốn quá đáng; Tham 2: dự vào.
+ Gia 1: Nhà; Gia 2: Thêm vào
 Bài 2: 
+ Quốc kỳ, ái quốc, quốc vương...
+ Giang sơn, sơn hà, sơn khê...
+ Cư dân, cư trú, thổ cư...
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Từ Hán Việt (tt)
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Tiết 19
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
NS: 21/09/2010
ND: 23/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản tự sự, về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề bài và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Đánh giá đưọc chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
II. Chuẩn bị:
- Bài chấm của học sinh
- Thống kê điểm, tỷ lệ
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định:
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Đọc đề, xác định yêu cầu về thể loại, nội dung
 Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận xét bài làm
- Nêu ra những hiện tượng phổ biến trong các bài làm
- HS thảo luận, phân tích cái sai, lỗi vi phạm.
- GV kết luận về ưu, khuyết điểm trong bài làm của các em.
 Hoạt động 3: Công bố kết quả cụ thể.
- GV công bố điểm
- Đọc những đoạn khá.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn chữa lỗi sai.
- HS hướng dẫn phát hiện lỗi sai.
- HS tiến hành sửa lại.
- GV đúc kết, rút kinh nghiệm.
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Tiết 20
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
NS: 19/09/2010
ND: 21/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
- Phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố trong văn bản.
II. Chuẩn bi:
- Nghiên cứu SGK, SGV, đèn chiếu, một số dẫn chứng cho văn biểu cảm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của một tổ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và biểu cảm.
- Yêu cầu hs đọc 2 bài ca dao trong SGK.
- Hãy cho biết mỗi bài ca dao bày tỏ tình cảm gì?
- Người ta thổ lộ tình cảm khi nào?
- Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm.
- Yêu cầu đọc 2 đoạn văn/72
- Cho biết 2 đoạn văn biểu đạt những gì?
- So với văn bản tự sự và miêu tả, nội dung của 2 đoạn văn có đặc điểm gì?
- Em có nhận xét gì về cách thức biểu đạt tình cảm trong hai đoạn văn trên
- Qua tìm hiểu trên em hiểu văn biểu cảm là gì?
- Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường có những tính chất như thế nào?
- Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
- Yêu cầu đọc ghi nhớ/73
 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Yêu cầu đọc bài tập 1:
Gợi ý: Bằng biện pháp tự sự, miêu tả vừa biểu hiện tình cảm yêu mến,cảm nhận tinh tế của mình về hoa Hải Đường, vừa gợi được trong lòng người đọc sự đồng cảm, nhiều thích thú.
- Bài tập 2: Yêu cầu đọc, xác định yêu cầu.
Gợi ý: Cả hai bài đều trực tiếp biểu hiện tư tưởng,tình cảm: tự hào về truyền thống dân tộc, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, của chính nghĩa.
- Bài tập 3: Yêu cầu đọc, xác định đề:
Gợi ý: 
- Ca dao về tình cảm gia đình, than thân, tình yêu quê hương, đất nước.
- Cuộc chia...búp bê
- Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh...
Hoạt động 2: Củng cố.
- Đọc lại ghi nhớ
- HS đọc hai bài ca dao.
- Nỗi cám cảnh thân phận người nông dân.
- Cảm xúc hạnh phúc tràn đầy trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
- Khi có những cảm xúc chất chứa muốn biểu hiện cho noời khác cảm nhận được.
- Văn, thơ, ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo...(HS thảo luận)
- 2 HS đọc.
- Thảo luận nhóm.
+ Đoạn 1: Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ bạn và nhắc lại những kỷ niệm.
+ Đoạn 2: Biểu hiện những tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước thông qua việc miêu tả tiếng hát để gợi lên(biểu đạt gián tiếp.
- Đoạn 1: Biểu đạt trực tiếp
- Đoạn 2: Biểu đạt gián tiếp
- TL
- Thơ trữ tình, ca dao, tùy bút...
- Tình cảm đẹp, vô tư, trong sáng, giàu tính nhân văn.
- Trực tiếp và gián tiếp.
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc, xác định yêu cầu
- Thảo luận nhóm.
- HS đọc, xác định đề.
- Thảo luận nhóm.
- HS làm độc lập.
I. Nhu cầu biểu cảm và biểu cảm:
1. Nhu cầu biểu cảm của con người:
- Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được.
- Biểu cảm ở nhiều phương tiện: Văn thơ, đàn hát, vẽ tranh...
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
- Tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn
- Phương thức biểu đạt: trực tiếp,gián tiếp
Ghi nhớ: SGK/73
II. Luyện tập:
 BT 1: So sánh, xác định văn biểu cảm
+ Đoạn (b)
BT 2: Chỉ ra nội dung biểu cảm trong “SôngNam” và “Phò giákinh”
 BT 3: Kể tên một số bài văn biểu cảm
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Đặc điểm văn bản biểu cảm.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan5.doc